admin@phapluatdansu.edu.vn

DIỄN ĐÀN LUẬT THƯƠNG MẠI

CHUYÊN TRANG TRAO ĐỔI CÁC KIẾN THỨC VỀ LUẬT THƯƠNG MẠỊ. RẤT MONG CÁC BẠN THAM GIA TÍCH CỰC  VÌ MỤC TIÊU CHUNG: HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT.

CIVILLAWINFOR THAM GIA DIỄN ĐÀN CHỈ MANG TÍNH CHẤT HỖ TRỢ.

385 Responses

  1. Chào các bạn,
    Mình có một thắc mắc về quy định trong Hợp Đồng thương mại cần tham khảo ý kiến đóng góp của các bạn như sau:

    Công ty mình là Công ty cung cấp Thiết Bị văn phòng và các dịch vu liên quan đến thiết bị đó. Thông thường đối với Khách hàng, bên mình sẽ ký kêt hai Hợp Đồng: (i) Hợp Đồng Mua bán; và (ii) Hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo trì.

    Trong Hợp Đồng Mua bán, đối với một số Thiết Bị giá trị lớn, Công ty mình sẽ cho khách hàng thanh toán trả góp thành nhiều đợt, còn Hợp đồng dịch vụ sẽ được tính dựa vào số lượng dịch vụ cung cấp trên thực tế.

    Trong một số trường hợp, Khách hàng không thực hiện thanh toán đúng theo lịch thanh toán trong Hợp Đồng Mua Bán; bên mình muốn tạm ngừng cung cấp dịch vụ theo Hợp Đồng Dịch Vụ. Tuy nhiên, hai Hợp Đồng này là hai Hợp đồng song vụ riêng biệt.

    Vấn đề mình muốn hỏi: nếu trong Hợp đồng dịch vụ, mình quy định là Công ty mình có quyền tạm ngừng cung cấp dịch vụ nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn theo Hợp Đồng Mua Bán (tạm ngừng thực hiện Hợp đồng do vi phạm nghĩa vụ tại một Hợp Đồng song vụ khác). Quy định như vậy liệu có vi phạm quy định của pháp luật không?

    Rất mong nhận được ý kiến trao đổi của các bạn trong diễn đàn.

    Cám ơn và Trân trọng.

    Nhi

  2. Nguồn: http://kienthuc4share.com/2015/12/16/bai-giang-mon-ly-luan-nha-nuoc-va-phap-luat/

    Bài giảng môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật

    Phần I: Lý luận chung về nhà nước

    Câu 1: Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước.

    Bản chất nhà nước:
    – Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác khẳng định: nhà nước, xét về bản chất, trước hết là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy duy trì sự thống trị giai cấp.

    – Tính giai cấp:

    Trong xã hội có giai cấp đối kháng, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện trên 3 mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng.

    Muốn đạt được hiệu quả thống trị, giai cấp thống trị sử dụng nhà nước như là một công cụ sắc bén nhất, thông qua nhà nước, quyền lực kinh tế đủ sức mạnh để duy trì quan hệ bóc lột. Có trong tay công cụ nhà nước, giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế bảo vệ quyền sở hữu của mình, đàn áp được sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột. Trở thành giai cấp thống trị về chính trị.

    Thông qua nhà nước giai cấp thống trị tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của mình. Hợp pháp hóa ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà nước, buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

    Nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà nước, giai cấp thống trị xây dựng hệ thống tư tưởng giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị xã hội buộc các giai cấp khác lệ thuộc về tư tưởng.

    Nhà nước mang bản chất giai cấp sâu sắc vì nó củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

    Ví dụ:. Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản: nhà nước có đặc điểm chung là bộ máy đặc biệt duy trì sự thống trị về chính trị, kinh tế, tư tưởng của thiểu số đối với đông đảo quần chúng lao động, thực hiện chuyên chính của giai cấp bóc lột.

    . Nhà nước XHCN là bộ máy củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đảm bảo sự thống trị của đa số đối với thiểu số.

    – Tính xã hội:

    + Một nhà nước không tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích, nguyện vọng, ý chí của các giai cấp khác trong xã hội. Ngoài tư cách là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, nhà nước còn là tổ chức quyền lực công, là phương thức tổ chức đảm bảo lợi ích chung của xã hội.

    + Nhà nước giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội, đảm bảo các giá trị xã hội đã đạt được, bảo đảm xã hội trật tự, ổn định và phát triển, thực hiện chức năng này hoặc chức năng khác phù hợp yêu cầu của xã hội, cũng đảm bảo lợi ích nhất định của các giai cấp trong chừng mực lợi ích đó không đối lập găy gắt với lợi ích giai cấp thống trị.

    * Trong bản chất nhà nước, tính giai cấp và xã hội của nhà nước luôn luôn thống nhất với nhau.

    -Trong các nhà nước khác nhau hoặc trong cùng một nhà nước, ở những giai đoạn phát triển khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố khách quan (tương quan lực lượng giai cấp, đảng phái…) và các yếu tố chủ quan (quan điểm, nhận thức, trình độ văn hóa…) bản chất nhà nước được thể hiện khác nhau.

    Ví dụ: Trong nhà nước Việt Nam, trong điệu kiện đổi mới đất nước, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân nâng cao, nhà nước quan tâm thực hiện các chính sách xã hội nhiều hơn so với thời kỳ chiến tranh, thời kỳ bao cấp, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ, xóa đói, giảm nghèo…

  3. Chào các bạn ! Mình có 1 câu hỏi muốn hỏi ý kiến các bạn, mong các bạn giúp đỡ.
    A, B, C là những người không bị cấm thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành, có nhu cầu cùng góp vốn thành lập mộ tcông ty để kinh doanh. Nguyện vọng của họ là công ty được thành lập phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
    • Có tư cách phá pnhân, có con dấu và trụ sở giao dịch.
    • Chế độ trách nhiệm tài sản có khả năng hạn chế được rủi ro cho các thành viên.
    • Các thành viên có thể hạn chế được người bên ngoài công ty thâm nhập vào công ty để trở thành thành viên công ty.
    • Có điều kiện thuận lợi (về mặt pháp lý) trong việc huy động vốn.

    Yêucầu: hãylựachọncho A, B, C loại hình công ty thích hợp theo pháp luật hiện hành và giải thích tại sao?
    Mình nghĩ A,B,C nên chọn loại hình TNHH 2 thành viên trở lên là phù hợp nhưng mình băn khoăn ở ý cuối cùng ”có điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn” thì công ty TNHH 2 thành viên không bằng công ty Cổ phần nhưng công ty cổ phần lại không hạn chế được người bên ngoài công ty thâm nhập. Vậy mình nên chọn loại hình công ty nào?

    • Mình nghĩ là vẫn nên chọn loại hình TNHH 2 thành viên vì theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp TNHH 2 thành viên có thể huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu theo Điều 5 Nghị định 90/2011/NĐ-CP. Như vậy loại hình TNHH 2 thành viên sẽ thỏa mãn các điều kiện mà bạn đưa ra.

  4. VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ & KINH DOANH QUỐC TẾ
    http://www.ibla.org.vn

    THƯ NGỎ GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
    Viện Khoa học pháp lý và Kinh doanh Quốc tế (IBLA), cơ quan chuyên ngành nghiên cứu khoa học Pháp lý và Kinh doanh quốc tế với hơn 30.000 hội viên từ các cấp TƯ đến địa phương, được thành lập năm 2006 thuộc Hội Luật gia Việt Nam. IBLA đã có 8 năm kinh nghiệm trong vai trò là đầu mối liên kết giữa các tổ chức luật và kinh doanh của Việt Nam với cộng đồng quốc tế; Đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp lý và chuyên môn nghiệp vụ trong hoạt động tư pháp; Tư vấn cho doanh nghiệp và các đối tượng có nhu cầu về pháp luật doanh nghiệp cũng như các luật có liên quan đến quyền lợi của các Tổ chức và cá nhân.
    Kính gửi: quý Anh/ chị,
    Trước tiên, Viện Khoa học pháp lý và Kinh doanh Quốc tế (IBLA) xin được gửi đến quý Anh/chị lời chào trân trọng.
    Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để đầu tư và kinh doanh. Họ cần tìm hiểu chính sách và luật pháp của Việt Nam liên quan đến xuất nhập khẩu, thuế quan, thuê hoặc sở hữu nhà đất, liên quan đến các giao dịch thương mại, dịch vụ, sử dụng lao động, bản quyền, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh và giải quyết tranh chấp… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều cơ hội mở rộng thị trường ra nước ngoài, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ngày càng tăng, đồng thời các rào cản thương mại giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ tinh vi. Doanh nghiệp cần nhà tư vấn pháp lý, giỏi nghiệp vụ pháp lý trong thương mại và giỏi tiếng Anh để giúp các doanh nghiệp trong việc đàm phán tăng hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu những rủi ro, thậm chí giải quyết tốt đẹp các tranh chấp phát sinh ngoài ý muốn.

    Nhằm đáp ứng nhu cầu cần trang bị và tăng cường khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong đàm phán thương mại cho Doanh nhân và Luật gia; Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh Quốc tế IBLA thiết lập chương trình đào tạo “Tiếng Anh & Luật Thương mại”.

    Chương trình có 2 cấp độ: Trình độ Trung cấp (Intermediate level – Certificate) & Trình độ cao cấp (Advanced Certificate).
    Qua khoá học, học viên được nghiên cứu các tài liệu, giáo trình của luật thương mại và các luật về kinh doanh quốc tế, nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Luật, trao đổi bằng tiếng Anh các kiến thức Luật, các án lệ trực tiếp với các giảng viên Luật, Luật gia của Viện IBLA.

    I. CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP (Intermediate level- Certificate)
    English in Business Law – Part 1
    • Legal Vocabulary
    • The International Legal System.
    • Introduction to Global business.
    • International contracts.
    • Dispute resolution.
    • Building Legal Vocabulary (1)
    Học phí: 5.000.000VNĐ/ khoá 2 tháng
    Thời gian học: Thứ Ba & thứ Năm hàng tuần, Tối: 17:30 – 19:00

    II. CHƯƠNG TRÌNH CAO CẤP (High level – Advanced Certificate)
    English in Business Law – Part 2
    • Legal Vocabulary.
    • English Common Law.
    • Competition Law.
    • Customs Law.
    • International Criminal Law.
    • Building Legal Vocabulary (2)

    Học phí: 6.000.000VNĐ/ khoá 2 tháng
    Thời gian học: Thứ Hai & thứ Tư hàng tuần, Tối: 17:30 – 19:00

    Chương trình ưu đãi:
    Hỗ trợ đối với sinh viên ngành Luật: 5% học phí
    Hỗ Trợ phát triển chương trình: 5% học phí
    Địa điểm: SEAEDI BUILDING
    106 Nguyễn Giản Thanh, Phường 15, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.

    Thanh toán: Nộp qua tài khoản Ngân Hàng EXIMBANK, Sở giao dịch 1
    Số tài khoản: 200014851093250 Viện Khoa học pháp lý và kinh doanh quốc tế

    Chứng chỉ hoàn thành khóa học do Viện Khoa Học Pháp Lý và Kinh Doanh Quốc tế IBLA cấp.

    Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: minhthu@ibla.org.vn

  5. xin chào mọi người. mình không phải là sv chuyên ngành luật và mình có một câu hỏi là hãy phân biệt thời hiệu khiếu nại trong luật thương mại và thời hiệu khởi kiện trong luật dân sự năm 2005. thầy và các bạn giúp mình với.

  6. Mẹ vợ mình và rất nhiều người dân trong xã có vay 30 triệu từ Agribank để phát triển kinh tế theo diện vay ưu đãi phát triển kinh tế nông thôn.

    Tuy nhiên, ngân hàng lại cho vay (ko nắm rõ là có giấy ủy quyền hay ko) thông qua bà chủ tịch hội phụ nữ xã “bà này có trách nhiệm phát tiền và thu lại tiền cho ngân hàng”

    Mẹ vợ mình sau khi đã kiếm lại được 1 phần kha khá, trả lại cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng thông qua bà chủ tịch hội phụ nữ kia.

    Tuy nhiên, sau khi mẹ vợ mình trả cả lãi lẫn gốc, bà này có ý muốn vay lại số tiền ấy với danh nghĩa là vay ngân hàng (ý là chuyển nợ từ mẹ vợ mình sang bà ấy)

    mẹ vợ mình cẩn thận nên cho bà ấy viết 1 cái giấy biên nhận

    là bà Nguyễn Thị T. đã trả nợ cả gốc và lãi cho ngân hàng và bà Nguyễn Ngọc M. đã nhận.
    Tuy nhiên bà M này sẽ vay số tiền này, và sẽ trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng cho các tháng tiếp theo.
    COi như bà Nguyễn Thị T đã trả hết nợ cho ngân hàng. ko còn dính j đến khoản nợ ấy nữa.

    Bà M này cũng vay lại tương tự với nhiều hộ khác, tổng số tiền khoảng 1 tỉ đồng (ở nông thôn thì đào đâu ra các bác lưu ý ạ) trong đó nhiều người chủ quan ko biên nhận cho vay lại. Bây giờ thì bà M này ko còn khả năng chi trả, thường hù dọa các nạn nhân của mình “tao mà đi tù thì chúng mày mất hết tiền”

    Công an triệu tập các bị hại lên lên xuống xuống, bây giờ ngân hàng lại bảo là ngân hàng ko quan tâm đến việc cho bà kia vay, ngân hàng chỉ cần biết là ngân hàng chưa nhận được tiền từ bà con, nếu bà ấy đi tù thì bà con phải có trách nhiệm trả lại tiền cho ngân hàng.

    Vậy cuối cùng bị hại lại là bà con sao??????????????????

  7. các bạn cho mình hỏi một chút
    trong luật môi giới thương mại
    theo quy định của nhà nước thì bên môi giới có thể nhận bao nhiêu % môi giới thương mại trong khoảng giá trị môi giới là bao nhiêu
    cảm ơn các bạn nhiều

  8. bạn nào biết trả lời giúp mình 2 câu hỏi:
    1. “Trong cho thuê hàng hóa, bên cho thuê có phải luôn là chủ sở hữa hàng hóa ” đúng hay sai? tại sao
    2. nếu hoạt động gia công, bên nhận gia công sử dụng nguyên liệu của mình để sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công có thuộc hoạt động gia công thương mại hay không? hoạt động này có được gọi là sản xuất hay không (tức hoạt động một bên sử dụng nguyên lêệu của chính mình để thực hiện một, hoac nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt thù lao)
    Bạn nào biết có thể trả lời giúp mình nhé

  9. các bạn ơi, có bạn nào có tài liệu về Luật chống phá giá của Mỹ, WTO và VN có thể gửi cho mình được không? Mình down thẳng từ cục quản lý cạnh tranh của VN thì bị bể Font hết rồi, mình không cách nào xem được

  10. mình thấy blog của bạn rất có ích, mình đã tra cứu được rất nhiều thông tin Luật. cảm ơn bạn

  11. hi
    cho minh hoi DNTN bi anh huong gi den tu cach phap ly khi chu so huu khong con kha nang dieu hanh DN nua (cu the la bi giet) ????????

  12. chào tất cả mọi người, mình mới biết đến diễn đàn này gần đây và hy vọng thầy cũng mọi người giúp đỡ mình giải quyết 1 số vấn đề thắc mắc trong môn luật kinh doanh.
    1/ hãy làm rõ cấu thành của mối quan hệ kinh doanh giữa doanh nghiệp vs doanh nghiệp, giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh với doanh nghiệp.
    2/ nêu các dấu hiệu của chủ thể LKD.
    3/ Sự khác nhau giữa người đại diện pháp luật và người đại diện theo úy quyền của công ty.
    4/ phân tích làm rõ cấu thành của mối quan hệ tài sản giữa chủ nợ và co nợ trong Luật phá sản VN, và mối quan hệ tố tụng giữa các cơ quan tư pháp và các đương sự trong luật phá sản VN.
    xin chân thành cảm ơn mọi người.

  13. Chào mọi người,
    đây là lần đầu mình tham gia diễn đàn, mong mọi người giúp đỡ nhiiều nhé.
    mình sắp làm niên luận, các bạn có thể chia sẽ với mình một vài đề tài niên luận môn Thương mại đươccj không? mình đang cần, bạn nào có thì cho mình tham khỏa với nhé!
    cảm ơn trước he.

  14. Xin chào mọi người, mọi người có thể giúp mình giải quyết tình huống sau được không ạ (quan trọng là trích dẫn điều luật áp dụng cụ thể):
    .
    .
    Ngày 15.10.2007, Công ty TNHH A (kinh doanh nhà) (Gọi là bên A) ký hợp đồng với công ty hợp danh B (Bên B) kinh doanh dịch vụ tư vấn pháp lý và môi giới bất động sản để nhờ bên B giới thiệu bán hộ 10 căn hộ mà bên A đã xây dựng xong. Họ thỏa thuận giá bán mỗi căn hộ là 3 tỷ đồng, hợp đồng có hiệu lực 4 tháng kể từ ngày kí, thù lao dịch vụ công ty B được hưởng là 30 triệu đồng/ 1 căn hộ bán được. Trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, công ty B đã tiếp xúc và giới thiệu việc bán 10 căn hộ cho một số khách hàng, trong đó có ông X.

    Đến ngày 15.2.2008, những căn hộ này vẫn chưa bán được nhưng 2 bên thỏa thuận bằng văn bản việc tiếp tục thực hiện hợp đồng. Ngày 20.4.2008, Công ty B thông bao bằng điện thoại cho công ty A có khách hàng là ông X muón mua 2 căn hộ với giá là 2.8 tỷ đồng/ 1 căn hộ. Công ty A đồng ý bán với giá này. Trước ngày công ty A dự định ký hợp đồng bán căn hộ với ông X thì công ty A có nghi ngờ Công ty B đã hành động không vì lợi ích của mình và phát hiện công ty B đã có ý định cùng ông X bán căn hộ đó cho người khác để lấy phần chênh lệch chia nhau.
    Hỏi:

    1. Giữa Công ty A và Công ty B đã phát sinh quan hệ pháp lý gì?
    2. Công ty B có những nghĩa vụ gì với công ty A? Công ty B có vi phạm nghĩa vụ với công ty A hay không?

    3. Công ty A làm thế nào để có thể chấm dứt quan hệ này một cách hợp pháp? Trách nhiệm của các bên như thế nào sau khi hợp đồng chấm dứt

  15. xin chào các bạn! mình là sinh viên đại học kinh tế Huế
    bạn nào biết về mối quan hệ giữa các chế tài thương mại hoặc tài liệu liên quan thì share mình với! thanks các bạn nhiều

  16. Mình muốn hỏi về tình huống sau :
    Hiện nay mình đang sở hữu 1 trang web : calvine.com . Đây là 1 diễn đàn cộng đồng sau đó có thêm chức năng mua bán trực tuyến do mình thiết kế, dạng giống như 5giay.vn . Sau 1 thời gian thì mình thành lập công ty, tuy nhiên do lúc mình thành lập công ty thì qui định nhà nước ko cho lập doanh nghiệp mang tiếng anh nên mình chọn 1 tên tiếng việt tương tự như “Canh Vinh” . 1 thời gian sau mình thấy có 1 doanh nghiệp mang tên công ty cổ phần Calvine . Vậy cho mình hỏi, nếu mình thành lập cửa hàng kinh doanh mua bán với tên :”cửa hàng Calvine ” hay cửa hàng “calvine.com” thì có vi phạm luật gì ko ? Nếu mình muốn tìm hiểu thì nên tìm hiểu các qui định pháp luật trong các luật hay văn bản nào ! Chân thành cám ơn !

  17. chào thầy và các bạn!!
    mình đang học luật trọng tài thương mại 2010. Có 2 điểm mình chưa giải quyết được. Mọi người giúp mình ngen. Cảm ơn mọi người nhiều.
    1/ Vì sao ” thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên chấp hành viên……” ko được làm trọng tài viên?
    2/ Vì sao tranh chấp giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp ko phải là tranh chấp kinh doanh thương mại?
    Xin cảm ơn mọi người nhiều!!!

  18. mình muốn hỏi về sự khác nhau giữa ủy thác và đại lý! Bạn nào biết trả lời dùm mình với!
    Nếu trong cùng 1 vụ vc là mà bên ủy thác vi phạm nghĩa vũ thì sẽ pải chịu trách nhiệm ntn? và nếu đó là bên đại lý thì trách nhiệm sẽ ntn?
    cảm ơn mọi người nhé!!

  19. Chào minh duc,
    Để trả lời câu hỏi của bạn, trước tiên bạn cần hiểu khái niệm thương nhân là gì? Đặc điểm và có những loại thương nhân nào? làm thế nào (cách thức) để một thương nhân trở thành pháp nhân. Và ngược lại pháp nhân cũng vậy.
    Mình gợi ý cho bạn về câu hỏi này nhé:
    Một thương nhân có thể đồng thời có 2 tư cách là pháp nhân, nhưng cũng có thương nhân không có tư cách pháp nhân (Doanh nghiệp tư nhân, cá nhân đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh). Như vậy, để một thương nhân trở thành pháp nhân thì nó phải là tổ chức và đảm bảo đủ 4 yếu tố quy định tại Điều 84 BLDS 2005, đặc biệt lưu ý về sự tách bạch tài sản giữa thành viên với tổ chức. Nó là một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt thương nhân với pháp nhân. Để thương nhân trở thành pháp nhân có rất nhiều cách, một trong số đó là: thương nhân là doanh nghiệp thì phải chuyển đổi loại hình (ví dụ DNTN phải chuyển đổi thành công ty TNHH theo nghị định 102), thương nhân là cá nhân thì phải thành lập tổ chức kinh tế đăng ký với loại hình hợp danh, hữu hạn hoặc cổ phần.
    Có gì bạn trao đổi thêm nhé.
    Thân chào,

  20. khi nào thương nhân là pháp nhân? khi nào thương nhân không phải là pháp nhân?

  21. Chào các anh chị, tôi có một tình huống này mong các bạn thảo luận nhé:
    Công ty A và Công ty B ký với nhau một hợp đồng đóng tàu biển, các bên đang thực hiện hợp đồng và Công ty B muốn nâng công suất của tàu nên đề nghị sửa đổi hợp đồng bằng việc ký bổ sung hợp đồng hoặc lập thành một hợp đồng mới.
    Vậy trong trường hợp lập một hợp đồng mới có phải hủy bỏ hợp đồng cũ đang thực hiện không? Có thể để hai hợp đồng cùng tồn tại song song không?
    Vấn đề vướng mắc là quy định của pháp luật liên quan đến hiệu lực của cả hai bản hợp đồng nếu có tranh chấp và thực tế việc quyết toán hợp đồng cũ(nếu phải hủy) chưa thể thực hiện được. XIn ý kiến của các anh/chị
    Chân thành cảm ơn
    Minh

  22. Tôi nghĩ công ty nên lo lót một số giấy tờ mua bán hay giao dịch cái gì đó liên quan đến ngành nghề kinh doanh rồi lấy hóa đơn chứng từ, nộp thuế thu nhập, VAT, môn bài… thì ổn thôi. Việc làm giả giấy tờ cũng không phải là quá khó.

  23. Chào các bạn, các bạn giúp mình về tình huống này nhé: Công ty a được cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 20/5/2009. Sau 1 năm công ty không hoạt động, giả sử Giám đốc công ty đến nhờ bạn tư vấn để Công ty được hoạt động hợp pháp thì các bạn sẽ tư vấn như thế nào?
    Rất mong nhận được phản hồi !
    Chân thành cám ơn !

  24. Chào mọi người cho mình hỏi về vần đề này:
    “Người có năng lực hành vi dân sự được xem là có năng lực hành vi thương mại không ?”

    • Chào Hoang Phat,
      Về vấn đề mà bạn đưa ra mình xin được có một vài trao đổi như sau:
      1. Trong khẳng định của bạn cần xác định rõ từ “Người”. Trong khoa học pháp lý việc sử dụng từ “người” dẫn đến nhiều hiểu nhầm, không chỉ trong sinh viên mà ngay cả các giảng viên và nhà nghiên cứu, thậm chí là văn bản luật hiện hành cũng có sự nhầm lẫn này. Ví dụ: Trong Luật hình sự vì lý do cá thể hóa trách nhiệm hình sự nên “người” được hiểu là “cá nhân”. Nhưng trong dân sự thì “người” được hiểu rộng hơn bao gồm: cá nhân, tổ chức, tổ hợp tác,… Trong văn bản pháp luật lao động (tôi nhớ không nhầm là thông tư hướng dẫn nghị định về hợp đồng lao động) có ghi: “trong trường hợp người sử dụng lao động đi vắng thì…”. Thực ra, hợp đồng lao động không phải chỉ ký giữa cá nhân với cá nhân mà còn ký giữa “tổ chức” với “cá nhân”. Ví dụ công ty A ký hợp đồng với cá nhân B thì công ty A mới là người có tư cách sử dụng lao động. Do đó sử dụng cụm từ “đi vắng” là thiếu chặt chẽ.
      2. Từ ý trên, tôi chỉ giới hạn phạm vi vấn đề của bạn đối với trường hợp “người là cá nhân” vì nếu là tổ chức thì không đặt ra vấn đề năng lực hành vi mà chỉ là năng lực pháp luật, bởi tổ chức khác với con người. Đến đây bạn tự mở rộng vấn đề đối với trường hợp vốn của công ty thì coi là năng lực hành vi hay năng lực pháp luật nhé?
      Có năng lực hành vi thương mại chưa hẳn đã có năng lực hành vi thương mại. Bởi nếu hiểu theo nghĩa hẹp nhất “hành vi thương mại do thương nhân tiến hành” thì chỉ cá nhân có đăng ký kinh doanh (thương nhân) mới có thể tiến hành được. Thực tế, trong các hợp đồng thương mại như ủy thác, đại lý thương mại…phải do thương nhân (cá nhân đăng ký kinh doanh) thực hiện.
      Hi vọng, một vài trao đổi phần nào giải đáp thắc mắc của bạn.
      Chúc bạn học tốt.
      Thân,

  25. Chao các bạn,
    Mình đang học về luật sở hữu trí tuệ, rất mong các bạn có thể giúp minh trả lời câu hỏi này. Trong luật của Mĩ về copyright, có trường hợp ngoại lệ là fair use( sử dụng hợp lý) các bản quyền của tác giả mà ko cần họ cho phép vì muc đích phi lọi nhuận. Vậy trong luật vietnam có điều khoản nào tương tự không? Đã có trường hợp nào tại viet nam xảy ra liên quan đến fair use chua?
    Cảm ơn các ban.
    Rất mong nhân được thư phản hồi sớm của các bạn.

    • Có lẽ bạn cần xem lại câu hỏi của mình,
      Vì thực tế Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 có nhiều trường hợp sử dụng bản quyền mà không cần xin phép với mục đích phi lợi nhuận. Ví dụ: hát cổ động một phong trào mùa hè xanh chẳng hạn?

  26. mình đang thắc mắc sao mình tìm mãi mà không thấy phần lịch sử phát triển của công ty hợp danh

  27. theo mình, trước hết bạn phải hiểu rõ thế nào là quảng cáo? thế nào là khuyến mại? muốn làm gì trước tiên phải hiểu nó là gì? sau đó, bạn đọc thêm pháp lệnh quảng cáo, rồi đọc kỹ luật thương mại 05, thực sự nhiều khi đọc luật còn k hiểu hết luật đâu, có gì vướng mắc bạn có thể hỏi thêm các thầy cô trong tổ. các thầy cô trẻ mà dễ tính lắm ý.

  28. ai đó giúp mình giải quyết tranh trấp này theo luật trọng tài đc ko?
    một công ty có vốn đầu tư của Thụy Sỹ (A) ký hợp đồng thuê một doanh nghiệp tư nhân (B) sửa chữa cửa hàng trưng bày đồ gốm trên đường Hai Bà Trưng, Tp.HCM. Việc sửa chữa không đạt yêu cầu nên bên A. đề nghị sửa lại, nhưng B. không chịu nên A. đã thuê công ty C. sửa chữa.

    Khi B. yêu cầu A. thanh toán tiền thì bị trừ 5.000 Đôla Mỹ (số tiền mà A. đã thanh toán cho C.). B. kiện A. ra tòa nhưng nhận thấy tình thế bất lợi nên đã thuê “giang hồ” hù dọa A. Cuối cùng, vì sợ, A. phải trả cho B. một nửa số tiền là 2.500 Đôla Mỹ.

    • Theo quan điểm cá nhân của mình:
      Thứ nhất: tình huống mà bạn đưa ra, vụ việc được giải quyết thông qua trọng tài khi hai bên A và B phải thoả thuận bằng văn bản là nếu có tranh chấp thì Trọng tài (thoả thuận rõ ràng tên cơ quan trọng tài, trụ sở tại đâu) sẽ có thẩm quyền giải quyết, thì khi đó cơ quan trọng tài mới có thể có thẩm quyền giải quyết.
      Thứ hai, để xác định xem việc bên A có quyền thuê bên C sửa chữa khi đã thuê bên B nhưng không đáp ứng được nhu cầu hay không, ta phải xem xét rõ trong Hợp đồng thoả thuận giữa A và B, về từng công việc, số lượng, chất lượng, các yêu cầu về tiêu chuẩn và thời hạn yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Nếu bạn là luật sư của bên A thì tìm cách chứng minh rằng việc bên A yêu cầu bên B sửa lại là hợp pháp, còn nếu là luật sư của bên B thì chứng minh bên B đã hoàn thành công việc theo đúng thoả thuận. Từ đó để trả lời việc A có quyền trừ 5000 USD của bên B hay không.
      Về hành vi thuê giang hồ của bên B, nếu có căn cứ, chứng cứ xác đáng, bên A có thể khởi kiện B ra toà án hình sự về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”
      Rất mong nhận được phản hồi!!!

  29. Xin chào! Hiện mình đang rất mong tìm được sự giúp đỡ, mình đang làm đề tài “so sánh giữa quảng cáo và thương mại trong Luật Thương Mại 2005”. Trong đó có phần so sánh những điều cấm của quảng cáo và thương mại làm mình rất đau đầu, mong nhận được sự giúp đỡ! Xin cám ơn!

  30. Em có 1 thắc mắc muốn hỏi ah:
    1. PLVn có quy đinh: 1 cá nhân khi đã làm trưởng vanư phòng đại diện của thương nhân nước ngoài thì không được làm GĐ của chi nhánh của cty đó
    Vaỵa tại sao PLVN lại quy định như vậy? Hợp lí hay không hợp lí?
    2. BV Chợ Rẫy, BV Vietẹ Pháp, ĐH QUốc tế Hồng Bàng có được coi la thuong nhan ko/
    3. Nguyen Thị Hoa mở cua hang ban thoi trang o q7 co ĐKKD.Vaỵa Ng Thi Hoa la thương nhân hay shop thoi trang la thuong nhan
    Trả lời giúp em voi a…1

    • Chào thuykieu,
      Về câu hỏi của bạn mình xin được có một vài trao đổi như sau:
      1. Việc quy định cá nhân không đồng thời là trường văn phòng đại diện và giám đốc chi nhánh xuất phát từ chức năng của 2 đơn vị này. Chi nhánh có chức năng sản xuất kinh doanh trong khi đó văn phòng đại diện chủ yếu là xúc tiến thương mại.
      2. Bệnh viện Chợ Rẫy, BV Viet Pháp… là pháp nhân chứ không phải là thương nhân. Dấu hiệu để nhận biết thương nhân đó là phải có ĐKKD.
      3. Chi Nguyen Thi Hoa mở cửa hàng thì tư cách thương nhân là chị Hoa hoặc tổ chức kinh tế do chị hoa thành lập chứ không phải là cửa hàng. Thương nhân là một thuật ngữ mang tính pháp lý, nó được sử dụng để chỉ cá nhân, tổ chức kinh doanh. Đăng ký kinh doanh được cấp cho chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức chứ không thể cấp cho cửa hàng.
      Trân trọng,

  31. các bạn ơi, cho mình chút…Trong một hợp đồng mua bán hàng hóa giữa 1 thương nhân và 1 người ko phải thương nhân, ví dụ là mua bán căn hộ chung cư. Nếu bên ko phải thương nhân đồng ý AD Luật TM thì có lợi và bất lợi gì

    • chào hoppy,
      về câu hỏi mà bạn đưa ra mình có một vài ý kiến thế này: Việc Luật thương mại quy định sự lựa chọn cho chủ thể không phải là thương nhân, bởi lẽ xét về tính chất thì chủ thể dân sự thiếu chuyên nghiệp hơn so với chủ thể thương nhân. Bên là thương nhân đương nhiên phải áp dụng luật thương mại. Còn nếu bên không phải là thương nhân đồng ý áp dụng luật thương mại thì cũng không có gì là bất lợi. Bởi việc giải quyết tranh chấp sẽ tuân theo quy định của luật thương mại và nếu luật thương mại không có quy định sẽ áp dụng luật dân sự.
      Thân,

  32. chào rubyrose,hình như công ty hợp danh trong cuốn luật doanh ghiệp 2005 có đó. bạn tìm thử nha. help mình với…” đại diện”^^

  33. Mình là sv K34, anh, chị và các bạn nào hiểu về công ty hợp danh thì giúp mình với nhé 😀
    Trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh và thành viên hợp danh có phải là một ko?
    Nếu ko phải là một thì có thể nói là công ty hợp danh chị chịu trách nhiệm tài sản đến hết giá trị tài sản của công ty hay ko? (phần nợ còn lại sẽ là trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh)
    Mọi ng cho mình xin ý kiến nhé! Chúc mọi ng ngày mới tốt lành! ^^

    • Chào Rubyrose,
      Về nguyên tắc trách nhiệm vô hạn chỉ đặt ra đối với cá nhân bởi chỉ cá nhân (con người) mới có thể chịu trách nhiệm vô hạn mà thôi. Còn tổ chức luôn có giới hạn phạm vi trách nhiệm. Ví dụ như DNTN thì chế độ chịu trách nhiệm vô hạn được đặt ra đối với chủ doanh nghiệp tư nhân chứ không đặt ra cho DNTN. Cũng chính vì lý do đó nên nhiều người cho rằng chủ doanh nghiệp tư nhân hóa thân vào doanh nghiệp tư nhân (hay chủ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp tư nhân) là một, thực tế đây là sự ngộ nhận bởi 2 chủ thể hoàn toàn khác nhau. Từ dẫn giải đó, suy ra trách nhiệm của công ty hợp danh và thành viên hợp danh không phải là một, cũng nói thêm là công ty hợp danh theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 được ghi nhân là có tư cách pháp nhân, mà đã là pháp nhân chỉ giới hạn trách nhiệm trong tài sản mà mình có. Tuy nhiên, rất tiếc nhà làm luật chúng ta lại có sự gượng ép khi đem trách nhiệm của thành viên hợp danh vào để gánh chịu các nghĩa vụ tài chính của công ty hợp danh. giải pháp này được các nhà làm luật lý giải là do các công ty hợp danh kinh doanh chủ yếu dựa vào uy tín cá nhân, nên để tạo thuận lợi cần ghi nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, nhưng vẫn giữ chế độ vô hạn của thành viên hợp danh. Ở một góc độ nào đó, có sự vênh nhau về mặt lý luận.
      Thân,

  34. chào mọi người..^^
    mình đang cần tìm một vài tài liệu về vấn đề đại diện cho thương nhân trong trung gian thương mại: tình hình đại diện hiện nay,cơ sở,căn cứ….(nhìu lém…)
    mọi ng ai có giúp mình với nha,mình cũng tìm rồi mà thấy ít quá,tks mọi ng nhìu!
    năm mới tốt lành:-)

  35. có ai trả lời được câu này không?
    cơ cấu tổ chức Mô hình DNTN và cty TNHH
    chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
    ư, nhược điểm của các mô hình kinh doanh.
    GIÚP TỚ VỚI?

  36. cho minh hoi cái nì.
    trường hợp trong CT TNHH ma các thành viên chưa góp đầy đủ vốn như đã cam kết thì chia lợi nhuận ntn?chia lợi nhuận theo phần vốn góp thực tế hay phần đã cam kết,căn cứ pháp lý nào?

    • Vấn đề này hiện nay đang đặt ra một dấu hỏi về cả lý luận và thực tiễn.
      Xét về góc độ pháp lý: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 thì trách nhiệm phải chịu là theo số vốn cam kết (khoản 1 Điều 42). Còn về lợi nhuận thì căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 41: “được chia lợi nhuận tương ứng với phần VỐN GÓP…”. Như vậy, về quyền chia lợi tức nhà làm luật sử dụng cụm từ “vốn góp” mà không nói rõ là “phần vốn cam kết” hay “phần vốn thực góp”. Trong khoa học pháp lý người ta thừa nhận quyền tương ứng với nghĩa vụ. Theo logic này thì việc quy định nghĩa vụ phải chịu trong phạm vi số vốn cam kết góp thì cũng có nghĩa là quyền được chia lợi tức phải trong số vốn cam kết góp. Thực tế các quy định khác của Luật doanh nghiệp nhà làm luật quy định các trường hợp về tiến độ góp vốn, gia hạn góp vốn… như vậy có thể thấy nhà làm luật đã lường trước việc không góp đủ tại thời điểm đăng ký kinh doanh. Nếu đã chấp nhận việc không góp đủ cũng có nghĩa là chấp nhận giới hạn mà thành viên “cam kết góp vốn”. Suy ra, điểm d khoản 1 Điều 41 “Vốn góp” được hiểu là vốn cam kết góp. Như vậy, quyền chia lợi nhuận tương ứng với số vốn cam kết góp.
      Tuy nhiên, khoản 3 Điều 18 Nghị định 102/2010 lại quy định việc chia lợi nhuận trong phạm vi số vốn thực góp (đã góp), trừ Điều lệ quy định khác. Như vậy, nếu Điều lệ không quy định khác thì theo nghị định này thành viên chỉ được chia lợi nhuận trong phạm vi số vốn đã góp mà thôi. Tất nhiên, nếu Điều lệ quy định khác là chia trong phạm vi số vốn cam kết góp thì lại khác.
      Như vậy, thành viên được chia lợi nhuận trong phạm vi số vốn đã góp hay cam kết góp trước hết phải căn cứ vào Điều lệ, nếu Điều lệ khoogn quy định gì về vấn đề này thì theo hướng dẫn tại Nghị định 102 là được chia trong số vốn đã góp.
      Regards,

  37. AE HỌC LUẬT HÃY CÙNG NHAU TRANH CÃI CHO HỆ TẠI CHỨC KHI QUYẾT ĐỊNH KHÔNG NHẬN ĐH TẠI CHỨC VÀO CƠ QUAN NHÀ NƯỚC..
    THIẾT NGHĨ THEO TÔI VỀ PHÁP LÝ LÀ KHÔNG CÓ TÌNH CHÚT NÀO CẢ… HỆ TẠI CHỨC HAY CHÍNH QUY GÌ CŨNG NHƯ NHAU NHƯNG QUAN TRONG LÀ AI GIỎI HƠN VÀ AI TÀI HƠN..ĐÚNG KHÔNG
    VÌ VẬY VIỆC TRÊ HỆ TẠI CHỨC VÀ CA NGỢI CHÍNH QUY LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC..
    NẾU MÌNH LÀ DÂN HỌC LUẬT THÌ CHUYỆN NÀY KHÔNG THỂ ĐỂ YÊN VẬY ĐƯỢC HÃY CÙNG NHAU TRANH CÃI ĐÒI QUYỀN BÌNH ĐẲNG CHO MỌI NGƯỜI NÀO AE

  38. Chào mọi ngừoi!
    Ai có các văn bản liên quan đến hoạt động của doanh nghiêp vừa và nhỏ : hình thức hoạt động, tài chính doanh nghiệp… thì gửi giúp mình vào hòm thư duchuong_tb@yahoo.com nhé.
    Mình xin cám ơn!

  39. sao khong thay co tai lieu phuong huong phat trien thuong mai viet nam nhi?

  40. thày cô và các bạn cho mình hỏi một chút nhé!

    Luật doanh nghiệp 2005 quy định trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải co Điều lệ công ty. Vậy như thế co thể hiểu là Điều lệ công ty phải được cơ quan Nhà nước xác nhận hay phê duyệt không?

  41. Em kính chào thầy và các bạn, em muốn nhờ thầy và các bạn giúp em câu hỏi sau:
    Trong nội dung sửa đổi điều lệ với liên doanh Nghi sơn phía Việt nam thuê công ty luật AAR , phía nhật thuê công ty luật vilaf Hồng Đức. Vấn đề đặt ra ở đây là phía Việt nam đề nghị:
    a.Các vấn đề chủ yếu cần được quyết định thông qua bỏ phiếu 75% trở lên.
    b.Các vấn đề còn lại thông qua bằng bỏ phiếu 65%.
    Câu hỏi đặt ra là ai đúng ai sai? Dẫn chứng các điều luật và văn bản hướng dẫn thi hành.
    Em rất mong được thầy và các bạn giúp đỡ. Mong nhận được tin sớm từ thầy và các bạn.

    • Chào Dương Trọng Thành,
      Về vấn đề mà bạn nêu mình có trao đổi như sau:
      Trước hết cần phải xác định công ty liên doanh được tổ chức theo loại hình công ty TNHH hay Công ty cổ phần.
      Thứ hai, về các tỷ lệ biểu quyết mà bạn dẫn chiếu. Về cơ bản thì luật Việt Nam quy định việc biểu quyết thông qua một trong những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (CTCP) và Hội đồng thành viên (TNHH) thì thấp nhất là 65% hoặc 75% tùy vào từng vấn đề khác nhau (nếu Điều lệ không quy định một tỷ lệ thấp hơn).
      Nhưng cần lưu ý rằng: vào năm 2006, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11 để phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong đó quy định rằng công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quyền quy định trong điều lệ công ty về tỉ lệ đa số phiếu cần thiết để thông qua các quyết định của hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông là 51%.
      Thân,

  42. Em đang gặp vướng mắc về bài tập nhóm, kính mong thầy cùng các bạn giúp đỡ, đề tài của em là: “So sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng hiện hành”. Em xin chân thành cảm ơn!

  43. Xin chào thầy và các bạn,
    Em muốn hỏi về luật kinh tế, luật thương mại của việt nam: tóm tắt các loại hình doanh nghiệp của việt nam và các loại hình doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam (định nghĩa, đặc điểm, cách thức thành lập, các quy định về vốn, về các thành phần trong doanh nghiệp…) các thầy và các bạn giúp em với!!Cảm ơn mọi người nhiều ạ!

  44. Cho e hỏi các nghị đinh và thông tư của Việt nam về chính sách tài khóa hiện nay nếu được xin gửi về mail: mthnam@gmail.com. Cảm ơn mọi người nhiều

  45. Chào Hoàng Yến. Tôi cảm thấy câu hỏi của bạn mang tính chất nhắc lại kiến thức cơ bản & có nét gì đấy giống với câu hỏi trong bài tập mà bạn đang làm. Có thể, trả lời bây giờ hơi muộn. Nhưng về câu hỏi của bạn tôi xin có một số ý kiến thế này.
    + Một là, rất nhiều người nhầm ủy quyền trong dân sự với ủy thác trong thương mại. Người ta cho rằng, ủy thác thương mại thực chất là ủy quyền trong dân sự nhưng do chủ thể tiến hành là thương nhân, mục đích sinh lợi và một vài lý do nên ủy thác thương mại chịu sự điều chỉnh của thương luật còn ủy quyền chịu sự điều chỉnh của dân luật. Quan niệm này là vô cùng sai lầm, vì đại diện mại mới thực chất là ủy quyền trong dân sự phát triển lên. Đại diện trong dân sự gồm: đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Đại diện theo ủy quyền là quan hệ dân sự xác lập trên cơ sở hợp đồng ủy quyền. Tôi nói điều này vì tôi đoán rằng bạn cũng đã nhận thức sai vấn đề, vì nếu đúng bạn sẽ hỏi: đại diện trong dân sự khác gì so với đại diện thương mại.
    Thứ 2, nhận thức điều đầu tiên thì có nghĩa là bạn tự trả lời được 80% câu hỏi. Do câu hỏi này không hợp lý vì 2 cái này khác nhau quá nhiều và quá rõ nên tôi chỉ gợi ý thế này
    + Về chủ thể, ủy quyền trong dân sự là mọi cá nhân, tổ chức miễn là có đủ năng lực chủ thể (năng lực hành vi và pháp luật) còn ủy thác trong thương mại thì bên ủy thác có thể là thương nhân và có thể không là thương nhân nhưng bên nhận ủy thác nhất thiết phải là thương nhân. Đơn giản vì ủy thác thương mại là hoạt động thương mại nên cơ bản nó phải do thương nhân thực hiện với tính chất nghề nghiệp.
    + Về phạm vi, ủy quyền rộng hơn so với ủy thác vì ủy thác chỉ là trong lĩnh cực mua bán. Cái này do nhận thức nhà làm luật việt nam, còn các nước vẫn có ủy thác cung ứng dịch vụ.
    + Về mục đích, ủy quyền phục vụ sinh hoạt đời thương, nhỏ lẻ có tính dân sự còn ủy thác là lợi nhuận và chuyên nghiệp hơn (nghề kiếm cơm tất nhiên phải chuyên nghiệp)
    + Về thù lao, vì mục đích của nó như thế nên dân luật quy định nếu không thỏa thuận thù lao thì ko có thù lao (có chăng chỉ là chi phí hợp lý thực hiện ủy quyền) còn ủy thác là phải có thù lao (đây xem như là điều khoản cơ bản hợp đồng)
    + Về quan hệ với người thứ ba (gồm: trách nhiệm) thì ủy quyền là nhân danh người được ủy quyền vì lợi ích của người ủy quyền nên mọi hành vi trong phạm vi thỏa thuận do bên được ủy quyền thực hiện đều phát sinh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cho bên ủy quyền. Hay nói cách khác, cơ bản bên được ủy quyền không có quan hệ với bên thứ ba mà quan hệ thực chất là giữa bên ủy quyền và bên thứ 3. Nhưng trái lại, ủy thác thì cũng là vì lợi ích bên ủy thác nhưng bên nhận ủy thác lại nhân dân mình. Do đó, quan hệ với bên thứ ba là bên nhận ủy thác nhân danh chính mình. Vì điểm này mà nó tạo ra quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm độc lập cho bên nhận ủy thác. Có thể hiểu, bên nhận ủy thác khi giao kết hợp đồng với bên thứ ba tự mình chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, thương luật khá thông minh khi cho rằng nêu việc vi phạm nghĩa vụ của bên nhận ủy thác (vi phạm pháp luật) là do lỗi của bên ủy thác (như không giao hàng, giao tiền) thì 2 bên này phải liên đới chịu trách nhiệm. Quy định này bảo đảm an toàn cho bên thứ 3 khi giao dịch với bên nhận ủy thác, theo đó bên thứ ba hoàn toàn có thể “nắm tóc” bất kỳ thằng nào. sở dĩ như vậy là do bên nhận ủy thác suy cho cùng cũng chỉ là anh trung gian thương mại về cơ bản khó có khả năng thực hiện hợp đồng hay chịu trách nhiệm nên chỉ có bên ủy thác mới có khả năng này hơn. Có người cho rằng, chỉ khi nào vi phạm pháp luật do lỗi của bên ủy thác thì mới liên đới còn vi phạm cam kết không coi là vi phạm pháp luật. Tôi cho rằng hiểu như vậy là quá máy móc, điều 4 BLDS nhấn mạnh mọi thỏa thuận, cam kết không trái pháp luật, đạo đức đều được pháp luật bảo hộ. Vi phạm cam kết đồng nghĩa với việc vi phạm pháp luật (vi phạm nguyên tắc cơ bản nhất của dân luật).
    + Còn về các quyền và nghĩa vụ giữa 2 loại ủy quyền và ủy thác bạn phải tự mình đọc trong luật dân sự và thương mại
    + Về văn bản, ngoài luật thương mại điều chỉnh ủy thác tôi chỉ thêm cho bạn nghị định 12/2006/NĐ-CP. Lưu ý là ủy thác chủ yếu thực hiện trong xuất nhập khẩu
    + Còn về ủy thác xuất nhập khẩu và ủy quyền xuất nhập khẩu cũng không khác nó thực chất là ủy quyền và ủy thác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà thôi. Bạn đọc thêm NĐ 12
    Trên đây, là một số ý kiến của tôi về câu hỏi của bạn, do quá nhiều điểm khác nhau mà không có nhiều thời gian nên tôi chỉ nêu một số cái căn bản, những tiêu chí trên có thể đúng cũng có thể sai bạn nên coi đó là tham khảo. Từ câu hỏi của bạn tôi nghĩ rằng, nhận thức của bạn về dân luật và thương luật vẫn còn lệch lạc và thiếu căn bản. Cái này chỉ bạn mới tự bổ sung được thôi. Chào bạn. Chúc bạn học tập tốt:)

  46. mấy thầy cho em hỏi: luật kinh tế trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường giống và khác nhau ở điểm nào?

  47. Xin chào mọi người. Tôi đang là sinh viên ĐH Luật TPHCM. Hiện nay tôi đang muốn nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật về trọng tài của Singapore ( đặc biệt là trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại ) nhưng nguồn tài liệu và thông tin tôi có được còn hạn chế. Tôi biết tuy Singapore là nước theo truyền thống pháp luật Anh-Mỹ (Thông luật) nhưng lại có luật trọng tài thành văn và tôi mới chỉ có được Luật trọng tài Singapore 2001 bản Tiếng Anh. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ về thông tin, tài liệu cũng như các văn bản có liên quan tới pháp luật về trọng tài của Singapore từ mọi người. Xin chân thành cảm ơn mọi người nếu có thể giúp đỡ tôi. ^^

  48. Xin chào thầy và các bạn!
    Em có câu hỏi sau mong thầy và các bạn giải đáp giúp.
    Phân tích hoạt động uỷ thác và uỷ quyền?
    Phân biệt uỷ thác xuất nhập khẩu với uỷ quyền xuất nhập khẩu?
    Các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động trên?
    Rât mong sớm nhận được sự phúc đáp của thầy và các bạn!
    Trân trọng, Hoàng Yến

  49. Nhờ các bạn giải đáp.
    Để tăng vốn điều lệ của cty TNHH 2 thành viên có 3 cách
    – Tăng vốn góp của các thành viên
    – Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của cty
    – Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới
    Theo các bạn chọn cách nào để có lợi cho doanh nghiệp nhất?Tại sao?
    Trong trường hợp nào thì cty phải giảm vốn điều lệ.?Và cũng có 3cách để giảm vốn điều lệ
    – Hoàn trả một phần vốn góp cho các thành viên
    – Mua lại phần vốn góp
    – Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của cty
    Theo bạn chọn cách nào để có lợi cho doanh nghiệp.Tại sao?

    • hi ngoc dieu . Theo quan điểm của mình thì :
      Đây là câu hỏi mở thôi, bạn chọn cách nào cũng được miễn là giải thích phù hợp với từng trường hợp cụ thể . Có thể cách này phù hợp với doanh nghiệp này nhưng lại không phù hợp với doanh nghiệp khác mà do sự vận dụng linh hoạt của mỗi DN

  50. THÔNG BÁO KHAI GIẢNG LỚP
    BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC VỀ BẤT ĐỘNG SẢN
    Theo Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007của Thủ tướng Chính phủ về ”Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản” đã chỉ rõ: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, tất cả các cá nhân, pháp nhân tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản phải tham gia khoá đào tạo và được cấp chứng nhận của đơn vị đào tạo về môi giới, định giá bất động sản và quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản (Điều 11, Chương III).
    Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của Bộ Xây dựng, Công ty CP Sàn bất động sản INFO tổ chức đào tạo lớp Môi giới bất động sản, Định giá bất động sản và Quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản với chi tiết như sau:
    1. Căn cứ pháp lý: Luật kinh doanh Bất động sản ngày 29 tháng 06 năm 2007; Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về ”Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản”
    2. Mục đích: Trang bị những kiến thức về môi giới bất động sản; định giá bất động sản; quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản và tạo điều kiện giúp đỡ học viên nhận Giấy chứng nhận để đủ điều kiện hành nghề kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật kinh doanh Bất động sản năm 2007 và Nghị định 153/2007/NĐ-CP.
    3. Đối tượng học: Nhân viên các: Công ty, Trung tâm kinh doanh bất động sản; Ngân hàng; Trung tâm thẩm định giá; Và các đối tượng khác có nhu cầu.
    4. Nội dung, thời gian và học phí: 03 khoá học (theo quy định bắt buộc của Bộ xây dựng)
    * Lớp môi giới bất động sản: 1.300.000 VNĐ/khoá (40 tiết + 40 tiết cơ sở)
    * Lớp định giá bất động sản: 1.400.000 VNĐ/khoá (80 tiết + 40 tiết cơ sở)
    * Quản lý & điều hành sàn giao dịch: 1.300.000 VNĐ/khoá (40 tiết + 40 tiết cơ sở)
    5. Khai giảng: Liên tục mở 2 tuần/lớp. (Có các lớp học vào: các buổi tối trong tuần; liên tục vào các ngày trong tuần)
    6. Địa điểm: Tại Cty CP Sàn bất động sản INFO: 47/50 Nguỵ Như Kon Tum, Thanh Xuân, HN; Tại các đơn vị theo thoả thuận của Quý công ty.
    7. Giảng viên: Là các Tiến sỹ, thạc sỹ có trên 10 năm kinh nhiệm giảng dạy và làm việc thực tế tại Bộ xây dựng; Viện Kinh tế xây dựng – Bộ xây dựng; Công ty kinh doanh Bất động sản; Trung tâm thẩm định giá của Bộ Tài chính, các trưòng Đại học có chuyên nghành về Bất động sản…
    8. Chứng chỉ: Kết thúc mỗi khoá học, các học viên đạt yêu cầu sẽ được nhận Giấy chứng nhận Môi giới bất động sản, Giấy chứng nhận Định giá bất động sản, Giấy chứng nhận Quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản do Sở xây dựng Hà Nội cấp. Đây là yêu cầu bắt buộc của Bộ Xây dựng đối với các cá nhân, pháp nhân khi kinh doanh bất động sản trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
    9. Liên hệ đăng ký tại:
    Công ty CP Sàn bất động sản INFO
    Đ/c: 47/50 Nguỵ Như Kon Tum, Thanh Xuân, HN
    Tel: (04).35544525* (04).35544526
    Hotline: 0945155868, 0948383737
    Email: info@sanbatdongsanvn.info, daotaobds.info@gmail.com
    Website: http://www.sanbatdongsanvn.info
    Lưu ý: Học viên được phát miễn phí giáo trình giảng dạy, được phục vụ bánh kẹo, trà, cà phê giữa giờ.
    Chương trình ưu đãi đặc biệt:
    – Nhân dịp 04 năm thành lập Sàn bất động sản INFO Cty có quà tặng trị giá 250.000 đ/học viên ngay khi đăng ký ghi danh đóng tiền trước ngày khai giảng
    – Khuyến mãi giảm giá 20% đối với học sinh, sinh viên hoặc học viên đăng ký học từ 03 học viên trở lên

  51. thay cho con hoi 1 chut : “Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh thương mại : theo mục đích của HĐ; theo hình thức của HĐ; theo Luật áp dụng; theo thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Toà án”
    cam on thay nhieu!

  52. Mình có 2 thắc mắc nhờ thầy cô và các bạn giải đáp giúp!
    1. Tại sao Luật thương mại 2005 quy định Đấu thầu với hàng hóa, dịch vụ mà chỉ quy định đấu giá cho riêng hàng hóa!
    2. Việc Giám đốc ủy quyền cho Phó Giám Đốc ký hợp đồng thương mại qua điện thoại thì có hiệu lực không, Phó Giám đốc có thẩm quyền ký hợp đồng không.

    • Chào Hoàng Hưng,
      1. Bản chất của Đấu thầu là chọn người để mua. Do đó, khi một cá nhân, tổ chức cần sử dụng một dịch vụ do một cá nhân, tổ chức khác cung cấp. Họ có thể mở thầu để lựa chọn trên những tiêu chí do họ đặc ra sao cho chất lượng của dịch vụ cũng như giá cả “rẻ nhất” trong tất cả những cá nhân, tổ chức dự thầu. Bản chất của đấu giá là lựa chọn người để bán, mục đích là tìm ra người trả giá cao nhất và có mong muốn sở hữu nhất hàng hóa nhất. Xuất phát từ bản chất này của đấu giá nên đối tượng đấu giá là hàng hóa và chủ yếu là các loại hàng hóa có tính chất tương đối đặc biệt như: đồ vật quý hiểm, các bức tranh do các họa sĩ nổi tiếng sáng tác….Tất nhiên trên một số trang web đấu giá online thì còn nhiều loại hàng hóa thông dụng khác, nhưng tôi muốn nói về lịch sử của đấu giá là hàng hóa có tính chất đặc định, ít phổ biến. Người ta đấu giá hàng hóa chứ ai lại đấu giá dịch vụ, vì dịch vụ đâu phải là một loại tài sản.
      2. Về việc Giám đốc ủy quyền cho Phó Giám đốc ký hợp đồng thương mại qua điện thoại có hiệu lực không? Về nguyên tắc hợp đồng ủy quyền có thể được thể hiện dưới các hình thức như: văn bản, hành vi và lời nói. Do đó, việc Giám đốc ủy quyền cho Phó Giám đốc có hiệu lực và từ đó Phó Giám đốc có thẩm quyền ký kết hợp đồng với bên thứ ba. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là việc ủy quyền đó có được bên thứ 3 biết hay không? Nghĩa vụ của bên được ủy quyền là phải thông báo cho bên thứ 3 về thời hạn, phạm vi ủy quyền. Thực tế, có xảy ra một số tranh chấp về việc Giám đốc không thừa nhận đã ủy quyền cho Phó Giám đốc qua điện thoại, sở dĩ như vậy cũng một phần là do hình thức ủy quyền bằng lời nói không có tính “chứng cứ” cao như văn bản. Cần chú ý vấn đề này trong thực tế giao dịch.
      Trân trọng,

  53. Xin hỏi
    1/ Doanh Nghiệp Tư Nhân thì không được phép góp vốn, thành lập 1 công ty khác, nhưng nếu nó bán 1 phần doanh nghiệp của nó, thì nó có thể được chuyển đổi thành Công Ty TNHH 2 thành viên trở lên không ?

    2/ Hợp đồng giao dịch của Công ty TNHH 1 thành viên và chủ sở hữu thì có phải được HĐTV, Chủ tịch HĐTV, GĐ, TGĐ quyết định theo đa số không ??

    3/ Khi bán doanh nghiệp tư nhân, thì các hợp đồng chưa thực hiện xong có chấm dứt hay không ??

    • Chào Sinbad,
      Về câu hỏi của bạn mình có trao đổi như sau:
      1. Theo bạn “Doanh nghiệp tư nhân không được phép góp vốn, thành lập một công ty khác” là sai. Vì Chủ DNTN không được thành lập 2 DNTN, còn việc tham gia góp vốn thành lập công ty TNHH, CTCP…là được (Bạn tham khảo Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn LDN 2005 nhé).
      Nếu DNTN bán một phần doanh nghiệp của nó, thì nó có thể chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên không?
      Trường hợp mà bạn nói thực chất là việc chuyển đổi DNTN thành Công ty TNHH. Về vấn đề này mình xin được có ý kiến như sau:
      + Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 145 LDN 2005 thì “Chủ DNTN có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác…”. Theo đúng câu chữ trong khoản này thì nhà làm luật không nói rõ là “bán một phần” hay “bán toàn bộ”. Về nguyên tắc, DNTN là sản nghiệp của Chủ DNTN do đó Chủ DNTN có quyền bán một phần hoặc toàn bộ sản nghiệp của mình. Tuy nhiên, theo khoản 4 cùng Điều luật thì “Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh…”. Như vậy, quy định này suy ra trường hợp bán DNTN là bán toàn bộ.
      + Thứ hai, giả sử như Chủ DNTN có thể bán được một phần DNTN thì DNTN có chuyển thành Công ty TNHH hay không?
      Theo quy định tại Điều 154 LDN 2005 thì chỉ có Công ty TNHH và CTCP được quyền chuyển đổi loại hình cho nhau. Tuy nhiên, Nghị định 102/2010/NĐ-CP nói trên đã quy định về việc chuyển đổi DNTN thành Công ty TNHH, như vậy có thể thấy quy định này là trái với Luật ban hành văn bản pháp luật. Theo đó, văn bản dưới luật do Chính phủ ban hành là để giải thích, cụ thể hóa, chi tiết hóa, hướng dẫn thi hành Luật, chứ không phải là “sáng tạo ra Luật”. Nếu chúng ta không bàn đến tính hợp pháp thì việc chuyển đổi DNTN thành TNHH là hợp lý và không có gì phải bình luận về mặt khoa học. Tuy nhiên Nghị định 102 chỉ quy định điều kiện để một DNTN có thể chuyển đổi thành Công ty TNHH chứ không quy định cách thức chuyển đổi. Trước đây, người ta thường “lách luật” bằng cách giải thể doanh nghiệp tư nhân trước, sau đó đăng ký thành lập Công ty TNHH. Nhưng giờ đây Nghị định 102 đã tạo hành lang cho việc chuyển đổi này.
      2. Khi bán DNTN các hơp đồng chưa thực hiện xong chấm dứt hay không?
      Theo khoản 2 Điều 145 LDN thì: “sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người bán và chủ nợ có thỏa thuận khác”.
      Như vậy, về nguyên tắc các hợp đồng chưa thực hiện xong thì chưa chấm dứt.
      Cảm ơn bạn và chúc bạn thành công.

  54. Diễn đàn vui lòng cho hỏi, giải thể doanh nghiệp có phải là thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh không? Có cần công bố theo khoản 2 Điều 28 Luật doanh nghiệp năm 2005 không? Nếu không thì căn cứ pháp lý nào buộc doanh nghiệp phải công bố?

  55. cho hỏi giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?

  56. Chào cả nhà,
    Em muốn hỏi 1 chút về biên bản thanh lý HĐ thuê nhà.
    Hiện bên em đang thực hiện 1 HĐ cho thuê nhà với bên X, hạn HĐ là đến 30/9/2010. Nhưng bên em muốn làm biên bản thanh lý HĐ trên với nội dung HĐ cho thuê nhà sẽ hết hạn vào ngày 30/9/2010. Biên bản này sẽ được ký vào ngày 1/3/2010.
    Như vậy liệu có được không? Hay là biên bản thanh lý HĐ cho thuê nhà chỉ được phép ký vào ngày 30/9/2010.
    Em xin cảm ơn.

  57. các cơ quan nhà nước có được hưởng quyền miễn trừ khi tham gia thương mại quốc tế không? nếu có thì được quy định ở văn bản nào? thanks

  58. Chào Dungmeo!
    Bạn có đặt ra 3 câu hỏi, mình cùng nhau trao đổi nhé!
    1- ” trong hợp đồng ngoại thương các bên không quy định luật áp dụng, khi xảy ra tranh chấp, thiệt hại thì giải quyết như thế nào?”
    Ở tình huống này đã phát sinh xung đột về hợp đồng thương mại quốc tế, mà cụ thể là các bên chủ thể khi giao kết hợp đồng đã không thoả thuận về việc chọn luật áp dụng. Như vậy, khi xảy ra tranh chấp, luật pháp của nước nào sẽ được áp dung? Luật nơi ký kết hợp đồng, luật nước thứ 3 hay luật của nơi có trụ sở chính của 2 bên tham gia ký kết hợp đồng?. Việc chọn luật nước nào sẽ giúp xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại thích hợp. Ta có thể xác định:
    * Nếu xung đột về hình thức của hợp đồng thì cơ quan có thẩm quyền lựa chọn luật (Tòa án hoặc Trọng tài) sẽ áp dụng luật nơi giao kết hợp đồng. Tức là hợp đồng được giao kết ở đâu thì lấy luật nơi đó điều chỉnh hợp đồng.
    *Nếu xung đột về nội dung hợp đồng – luật nước người bán, luật nới thực hiện nghĩa vụ, luật lựa chọn…
    *Nếu xung đột về địa vị pháp lý của các bên ký kết hợp đồng – luật quốc tịch, luật nơi cư trú.
    Trên đây là một số ý kiến của mình về câu hỏi của bạn. Mong các bạn cùng thảo luận với mình!
    TB: bạn dungmeo co phai sv DH Luật HN K32 ko? Bọn mình đang học luật Tu pháp quốc tế. Môn này rất chuối và khó nhằn. hic. Hồi trước học Luật Dân sự đã không chú ý, bây h học cái j cũng khổ! hic hic!

  59. Bạn có viết: “các nhà đầu tư tham gia hợp đồng sẽ thành lập 1 pháp nhân mới và 1 trong các nhà đầu tư trong hợp đồng (đứng tên chủ dự án hiện giờ)sẽ phải chuyển nhượng lại dự án cho pháp nhân mới kia”. Nếu đây là điều khoản của hợp đồng thì rất khó hiểu. 1 trong các nhà đầu tư chuyển nhượng là bao nhiều nhà đầu tư (nếu có nhiều nhà đầu tư) và bao nhiêu nhà đầu tư không phải chuyển nhượng, sau khi chuyển nhượng thì nhà đầu tư chưa chuyển nhượng có quan hệ như thế nào với pháp nhân mới kia….?

    Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư năm 2005 quy định như sau:

    “Điều 23. Đầu tư theo hợp đồng

    1. Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác.

    Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

    Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

    Như vậy, theo quy định trên thì không cần phải thành lập một pháp nhân mới để đại diện các pháp nhân đã ký hợp đồng BCC để thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Nhưng các bên ký hợp đồng hoàn toàn có quyền thỏa thuận giao cho một trong các pháp nhân để quản lý việc đầu tư kinh doanh. Tôi không biết các điều khoản thỏa thuận của cty bạn thế nào nhưng tôi nghĩ chắc là các bên thỏa thuận giao cho 1 bên làm quản lý là đúng. Trong hợp đồng sẽ quy định rõ trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên.
    Còn nếu “không phải giao cho 1 bên đại diện” mà là thành lập pháp nhân mới thì hợp đồng BCC của các nhà đầu tư sẽ chấm dứt khi thành lập pháp nhân mới để thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Tức là đã chuyển sang hình thức đầu tư khác (không phải BCC nữa).
    Theo tôi: bạn có thể xử lý theo 2 cách sau:
    1) Thỏa thuận với đối phương bên kia để thay đổi điều khoản nói trên nếu muốn duy trì hợp đồng BCC. Bởi vì, về nguyên tắc, Hợp đồng BCC không phải thành lập pháp nhân mới nên điều khoản trên là không phù hợp; nếu bên kia không chấp thuận thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên vô hiệu điều khoản trên.
    2) 2 bên thỏa thuận lại, chấm dứt hợp đồng BCC nếu muốn thành lập pháp nhân mới. Tuy nhiên, pháp nhân mới trên là người đại diện chung cho cả các nhà đầu tư. các nhà đầu tư hưởng lợi và chịu trách nhiệm theo vốn góp hoặc theo thỏa thuận khi thành lập pháp nhân mới.

    Trên đây là một số ý kiến của tôi, tôi sẽ tìm hiểu các văn bản Luật rồi góp ý thêm. Nếu bạn thấy chưa hài lòng thì bạn nên đến các văn phòng luật sư để họ tư vấn.
    Chúc bạn thành công

  60. Mọi người giúp mình với, theo Luật đầu tư giải thích thì hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư không thành lập pháp nhân. Bên công ty mình có ký 1 hợp đồng loại này nhưng trong đó lại quy định là sau một khoảng thời gian kinh doanh thì các nhà đầu tư tham gia hợp đồng sẽ thành lập 1 pháp nhân mới và 1 trong các nhà đầu tư trong hợp đồng (đứng tên chủ dự án hiện giờ)sẽ phải chuyển nhượng lại dự án cho pháp nhân mới kia. Như vậy, các điều khoản quy định về việc thành lập pháp nhân mới trong hợp đồng hợp tác kinh doanh có bị coi là vô hiệu không?mọi người giúp mình với!

  61. Lam the nao de tro thanh “Nguoi ban hang vi dai nhat the gioi”
    Co rat nhieu dieu ban can phai hoc, phai doc them. Xem them tai: http://kynangviet.com.vn/thu-vien-ky-nang-mem/ky-nang-ban-hang/279-7-ky-nang-chao-hang-qua-dien-thoai.html

    P/S: Sorry vi post tieng Viet ko dau, tai cai Vietkey cua em bi hong, va bai viet nay thay hay qua nen post luon cho cac mem tham khao.

    +++++++++++++++++++++++++++++
    VietSkill – Dao tao chuyen nghiep
    Ky nang mem, Ky nang thuyet trinh, Ky nang quan ly cong viec….
    Website: http://kynangviet.com.vn .

  62. và ai là người được phép ký kết hợp đồng thương mại

  63. điều kiện để trở thành chủ thể hợp đồng thương mại là gì

  64. cac ban oi
    co ban nao biet chur the hop dong thuong mai la gi khong
    theo dieu luat nao

  65. Xin giúp giùm mình một số tình huống luật kinh tế

    Cảm ơn các bạn

    Tình huống 1: A phát hiện ra một cơ hội kinh doanh nhưng muốn một mình làm và hưởng, tuy nhiên muốn hạn chế rủi ro, A thỏa thuận với B cho mượn tên để thành lập 1 cty TNHH, B lấy 10 triệu đồng rồi cho mượn tên và cam kết sẽ không lấy lãi và không tham dự vào bất kì công việc nào của ct. Điều lệ của cty ghi A góp 70% vốn, B góp 30%. Cty hoạt động được 1 thời gian B đòi chia lãi theo đúng tỉ lệ ghi trong điều lệ.
    Hỏi: Việc gì sẽ xảy ra khi vụ việc này vỡ lở?

    Tình huống 2: Tiến Tùng thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân chuyên thu mua phế liệu để chuyển cho các nhà sản xuất. Ngày 24/02/2005, Tiến Tùng gửi thư hỏi mua của cty Đá Mòn 10 tấn sắt phế liệu, trước khi cho nhân viên ra bưu điện gửi thư, Tiến Tùng điện thoại báo cho giám đốc cty Đá Mòn rằng Tiến Tùng xin mua số sắt phế liệu nói trên và bức thư hỏi mua đang trên đường tới Đà Mòn. Ngày hôm sau, Tiến Tùng lại gọi điện thoại cho giám đốc Đá Mòn xin rút lại bức thư hỏi mua đó, GĐ Đá Mòn không trả lời về việc có cho rút lại bức thư hay không. Theo đúng nội dung bức thư, Đá Mòn vận chuyển 10 tấn sắt phế liệu đến kho của Tiến Tùng, nhưng Tiến Tùng dứt khoát không nhận hàng với lí do chưa có quan hệ hợp đồng nào tồn tại giữa Tiến Tùng và Đá Mòn. Trong trường hợp này, hỏi: đề bài đã ra thiếu dữ kiện gì? Theo bạn, trường hợp nào có quan hệ hợp đồng giữa hai bên và trường hợp nào không? Qua đây, bạn rút ra được bài học gì cho mình?

    Tình huống 3: Công ty Nụ Hồng được thành lập kinh doanh rất phát đạt trong lĩnh vực cung ứng thiết bị nông nghiệp. Nụ Hồng phát hiện ra 1 cơ hội sản xuất và bán máy cắt xén cỏ cho 1 số địa phương ở vùng sâu vùng xa, do đó, đã đến đặt hàng sản xuất thiết bị này tại doanh nghiệp tư nhân Tự Bùng.
    Theo đúng hợp đồng đã kí kết với Tự Bùng, định kì, Nụ Hồng đến cơ sở sản xuất của Tự Bùng để kiểm tra tiến độ sản xuất nhưng thường không gặp chủ doanh nghiệp tư nhân Tự Bùng là người đã kí kết hợp đồng với Nụ Hồng, mà chỉ gặp và làm việc với Thích Tiến, được biết, Thích Tiến đã bỏ tiền ra mua trang thiết bị và đưa cho Tự Bùng một khoảng tiền lớn để thực hiện dự án theo hợp đồng sản xuất được kí kết giữa Nụ Hồng và Tự Bùng mà không lấy lãi theo định kì, chỉ lấy 1 tỉ lệ nhất định trên số lợi nhuận kiếm được từ việc thực hiện dự án nói trên.
    Tự Bùng không giao được hàng, gây thiệt hại lớn cho Nụ Hồng, bạn có ý kiến pháp lí gì về trường hợp này?

  66. cho minh hoi?
    phap lenh thu tuc to tung giai quyet tranh chap cac vu an kinh te nhu the nao?

  67. Viet Nam da du dieu kien de phat trien hay chua???

  68. cac ban oi giup minh voi.dia vi phap ly cua doanh nghiep va thuong nhan co diem j giong va khac nhau

  69. Các bạn cho mình hỏi một vấn đề này với nhé:
    Mình muốn kinh doanh một loại hình dịch vụ mà nước ngoài đã kinh doanh rồi và dựa trên một số máy móc đơn giản thôi (dạng như bắp rang bơ của Popcorn ấy) Nhưng mà công ty nước ngoài ấy có kinh doanh nhượng quyền thương mại, và họ sản xuất những cái máy đơn giản này nhưng bán với giá khá cao.
    Mình nghĩ cái máy này cũng dễ làm và chi phí ko quá đắt như của nước ngoài.
    Vậy nếu mình tự sản xuất ra cái máy và kinh doanh dịch vụ tương tự như vậy thì có bị xem là vi phạm luật sỡ hứu trí tuệ ko?
    Cảm ơn trước nhé.

  70. Mọi người cho e hỏi tí, trong Luật phá sản 2004 Điều 37 khoản 1 có nói : « …nếu giá trị tài sản ko đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán 1 phần khoản nợ của mình theo tỉ lệ tương ứng » e không hỉu tỉ lệ tương ứng ở đây là sao. Vd cty e còn 4,9 tỷ mà nợ ko bảo đảm của ông A 1,7 tỷ và nợ ko bảo đảm ông B 4320 triệu đồng thì e sẽ phải phân chia tài sản theo tỷ lệ thế nào ạ ?

  71. các bạn giúp mình giải quyết vấn đề này nhé” trong hợp đồng ngoại thương các bên không quy định luật áp dụng, khi xảy ra tranh chấp, thiệt hại thì giải quyết như thế nào?”
    2. Nếu người bán đấu giá không đưa ra giá khởi điểm thì sao?
    3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, 1 bên bị chết thì giải quyết ra sao?

  72. mong cac ban giup minh tra loi cau hoi tren voi

  73. Hương là một sinh viên 17 tuổi 6 tháng của một khóa học thiết kế trên máy tính tại trường Kent. Cô quyết định mua một máy tính cá nhân cho khóa học của Cô tại Công ty kinh doanh máy tính Hoàng Hưng.

    Tuấn, nhân viên bán hàng của công ty Hoàng Hưng giới thiêu với Hương các loại máy tính khác nhau của cửa hàng và nói với Hương rằng cửa hàng có máy tính hiệu ‘SUPER’ với giá bán $1000 có tất cả các chức năng cần thiết cho khóa học thiết kế của Hương. Tuấn cũng nói thêm rằng đây là máy tính tốt nhất hiện nay và chưa có một khiếu nại nào của khách hàng về loại máy tính này.

    Tuấn cũng nói rằng máy tính được bảo hành 1 năm nhưng Hương quyết định kéo dài thêm thời hạn bản hành là 5 năm và trả thêm một khoản tiền là $150.

    Hương hài lòng với những thông tin mà Tuấn cho cô biết và quyết định mua chiếc máy tính đó với giá $1000.

    Tuấn đưa cho Hương một mẫu để điền các thông tin bảo hành và nói rằng Hương có thể điền các thông tin theo yêu cầu trong mẫu ở nhà và gởi bằng đường điện đến công ty Hoàng Hưng cùng với khoản tiền $150. Hương đã điền vào biểu mẫu, ký tên và gởi văn bản đó đến công ty mà không đọc những thông tin ghi trong mẫu.

    Khoảng 1 tháng sau đó, trong lúc Hương đang sử dụng máy tính thì ổ cứng của máy tính đã bị phá hủy bởi một virus có tên là Notty. Hương sau đó đã gọi điện ngay đến công ty và trình bày với công ty về vấn đề này. Người đại diện công ty đã nói với Hương rằng trong văn bản yêu cầu bảo hiểm mà Hương đã ký và gởi đến công ty có câu “ Công ty sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ hư hỏng nào do virus Notty gây ra”.

    Hãy tư vấn cho Hương về các quyền lợi mà cô có thể có theo luật án lệ và luật thành văn của Úc.

  74. Mình là sv ko chuyên luật có một tình huống muốn hỏi các bạn. mong mọi người giúp đỡ:
    Tình huống:
    Điều lệ công ty cổ phần A có một số nội dung như sau:
    1. Chủ tịch HĐQT và GĐ đều là người đại diện theo pháp luật của công ty.
    2. Công ty có thể tổ chức ĐẠi hội đại biểu cổ đông để thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông.
    3. Cổ đông hoặc đại diện nhóm cổ dông có quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông và có quyền biểu quyết khi có ít nhất 10 cổ phần phổ thông của công ty.
    Các bạn hãy cho nhận xét về Điều lệ công ty cổ phần A này????
    thanks!

  75. Mọi người ơi có ai biết clip nào quảng cáo cùng lúc 2 sản phẩm được quảng cáo trong cùng 1 sản phẩm quảng cáo hok? nếu biết giúp mình nha. Thanks.

  76. Mình nhờ các bạn giúp minh với
    Bạn Khánh đang có 1 phần góp vốn 100tr vào Cty TNHH Vũ Gia phần này chiếm 5% vốn điều lệ của Cty .Nhưng hiện nay do công việc riêng nên bạn Khánh ko thể tiếp tục công việc kinh doanh ở Cty này nữa .Bạn Khánh đã tìm được Cô Tú đồng ý mua lại phần góp vốn này giá 120tr .Nhưng các thành viên của Cty không đồng ý với việc chuyển nhượng này họ chỉ đồng ý .Nếu bạn Khánh chuyển nhượng cho bà Uyên Phó GĐ Cty với giá 85tr .Bạn Khánh phải làm sao để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình .

  77. các bạn có thể cho mình 1 vài ví dụ về hợp đồng thương mại chỉ có 1 chủ thể không, tức là người mua đồng thời là người bán . thanks

  78. cho mình hỏi về sự khác biệt giữa “hàng hoá để khuyến mại” và ” hàng hoá dùng để khuyến mại”, liệu 2 khái niệm này có giống nhau không?. thanks!

  79. cho minh hoi su khac nhau giua luat thuong mai quoc te va luat thuong mai quoc gia? thanks

  80. minh dang tim hieu
    luat thuong mai cua Uc, ban nao co share cho minh voi.Thanks

  81. Các bạn cùng thảo luận tình huống này nhé:
    Công ty TNHH Sơn Trà trụ sở tại tỉnh N có chức năng sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, Công ty cổ phần Thái Dương trụ sở tại tỉnh P chức năng kinh doanh dịch vụ xây dựng.
    Ngày 3-1-2006 công ty Sơn Trà do bà Nguyễn Vân Trà phó giám đốc làm đại diện ký hợp đồng bằng văn bản số 01/HĐ với công ty Thái dương do ông Thái, phó giám đốc công ty làm đại diện có ủy quyền của ông Dương, giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT. Theo hợp đồng công ty Sơn Trà bán cho côngty Thái Dương gạch bê tông lát đường. Hợp đồng có một số nội dung sau:
    Tên hàng: gạch bê tông lát đường
    số lượng:300000 viên
    thời gian giao hàng: từ đầu tháng 2/2006 đến hết tháng 3/2006
    thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt sau khi bên mua kiểm tra hàng hóa trước khi bốc xếp hàng lên phương tiện vận chuyển cua bên mua.
    Phạt vi phạm hợp đồng: hàng không đúng chất lượng phạt 8% tổng giá trị hợp đồng; giao hoặc nhận hàng chậm phạt 5% tổng giá trị số hàng giao hoặc nhận chậm co mỗi đợt 5 ngày giao hoặc nhận hàng chậm.
    Câu hỏi 1: Nêu những văn bản pháp luật chủ yếu điều chính hợp đồng số 01/HĐ .
    Tình tiết bố sung: Ngày 7/1/2006, ông Dương nhân danh công ty yêu cầu hủy bỏ hợp đồng với lý do hợp đồng không có giá trị vì thiếu điều khoản chất lượng, giá cả và địa điểm giao nhận hàng. Công ty Sơn Trà phản đối yêu cầu của công ty Thái Dương và yêu cầu công ty Thái Dương phải thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận.
    Câu hỏi 2: Yêu cầu của công ty Thái Dương có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận không? Tại sao?
    Tình tiết bổ sung: Ngày 10/1/2006 hai công ty với thành phần đại diện như khi ký hợp đồng ngày 3/1/2006, đã thỏa thuận bổ sung nội dung của hợp đồng với những điều khoản sau:
    Chất lượng theo hàng mẫu.
    Đơn giá: 2500 đ/viên
    Tổng giá trị hợp đồng 750.000.000 đồng
    Địa điểm giao hàng: tại kho của công ty Sơn Trà, quận M , Tp HCM.
    Do giá gạch lát bê tông trên thị trường tăng cao, ngày 20/1/2006 ông Sơn, giám đốc kiêm chủ tịch HĐTV công ty Sơn Trà gửi công văn thông báo cho công ty Thái Dương với nội dung không chấp nhận hợp đồng và yêu cầu hủy bỏ hợp đồng, vì hợp đồng này do phó giám đốc công ty Sơn Trà ký không có giấy ủy quyền của giám đốc. Công ty Thái Dương gửi công văn phản đối yêu cầu hủy hợp đồng của công ty Sơn Trà, vì trước khi ký hợp đồng , ông Trần Sơn đã chấp thuận( qua điện thoại) để bà Trà ký hợp đồng .
    Câu hỏi 3: Hợp đồng có vô hiệu do người ký không đúng thẩm quyền hay không? Tại sao?
    Tình tiết bổ sung: Tại điều 5 của hợp đồng các bên thỏa thuận :
    Hàng giao theo lịch biểu giao hàng như sau:
    – Đợt 1 từ ngày 5/2/2006 đến ngày 15/2/2006, giao một lần 100.000 viên.
    -Đợt 2 từ ngày 5/3/2006 đến ngày 15/3/2006, giao một lần 200.000 viên.
    Ngày 3/2/2006 công ty Sơn Trà thông báo cho côngty Thái Dương là sẽ giao hàng dđợt 1 (100.000 viên) vào ngày 7/2/2006, nhưng công ty Thái Dương trả lời từ chối nhận hàng vì chưa chuẩn bị được phương tiện vận chuyển . Công ty Thái Dương đề nghị được nhận hàng vào ngày 15/2/2006, nhưng vì khó khăn về kho bãi nên công ty Sơn Trà không chấp nhận, đồng thời yêu cầu công ty Thái Dương phải nhận hàng vào ngày 7/2/2006.
    Câu hỏi 4: Yêu cầu giao hàng vào ngày 7/2/2006 của công ty Sơn Trà có căn cứ hợp pháp hay không? Tại sao?
    Tình tiết bổ sung: ngày 7/2/2006 công ty Thái Dương dến nhận hàng tại kho của công ty Sơn Trà, sau khi kiểm tra hàng phát hiện 50% số hàng giao ( 50.000 viên)không đảm bảo chất lượng theo đúng mẫu hàng. Công ty Thái Dương từ chối yêu cầu nhận và ngừng thanh toán số hàng không đúng chất lượng, đồng thời yêu cầu công ty Sơn Trà nộp phạt vi phạm giao hàng không đúng chất lượng theo điều 5 của hợp đồng. Công ty Sơn Trà chấp nhận việc từ chối nhận hàng của công ty Thái Dương nhưng không chấp nhận nộp tiền phạt đồng thời yêu cầu công ty Thái Dượng đến nhận số hàng còn thiếu (của đợt 1) vào ngày 15/2/2006. Công ty Thái Dương không chấp nhận yêu cầu giao hàng vào ngày 15/2/2006 của công ty Sơn Trà , vì việc tổ chức vận chuyển làm hai lần đối với số hàng của đợt 1 sẽ làm phát sinh chi phí cho công ty.
    Câu hỏi 5: Yêu cầu của các bên có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận hay không? Tại sao?
    Tình tiết bổ sung: ngày 3/3/2006 công ty Sơn Trà thông báo cho công ty Thái Dương đến nhận hàng đợt 2 vào ngày 10/3/2006 .Ngỳa 20/3/2006 công ty Thái Dương mới đến nhận hàng. Trước đó ngày 18/3/2006 xảy ra sự kiện bất khả kháng làm xập kho hàng và hư hỏng 50% số hàng (150.000 viên) ,mà công ty Sơn Trà đã chuẩn bị sẵn để giao hàng cho công ty Thái Dương. Côngty Sơn Trà đã phải bỏ ra 10.000.000 đồng chi phí bảo quản và ngăn chặn hạn chế thiệt hại. Vì không nhận được đủ hàng hóa ( 50% của đợt 2), công ty Thái Dương đã không thanh toán số hàng này cho công ty Sơn Trà. Công ty Sơn Trà yêu cầu công ty Thái Dương :
    -Thanh toán tiền cho số hàng hóa hư hỏng do rủi ro hỏa hoạn gây ra là : 100.000 x 2.500đ = 250.000.000đ
    -Nộp phạt vi phạm nghĩa vụ nhận hàng (nhận hàng chậm 10 ngày ) với số tiền là : 5% x 200.000 x 2.500 x 2đ = 50.000.000đ
    – Bồi thường 10.000.000 đ tiền chi phí bảo quản hàng hóa, ngăn chặn và hạn ché thiệt hại( do công ty Thái Dương nhận hàng chậm và do xảy ra hỏa hoạn)
    Câu hỏi 6: Yêu cầu đòi phạt tiền và bồi thường thiệt hại của công ty sơn Trà có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận hay không? Tại sao?

  82. chào mọi người,mình có một câu hỏi mong mọi người giải đáp giùm :tại sao ít áp dụng luật phá sản đối với doanh nghiệp nhà nước.
    Mình thấy trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả ,thua lỗ,nhưng số doanh nghiệp tuyên bố phá sản thì rất ít ???

  83. Chào thầy và mọi người,về hợp đồng bảo mật thông tin CDA , nó chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật thuơng mại đúng ko ạ? nó là loại HĐ nào trong các HĐ Thuơng mại ạ?
    Chân thành cảm ơn !

  84. cho em hỏi?
    để chứng minh một người vi phạm hợp đồng khi kí kết bằng lời nói thi phải làm sao?

  85. chào mọi người, cho mình hỏi để làm thủ tục khiếu nại hàng kém chất lượng thì cần phải thông qua các cơ quan tổ chức nào? cần có các thủ tục hồ sơ nào?
    Hy vọng nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Cám ơn nhiều!

  86. Chao cac thay,
    Cac thay giai thix cau hoi nay cho em voi:
    A de nghi ban xe cho B voi gia $100, B dong y va dua tien cho A va hen A ngay mai B se den lay xe. Nhung sau do A nghi lai va nhan ra rang xe cua minh dang gia hon $100, the la ngay hom sau A tu choi ban xe cho B.
    cau hoi:
    a) A co quyen rut lai loi de nghi ko a?
    b)day co duoc xem la 1 hop dong khong? va no co hop phap khong?

    Mong cac thay va anh chi giup em

  87. cai nay em doc khai niem trong giao trinh truong minh ay!

  88. hien nay toi du dinh thanh lap 1 cong ty TNHH 2 thanh vien. Cac ban hay tu van cho toi, toi co the lam chu tich hoi dong quan tri hoac giam docduoc khong? neu khong thi toi can phai chon nguoi nhu the nao co du dieu kien lam?

    • Nếu A đang là cán bộ (cán bộ, công chức) thì theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành A không được phép đứng tên trong giấy phép đăng ký kinh doanh, mặc dù A không giữ chức vụ gì trong công ty. Nếu cần tư vấn thêm A có thể liên hệ theo số điện thoại: 0972.883.986. Xin hân hạnh phục vụ!

  89. hien tai toi dang la can bo cong an vien chuc. Toi muon cung 1 so ban be cua toi( khong phai la cong an) thanh lap ra 1 cong ty. Cac ban hay tu van cho toi, toi co the lap cong ty gi? toi co the giu chuc vu gi?

  90. Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp vì … pháp luật quy định thế. 🙁 Trong luật doanh nghiệp không có quy định về hộ kinh doanh.

  91. Vì cán bộ công chức không chỉ đơn thuần là người làm công ăn lương mà còn tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước. Trong khi đó doanh nghiệp tư nhân cần 1 sự “toàn tâm toàn ý”, và hoạt động phần lớn vì lợi ích kinh tế cá nhân. Nếu cán bộ công chức đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân, thì trong trường hợp 2 vấn đề đòi hỏi phải giải quyết, 1 công 1 tư bạn sẽ chọn bên nào? ^^ khả năng lơ là “việc nước” là rất dễ xảy ra. Đây là phần kiến thức tớ tiếp thu được trên giờ giảng của GV, mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người.
    Hix, sao im ắng wa’ ta? 🙁

  92. Tớ có câu hỏi nè: Tại sao Cán bộ công chức không được thành lập và quản lý Doanh nghiệp tư nhân? Mọi người cho ý kiến nhé! Tks

  93. hjhj, thưa thầy và thưa các bạn, em đã có thể trả lời được phần nào câu hỏi của mình: Hộ kinh doanh cá thể không phải là doanh nghiệp vì:
    – Thứ nhất là do quy mô nhỏ (dưới mười người, nếu số lượng người làm việc thường xuyên trong hộ lớn hơn mười người thì mới phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp).
    – Thứ hai là do không có con dấu riêng. Theo Điều 36 Luật doanh nghiệp 2005 quy định “Doanh nghiệp có con dấu riêng”.
    Hiện tại em mới chỉ tìm ra 2 nguyên nhân đó thui, thầy và các bạn có đóng góp, bổ sung gì cho em k ạ?
    Còn khái niệm hộ kinh doanh theo Điều 36 Nghị định 88/2006 của Chính Phủ thì hộ gia đình, tổ hợp tác là hộ kinh doanh .?.
    Thanks you so much! 🙂

  94. Và có phải khái niệm hộ gia đình, tổ hợp tác được goi chung là hộ kinh doanh cá thể?

  95. Mọi người ui cho mình hỏi 1 chu’t: Tại sao hộ kinh doanh cá thể không phải là doanh nghiệp?
    Thanks mọi người nhj`u! ^^! Best wishes!

  96. to PH: sẽ rất hân hạnh nếu mọi người biết được tên của bạn! có thể bạn cho rằng mình phê phán, nhưng đó là quan điểm của cá nhân bạn. nhưng thật tiếc khi bạn dùng cụm từ “các bạn khác”, xin cho hỏi: “các bạn khác” là những ai vầy? xin được trích lời của bạn :”Giọng điệu bạn rất “đanh thép” khi phê phán các bạn khác nên chắc phải bầu bạn làm “chỉ huy” diễn đàn này thôi” ————–>đọc xong câu này kết hợp với việc đọc xong toàn bài viết của bạn, mình nghĩ ko chỉ có riêng mình, và còn có thêm nh người khác cho rằng: bạn mới thực sự xứng đáng với vai trò “chỉ huy” (quan điểm của mình, ko tồn tại 2 từ chỉ huy trong diễn đàn này).
    để giúp bạn Henry, mình đã nêu lên 1 vài khuyết điểm của CTCP, thực ra đúng như bạn nói, những khuyết điểm đó chưa thể nâng lên tầm lý luận, tuy nhiên mình tin chắc bạn henry cũng ko cần thiết phải có thông tin mang tính lí luận quá sâu sắc như bạn nói! mình cũng hy vọng bạn bớt chút ít thời gian quý giá của bạn để chứng minh rằng những khuyết điểm của mình nói là không chính xác!
    thân!

  97. To Hưng Nguyễn,
    Giọng điệu bạn rất “đanh thép” khi phê phán các bạn khác nên chắc phải bầu bạn làm “chỉ huy” diễn đàn này thôi.
    Còn việc bạn giúp đỡ bạn Henry khi nêu ra khuyết điểm của công ty cổ phần thì đó chỉ là theo nhận xét của cá nhân bạn thôi, chưa nâng được lên hàng “lý luận” đâu.
    To luongcuong,
    Thật ra không có mẫu chung dành cho từng loại hợp đồng, tuy Bộ tư pháp có dành hẳn một hội thảo hẳn hoi về Hợp đồng nhưng vẫn không ngã ngũ. Hiện nay, mọi hợp đồng đều phải tuân thủ theo Bộ Luật Dân sự, về hình thức thì theo Điều 401, về nội dung thì theo Điều 402. Tôi nhớ không lầm thì trang web này có mẫu các hợp đồng thông dụng (tuy tôi chưa xem qua, nhưng tôi nghĩ chắc cũng ổn thì thày Hải mới post lên). Bạn sẽ sửa một số nội dung trong điều khoản về “đối tượng Hợp đồng” (thông thường đây là Điều 2 của hợp đồng). Rất tiếc, vì tôi không rõ lắm bản chất của sản phẩm mà bạn định mang ra phân chia trong hợp đồng này nên không góp thêm được ý gì. Chúc bạn soạn suông sẻ hợp đồng này.
    To Henry,
    Công ty cổ phần (Cty CP) là loại hình DN đa sở hữu, là loại hình đặc trưng của Cty đối vốn. Do tính chất này, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nó dựa trên sức mạnh kinh tế của 1 số nhóm sở hữu trong Cty. Nói cách khác, quyền lực của nó bị phân chia vào tay của 1 nhóm cổ đông nắm giữ số cổ phiếu lớn. Mặt thuận lợi trong việc huy động vốn (phát hành cổ phiếu) chính là mặt hạn chế trong việc quản lý cơ cấu Cty, bởi vì các cổ đông, chính là các chủ sở hữu Cty, dễ dàng gia nhập hoặc rút khỏi Cty.
    Còn các ý kiến của bạn Hưng Nguyễn đưa ra về các “hạn chế” của Cty CP thì tôi không có thời gian để chứng minh là thiếu cơ sở lý luận (về tài chính kế toán)và rất cảm tính (vì sai về Luật tài chính).

  98. to luongcuong: đây là diễn đàn thảo luận, ko phải là nơi chất vấn (bắt buộc ai đó phải trả lời), hiện nay cả nước có rất nhiều văn phòng luật sư, bann muốn có câu trả lời sớm thì xin mời đến đó! nhé !
    Mình cũng ko hiểu “mẫu hợp đồng phân phối sản phẩm” là cái loại mẫu j nữa? có thể bạn viết ko chính xác tên rồi! bạn là cựu SV LUẬT HN? xin cho biết điểm tổng kết cuối khóa của bạn, được ko nhi?mình thấy bạn có những câu trả lời “rất buồn cười” đấy!
    to NGOAN2210: Chỉ khi nào có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo luật doanh diệp 2005 thì cái cty TNHH đó mới đc coi là pháp nhân, khi đang chờ, thì ko thể gọi: ” xe của công ty” (cty đã được thành lập đâu mà nói thế) ———-> áp dụng BLDS thôi!ai làm ng ấy chịu. okE?
    TO HENRY: Khuyết điểm của Cty cổ phần
    • Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ.
    • Khó giữ bí mật: vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng, công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác.
    • Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty. Sự quan tâm đến lãi cổ phần này đã làm cho một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt chứ không phải thành đạt lâu dài. Với nhiệm kỳ hữu hạn, ban lãnh đạo có thể chỉ muốn bảo toàn hay tăng lãi cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân mình.
    • Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần. Lần thứ nhất thuế đánh vào công ty. Sau đó, khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổ đông.

  99. Mình nghĩ chúng ta cần một người “chỉ huy” cho diễn đàn này thôi, cư như thế này thì các câu hỏi post lên nhiều nhưng chẳng thấy người trả lời,chán quá

  100. Em có câu hỏi muốn tham khảo thầy cô và các bạn: 3 thành viên góp vốn thành lập công ty TNHH, trong thời gian chờ cấp giấy ĐKKD thì chiếc xe của công ty gây tai nạn. Hỏi ai là người chịu trách nhiệm về việc này?

  101. chúng ta cần có 1 chủ xị cho diễn đàn này nhỉ

  102. Chào các bạn. Mình là cựu SV Luật HN, minh đang rất cần mẫu hợp đồng phân phối sản phẩm. Ai có cho minh voi. Hòm thư: Luongcuong122@gmail.com hoặc nhoveem1222004@yahoo.com.vn

  103. tai sao doanh nghiep kiem toan khong duoc to chuc duoi hinh thuc cong ty co phan? cam on

    • Đối với từng loai công ty khác nhau thì sẽ được tổ chức dưới dạng khác nhau. Nhưng trong linh vực này thì phụ thuộc vào đặc thù của từng ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật quy định như vậy. Cái này nếu bạn nghiên cứu sâu hơn thì phải xem Công ty kiểm toán họ làm những gì, trách nhiệm của họ ra sao? sau khi có thực tế hoặc hỏi những người là trong lĩnh vực này thì bạn sẽ trả lời được vấn đề này thôi.

  104. vì sao ngan hang thuong mai khong duoc to chuc duoi hinh thuc cong ty hop danh? camon

  105. giúp em với, có ai trải lời hộ em : phân biệt công ty tư nhân và công ty cổ phần dduwwocj không ạh? cảm ơn nhìu nghen, em dân ngoại đạo đang phải làm môn kinh tế chính trị, vào google mà hok có thu được kết quả mà thứ 7 đã phải nộp bài rùi!
    hic hic!

  106. Chào các bạn, mình có câu hỏi mong được các bạn giải đáp giùm:
    1. Thế nào là chế định pháp luật đặc thù?
    2. Tại sao lại nói các chế định về quốc tịch tàu biển, thế chấp tàu biển, bắt giữ tàu biển, xung đột pháp luật (các chế định pháp luật trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005) là những chế định pháp luật đặc thù?
    Mình đang rất cần tìm hiểu về vấn đề này, bạn nào biết thì trả lời cho mình với nhé. Thanks!

  107. mọi người giúp e với :Doanh nghiệp A có trụ sở ở Việt Nam ký kết một hợp đồng mua bán điều hòa nhiệt độ với doanh nghiệp B có trụ sở tại Singapore. Theo hợp đồng, bên A sẽ mua của B 500 chiếc điều hòa nhiệt độ. Hợp đồng có thỏa thuận trọng tài quy định cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ do Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) giải quyết. Hai bên cũng chọn luật để áp dụng cho hợp đồng là Công ước 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế. Tranh chấp giữa A và B phát sinh khi A không thanh toán tiền cho B sau khi đã nhân được đủ số điều hòa nhiệt độ, do giá điều hòa trên thế giới giảm mạnh. A muốn thương lượng lại với B để giảm bớt giá. B không đồng ý và gửi yêu cầu lên VIAC và đến B. B từ chối không tham gia tố tụng trọng tài với lý do hợp đồng được ký kết với A là vô hiệu vì hợp đồng không do người có thẩm quyền ký. B lấy lý do là hợp đồng này do Giám đốc B ký trong khi nó cần phải được Hội đồng quản trị của B chấp thuận. Hậu quả là thỏa thuận trọng tài cũng vô hiệu.1. Công ước Viên 1980 về mua bán HHQT có áp dụng cho hợp đồng giữa A và B không?Vì sao?

    2. Thỏa thuận trọng tài được ký kết giữa A và B có vô hiệu không? Xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo luật nào? Trong trường hợp này VIAC có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này không? Giải thích

    3. Giả sử B không gửi đơn kiện lên VIAC mà lên Tòa án TP Hà Nội nơi có trụ sở chính của A, Tòa này thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này không? Giải thích

    4. Vụ việc này sẽ được giải quyết như thế nào? A có vi phạm hợp đồng không?

  108. thưa thầy! thầy trả lời giúp em “toà án hỗ trợ, giám sát trọng tài thương mại như thế nào?” ạ.
    em cảm ơn thầy!

  109. em có một câu hỏi nhờ mấy anh chị giải đáp giúp nhé: ” so sánh trùng bảo hiểm với đồng bảo hiểm”. Bọn em đang tranh cãi chuyện này, mong mấy anh chị giải giúp. Cảm ơn trước nhen. ^^

  110. Chào các bạn! các bạn có thể cho mình hỏi: Đấu giá là gì?
    Tại sao trong thương mại chỉ có đấu giá hàng hoá mà không có đấu giá tài sản? (Có phải luật không quy định thì không có đúng không?)
    Mong được cùng các bạn trao đổi về vấn đề này. Thanks!

    • hi!
      về đấu giá hàng hóa bạn đọc k1 dd185 LTM 2005, đấu giá thì dd456 BLDS2005.
      về bản chất đấu giá hàng hóa là hoạt động bán hàng, hay nói cách khác đấu giá hàng hóa cũng là mua bán hàng hóa. do đó đối tượng của của đấu giá hàng hóa phải là đối tượng của mua bán hàng hóa đã (là hàng hóa). đối tượng của mua bán hàng hóa trong thương mại là hàng hóa nên đói tượng của đâu giá thương mại phải là hàng hóa. còn đối tượng của mua bán trong dân sự là tài sản nen đấu giá trong dân sự cũng có đối tượng là tài sản.

  111. Hi!
    Mình có một vấn đề thắc mắc liên quan đến cả Luật dân sự và thương mại mong mọi người đóng góp ý kiến!
    Theo Điều 307 LTM thì trường hợp các bên ko thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, tức là quyền yêu cầu BTTH ko phụ thuộc vào có hay ko thỏa thuận trong hợp đồng mà chỉ cần đủ các điều kiện theo Điều 303 LTM.
    Tuy nhiên, khoản 3 Điều 422 LDS thì lại quy định nếu không có thỏa thuận về BTTH thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm. Tức là nếu ko thỏa thuận về BTTH thì ko phải bồi thường.
    Như vậy, có mâu thuẫn giữa 2 QUy định này ko? Nếu ko thì tại sao?^^
    Rất mong đc mọi người góp ý!

    • hi!
      đúng là pháp luật VN không thống nhất trong việc kết hợp hai loại chế tài này. LTM cho phép kết hợp còn LDS thì ko. Lí do dẫn đến sự ko thống nhất này có lẽ là do LTM thì giới hạn mức phạt vi phạm (8%) cho nên việc kết hợp hai loại chế tài này được chấp nhận, còn LDS2005 ko giói hạn mức phạt vi phạm nữa nên việc kết hợp hai loại chế tài này có thể dãn đến bên vi phạm phải trả một khoản tiền quá lớn so với thiệt hại thực tế. do đó các nhà làm LDS đã ko cho phép kết hợp nếu k có thỏa thuận

  112. Bạn nào biết chỉ dùm mình nha… : trong phần bài tập cái câu hỏi : Giám định viên phải là người có chứng chỉ hành nghề do bộ công thương cấp không?

  113. Tai sao cong ty hop danh k duoc phat hanh bat cu loai chung khoan nao? Ai giup minh voi.

    • hi!
      vì cũng giống như chủ doanh nghiệp tư nhân các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn do đó rất khó kiểm soát được tài sản dân sự của họ, do đó để đảm bảo an toàn nhà nước k cho phép hai loại hình doanh nghiệp này phát hành chứng khoán.tuy nhiên ở một số nước khác vẫn cho phép hai loại hình doanh nghiệp này phát hành chứng khoán. do đó việc cho phép hay ko là do luật quy định. cũng giống như tư cách pháp nhân vậy.nếu k cho phép luật sẽ quy định rõ là k cho phép.:D

  114. hi!!!!
    chào mọi người
    mọi người ơi cho mình hỏi một chút chút được k. Có ai biết gì về lý thuyết “vén màn trách nhiệm” không?

    Có Trường hợp nào thì Công ty TNHH phải chịu trách nhiệm vô hạn không?

  115. Các thầy cô có thể cho em hỏi về các tiêu thức để phân loại nghĩa vụ dân sự và ý nghĩa các tiêu thức đó.Em xin cảm ơn!

  116. Các bạn cho henry hỏi về những khuyết điểm của công ty cổ phần, mình đã tìm rất nhiều sách, nhưng không thấy, các bạn chỉ dùm mình, cám ơn

  117. chào diễn đàn, mình đang làm mảng doanh nghiệp mà có một vấn đề biết chắc là sai rồi nhưng không tim được căn cứ để giải quyết.
    Đó là: Một cá nhân vừa là đại diện phần vốn góp của tổ chức tại công ty cổ phần, vừa là thành viên góp vốn sáng lập ra công ty đó. Quyền lợi của người này là mâu thuẫn nhau, không chứng minh được khi họp, lấy ý kiến thì đâu là số phiếu bầu mà họ là đại diện, đâu là số phiếu bầu của họ với tư cách cổ đông sáng lập. và còn nhiều vấn đề liên quan nữa. MOng các bạn cho ý kiến nhé.

  118. Rất mong được Thầy và các bạn giúp đở
    Em xin cảm ơn thầy và các bạn, Chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe!

  119. Em kính chào thầy, Chào các bạn! hiện nay em đang nghiên cứu về loại hình Doanh nghiệp Tư nhân (DNTN) trong Luật DN 2005, Nhưng các tài liệu, sách bình luận viết về DNTN ít quá, Văn bản pháp luật quy định đối với loại hình này cũng không nhiều. Em không biết tìm tài liệu và Văn bản ở đâu nữa. Lên goolge tim rồi mà cũng chẳng thu được gì nhiều. Em mạo muội kính nhờ thầy và tất cả các bạn, ai biết các sách, tài liệu viết về DNTN và các văn bản pháp luật quy định về DNTN thì chỉ cho em với.

  120. các bạn ơi ! cho mình hỏi tí !!
    Các bạn có biết các quy định “phá vỡ bức tường TNHH” của công ty trong Luật DOANH NGHIỆP 2005 ko???
    Cám ơn các bạn trước nha !!!

  121. mình đang học phần luật đầu tư theo hợp đồng:gồm có các hình thức hợp đồng BCC,BTO,BOT,,BT.mình muốn hỏi về những rủi ro khi giao kết hợp đồng ví dụ như hợp đồng BTO?mong sự giúp đỡ từ diễn đàn,xin chân thành cảm ơn

  122. mọi người giúp mình trả lời thắc mắc này nha: người đang hưởng án treo có quyền được thành lập doanh nghiệp ko?Thanks for help!

  123. moi nguoi giup to tra loi cau hoi nay voi: neu trong hop dong mua ban hang hoa, ben mua khong giao hang dung chung loai theo hop dong thi se do luat thuong mai hay luat dan su dieu chinh?

  124. chào các bạn,mình có thắc mắc mong mọi người giải đáp giùm với:
    _1 người có thể làm giám đốc 1 lúc nhiều công ty được không?
    _cán bộ hợp đồng liêu có được thành lập.quản lý doanh nghiệp được không?
    cám ơn mọi người nhiều

    • Nếu một người hiện đang là giám đốc hoặc tổng giám đốc của một công ty cổ phần thì sẽ không được làm giám đốc của công ty khác, đối với doanh nghiệp tư nhân cũng vậy, còn ngoài ra thì một người hoàn toàn có thể làm thành lập và quản lý nhiều công ty.
      – nếu một người đang làm hợp đồng trong cơ quan nhà nước thì về nguyên tắc chưa phải là cán bộ theo quy định của luật cán bộ, công chức nên đương nhiên có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp.
      0972.883.986. Xin phục vụ!

  125. to :ngocduong
    thanks bạn vì còn nhớ tới mình.thời gian rồi mình có chút việc cá nhân,mình sẽ quay trở lại học tập thảo luận với các bạn.cùng cố gắng nhé.hì hì

  126. ko co ai giúp mình dc a` ngày kia mình có bài ktra rq hu hu hu

  127. to xelu: mời bạn đọc điều 81, 84 87 89 90 91 Luật doanh nghiệp 2005 ! oko? Thi chưa? mấy điểm?

  128. to dori: ko hiểu điều 166 chỗ nào? kiếm mấy cái nghị định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đọc xong là hiểu liền!

  129. to dori: cổ phần hóa DNNN là việc chuyển DNNN từ chỗ nó chỉ thuộc sở hữu của nhà nước thành CTCP thuộc sở hữu của nhiều cổ đông. Cổ phần hóa thực chất là bán một phần hoặc toàn bộ DNNN thông qua hình thức bán cổ phần của doanh nghiệp

  130. Đây là một diễn đàn bổ ích, xin cảm ơn những người quản trị WEBLOG này
    http://thanhai.wordpress.com

  131. Chào tất cả mọi người mình thấy diễn đàn rất hay có thể trao đổi học tâp về bộ môn luật-mình mới tham gia diễn đàn này mình rất mong Thầy giáo &các bạn góp ý về bộ môn luật này nhé!rất cảm ơn các bạn (o..o)
    Mình có bài tập nay` hơi mắc mong thầy và các bạn xem và cho mình ý kiến nhé!
    Cty cổ phần A được chuyển đổi từ Cty TNHH B vào 2005 kinh doanh trong dịch vụ du lịch và khách sạn có vốn điều lệ là 1,5 tỷ đồng.,cổ phần phát hành là 15.000 cp. mệnh giá là 100.000 đồng và 100% cp đươc bán hết cho cán bộ cty.
    tháng 3/2005.Cty triệu tâp hôi đòng cổ đông đầu tiên 150 cổ đông (100%) là cổ đông của cty và là can bộ trong cty & đã bầu ra Hội Đồng quản trị gồm 7 người và thông qua điều lệ.bầu bà H làm chủ tich hội đong quản trị kiêm giám đốc cty.trong quá trình hoạt động hội đồng đã quýết định chia cổ tức 1lần cho các cổ đông.Thang 8 năm 2008 họi đồng quản trị đã quyết định mua các thiét bị chuyên dụng trị giá 2,5 tỷ đồng nhằm phuc vụ hoạt động kd của cty (tông trị giá tài sản của ctty tại thời điểm này theo sổ sách kế toán la` 4 tỷ đồng ).
    Nhằm phát hành thêm cổ phần mới tăng vốn & sủă đổi điều lệ và thông qua báo cáo tài chính 2007 và kế hoạch kd năm 2008. cty cp A triệu tập HĐCĐ lần 2. Do cty có nhiều đvị trực thuộc lên năm 2008 HĐQT (quản trị) gửi cho qlý trưởng các đơn vị KD thông báo về kế hoạch cuộc họp ĐHCĐ.yêu cầu mỗi đvị kd cử 1 người đi dự và 1 bản dự thảo đièu lệ sủă đổi mới của cty., để các đơn vị kd thảo luận trước.
    Tại cuộc họp ĐHỘI ĐCĐ chủ tịch HĐQT chủ toạ cuộc họp đọc báo cáo tổng kết 2007 phuơng hương 2008 và điêu lệ sử a đổi kế hoạch phát thêm cổ phần mới và tiến hành lấy biểu quyết về vấn đè nêu trên.
    Theo nghị quyết công bố tại cuộc họp biểu quyết thông qua vốn điều lệ cty nâng từ 1,5 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng tát cả cổ phiếu dc bán cho nội bộ cho các cổ đông trong cty.ccổ đong mua thêm số cổ phiếu cao nhất bằng hoặc nhỏ hơn số cổ phần hiện có của CĐ theo t ỷ lệ 1:1 mỗi thành viên HĐQT dc mua thêm cổ phiêu tương đương 6% vốn đièu lệ.BẢN ĐIỀU LỆ CÓ 1 SỐ ĐIỂM MỚI:
    -Đại HĐCĐ OR ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CỔ ĐONG LÀ CQ QĐỊNH CAO NHẤT CỦA CTY A.
    -TIÊU CHUẨN CỦA THANH VIÊN HĐQT PHẢI SỞ HỮư 6% TỔNG SỐ VỐN ĐIÈU LỆ TRỞ LÊN.
    -TRUỜNG HỢP CTY TỔ CHỨC ĐAI HỘI ĐẠI BIỂU CĐ THÌ CĐ SỞ HỮU ÍT NHẤT 1% VỐN ĐIÈU LỆ.CÁC CỔ ĐÔNG KHÁC TỰ THÀNH NHÓM DỂ CÓ PHIÉU DỦ TIÊU CHUẨN 1% VỐN ĐIÈU LỆ CỬ NGƯỜI ĐI HỌP.
    Do bất đòng với HĐQT trong đièu hành qlý cty,ko đồng ý với kế hoach phat hanh cp mới và bản diều lệ sửa đổi năm 2008 1 nhóm 10 cổ đong cty cp A đã gửi đơn lên toà án nhân dân tỉnh Q kiện HĐQT cty cp A về vấn đè sau:
    1.HĐQT CTY CP A ĐÃ HOẠT ĐỌNG KO ĐÚNG THẨM QUYỀN VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ CTY CỤ THỂ LÀ:
    -KO TIẾN HÀNH HỌP ĐẠI HĐCĐ VÀ KO THÔNG QUA BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2005, 2006.
    -TIẾN HẦNH CHIA CỔ TỨC KO THÔNG QUA ĐẠI HĐCĐ.
    -TỰ Ý MUA SẮM TÁI SẢN LỚN KO THUỘC GTRI lớnTHẨM QUYỀN.
    2.HĐQT ĐÃ TRIỆU TÂP VÀ TIÊN HÀNH VÀ THONG QUA CÁc QUYẾT ĐỊNH TẠI ĐẠI HỘI ĐỒNG CĐ2008.
    3. BẢN ĐIÈU LỆ MỚI CÓ NHIÈU QUI ĐỊNH TRÁI VỚI LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 VI PHAM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CÁC HỘI ĐÒNG PHỔ THÔNG CỦA CTY
    TRÊN CƠ SỞ ĐÓ NHÓM CỔ ĐONG TREN DÃ YÊU CẦU TOÀ ÁN BÁC BỎ KẾT QUẢ TẠI CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐÔNG CĐ 2008 VÀ BẢN ĐIỀU LỆ MỚI CỦA CTY.

  132. Chào Thuỷ mình cũng đang mắc câu hỏi # bạn đó? thưa thầy co’ thể giúp bọn em được ko ạ?em xin chân thành thanks a!

  133. hi, cho mình hỏi” cổ phần hóa là gì?”

  134. chào mọi người!
    mình không hiểu lắm về điều 166 luật doanh nghiệp. giải thích dùm mình với!

  135. Hi ! moi nguoi

    Toi dang co van de, muon tim hieu ve linh vuc thue cho tai chinh. neu cac ban am hieu hieu ve van de nay xin vui long chi giup

  136. chào mọi người, giúp tớ giải đáp câu này với,đó là phân biệt giữa chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ phần trong công ty cổ phần,tớ bí rị,sắp thi ồi

  137. Hik…Ko ai giải đáp giúp mình àh

  138. wên mất, mình còn một vấn đề cần các ban giúp nầ đó là phân biệt 2 loại chế độ trách nhiệm hữu hạn và chế độ trách nhiệm vô hạn. Mình muốn tìm tàid liệu về vấn đề này , các bạn có thể chỉ giùm mình được không.

  139. chào thầy và các bạn, lâu rồi mình khôngtham gia diễn đàn, không ngờ diễn đàn ngày càng sôi nổi ha. Tớ có câu hỏi muốnn tham khảo ý kiến mọi người: Dựa trên những tiêu chí nào để phân biệt các loại hình doanh nghiệp? ngoài các tiêu chí cơ bản như: tư cách pháp lý, chế độ trách nhiệm, cơ cấu tổ chức ra còn có tiêu chí nào nữa ko? Thanks!

  140. Mình muốn hỏi chút các bạn giúp mình nhé. Vụ công ty Hồng Phát và công ty DHL chắc ai cũng biết fải ko ?? Trong trường hợp đó thì công ty Hải Long có phải chịu trách nhiệm gì về pháp lý ko ??? Và nếu giả sử là trên bill ghi người nhận là công ty Hải Long thì trách nhiệm của công ty Hải Long lúc đó ra sao nếu muốn giữ lại phong thư đó..

  141. Chào tất cả mọi người!
    Mình rất vui được tham gia vào diễn đàn
    Mình có một câu hỏi rấ mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người:
    ” Khi tiến hành thủ tục phá sản công ty H, phát hiện công ty M- 1 con nợ của công ty H đang có dấu hiệu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và đã có hành vi tẩu tán tài sản nên thẩm phán phụ trách vụ phá sản công ty H theo đề nghị của tổ quả lý thanh lý tài sản đã quyết định kê biên tài sản của công ty M nhằm bảo toàn tài sản của công ty H. Vậy, việc kê biên tài sản của công ty M có phù hợp với luật phá sản ko? Vì sao? “

  142. mình lại có 1 câu này muốn hỏi các bạn. k3đ45 quy định phần vốn góp của thành viên được cty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Đ44, 43 trong các TH sau:
    1. Người thừa kế ko mún trở thành thành viên cty
    2. Ng dc tăng cho ko dc HĐTV chấp nhận làm thành viên
    3. Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản.
    Như vậy, có phải là những TH này sẽ có quyền yêu cầu cty mua lại phần vốn góp của mình ko bỏ phiếu ko tán thành với quyết định của HĐTV khi tổ chức lậi cty… ah???

  143. theo mình thì 2 vấn đề này là hoàn toàn khác nhau.
    1. ĐHĐCĐ bầu thành viên HĐQT thì có thể trong đó có cả GĐ nhưng cũng có thể ko vì Đ116 quy định HĐQT bổ nhiệm 1 người trong số họ hoặc thuê ng khác làm GĐ đc mà, đau nhất thiết thành viên HDQT là GĐ đâu
    2. Kể cả trong trường hợp GĐ là thành viên HĐQT thì họ đc ĐHĐCĐ bầu với tư cách là thành viên HĐQT, còn việc bâầ ai làm GĐ là quyền của HĐQT mà

  144. cám ơn câu trả lời của bạn bia nghe,
    mình muốn hỏi các bạn về thắc mắc này;trong công ty cổ phần,trong điểm c,khoản 2,điều 96,luật doanh nghiệp 2005có quy định là:đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ sau đây:bầu ,miễn nhiệm, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị(có cả giám đốc ,tổng giám đốc),thành viên ban kiểm soát.
    và trong điểm h,khoản 2 ,điều 108 luật doanh nghiệp 2005 có quy định;hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ sau :bổ nhiệm . miễn nhiệm,cách chức,ký hợp đồng chấm dứt hợp đồng với giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý quan trong khác do điều lệ công ty quy định….
    như vậy thì việc bổ nhiệm của hdqt liệu có giá trị pháp lý cao hơn so với việc đại hội cổ đông bầu ra giám đốc ,tổng giám đốc hay không?nếu hội đồng quản trị mà bổ nhiệm được giám đốc ,tổng giám đốc rồi mà không được đại hội đồng cổ đông thông qua thì có giá trị pháp lý k?
    theo mình thì nếu dhdcd đã bầu ra hội đồng quản trị thì hdqt có thể độc lập bổ nhiệm ,miễn nhiệm giám đốc,tổng giám đốc nhưng nghĩ lại thì đại hội đồng cổ đông là có quyền cao nhất,tất cả mọi quyết định phải được nó thông qua..
    hic ,rắc rối tthật.mình muốn nghe ý kiến của các bạn về vấn đề này như thế nào

  145. ui xin lỗi mình đánh nhầm nick.hic
    to youkhanga:cám ơn bạn về câu trả lời nhé

  146. to bia:cám ơn bạn về câu trả lời nhé.
    to:rose.
    mình nghĩ ưu điểm của việc thành viên hội đồng quản trị không phải là cổ đông của công ty sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra cơ chế hài hòa,hạn chế tối đa pháp sinh mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nhóm cổ đông nắm giữ nhiều vốn và ít vốn trong công ty.quyền lợi của cổ đông nhỏ sẽ được dảm bảo,còn về nhược điểm thì mình cũng đồng ý với ban bia,nhưng theo mình nghĩ thì thành viên hội đồng quản trị độc lập không có cổ phần trong công ty nhưng họ là những người được thuê,do vậy tất nhiên họ phải làm tốt công việc của mình,hết lồng với công việc của mình ,nếu như không muốn bị sa thải.trừ phi họ bị mua chuộc và cái giá qua cao khiến họ không thể không chấp nhận,hic

  147. 1 vấn đề nữa là cô Vân Anh bảo người “quản lý” theo Điều 13 là “người quản lý doanh nghiệp” theo điều 4 đấy các bạn ah

  148. chào róe. T nghĩ việc thành viên HĐQT không phải là cổ đông của công ty là giúp cho công ty có thể kinh doanh tốt hơn vì nhiều khi những người góp vốn thành lập công ty chưa chắc đã có khả năng kinh doanh tốt. Nhưng có thể, người được thuê đó, vì lợi ích của mình họ có thể thực hiện những hành vi gây hại cho công ty. Tất nhiên là họ không hề muốn. Nhưng nếu họ là cổ đông cty thì có thể họ có thể lựa chọn một giải pháp khác. nưhng vì họ không phải là cổ đông của công ty nên khi công ty bị thua lỗ thì họ cũng không phải chịu thiệt hại j. T nghĩ vậy. CÒn bạn nào cho ý kiến j nữa không? Sắp thi rồi đấy các bạn ah. Nên ai có ý kiến j thì cho ý kiến nhânh nhanh lên nhé!

  149. còn câu hỏi của saomai thì chãc giờ bạn trả lời được rồi phải không? Đau lòng làm sao khi chúng ta không được mang luật vào phòng thi. Mà tớ vừa mới hỏi thầy Đông, thầy bảo phần cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thì các bạn nên chú ý. Còn phần chuyển công ty NN thành công ty TNHH thì chỉ cần đọc qua cho biết. Nhưng các bạn phải nhớ là nó nằm trong văn bản nào đấy nhé!

  150. mình muốn trả lời tiếp câu hỏi của Na_rule đc ko nhi?
    theo mình, trong trường hợp này đúng là A phải chia lợi tức cho B. Chỉ có trong trường hợp A chứng minh được tiền 10% đó là của A thì B sẽ phải trả tiền cho A theo quy định của Luật Dân sự thôi, nghĩa là cung phải trả lãi… Mình nghĩ vậy đó

  151. Hi ngocduong!!
    – Những công dân là cán bộ, công chức, là sĩ quan,hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan đơn vị thuộc quan đội nhân dân ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân ; cán bộ lãnh đạo, quản lí nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước không có quyền thành lập doanh nghiệp để kinh doanh,vì: họ là những người đang đảm nhiệm công việc công , có công việc ổn định thường xuyên, họ đã được trả lương để đảm bảo đời sống, họ phải tận tâm và hết lòng phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân nên không có thời gian thực hiện hoạt động kinh doanh mang tính chất “ công việc tư” nữa. Pháp luật quy định những người này không được quyền thành lập doanh nghiệp là để tránh sự lạm quyền, nhâp nhằng giữa công việc chung với việc tư, ngăn ngừa khẳ năng vì tư lợi mà lạm dụng quyền hạn của mình để làm phương hại đến lợi ích chung của xã hội.
    – Người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, không thể làm chủ được hành vi của mình, do đó không thể thành lập doanh nghiệp để kinh doanh được vì họ không có khả năng bằng hành vi của mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
    – Người đang bị truy cứu TNHS hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù cũng không được phép thành lập doanh nghiệp để kinh doanh, vì quyền tự do của họ đã bị tước hoặc có thể bị hạn chế, họ ở trong tù thì khó thực hiện các hoạt động kinh doanh.
    – Các cơ quan nhà nước, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được sử dụng tài sản và công quỹ để thành lập công ty kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình bởi những tổ chức này đã được hưởng ngân sách để thực hiện chức năng, nhiệm vụ mang tính chất công, các tổ chức này không có chức năng kinh doanh.

  152. chào mọi người!mình thấy diễn đàn quả thật rất sôi nổi.
    to chikn:lâu rùi bạn không tham gia diễn đàn thì phải ,mình thấy những ý kiến của bạn rất thuyết phục.
    Mình có 1 câu muốn hỏi mọi người.đó là tại sao những cá nhân ,tổ chức trong khoản 2 điều 13 luât dn 2005 lại không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp?

  153. chào thầy ,chào mọi người,
    em có vấn đề này mong mọi ngườ giúp đỡ
    những ưu và nhược điểm của việc thành viên hội đồng quản trị không phải là cổ đông của công ty.cám ơn mọi người nhiều

  154. chào thầy ,chào các bạn:
    em có vấn đề này mong mọi người giúp đỡ.
    những ưu và nhược điểm của việc thành viên hội đồng quản trị không phải là cổ đông của công ty cổ phần.
    cám ơn mọi người nhiều!

  155. Chào mọi người!Rất vui được gia nhập diễn đàn! Mọi người có thể giúp tôi tình huống này được ko?
    Ông A mua 800 con gà giống tại 1 đại lý B ở Đà Nẵng với tổng giá thành là 3tr đồng. Được biết B làm đại lý cho CTCP C có trụ sở chính tại Hà Nội. CTCP C có hứa gà sẽ đẻ trứng sau 4 tháng nuôi bình thường. Quá 6 tháng kể từ ngày mua, đàn gà nhà ông A vẫn chưa đẻ trứng, thiệt hại của ông lên tới 50tr. Hỏi: Ông A có thể khởi kiện CTCP C hay ko? Nếu có thì kiện ở đâu?
    Ý kiến cá nhân tôi:
    _Theo điều 166 LTM2005 thì đại lý sẽ kí hợp đồng với khách hàng nhân danh chính mình.
    _Nhưng theo khoản 2 điều 173 LTM 2005 thì bên giao đại lý – ở đây tức là CTCP C sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa mình giao.
    _Khi ông A mua hàng là mua theo lời “Hứa” của CTCP là gà sẽ đẻ sau 4 tháng, nhưng mua lại mua tại đại lý ở Đà Nẵng. Vậy ông A có thể kiện ai?
    Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người!

  156. chao ca nha. Thong cam nha vietkey nha minh hong mat roi. Moi nguoi cho to hoi thi mon nay van dap co duoc mang Van ban phap luat vao ko nhi?

  157. Chào các bạn! Tôi nghĩ tình huống cua Na-rule đưa ra rất thực tiển đúng như chaulevan noi, nhung co le Na-rule “sang tac” thêm câu hỏi đầu hoặc là ban ấy lấy một bài tập trên lớp ra hỏi rồi. Tôi có hai ý về tình huống của Na-rule như sau :
    1/ Trong trường hợp này ông A có thể thuộc một trong 8đối tượng bị cấm thành lập quản lý doanh nghiệp theo quy định tại điều 10 luật DN 1999 (vì Công ty thành lập năm 2000) nhưng vẫn có quyền góp vốn theo quy định tại k1, k2 điều 11 luật DN 1999
    Do đó >> A phải nhờ B thành lập DN hộ mình.
    2/ Tôi tán thành quan điểm của chauvanle là
    Về mặt pháp lý, người em rể là thành viên chính thức của công ty, việc đòi chia lợi nhuận này không có gì trái luật. Tuy nhiên nếu đứng ở góc độ một luật sư bảo vệ quyền lợi của ông A thì tôi cho rằng mình cần bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình chứ (vì tiền thành lập DN tất cả suy chop cùng đều là của A ). Có thể giải quyết theo 2 trường hợp như sau:
    a/ Nếu a là đối tượng thuộc khoản 8 điều 10 và thuộc khoản 2 điều 11 Luật DN 1999 thì đến thời điểm tranh chấp (năm 2007) A có thể tự mình thành lập và quản lý DN Theo luật DN 2005)nên có thể rút vốn và thành lập DN mới để không phải phụ thuộc vào em rể nữa do đó chỉ phải chia lợi nhuận một lần rồi thôi.
    b/ Nếu ông A không phải là đối tượng kể trên (câu a) mà thuộc vào những đối tượng bị cấm thành lập quản lý DN khác thì đành pó tay. Khi nào còn muốn duy trì công việc kinh doanh của mình thì A còn phải chịu chia lợi nhuận dài dài. Đó là tất yếu và hợp pháp mà phải không!
    Đó là quan điểm của tôi với vai trò là một luật sư của A thôi! Còn nếu là một luật sư của B hoặc thẩm phán thì tui nghĩ chúng ta có mot chủ thể khác nhau để bảo vệ, lúc đó mọi chuyện lại khác!

  158. Tình huống của Na-rule đưa ra là một tình huống thực tiễn khá thú vị và có thể có rất nhiều trong thực tế thành lập và hoạt động của các công ty TNHH ở VN.
    Mình chỉ nêu 2 ý thế này:
    – Thứ nhất, về mặt pháp lý, người em rể là thành viên chính thức của công ty, việc đòi chia lợi nhuận này không có gì trái luật.
    – Thứ 2, A nên nghiên cứu kỹ hơn về các quy định của pháp luật về công ty TNHH để tránh tình huống khó xử này về sau. Theo Luật DN 2005 cũng không phải là không có cách giải quyết thỏa, nhưng các bạn nên tự nghiên cứu đi.

  159. Dù sao cũng cám ơn PH đã góp ý! Mình xin đính chính lại tình huống và Câu hỏi như sau:
    Ông A có một người em rể là B, năm 2000 A thành lập một công ty TNHH và nhờ B đứng tên thành lập công ty, còn A chỉ với vai trò là thành viên góp vốn với số vốn sở hữu là…90% vốn điều lệ của công ty, B chỉ sở hữu 10% vốn điều lệ, nhưng thực chất 10% vốn mà B đang sở hữu cũng là… tiền của A nốt. Năm 2007 thấy tình hình làm ăn phát đạt B xin chia lợi nhuận. A không đồng ý nhưng không biết phải làm sao?
    Hỏi: Tại sao A phải nhờ B thành lập Công ty mà không tự mình thành lập và quản lý? (Chú ý: Công ty thành lập năm 2000; và phải giải thích trên cơ sở quy định của luật)
    Nếu bạn là một luật sư bảo vệ cho quyền lợi của A bạn sẽ tư vấn cho A những gì để bảo vệ được quyền lợi của thân chủ của mình?
    Đây là một tình huống Na-rule đọc được trên một diễn đàn, không phải “sáng tác”, Bạn nào có quan tâm xin cùng thảo luận nhé!

  160. PH mến! Tôi không có ý tranh luận vấn đề về góp ý của bạn nhưng tôi không hiểu là bạn ác cảm với cách dùng thuật ngữ của tôi mà cho rằng tình huống lũng cũng và chi tiết không rỏ ràng nhỉ? Công ty TNHH mà có một người sở hữu 90% vốn điều lệ và người còn lại sở hữu 10% vốn và giữ luôn quyền điều hành thì hỏi xem nó thuộc loại công ty TNHH gì đây PH? công ty TNHH có 2 loại hà PH ơi! Như vậy chẳng phải quá rỏ ràng sao?có gì đâu mà phải “cố gắng đọc”?
    PH mến! trong thời đại này mà PH còn thủ tục quá! Đối với chúng tôi, tình huống là thực tiển, thấy hay thì mình bàn để mà học tập rút kinh nghiệm, chớ phải đợi ” cái hội đồng gì đó của bạn biên soạn” mới được đem ra để bàn luân thì chắc không biết chuyện gì xảy ra khi anh sinh viên đó ra làm việc ngoài thực tế nhỉ?lý luận chỉ là một màu xám còn Cây đời thì mãi xanh tươi mà phải không PH , Tình huống chớ đâu phải Văn bản quy phạm pháp luật đâu mà phải tuân theo một quy trình gắt gao thế Tai PH nói “để có hồ sơ tình huống cho SV tham khảo, phải do Hội Đồng khoa học biên soạn, tổ bộ môn cũng không được phép biên soạn hoặc chỉnh sửa” đó mà!( tôi nghĩ nó không còn là tình huống nữa mà giống như quy trình tạo ra một văn bản pháp luật mất rồi!

  161. Chào Na-rule,
    Cho phép tôi có ý kiến về tình huống của bạn nêu ra để các bạn khác suy nghĩ.
    1/ Cách nêu tình huống rất lủng cũng, các chi tiết không rõ ràng mặc dù cố gắng đọc thì người ta vẫn hiểu bạn đang nói về loại hình công ty TNHH nào và HĐTV gồm những ai. Nhưng câu hỏi (hay cách đặt vấn đề) của bạn chưa rõ và bạn cũng không nên sử dụng từ ngữ kêu như (in house counsel chẳng hạn). Ở ĐH bạn theo học như thế nào tôi không biết, nhưng thông thường, để có hồ sơ tình huống cho SV tham khảo, phải do Hội Đồng khoa học biên soạn, tổ bộ môn cũng không được phép biên soạn hoặc chỉnh sửa. Do đó, theo tôi, nếu bạn có những vướng mắc trong học tập thì mang ra để cùng nhau bàn bạc trao đổi, tốt hơn là đi “sáng tạo” ra những tình huống như thế.
    2/ Về tình huống bạn nêu: Bạn cần tham khảo Luật LS để biết rằng 1 LS tư vấn cho DN thì không được tư vấn cho 1 khách hàng chống lại một khách hàng (ở đây cả A & B được bạn giả định đều là thành viên của một công ty và LS là LS tư vấn cho công ty nên cả A & B đều là khách hàng của LS).
    PS: Tuy tôi đang tham gia công tác giảng dạy và đồng thời làm công tác tư vấn nhưng tôi không thích dùng từ “in house counsel”, vì tại VN chưa có người làm công việc đúng với từ đó. Nếu các bạn còn là SV thì cũng không nên tập sử dụng những từ ngữ “kêu” như thế! Đơn giản nên dùng LS tư vấn như Luật đã quy định.

  162. chào các bạn! Mình có tình huống này hay hay xin được nêu ra để các bạn cùng bình luận trao đổi xem thế nào nhé:
    Ông A có một người em rể là B, năm 2000 A thành lập một công ty TNHH và nhờ B đứng tên thành lập công ty, còn A chỉ với vai trò là thành viên góp vốn với số vốn sở hữu là…90% vốn điều lệ của công ty, B chỉ sở hữu 10% vốn điều lệ, nhưng thực chất 10% vốn mà B đang sở hữu cũng là… tiền của A nốt. Năm 2007 thấy tình hình làm ăn phát đạt B xin chia lợi nhuận. A không đồng ý nhưng không biết phải làm sao?
    Hỏi: A thuộc vào trường hợp gì mà lại phải nhờ B đứng tên thành lập công ty TNHH trên mà không tự mình đứng tên thành lập? (Chú ý: Công ty thành lập năm 2000; và phải giải thích trên cơ sở quy định của luật)
    Nếu bạn là một “IN-HOUSE COUNSEL” của công ty đó bạn sẽ tư vấn như thế nào để A có thể đối phó với yêu cầu của B?

  163. thanks PH nhe! Vấn đề về khái niệm”giao dịch tư lợi” thì mình không thắc mắc nữa, Nhưng mà mình muốn tìm các bài bình luận từ sách, báo, tạp chí về vấn đề này để hiểu sâu hơn, có bạn nào đã đọc qua về vấn đề này ở đâu đó trên các sách bình luận, tạp chí xin chỉ mình với.

  164. danh sách doanh nghiệp thực hiên cổ phần hóa có thể tìm ở đâu ai biet giup voi

  165. Em chào Thầy! Chào các Ban. Thầy và các bạn có thể chỉ giúp cho em Quy định của Pháp luật về điều kiện, thủ tục để Công ty cổ phần được Vay vốn ngân hàng cũng như vay vốn từ cá nhần, tổ chức không ạ! Em tìm rồi mà không thấy cơ sở pháp lý ở đâu cả. Mọi người chỉ giúp Em với ạ!huhu

  166. Chào Na-rule,
    1/ Về khái niệm giao dịch tư lợi: Khoa học pháp lý gọi “giao dịch tư lợi” là các giao dịch mà trong đó có thể sẽ chứa đựng khả năng xung đột về quyền lợi. Ở những giao dịch này, quyền lợi của doanh nghiệp (DN), của cổ đông, hoặc của chủ nợ DN có nguy cơ bị xâm hại do các chủ thể thiết lập giao dịch với DN là “người liên quan” của DN. Những người liên quan này trực tiếp có quyền quyết định thiết lập các giao dịch hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định đó nên họ có khả năng thu lợi riêng cho cá nhân từ việc thực hiện các giao dịch đã thiết lập, nếu không có sự kiểm soát cần thiết. Điều 17 Luật DN năm 2005 có định nghĩa “người có liên quan”. Chẳng hạn, Giám Đốc DN ký hợp đồng giao dịch với vợ của mình (thì vợ ông ta là người liên quan),….
    Các giao dịch tư lợi có thể được kiểm soát bằng một trong hai cách:
    -Mang tính cấm đoán: cấm những người có liên quan của DN thực hiện giao dịch mà ở đó người quản lý DN có lợi ích.
    -Cho phép thiết lập và thực hiện giao dịch tư lợi, nhưng phải tuân thủ các quy định chặc chẽ hơn các giao dịch thông thường.
    Luật DN năm 2005 đã điều chỉnh theo cách thứ hai.
    Bạn có tham khảo trong các chương nói về Công ty TNHH 2 TV trở lên và Công ty CP. Xem kỹ Điều 47 và Điều 104.
    2/ Về tài liệu tham khảo: bạn xem kỹ Luật DN năm 2005 và Nghị Định 139/2007/NĐ-CP. Nếu giáo trình của ĐH bạn đang học không có phần này thì đáng tiếc vì tôi không giúp gì thêm tài liệu cho bạn. Giáo trình mà tôi dùng cung cấp cho bạn các khái niệm trên chỉ lưu hành nội bộ và không bán ra ngoài.
    PH

  167. Xin chào các bạn!
    Mình có máy vấn đề nan giải quá, Nhờ các bạn tư vấn giúp mình với!
    Bạn nào biết khái niệm “giao dịch tư lợi” là gì xin chỉ mình với! (Mà giao dịch tư lợi trong pháp luật doanh nghiệp í nhe, không phải giao dịch tư lợi trong công ty Nhà nước à).
    Tiện thể cho mình hỏi muốn tìm tài liệu về vấn đề trên phải tìm ở đâu? sách gì/ Các bạn chỉ cho minh với! Rất cảm ơn!

  168. chikn thân mến, thấy bạn rất quan tâm đến cty Hợp Danh. Mình muốn đưa ra vđ chúng ta cùng bàn luận:

    Công ty hợp danh là 1 hình thức cty đặc biệt nhất trong các loại hình công ty LDN2005. Vì nó vừa có tư các pháp nhân vừa phải chịu trách nhiệm vô hạn( đối với thành viên hợp danh).
    Tại sao PL VN công nhận tư cách pháp nhân cty hợp danh? Ngân hành thương mại, cty đầu tư chúng khoán ko được tổ chức theo hình thức công ty hdanh này!!!
    Thân.

  169. Chào thanh huyen
    Bạn làm đề 3 Bài tập kì LTM đúng ko? Nếu nghiên cứu kỹ LDN bạn sẽ xử lý được những câu hỏi đó!
    Hoàn thành bài tập tốt nhé ^^

  170. ko ai ho minh a thay oi giup em voi

  171. Xin chào thầy cô và các bạn!!!
    góp vốn vào công ty khi đang hoạt động thì trong doanh nghiệp ai là người đứng ra định giá tài sản góp vốn?
    và khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp thì việc định giá tài sản góp vốn vào công ty như thế nào?
    trong luật DN năm2005 quy định những vấn đề chung cho việc định giá tài sản cho công ty thôi
    rất mong hồi âm của thầy cô và các bạn
    chân thành cảm ơn!!!

  172. thầy và các bạn cho mình hỏi ngoài những quy định o LDN ra về thủ tục trình tự chấm đứt hoạt đọng doanh nghiệp ra con có những văn bản hương dẫn nào khác không. minh đang rất cần mong mọi người giúp đõ sớm. cám ơn nhiều/

  173. Mọi người ơi cho mình hỏi nhé! Một CTCP chào bán cổ phần (bao gồm cổ phần phổ thông và một số các loại cổ phần ưu đãi khác) là 20.000 cổ phiếu tương ứng với vốn điều lệ là 2 tỷ (1 tỷ tương ứng với số cổ phần phổ thông, còn 1 tỷ còn lại là giá trị của các cổ phần ưu đãi khác). Bây giờ cổ đông sáng lập chỉ đăng ký mua và thanh toán số cố phần phổ thông tương ứng với 1 tỷ đồng. Vậy thế còn 1 tỷ đồng chưa được mua và thanh toán trong số 2 tỷ đồng vốn điều lệ của công ty ấy, thì bây giớ công ty sẽ phải làm thế nào? Mọi người giải đáp hộ mình với nhé, thanks mọi người!!!

  174. Chào mọi người nè! Em có một vấn đề cần thắc mắc là: Trong LDN không có quy định cụ thể về Cổ phiếu kí danh và Cổ phiếu vô danh! Vậy cho em hỏi là việc một cổ đông của CTCP muốn chuyển nhượng phần cổ phần (bao gồm cổ phiếu ký danh và cổ phiếu vô danh)của ông ta cho người khác thì thủ tục chuyển nhượng 2 loại cổ phiếu này có giống như việc chuyển nhượng các cổ phiếu khác (cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phổ thông,…) được quy định trong LDN không ah? Và việc chuyển nhượng 2 loại cổ phiếu này có giống nhau không?
    Mong thầy và các bạn giải đáp hộ em ah! Em cảm ơn rất nhiều!!!

  175. Chào thầy!!!!!!!!!!
    Thầy có thể giúp em được không a!
    Điều lệ công ty TNHH có thể quy định:” Mọi thành viên công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty” Nếu quy định như vậy có trái pháp luật không a? và vì sao?
    Mong thầy và các bạn giúp đỡ!!!!!!!!!!!!(*)

  176. Gửi bạn Lê Thành Trí,
    Sao bạn không vào mục Q/A để nêu thắc mắc của bạn nhỉ? Khi ấy sẽ được thày Hải giải đáp có hơn không? Vào diễn đàn này thì không được giáo viên “xịn” giải đáp đâu!
    -Muốn xác định một giao dịch có vô hiệu hay không, bạn phải xác định quan hệ pháp lý của nó là gì, chủ thể của các bên như thế nào, đối tượng của giao dịch có bị PL cấm giao dịch hay không.
    -Căn cứ của bạn chỉ có Luật thương mại là vừa thừa và vừa thiếu đấy! Mọi giao dịch DS đều phải dựa vào Luật nội dung là Bộ Luật DS năm 2005, kể cả khi chủ thể các bên là pháp nhân. Khi giải quyết tranh chấp, nếu trong luật chuyên ngành không có điều khoản điều chỉnh thì bạn sẽ áp dụng PL như thế nào? Trong trường hợp này là giao dịch DS mà sao lại không sử dụng luật nội dung?
    -Khi bạn nhờ người khác môi giới để tìm khách hàng cho mình, trong khi đối tượng (để môi giới) lại chưa hoàn chỉnh về mặt hình thức (theo quy định của Luật chuyên ngành) thì giao dịch đó như thế nào nếu như người môi giới đó môi giới được (có khách hàng thuê)? Bản thân bạn đặt câu hỏi nhưng dường như bạn đã “lờ mờ” thấy vấn đề, tôi có cảm tưởng như bạn đang muốn được “cũng cố lòng tin” ở các câu trả lời!
    PH

  177. Chào bạn Huongduong, Thanhhuyen,
    -Khái niệm về vốn góp: hiểu nôm na là trị giá vốn mà các thành viên (TV) của một Công ty (TNHH hoặc hợp danh)sẽ góp vào. Phần vốn góp là tỉ lệ của vốn góp của từng TV chiếm trong tổng số vốn góp của công ty đó.
    Sở dĩ có hai khái niệm như trên vì có liên quan đến việc biểu quyết (đối với công ty TNHH) về các vấn đề quan trọng của công ty TNHH như: bầu Chủ tịch HĐTV, biểu quyết để kiểm soát giao dịch trong trường hợp Công ty có các giao dịch lớn hoặc các giao dịch dễ phát sinh tư lợi,… không theo sự thống nhất của các TV mà theo tỉ lệ vốn góp của TV.
    -Đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các bạn tham khảo Nghị Định 139/2007/NĐ-CP và Nghị Định 108/2006/NĐ-CP, trong đó nội dung mà bạn thắc mắc như sau, nếu có vốn đầu tư của nước ngoài (NN) dưới 49% vốn điều lệ thì xem như là DN trong nước, chịu sự điều chỉnh của Luật DN, nếu có vốn đầu tư NN trên 49% vốn điều lệ, sẽ chịu điều chỉnh của luật đầu tư, khi đó DN được cấp giấy chứng nhận đầu tư (cũng sẽ là giấy chứng nhận ĐKKD).
    -Đọc kỹ Điều 39 Luật DN 2005, thì bạn sẽ hết thắc mắc về vốn cam kết góp và vốn góp. Cũng không được phép “hứa” mãi mà không góp đủ số vốn đâu! Làm gì có chuyện “kéo dài” đến khi công ty làm ăn có lãi mà chưa góp đủ vốn (nên cũng chẳng phải bàn việc khi đó nên chia lãi theo tỉ lệ nào-thực tế hay cam kết).
    -Hình thức góp vốn: là vốn góp vào công ty dưới hình thức gì, hiện vật (MMTB, nhà xưởng, BĐS,…), hiện kim (tiền), hoặc bằng phát minh, sáng chế,….
    Các giải đáp trên đều căn cứ vào Luật và Nghị Định hướng dẫn cả đấy! Không hề là ý kiến cá nhân hay suy diễn. Mong giải đáp được một số thắc mắc của các bạn.
    PH
    PS: Nếu tôi là giáo viên dạy các bạn môn luật DN, khi cho điểm, tôi sẽ chia cho tôi và các bạn theo tỉ lệ chất xám góp vào bài thi quá!

  178. Thông tin thêm:
    – Công ty chúng tôi có chức năng kinh doanh cho thuê nhà xưởng.
    – Căn cứ để soạn thảo hợp đồng là Luật Thuơng mại.

  179. Tôi có vấn đề nhờ các bạn giúp đỡ:
    – Cty chúng tôi có nhà xưởng cần cho thuê (chưa có GCN sở hữu công trình và GCN QSDĐ)
    – Chúng tôi đã ký một hợp đồng với 1 cá nhân (không có đăng ký kinh doanh, không có chứng chỉ môi giới BĐS) để tìm khách hàng có nhu cầu thuê nhà xưởng nói trên.
    Vậy hợp đồng đó là hợp đồng môi giới thương mại hay hợp đồng môi giới bất động sản? Liệu hợp đồng đó có vô hiệu hay không?
    Chân thành cám ơn các bạn?

  180. thanh huyen: Mà mình thắc mắc là: Phần vốn góp với phần vốn cam kết góp! khác nhau ở điểm nào ấy nhỉ??? hihi
    Trong luật doanh nghiệp và các văn bản hiện hành không có quy định nào để phân biệt phần vốn góp và vốn cam kết góp. Trên thực tế hai số vốn này thường bằng nhau. Đây là một bài viết về phần vốn góp bạn có thể tham khảo thêm: http://kinhte31f.plus.vn/2008/11/phan-von-gop-trong-cong-ty-co-t%C6%B0-cach-phap-nhan/
    To huongduong: Thông thường thị loại tài sản góp vốn tương ứng với hình thức góp vốn: bạn có thể tham khảo thêm về chuyển đổi hình thức góp vốn tại đây: http://kinhte31f.plus.vn/2008/11/co-the-chuyen-doi-hinh-thuc-gop-von/

  181. thanh huyen: Vậy thì văn bản giấy tờ nào sẽ ghi nhận rằng ông ta đã nộp 200tr?
    Trong hồ sơ đăng ký kinh doanh có danh sách thành viên, danh sách này sẽ ghi cụ thể số vốn góp của thành viên cũng như thời hạn góp vốn.
    Việc góp vốn có thể tiến hành nhiều lần, khi đó công ty phải có giấy thông báo về tiến độ góp vốn cho phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư. Trong giấy thông báo này ghi thông tin thành viên, số vốn đã góp và số vốn chưa góp cũng như thời hạn hoàn thành vốn góp.
    Thân!
    http://kinhte31f.plus.vn

  182. hi everybody
    cho mình hỏi
    hình thức góp vốn vào công ty là gì?
    thanks nhiều nhé!!!

  183. to vanhai! theo mình đó thì đến hết hạn mà ông A vẫn chưa góp đủ thì ông A vẫn được nhận phần lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp, vì phần vốn góp này của ông A đã được ghi vào điều lệ của công ty rồi. Còn nếu sau khi hết hạn quy định mà ông ta vẫn chưa góp đủ thì sẽ có hình thức xử lý đối với ông A theo quy định của luật DN 2005. Cậu thử tham khảo khoản 2,3 Điều 39 Luât DN mà xem! Theo ý mình là vậy đấy! Ý kiến của cậu thế nào???
    Mà mình thắc mắc là: Phần vốn góp với phần vốn cam kết góp! khác nhau ở điểm nào ấy nhỉ??? hihi

  184. to thanh huyen : theo m nghi la den 1/9/2008 khi ong A gop von 200 trieu dong, ong A se duoc cong ty cap cho bien ban giao nhan tai san hoac phieu thu tien cua cong ty, hinh thuc va ten goi khong quan trong, dieu quan tam la viec o gop 200 trieu phai duoc cong ty chung thuc.
    mot van de ma m mun hoi cac ban la neu ong A nay qua thoi han quy dinh van khong gop von du thi viec phan chia loi nhuan se tien hanh ra sao, ong A chi dc huong loi nhuan tuong ung voi fan von gop hay fan von cam ket gop,

  185. hi các bạn
    cho mình hỏi
    pháp luật về hình thức vốn góp , định giá góp vốn hay chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty trong luật DN, có điều chỉnh tất cả các công ty trong luật doanh nghiệp , các công ty nhà nước ko và các công ty có vốn đầu tư ở nước ngoài ko?
    hay là công ty nào chịu sự điều chỉnh của luật nào thì góp vốn hay định giá góp vốn, hình thức góp vốn , chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn theo luật đó
    nếu vậy những công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì hình thức góp vốn , định giá góp vốn, chuyển quyền sở hữu góp vốn chịu sự điều chỉnh theo luật đầu tư ?mà mình đã học luật này đâu. huhu
    cám ơn các bạn trước nhé!!!

  186. HI THANH HUYEN
    bạn đọc khoản 5 điều điều 4 luật doanh nghiệp có định nghĩa phần vốn góp : “phần vốn góp là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty góp vào vốn điều lệ”
    do đó phần vốn góp chỉ là một tỷ lệ trong số vốn góp thôi, nhỏ hơn vốn góp
    như vậy giá trị phần vốn góp nhỏ hơn giá trị vốn góp rồi
    hi , đấy là ý hiểu của mình
    bạn nào quan tâm thì góp thêm ý kiến nhé

  187. loại van bản đó là:
    Giấy chứng nhận phần góp vốn do công ty cấp và có nội dung chủ yếu như sau:

    Tên, trụ sở công ty

    Số và ngày cấp giấy CNĐKKD

    Vốn điều lệ của công ty

    Tên, địa chỉ thành viên

    Phần vốn góp giá trị phần vốn góp của thành viên;

    Sổ và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

    Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

    Giấy chứng nhận phần vốn góp là giấy xác nhận quyền tài sản của thành viên trong công ty, chứng nhận tỷ lệ quyền sở hữu công ty.

  188. Mà này, tiện thể cho mình hỏi thêm với đó là: GIÁ TRỊ PHẦN VỐN GÓP và GIÁ TRỊ VỐN GÓP có phải là một không????

  189. Cảm ơn tuvanonline nhieu nha!
    Nhưng ý mình muốn hỏi là sau khi ông A mới góp được có 200 triệu đồng trong tổng số 500 triệu đồng mà ông ta đã cam kết góp vào công ty, mà nhớ rằng là vẫn chưa đến hết thời hạn mà ông ta đã cam kết sẽ góp đủ. Vậy thì văn bản giấy tờ nào sẽ ghi nhận rằng ông ta đã nộp 200tr?
    Ví dụ ông ta cam kết đến 1/10/2008 sẽ góp đủ phần vốn góp của mình! Và đến 1/9/2008; ông ta góp 200tr, vậy văn bản nào sẽ ghi lại là ông ta đã góp 200tr?
    Ý mình như vậy đó! Ý cậu là như thế nào? Giải thích hộ mình với! Thanks nhiều nha!!!

  190. Chào tháng năm,
    Em vào trang web của Bộ Công THương tìm tab cổ phần hóa.
    Hoặc em vào link bên cột trái của trang thông tin chuyên mục các thông tin bổ trợ khác

  191. Chào thanh huyen
    Tại Điều 36 Luật doanh nghiệp 2005 quy định:Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí.Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
    – Giá trị tài sản được định giá là giá trị vốn góp (giá trị này có thể bằng hoặc cao hơn, thấp hơn giá trị thực của tài sản).
    – Khi bạn thành lập công ty thì trong hồ sơ sẽ có bản danh sách thành viên. Trong danh sách này sẽ ghi thông tin và các thành viên, số vốn góp và thời hạn góp vốn. Bạn có thể tham khảo một mẫu hồ sơ tại đây: http://kinhte31f.plus.vn/2008/11/ho-so-thanh-lap-cty-tnhh-2-thanh-vien/
    – Trường hợp ví dụ trên của bạn, sau khi ông A góp đủ vốn ông sẽ được công ty cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp. Bạn tham khảo mẫu tại đây: http://kinhte31f.plus.vn/2008/11/gop-von
    – Có một câu hỏi khá hay mà bạn chưa hỏi, đó là phân chia lợi nhuận như thế nào đối với thành viên chưa góp đủ vốn? Nhiều công ty chỉ chi trả lợi nhuận tương ứng với vốn đã góp, theo quy định của Luật doanh nghiệp thì trách nhiệm của thành viên đối với công ty không chỉ là trong phạm vi số vốn đã góp mà là số vốn đã cam kết góp, vì vậy tuy chưa góp đủ vốn nhưng thành viên vẫn được chia lợi nhuận theo số vốn cam kết góp.
    Thân!

  192. Chào mọi người! Mọi người ơi cho tớ hỏi một vấn đề nho nhỏ sau đây nhé về CT TNHH hai thành viên: Đó là thế nào là GIÁ TRỊ VỐN GÓP và THỜI HẠN GÓP VỐN CỤ THỂ, thứ hai nữa:
    Tớ giả sử nhé, ông A góp vốn vào công ty với phần vốn góp là 500 tr, nhưng trên thực tế thì ông ta mới góp được 200tr, vậy ông ta còn 300 tr nữa chưa góp, vậy sau khi góp xong 200tr thì biên bản nào (Giấy tờ nào ?) sẽ ghi nhận là ông ta đã góp 200 tr vào công ty và giấy tờ nào quy định đến thời hạn nào thì ông ta phải nộp đủ 300tr còn lại. (phải chăng đựoc quy định trong Điều lệ công ty mà cụ thể là trong sổ đăng ký thành viên của công ty)???? Mình băn khoăn quá! Làm ơn giải quyết hộ mình nha!
    Thanhk mọi người!!!

  193. hi! thầy có thể cho em biết là muốn tìm các văn bản pháp luật ở nước ta quy định về cổ phần hóa qua các giai đoạn thì tìm ở trang web nào không ạ?
    em có vào link thầy gửi cho bạn pham hung nhưng chẳng hiểu vì sao không được thầy ạ!

  194. em chào thầy ạ!
    chào tất cả mọi người!

  195. to chikn
    mình đã đọc khá nhiều bài viết của bạn , cho mình hòm thư và nick chat của bạn đươc ko?
    rất vui được làm quen với bạn
    hòm thư của mình là huongduong@yahoo.com
    thanksssssss
    mong sớm nhận được hồi âm của bạn

  196. moi nguoi thong cam nha. Vietkey nha em hong nen danh ko dau vay. Moi nguoi cho em hoi: dieu kien gi doi voi cac tai san gop von thanh lap doanh nghiep?

  197. chao Huyen. Chi day. chuyen vien so xay dung la can bo cong chuc. hay doc Diem c Dieu 1 phap lenh can bo cong chuc sua doi 2003 di
    minh cung lam de nay ma

  198. @ huyền: đọc Pháp lệnh cán bộ công chức nha bạn.

  199. híc! mong mọi người trả lời em câu này. chuyên viên sở xây dựng của tỉnh có phải là cán bộ ,công chức nhà nước ? mong mọi người trả lời sớm dùm em tí.thanks

  200. Dear Thuy,
    Do bạn chưa nêu cụ thể về các điều khoản hủy hợp đồng/đơn phương chấm dứt hợp đồng; các chế tài liên quan và thực tế nguyên nhân bên đối tác hủy hợp đồng nên tôi không đưa ra ý kiến cụ thể.
    Bạn có thể tham khảo và nghiên cứu các quy định tại phần sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự – BLDS 2005 (từ điều 423 – 427)

    Moi van de xin lien he: anhtung200769@vnn.vn

  201. Tại điều khoản giải quyết tranh chấp của hợp đồng thương mại có quy định: ” Trường hợp phát sinh tranh chấp mà các bên không thỏa thuận được một phương án giải quyết chung thì một trong các bên có quyền đưa vụ việc ra Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng TM&CN Việt Nam để giải quyết. Quyết định của Trong tài là quyết định chung thẩm buộc các bên phải thi hành.
    Thỏa thuận trọng tài này không ngăn cản việc một bên tiến hành khởi kiện bên còn lại tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.”

    Mời mọi người nhận xết/đánh giá về giá trị pháp lý của Thỏa thuận trên và thẩm quyền giải quyết của Trọng tài/Tòa án đối với vụ tranh chấp (nếu phát sinh)

    Mọi vấn đề thảo luận/góp ý có thể gửi trực tiếp vào email: anhtung200769@vnn.vn
    Rất hân hạnh,

  202. Cần phải lưu ý những vấn đề pháp lý nào khi diễn ra sự kiện đại hội cổ đông bầu thành viên hội đồng ban quan trị trong công ty cổ phần?
    Mọi người giúp mình với.

  203. -cảm ơn thầy nhiều nhiều.
    -phần giải thích của thầy rất thuyết phục

  204. Khẩn cấp
    Chào thầy ạh!!
    Chào các bạn!!!
    Em cần thầy và mọi người trả lời giúp em câu hỏi này ạh.
    Cty e ký HĐ với cty A. trong HĐ có cam kết nếu cty em giao chậm 7 ngày or chậm sau 7 ngày sẽ bị phạt 1%/ tổng giá trị HĐ. Nhưng cty em chưa chậm đến 7 ngày và bên cty A đã tự huỷ HĐ. Trong HĐ ko có điều nào nói về vấn đề tự huỷ HĐ cả.HĐ vẫn có hiệu lực. vậy sự việc sẽ giải quyết ntn ạh\

    Em xin chân thành cảm ơn ạh!!!

  205. e cảm ơn thầy nhiều ah!

  206. Chào pham hung,
    Em có thể tìm các văn bản về cổ phần hóa tại đường link sau:
    http://portal.mot.gov.vn/cophanhoa/http://portal.mot.gov.vn/cophanhoa/

  207. Chào con đường có lá me bay, chikn,
    Về nguyên tắc tôi chỉ âm thầm đứng sau diễn đàn này thôi. Tuy nhiên thấy các em trao đổi nhiều về quyền định đoạt của chủ sở hữu, Tôi cũng có những gợi ý sau đây:
    – Thứ nhất, việc phân quyền của chủ sở hữu có 3 quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt chỉ mang tính chất tương đối mà thôi. Trên thực tế gần như thực hiện quyền sử dụng thì chủ sở hữu đã phải có quyền chiếm hữu rồi….
    – Thứ hai, quyền định đoạt của chủ sở hữu với nội dung chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác hiểu theo hai nghĩa, nghĩa hẹp (định đoạt từ đó chấm dứt tư cách chủ sở hữu tài sản); nghĩa rộng (có thể chấm dứt tư cách chủ sở hữu, nhưng có thể không chấm dứt tư cách chủ sở hữu)
    + Theo nghĩa hẹp: Chủ sở hữu thực hiện các giao dịch (mua bán, tặng cho, trao đổi, vay) và thông qua đó làm phát sinh quyền sở hữu của chủ thể khác đối với tài sản với tư cách là chủ sở hữu mới. Trường hợp này sẽ chấm dứt tư cách chủ sở hữu của người có tài sản chuyển giao;
    + Theo nghĩa rộng: Ngoài bao hàm nghĩa hẹp trên, chủ sở hữu còn thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thông qua việc chuyển giao một phần quyền năng của mình đối với tài sản cho chủ thể khác, như chuyển giao giao quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản cho chủ thể khác thông qua ủy quyền hoặc thông qua giao dịch. Như vậy, việc chủ sở hữu sử dụng tài sản của mình để xác lập các hợp đồng cho thuê, thuê khoán, mượn, gửi giữ… cũng là một hình thức thực hiện quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản. Mà mục đích ở đây không không làm chấm dứt tư cách chủ sở hữu tài sản, nhưng chủ sở hữu đã trao một phần quyền năng của mình đối với tài sản cho chủ thể khác.

  208. uh.chủ sở hữu tài sản hoặc người có quyền định đoạt với tài sản đó (nếu ko bị hạn chế ,k bị cấm) thì có quyền đem gửi giữ tài sản theo hợp đồng gửi giữ tài sản:D

  209. -chào chikn!
    – à! ý mình chỉ muốn hỏi rằng: ” gửi giữ có phải là hình thức thực hiện quyền định đoạt hay không thôi”
    -theo bạn thì sao
    -thân ái chào bạn

  210. chào xmen!
    mình có thể tóm tắt điểm b khoản 1điều 139 là ng quản lí di sản k được định đoạt tài sản nếu ko đc sự đồng ý của những ng thừa kế (từ việc bán,trao đổi,tặng cho, và các hình thức định đoạt khác).như vậy về nguyên tăc ng quản lí di sản ko được gửi giữ tài sản thừa kế,chỉ được gửi giữ nếu đc những ng thừa kế đồng ý.
    như vậy ng quản lí k có quyền định đoạt tài sản nếu k có sự đồng ý của nguoi thừa kế.còn nếu như họ có thỏa thuận thì nguoi quản lí có thể định đoạt chứ,từ bán,trao đổi,gửi giữ…
    mình thấy ở đây k có gì khó hiểu cả.hì hì.thân!!!

  211. -chào bạn chikn thân mến!
    -mình là Xmen nè
    -mình chưa đồng ý với quan điểm của bạn vì:
    +điểm b khoản 1 điều 639 nói là: người quản lý di sản ( không phải là chủ sỡ hữu ) không được thực hiện cái quyền định đoạt tài sản, như vậy nếu A ( người quản lý di sản ) gửi tài sản cho người khác là không thể được nếu như bạn cho rằng gửi giữ là thực hiện quyền định đoạt, còn nếu bạn cho rằng gửi giữ không phải là thực hiện thực hiện quyền định đoạt thì A lại được thực hiện hành vi gửi giữ.
    -thân ái chào bạn!

  212. chào MR.XMEN!
    quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu,quyền sử dụng và quyền định đoạt.định đoạt chỉ là một nội dung của quyền sở hữu.khi gửi giữ chỉ chuyển giao quyền chiếm hữu chứ ko chuyển giao quyền định đoạt.còn bản thân người chủ sở hữu tài sản khi thục hiện việc gửi giữ họ thực hiện quyền định đoạt của họ là chỉ chuyển giao quyền chiếm hữu cho người nhận gửi giữ mà thôi.còn điểm b khoản 1 điều 639 có nói ” …k được bán …và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác”.k có gì mâu thuẫn vì khi đem “bán ,trao đổi,tặng cho,cầm cố,thế chấp” tài sản là thực hiện quyền định đoạt của chủ sở hữu.luật nói các hình thưc định đoạt khác nữa ví dụ như: cho mượn,cho thuê,gửi giữ,…
    cái này bạn cho sang diễn đàn dân sự ,thầy giáo có thể giúp bạn giải đáp.
    thân!

  213. em co 1 cau hoi muon hoi.tai dieu 13 khoan 2 diem d :” can bo lanh dao, quan ly su nghiep 100% von so huu nha nuoc, tru nhung nguoi duoc cu lam dai dien theo uy quyen de quan ly phan von gop cua nha nuoc tai doanh nghiep khac” vay truong hop nhung nguoi la can bo nha nuoc dc uy quyen de quan ly phan gop von cua nha nuoc tai doanh nghiep khac thi duoc phep thanh lap va quan ly doanh nghiep?

  214. hi

  215. -chào Phạm Hùng!
    -bạn cứ vào trang web của bộ tư pháp là : “VBQPPL.MOJ.GOV.VN”
    -chúc bạn tìm được
    -trân trọng chào

  216. -Chào các đồng môn, đồng nghiệp, đồng chí thân yêu của mình!
    -mình có một vấn đề thảo luận mà cả bọn không thể giải quyết đó là: theo điều 195 BLDS 2005 thì “quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sỡ hữu hoặc từ bỏ quyền sỡ hữu đó”. nhưng theo giáo trình luật DS Việt Nam tấp 1 của ĐH Luật HN ở trang 211 thì gửi giữ cũng là định đoạt tài sản. vậy giải quyết sao với điểm b khoản 1 điều 639 BLDS 2005. phức tạp thiệt!!!!
    -trân trọng chào!

  217. thay oi cho e hoi 1 chut la hien nay da co van ban nao huong dan thi hanh nghi dinh 09 cua chinh phu ve co phan hoa doanh nghiep 100% von nha nuoc chua a?e co the tim no o dau duoc a? e cam on thay nhiu
    !

  218. chào mọi người. Cho mình hỏi 2 câu với.
    Thứ nhất: Tiêu chí cơ bản nhất để phân biệt các loại hình doanh nghiệp với nhau.
    Thứ hai: Hợp tác xã là công ty cổ phần đặc thù . điều này có đúng không. Nếu không thì giữa chúng có điểm gì khác biệt
    Cám ơn mọi người trước nhé.
    Đừng cười nếu câu hỏi dễ quá. 🙂

  219. Xin chào MR XMEN! Để lấy được các bản án bạn có thể xin giấy giới thiệu tại văn phòng khoa sau đó các thầy cô sẽ lấy chữ kí của thầy hiệu trưởng. Và bạn dùng giấy đó mang lên toà án xin hồ sơ vụ án thì mới được. Bọn tớ để xin được bản án phải mất 2 ngày xin giấy ở trường và 2 ngày lên toà án đấy. Chúc bạn may mắn.
    Ah còn trên thư viện cũng có hồ sơ vụ án hình sự đấy. Hoặc đến văn phòng bộ môn luật hình sự xin các vụ án các thầy cô sẽ cho đấy.
    Chúc bạn trở thành một sinh viên luật năng động. hehe!

  220. MỌi ng ơi cho tớ hỏi: 3 quy định khác nhau về hậu quả pháp lý của doanh nghiệp khi có quyết định mở thủ tục phá sản là gì?
    Tớ thank mọi ng nhìu nhá ^^

  221. . e chao thay a
    thay cho e hoi :”Thủ tục phá sản được áp dụng thống nhất cho các loại hình DN.” dung k a? vi co nhung quy dinh lai ap dung rieng hco DN dac biet nen e hoi ban kjhoan ve dieu nay
    e cam on thay a!!

  222. Chào thầy và các bạn.
    Em có một thắc mắc về vấn đề quy chế pháp lí về tổ chức quản lí doanh nghiệp. Theo thầy và các bạn thì có phải mọi doanh nghiệp, HTX đều có thể chuyển đổi sang bất kì loại doanh nghiệp khác theo yêu cầu kinh doanh của mình không ạ? Vấn đề này em chưa được học trên lớp nên mong thầy và các bạn giúp đỡ.

  223. xin thầy cô cho em hỏi “các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là những hình thức cụ thể nào?”

  224. Chào Minhthanhqt31b,
    Về doanh nghiệp tư nhân hay chủ doanh nghiệp tư nhân là thương nhân theo khoản 1 Đ 6 Luật thương mại và khoản 1 Đ 4 Luật DN năm 2005 thì doanh nghiệp tư nhân mới là thương nhân.
    Còn vấn đề xác định doanh nghiệp phá sản thì theo mình đã có Luật phá sản qui định rồi mà

  225. thầy có thể cho em biết: Điều kiện xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo pháp luật hiện hành ?

  226. theo thầy thì doanh nghiệp tư nhân có phải là thương nhân không? Hay chủ doanh nghiệp tư nhân mới là thương nhân a?

    • Chủ doanh nghiệp tư nhân là thương nhân bạn à?
      Vì theo luật định thì mọi giao dịch của doanh nghiệp đều do chủ DN thực hiện, trong các vụ tranh tụng thì chủ Dn cũng là nguyên đơn bị đơn chứ ko phải là doanh nghiêp…..

  227. chào thầy, em 1 năm rồi em lại được gặp thầy, nhưng không phải trên trang luật dân sự nữa, năm thứ ba rồi! cũng chỉ còn hơn 1 năm nữa thôi là chúng em ra trường rồi, em đang rất băn không biết mình sẽ phải làm gì để tiếp nhận những thay đổi lớn này, thầy và các bạn có thể góp ý cho em về một số phương pháp học trong năm thứ 3 này được không ạ! em rất cám ơn thầy và các bạn!

  228. Em chao thay, chao cac ban!
    Em co mot cau hoi muon nho thay va cac ban tu van ho. Cong ty hop danh o Viet Nam co khac gi so voi cong ty hop danh o nuoc ngoai khong?
    Em muon tim bo luat thuong mai Phap thi co the tim o dau ah.
    Cam on thay va cac ban nhieu!

  229. thầy và các bạn có thể giúp mình được không à
    mình đang làm bài tập về vấn đề chuyển nhượng vốn góp của xã viên hợp tác xã.có thể giúp mình tìm tài liệu và cách làm vấn đề này được không à???
    Cảm ơn các bạn nhiều!!!

  230. Em chao thay Hai va cac ban. Thay va cac ban giup minh tra loi cho minh cau hoi nay voi.
    Quyen yeu cau Tuyen bo pha san va Quyen yeu cau mo thu tuc pha san co gi khac nhau khong? Minh doc mot so luan an thi thay ho dung khai niem “QUYEN YEU CAU TUYEN BO PHA SAN” con trong luat thi lai dung thuat ngu “QUYEN YEU CAU MO THU TUC PHA SAN”.
    Thay oi cho em hoi la Luat pha san 2004 co nhac den Doanh nghiep dac biet (Doanh nghiep dac biet truc tiep phuc vu quoc phong, an ninh; doanh nghiep, hop tac xa hoat dong trong linh vuc tai chinh, ngan hang, bao hiem va trong cac linh vuc khac thuong xuyen, truc tiep cung ung san pham, dich vu cong ich thiet yeu). Vay khi cac doanh nghiep nay pha san thi thu tuc pha san doanh nghiep nay ngoai viec ap dung luat Pha san thi con ap dung van ban nao nua khong a?

  231. Chao Nguyengiang. Cau hoi cua ban dat ra theo minh thi Dai hoi dai bieu co dong y noi den dai hoi cua nhung nguoi dai dien cho co dong (giong nhu dai bieu quoc hoi ay). Con Dai hoi dong co dong thi trong luat co quy dinh do. hihi!
    Hien nay trong luat Khong co khai niem nao la DAI HOI DAI BIEU CO DONG ma chi co DAI HOI DONG CO DONG thoi. Do vay, viec phan biet hai khai niem nay theo minh la khong can thiet trong viec nghien cuu luat ca.

  232. em chào thầy!
    tại sao hợp tác xã được thành lập doanh nghiệp trực thuộc theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?

  233. CHÀO CÁC ĐỒNG MÔN!
    chất lượng đào tạo sinh viên luật hiện nay luôn bị phàn nàn là thiếu thực tế, kém ngoại ngữ… mình không múôn đi vào vết xe đổ của các bậc anh chị đi trước. nên mình đã tìm nhiều bản án về để đọc nhưng khổ nỗi online tìm thì không có, ra toà án xin thì họ không cho. anh chị đồng môn nào có cách nào giúp mình có thể tìm được thì xin chỉ giúp tiểu đệ, em định ra mấy cái văn phòng luật sư xin mà không biết họ có cho không.
    TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

  234. mọi người ơi giải quyết hộ mình tình huống này nhé: một công ty TNHH một thành viên kinh doanh trong lĩnh vực tàu biển, có nhu cầu mở rộng kinh doanh nên đã mua một tàu mới với giá trị là 3 tỷ đồng, nhưng do không đủ vốn nên đã hợp tác với một công ty tư nhân A. Theo thỏa thuận giữa hai bên thi công ty TNHH sẽ bỏ ra 2 tỷ và công ty A bỏ 1 tỷ để mua tàu, sau đó hai bên sẽ đem thế chấp con tàu trên để vay vốn ngân hàng và bên công ty TNHH sẽ trả tiền lãi cho số tiền vay ngân hàng là 2 tỷ, công ty A trả số tiền lãi cho số tiền vay ngân hàng là 1 tỷ. Hai bên đều thống nhất tỷ lệ chia lợi nhuận cũng như trách nhiệm giữa công ty TNHH và công ty A là 2/1.tôi có một số vấn đề sau đặt ra:
    + Hợp đồng giữa công ty TNHH và công ty A là hợp đồng j ?
    +Chúng ta nên gồm tất cả các thỏa thuận trên của 2 công ty vào một hợp đồng chung hay nên tách thành những hợp đồng riêng khác nhau

  235. mọi người ơi! lĩnh vực kinh doanh có điều kiện gồm những lĩnh vưc nào? mình phải đọc những tài liệu nào về vấn đề này?bạn nào biết thì trả lời giúp mình với.

  236. ừ, mình cũng nghĩ như vậy đối với trường hợp quy định về việc góp vốn là bắt buộc. Thanks 2 bạn nhé/
    Nhưng hiện nay mình đang tìm số liệu thống kê xem có bao nhiêu CTHD thành lập trong năm 2006,2007 mà không tìm được.Bạn nào biết cách thì chỉ bảo giùm nhé/

  237. Chào KhoaiTay,
    Tôi nhất trí với ý kiến của ban youkhaga về việc góp vốn. Tuy nhiên cho trằng góp sức là quyền của xã viên có vấn đề không ổn, nó chỉ phù hợp với một số loại xã viên mà thôi (thành viên góp vôn, chứ không phải là thành viên thực hiện trực tiếp các hoạt động tổ chwusc và hoạt động của HTX)
    Về vấn đề ưu tiên SHTT, thì theo nguyên lý kinh tế thị trường XHCN, chế độ sở whux XHCN vẫn ưu tiên hai hình thức SHNN và SHTT trên cơ sở tôn trọng các hình thức sở hữu vì nó là hai hình twhsc nền tảng của chế độ XHCN mà

  238. hi khoaitay!
    nếu góp vốn ko phải là yếu tố bắt buộc thì các xã viên lấy gì mà kinh doanh. cho nên yếu tố vốn góp là vấn đề bắt buộc.
    Để thành xã viên thì luật bắt buộc phải là công dân vn, trong đó có cả cán bộ công chức, nếu yếu tố góp sức là bắt buộcthì làm sao các xã viên là cán bộ công chức có thể giành hết time 1 ngày để làm trong htx khi mà họ còn phải làm công việc với tư cách là 1 cán bộ, công chức.

  239. ca nha ui,jup minh voi hix. minh dang tim thu tuc gop von (bang may moc, thiet bi) vao cong ty TNHH 2 thanh vien. Ca nha co ai biet van ban nao quy dinh ko?jup minh voi nhe

  240. Hi cac ban!
    Cac ban co the tra loi giup minh cau hoi : “Tai sao trong quy dinh cua luat HTX 2003 lai quy dinh yeu to von gop la bat buoc,con yeu to gop suc lai la quyen cua cac xa vien?Tai sao nha nuoc ta lai co nhung chinh sach uu dai doi voi HTX hon cac loai hinh kinh doanh khac nhu vay? ”
    Thanks 🙂

  241. Chào các bạn<các bạn có thể cho mình trao đổi về đề tài này nhé: Nhận định về chuyển giao rủi ro và chuyển giao quyền sở hữu trong BLDS 2005 Và BLTM

  242. Chào ngoc_map,
    những nội dung cậu cần làm đã được qui định trong Bộ luật ttds năm 2004. Lưu ý: theo pháp luật tố tụng hiện hành, Thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Tòa án thuộc Thủ tục tố tụng dân sự

  243. Hi mọi người!
    Rất cảm ơn những ý kiến trao đổi của các bạn, cảm ơn bạn muathuhanoi rất nhiều.
    Mình cũng đã tìm được một số quyết định giám đốc thẩm đề cập đến vấn đề cho vay giữa hai doanh nghiệp. Theo như các quyết định này thì hd vay giữa hai dn hoàn toàn được thừa nhận về mặt pháp lý (trên trang nhà mình cũng có file đó). Thực tế thì phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng là một hình thức đi vay thui.
    Hi vọng qua diễn đàn sẽ giúp chúng ta có được những kiến thức vững vàng hơn.

  244. xin chào các bạn:
    Mình đang tìm hiểu về ” Pháp luật về tố tụng toà án trong kinh doanh”
    1. tìm hiểu về hệ thống toà án giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh.
    2. thẩm quyền của toà án với các vụ tranh chấp
    3.nguyên tắc giải quyết tranh chấp.
    4. thủ tục tố tụng toà á.
    5. một vài ví dụ cụ thể.
    Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Thầy và các bạn.
    Cám ơn nhiều ạ.
    Thân chào

  245. Về vấn đề bạn tuanvnonline đề cập,
    Theeo tôi với một số vốn nhất định thì có nhiều cách đầu tư chứ:
    – Thực tế một người có thể lựa chọn con đường tuần tự: với qui mô sản xuất nhỏ cần linh hoạt thì thành lập doanh nghiệp tư nhân, khi mô sản, kiinh doanh vốn có tểh đáp ứng tốt hơn thì có thể chuyển sang laoij hình doanh nghiep Co.LTD, phát triển hơn thì trở thành công ty cổ phần.
    Ngoài ra, có thể bạn không cần thành lập doanh gnhieepj mà bạn có thể trở thành viên góp vốn của một công ty nào đó….

  246. Chào các bạn,
    Đã mấy tháng mới quay lại thông tin pháp luật dân sự mà thấy nó lớn nhanh quá, hii. Thanks thầy Hải rất nhiều.
    Mình cũng xin trao đổi về hợp đồng vay giữa các doanh nghiệp mà các bạn đưa ra:
    – Giữa các doanh nghiệp có thể thực hiện các hợp đồng hay không? Theo tớ hoàn toàn có thể vì các lý do:
    + Thứ nhất, trên thực tế chẳng có qui định nào trong BLDS và Luật DN lại qui định chủ thể hợp đồng vay không phải là doanh nghiệp cả;
    + Thứ hai, đối tượng của hợp đồng vay đâu chỉ có tiền mà còn có thể là tài sản khác, ví dụ vay nguyên, vật liệu chẳng hạn. Cứ giả sử không được vay tiền, doanh nghiệp cho vay sẽ sử dụng tiền để mua tài sản ví dụ nguyên vật liệu cho bên vay chứ…
    + Thứ ba, trong thực tiễn thương mại, từ lâu đã xuất hiện thuật ngữ Tín dụng thương mại (Trade Credit) nói về hợp đồng vay giữa các doanh nghiệp không phải là các tổ chwusc tín dụng. thầy Hải đã Post bài viết về thuật ngữ này các bạn có thể tham khảo theo đường link:
    http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/05/26/1679

  247. Minh xin y kien cua cac ban :Theo cac ban “quan ly noi bo cong ty “bao gom nhung van de gi?
    cam on nhieu!

    • To lylun,
      Quản lý nội bộ doanh nghiệp (DN) là cơ chế điều chỉnh mối quan hệ của các chủ thể tham gia trong DN như: các cổ đông, thành viên góp vốn, Hội đồng quản trị, Giám Đốc, người lao động hoặc như84ng người có liên quan khác; và các biện pháp để những người này thực hiện được lợi ích của họ.
      Nói cách khác là toàn bộ các hoạt động của DN, bao gồm cả đối nội và đối ngoại, trong quá trình duy trì và phát triển DN, nhằm đạt các mục tiêu chiến lược về lợi nhuận.
      Đây là 1 dạng của hoạt động quản lý và 1 trong các yếu tố của quản trị DN.

  248. Chao Hangan!
    Minh cung dong y voi y kien cua co giao. Minh con nho da co mot anh tung hoi o tren trang web nay ve viec cong ty cua anh co duoc phep cho cong ty khac vay hay khong. Theo luat thi chi co cong ty nao kinh doanh trong linh vuc tin dung thi moi co quyen cho cong ty khac vay.

  249. chào tuanvnonline!
    hiện tại ở vn thì loại hình doanh nghiệp nhiều nhất là cty TNHH.đối với các nhà đầu tư vn thì cty TNHH là lựa chọn khá an toàn & phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ và vừa.những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này chắc hẳn chúng ta ko cần phải tranh cãi nữa.tuy nhiên vốn nhiều hay ít trên nguyên tắc k ảnh hưởng đến việc lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp nào vì luật đã bỏ quy định về vốn pháp định trừ những ngành nghề buộc phải có vốn pháp định.do đó kể cả với 100k cũng có thể thành lập doanh nghiệp.hì hì.ngoài ra cũng có thể cân nhắc đến việc kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh cá thể.số lượng hộ kinh doanh cá thể ở vn cũng khá nhiều.nó ko chịu nhiều rào cản pháp lý như các loại hình doanh nghiệp khác.
    quan trọng là ý muốn của chủ đầu tư còn có thêm những yêu cầu khác,cụ thể hơn thì việc lựa chọn loai hình nào sẽ chính xác hơn.
    friendly!

  250. chao tuanvnonline !
    Theo minh thi minh se chon loai hinh Cong ty TNHH mot thanh vien vi no co nhieu uu diem

  251. Nhân đây mình có một câu muốn hỏi ý kiến của các bạn. Với một số vốn có nhất định thì bạn sẽ chọn loại hình công ty nào để thành lập. Tức là theo quan điểm riêng thì bạn thấy loại công ty nào có ưu điểm hơn

  252. Chào Hangan mình tán thành quan điểm của cô giáo hơn. Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp, mỗi loại hình doanh nghiệp có tài sản, chế độ chịu trách nhiệm, cách huy động vốn khác nhau. Ngoài lý do cô giáo đưa ra thì còn những lý do khác như khó quản lý, khó xử lý nợ vì vậy pháp luật sẽ không thừa nhận

  253. Chào bedethuong
    Văn phòng đại diện và chi nhánh có vài điểm khác nhau như sau:
    -Văn phòng đại diện được thành lập để thúc đẩy các cơ hội hoạt động thương mại, du lịch, nhưng không được kinh doanh sinh lợi trực tiếp.
    Còn chi nhánh được thành lập để hoạt động thương mại, du lịch tại Việt Nam nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp.
    – Một thương nhân nước ngoài hoặc một doanh nghiệp du lịch nước ngoài được thành lập tại Việt Nam một hoặc nhiều Văn phòng đại diện nhưng chỉ được thành lập một Chi nhánh tại Việt Nam để kinh doanh hàng hoá. Không được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh trực thuộc Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
    Em có thể xem thêm tại Nghị định số 45/2000/NĐ-CP và Thông tư 11/2006/TT-BTM

  254. Chào mọi người!
    Mọi người cho mình hỏi: hợp đồng vay giữa hai doanh nghiệp có được pháp luật công nhận hay không? Những căn cứ pháp lý cụ thể?
    Theo cô giáo giải thích thì là ko được vì là Nhà nước ko thể kiểm soát được đâu là vay ko có mục đích kinh doanh và đâu là vay có mục đích kinh doanh?
    Mình thì không đồng ý với quan điểm này. Mình nghĩ hợp đồng này là hoàn toàn hợp pháp, phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự. Hơn nữa, hoạt động vay mà doanh nghiệp cho vay tiến hành ko phải là nghiệp vụ huy động vốn rùi cho vay, cho nên nó cũng ko vi phạm Luật các tổ chức tín dung…

    Mong mọi người cho ý kiến.

  255. hi moi nguoi!
    cho minh hoi co su khac nhau gi giua van phong dai dien cua thuong nhan nuoc ngoai tai VN va chi nhanh cua thuong nhan nuoc ngoai tai VN vay?
    trong LTM co giai thich 2 thuat ngu nay, nhung minh lai chang tim duoc diem khac nhau cua chung.
    thx may ban nhiu nha.

  256. chào lylun!
    bạn ví rất dễ hiểu.cho phép mình có tí phản biện nhé.:D
    “moi thanh vien cua cong ty nhu mot nhan vien cua cong ty” thành viên là chủ sở hữu công ty chứ ko phải nhân viên của cty.nhân viên là ng làm thuê cho cty theo hợp đồng lao động kí kết với cty.
    “khi tham gia vao quan he phap luat thi cac nhan vien dac biet nay nhan danh cong ty de ky ket cac hop dong”. thành viên hợp danh tham gia giao dịch với tư cách là ng đại diện theo pháp luật còn nhân viên khác hay thành viên góp vốn sẽ tham gia giao dịch với tư cách là …đại diện theo uỷ quyền.
    “khi cong ty tham gia quan he voi cac co quan nha nuoc thi nguoi dai dien cho cong ty la nguoi dai dien theo phap luat cua cong ty” .đồng ý giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật cho cty và chỉ duy nhất người này đc tham gia tố tụng mà thôi chứ ko phải bất cứ nguoi đại diện theo pháp luật nào của cty (thành viên hợp danh) cũng đc tham gia vào lĩnh vực tố tụng.
    ah vậy thì liệu người đại diện theo pháp luật có được uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng k?hay việc tố tụng này phải bắt buộc do nguời đại diện theo pháp luật thực hiện?cái này mình cũng k rõ,hy vọng các bạn trao đổi với mình.

  257. Nguyen hung than men!
    theo to thi cac giai doan:
    +Cac thanh vien hop danh hop nhat tri:
    -nhung ai la thanh vien hop danh(o giai doan nay cung co the co nguoi xin lam thanh vien gop von sau khi thanh lap cong ty hop danh)
    -so von ma moi thanh vien dong gop vao cong ty hop danh,xac dinh thoi han gop von
    -xac dinh tru so cong ty, ten cong ty
    -nguoi dai dien theo phap luat cong ty
    +ho so dang ky kinh doanh
    -soan thao mot bo ho so dang ky kinh doanh cho con ty minh(co the nho cac van phong luat su thuc hien buoc nay)
    -nop ho so cho So Ke hoach va Dau tu tinh, thanh pho noi thanh lap cong ty va dong le phi ho so
    -Sau khi nop ho so 10 ngay thi toi co quan nha nuoc nhan giay Dang ky kinh doan
    +gop von vao cong ty hop danh theo thoa thuan tu truoc
    theo minh thi no phai tuan theo nhung giai doan nhat dinh con cac buoc co the thay doi mot chut
    (mong cac ban tham khao va cho them y kien)

  258. Chao chikn
    theo minh thi cau cu nghi don gian the nay nhe moi thanh vien cua cong ty nhu mot nhan vien cua cong ty. khi tham gia vao quan he phap luat thi cac nhan vien dac biet nay nhan danh cong ty de ky ket cac hop dong. Vay thoi khi cong ty tham gia quan he voi cac co quan nha nuoc thi nguoi dai dien cho cong ty la nguoi dai dien theo phap luat cua cong ty(ban thay minh vi nhu the co duoc khong vay hi hi…)

  259. Các thủ tục ( các bước-giai đoạn) để thành lập công ty hợp danh? các thủ tục này có nhất thiết phải theo 1 trình tự ?
    Xin ý kiến của các bạn !

  260. to huongduong!
    thế này nhé,giả sử một công ty luật hợp danh cùng một lúc phải kí kết nhiều hợp đồng với các đối tác khác nhau.mỗi thành viên hợp danh thay mặt công ty kí kết một hợp đồng với khách hàng về từng lĩnh vực như :hình sự,thương mại,đầu tư,….như vậy có phải mỗi một thành viên hợp danh đều là đại diện theo pháp luật của công ty trong quan hệ với khách hàng ko?
    và kể cả đối với cùng một đối tác thì đối tác có quyền kí hợp đồng với bất cứ một thành viên hợp danh nào( nếu ko có sự hạn chế về thành viên đó được thông báo trước) & đúng là đối tác chỉ kí hợp đồng với một thành viên hợp danh đó nhưng ko có nghĩa các thành viên khác ko có quyền là người đại diện theo pháp luật của cty để giao dịch với đối tác. như vậy đó có là điểm mâu thuẫn với BLDS?
    vì công ty hợp danh có rát ít quy định cho nó,các quy định chỉ mang tính chất khung,hơn nữa đến LDN2005 đã cố gán cho cty hợp danh một số đặc điểm mà theo quan niệm truyền thống chưa quen với lối nghĩ của người kinh doanh việt nam,nên ko tránh khỏi mâu thuẫn với BLDS.nó sẽ còn một số điểm mâu thuẫn nữa.
    còn về môn đất đai mình sorry mình ko giúp gì được(vì mình học rất dốt môn này hìhì)

  261. hi chikn
    cho tớ hỏi câu hởi ngoài luật thương mại với nhé;
    môn luật đất đai tó bốc phải đề 7 :những quan điểm mới về sở hữu đất đai theo quy định hiện hành
    ở đây tớ thắc mắc là những quan điểm mới hay những điểm mới
    tớ có hỏi các thầy thì mỗi thầy có một ý kiến riêng thứ nhất là quan điểm mới thứ 2 là những điểm mới.giờ tó không biết làm thế nào cả mà lại sắp phải nộp bài rồi
    mọi người ơi cho tớ ý kiến đóng góp xem phải làm bài theo kiểu nào nhé
    thanks!!!

  262. hi chkn!
    ttheo tớ các thành viên hợp danh của công ty đều có quyền đại diên theo pháp luật không trái với bộ luật dân sự đâu.từng thành viên hd đại diện cho cong ty tham gia vào từng quan hệ cụ thể không cần các thành viên khác tham gia nữa và từ đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho công ty thôi mà,chứ không phải cần đồng thời các thành viên cùng tham gia kí kết một hợp đồng mà chỉ cần một người đại diện kí kết thôi
    tớ cũng đồng ý với cậu là riêng tổng giám dốc hay chủ tịch hội đồng thành viên thì có thêm nhiệm vụ là đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước và đại diện tố tụng ngoài chức năng đại diện theo pháp luạt cũng như các thành viên hợp danh khác như kí kết hợp đồng cho công ty….

  263. cac ban co biet dieu kien de thanh lap cong ty hop danh kinh doanh ve dich vu phap ly khong

  264. tu huongduong!
    về câu hỏi “đại diện theo pháp luật của ctyhợp danh” mình có ý kiến thế này.điều 140BLDS”đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quýet định”.mà LDN2005điều137k1″các thầnh viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật…”.như vậy luật quy định cho phép mọi thành viên hợp danh đều là đại diện theo phap luật của ctyhợpdanh.quy định này tạo điều kiện thuạn lợi khi xây dựng ĐLCT cho ctyHD trong trường hợp ĐLCT có ghi rõ cho thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật.Đây cũng là quy định cuả LDN trái với BLDS.vì về nguyên tắc đại diện theo phap luật chỉ có duy nhất một người mà LDN lại cho tât cả các thành viên hợp danh được làm đại diện theo pháp luật.
    điểm d k4đ137 có quy đinh chủ tịch hội đồng thành viên,giám đóc,tổng giám đốc đại diện cho cty trong quan hệ với cơ quan nhà nước và đại diện tố tụng.ở đây lưu ý là luật thừa nhận thêm quyền đại diện theo pháp luật cho giám đốc or tổng giám đốc ctyHD.Co nghĩa là giám đốc or tổng giám đóc này cũng là đại diện theo pháp luật như các thành viên hợp danh khác.tuy nhiên có một số quan hệ mà luật chỉ cho phép GĐ or TGĐ tham gia còn thành viên HD thì ko được đó là điểm dk4đ137.
    bạn cho mình biết ý kiến của bạn nhé.thanks

  265. thanks lylun! ý mình thì thành viên sáng lập cũng chính là thành viên hợp danh,định nghĩa về cổ đông sáng lập có thể tìm tháy trong k11đ4LDN.tại mình ko nói rõ. thanks bạn đã dẫn giải nha.
    mình xin bổ sung chút nhe.chứng khoán có:cổ phiếu,trái phiếu,chứng chỉ quỹ đầu tư. riêng chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ đặc cách cho doanh ngiệp đăng kí kinh doanh trong ngành nghề này.mua trái phiếu thành chủ nợ của cty,mua cổ phiếu thành thành viên cty (cổ đông)
    -DNTN là bản chất là doanh nghiệp một chủ,do đó nếu có thêm một thành viên nữa thì lập tức nó ko còn là DNTN nữa mà sẽ phải chuyển đổi thành ctyHD or cty TNHH 2 thành viên trở lên.tương tự với cty TNHH 1thành viên cũng thế
    _ctyHD là cty đối nhân,hình thành và tồn tại dựa trên sựtín cẩn nhân thân thành viên hợp danh.số lượng thành viên hợp danh rát ít.hạn chế tối đa sự xâm nhập của ng khác vào nội bộ các thành viên hợp danh.nếu ko sẽ phá vỡ cấu trúc của cty hợp danh.tất nhiên cty vẫn có thể tiép nhân thành viên hợp danh mới nhưng rát hạn chế pải được sự đồng ý của HĐTV
    -Cty TNHH tuy là cty đối vốn nhưng vẫn coi trọng nhân thân các thành viên,chủ yếu quan hệ giữa các thành viên là những người quen biết,hiểu rõ về nhau như anh em,bạn bè…do đó cty TNHH vẫn hạn chế sự xâm nhập của người ngoài vào tổ chức nội bộ cty.cty TNHH được phát hành trái phiếu,nhưng ko phải ngành ngề nào cũng được phát hành trái phiếu
    friendly

  266. ladyfirsttdbcn
    theo minh thi minh xin ly giai nhu sau:
    von cua cong ty duoc chia thanh nhieu phan bang nhau va moi phan do duoc goi la co phan. moi nuoi khong can biet la nam giu trong tay nhieu hay it co phan thi deu la chu cua doanh nghiep. So nguoi nam giu co phan toi thieu la ba
    doi chieu no voi quy dinh cua phap luat ve tung loai hinh doanh nhiep thi thay:
    +DNTH luat quy dinh chi co mot chu so huu va chi mot nguoi nay duoc phep nam giu von dieu le cua doanh nghiep. Vi vay ma no khong the la chu the phat hanh co phan
    +CTHD chu so huu cong ty chinh la thanh vien hop danh phai chiu trach nhiem vo han nen khong the phat hanh co phieu. Neu no duoc phat hanh co phieu thi so luong thanh vien se rat lon nen to nghi no se rat phuc tap trong viec thuc hien nghia vu khi cong ty giai the hoac pha san
    +CTTNHH cai nay thi to nghi nha lam luat chi muon tao them mot loai hinh doanh nghiep nua de dap ung thuc tien

  267. Chao chikn!
    thanh vien sang lap la nhung nguoi dau tien gop von vao con ty hop danh. Con thanh vien hop danh la nhung nuoi dang truc tiep nam giu von gop cua cong ty tai thoi diem ma ban noi. Vi vay ma o moi thoi ki khac nhau cua cong ty hop danh thi thanh vien hop danh la khac nhau. Vi du: A,B,C la ba nguoi gop von thanh lap cong ty hop danh X. sau do A chuyen phan on gop cho D vi khi giao ban phan von nay voi B,C khong ai mua. Luc nay A,B,C la thanh vien sang lap con D,B,C la thanh vien hop danh cua con ty X tai thoi diem A da chuyen phan von gop cho D roi

  268. ui, mình nhầm. Hìhì, ý mình là tại sao công ty cổ phần thì được phát hàng cổ phiếu trong khí doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một hay hai thành viên đều không được?

    Thanks and best regard^^

  269. Các bạn thử lí giải tại sao các doanh nghiệp tư nhân lại không được phép phát hành cổ phiếu? Chỉ có một kênh duy nhất là vay tín dụng của ngân hàng? . Trong khi các loại hình doanh nghiệp khác thì lại được

  270. xin chao tat ca cac ban va cac thay co, thua cac thay co em co mot cau hoi nhu sau:
    Doanh nghiep co phan hoa duoc phep ban toi da co phan uu dai bang bao nhieu phan tram von dieu le cua cong ty?

  271. thanks

  272. Chào các bạn!
    Minh sắp thi tốt nghiệp rồi, giúp mình chút tài liệu để thi luật Thương Mại nha.

  273. thành viên sáng lập chính là thành viên hợp danh.cái vụ thành viên hợp danh làm chủ dntn thì k sao cả.tớ đang băn khoăn về thẩm quyền của chu tịch hội đồng thành viên(giám đốc hay tổng giám đốc) và thành viên hợp danh

  274. hi,chikn
    bạn thấy có vấn đề gì thế nêu ra đi ta trao đổi?
    còn theo tớ thì chủ DNTN cũng có thể trở thành thành viên hợp danh
    h hay thành viên góp vốn miễn là phải ưu tiên thanh toán cho chủ nợ của chủ doanh nghiệpkhi cả 2 doanh nghiệp phá sản.
    hôm qua tớ thì thấy trong bài giảng về công ty hợp danh của thầy thì thầy nhắc tới thành viên sáng lập mà tớ thì không thấy nhắc trong luật ,không biết thành viên hợp danh có quan hệ như thế nào với thành viên sáng lập?

  275. hà hà! thế nhưng mà tiền thân của công ty hợp danh lại là hình thức công ty sớm nhất thế giứo đó bạn.ở nước ngoài thì luật theo sau cuộc sống,có tranh chấp ng ta mới ban hành luật,còn vn thì có luật trước mới có công ty,hihì.ở vn thì dntn chủ yếu vừa và nhỏ còn ở nước ngoài có những dntn “đồ sộ” cơ.hờ.vn chúng ta quan niệm kinh doanh trên sự quản lý của nhà nước,nhà nước can thiệp sâu vào kinh doanh.còn ở nước ngoài ko có chuyện đó đâu. 😀 .
    mà trách nhiệm vô hạn sao lại k an toàn,an toàn quá đi chứ,chủ dntn đi vay ngân hàng,thé chấp tài sản cty ko đủ,lôi lun cả tài sản dân sự ra thế chấp,quá đảm bảo,có gì mà ko được,ngân hàng chả cho vay ngay.

  276. hi,huongduong!
    hôm nay học xong về công ty hợp danh mình mới “vỡ” ra thêm một số thứ nữa.đọc đi đọc lại điều luật thấy có vấn đề với câu hỏi bạn nêu.bạn -người nêu ra vấn đề có ý kiến gì khác ko,trao đổi thêm với mình nhé

  277. Day! van de la o cho do! Quy dinh nhu vay nhung Nha nuoc kho long ma kiem soat duoc tai san cua Chu DNTN. Neu to la chu DNTN thi to cung tau tan het tai san truoc khi pha san bang moi gia, khong sot mot Dong nao dau!!heeeeeeeee. Nhu vay, trach nhiem vo han cung ko he an toan, Vay ma no van thu hut duoc rat nhieu nha dau tu do! Hix

  278. hìhì.câu này khó đây.giờ mà hỏi các nhà làm luật tại sao ko kiểm soát được tài sản dân sự của chủ DNTN hay thành viên ctyhd thì đặt ra chế độ TNVH để làm gì? 😀 .nên trong thực tế tại sao ông chủ dntn “giàu nứt đố đổ vách” nhưng khi dntn phá sản thì lúc kê biên tài sản của ông ta để thanh toán nợ thì “vườn ko nhà trống”,ông ta đem mua nhà mua đất đứng tên con cháu hết còn gì đâu mà trả ,hay ông ta đem sắm sửa cho gia đình hết thì coi như một nửa của vợ rùi. 😀 .khi đó thì chủ nợ cũng đành gánh lấy rủi ro chứ bít làm sao.160,000 dntn trên vn kiểu gì chả có đầy trường hợp như thế.vậy sao nhà nước vẫn cho tồn tại dntn hay thành viên công ty hợp danh mà k bắt nó chuyển sang loại hình khác chịu TNHH cho an toàn.hìhì.cái này chắc có hỏi chắc Quốc Hội cũng “pó tay” 😀

  279. ùh! đúng là thành viên hợp danh phải là cá nhân thì mới đáp ứng được trách nhiệm vô hạn! Nhưng theo Chikn thì Nhà nước có thể kiểm soát được toàn bộ tài sản của Cá nhân đó không? Vấn đề này hơi khó đó, rất khó để xác định tài sản của một cá nhân?

  280. hi,tả ngải chồ ! 😀
    để trả lời câu hỏi này mình phải quay trở lại một chút với vấn đề “pháp nhân”.thế này nhé,vấn đề trách nhiệm vô hạn hay hữu hạn chỉ đặt ra cho chủ đầu tư,vì chủ đầu tư ngoài tài sản thương sự còn có tài sản dân sự.còn doanh nghiệp (hay bất cứ tổ chức kinhh tế nào) chỉ có tài sản thương sự nên vấn đề trách nhiệm vô hạn hay hữu hạn k đặt ra với nó.và do đó doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thương sự của nó.
    quay trỏ lại với thành viên hợp danh,phải gánh chịu chế độ TNVN liên đới .nếu cty hd phá sản tviên hd phải đem cả tài sản dân sự ra thanh toán nợ.vậy theo bạn tổ chức liệu có khả năng đó ko? 😀

  281. hi,chikn
    cảm ơn bạn nhé
    bạn không làm bài về CTHD nhưng bạn hiểu biết nhiều ,bạn chăm chỉ thật đấy.rất vui được biết đến một người như bạn.có gì ta chúng ta trao đổi sau nhé
    bye!!!

  282. Chào các bạn! Tớ có một vài vấn đề cần trao đổi với các bạn đây! Tại sao Thành viên hợp danh của Công ty hợp danh chỉ có thể là cá nhân? các bạn giúp tớ với nhé!

  283. hello mọi người. hjhj
    mấy bạn ơi cho mình hỏi chút nhé.
    theo ban hiểu ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CỔ ĐÔNG VÀ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG khác nhau chỗ nào hay chỉ là một mà thôi. Mình thấy khó hiểu quá. có công ty thi ghi là nghị quyết đại hội đại hiểu cổ đông .. có công ty thì ghi là nghị quyết đại hội đồng cổ đông.
    bạn nào hiểu chỉ dùm mình mới.
    thaks

  284. chào các bạn!
    mình đang tìm cuốn “bộ luật thương mại ” của nước việt nam cộng hoà năm 1972.mình đã lục tung cả thư viện trường luật lên ồi nhưng k tìm thấy.các bạn có biết mình có thể tìm nó ở đâu ko?chỉ giúp mình nhé.thanks các bạn nhiệt tình

  285. hi,lawyer!
    mình hiểu ý của bạn.năm ngoái khi học về mấy cái vụ chia di sản thừa kế cũng nghe thầy giáo đề cập đến ồi.:D .nhưng yên tâm là giờ hem có mấy người hiểu lầm là ông chủ dntn chết thì họ k đòi được nợ đâu.hờ hờ.họ k đòi một là vì lí do đạo đức ‘tang gia bối rối ” , hai là nếu k đáng thì họ….”thôi cho” 😀 .chứ người việt nam thì ‘thấy lợi hem thể bỏ qua” anh em nợ nhau thì nhiều mấy cũng có thể coi như k nhưng đã là người ngoài thì “một đồng cũng pải trả” 😀 .hìhì
    thanks

  286. ah quên còn vụ điểm dk1đ140 nói “thành viên góp vốn có quỳen nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành đăng kí kinh doanh các ngành nghề đã dăng kí của công ty” thì nên hiểu là thành viên góp vốn k đương nhiên là đại diện theo pháp luật.bạn thử đọc và trao đổi thêm nhé.
    friendly

  287. hi,huongduong!
    vụ này cũng hay đó.(mình chưa học về công ty họp danh,cũng k làm đề đấy,chỉ đọc tham khảo thôi nên tớ vẫn còn lơ tơ mơ lém 😀 ),nhưng tớ cứ nói thử ý kiến của tớ nhé.
    đối chiếu 2 điều k1đ137ldn và điểm dk1đ140 có thể thấy quyền đại diện theo pháp luật là quyền đương nhiên của thành viên hợp danh do đó nếu trong ĐLCT ko thể hiện ý chí khác thì áp dụng “điều khoản thông thường” của luật thôi.còn nếu ĐLCT có cho ông A,B nào đó mà k phải thành viên hợp danh làm dại diện theo pháp luật thì cũng chả sao,vì luật tôn trọng sự thoả thuận của các thành viên và nhất là công ty hợp danh là loại hình công ty mà luật ít can thiệp nhất đến tổ chức nội bộ của nó(bằng chứng là ldn1999 chỉ có 4điều về cty này 😀 ).
    ah,mình sory bạn vì đã k nói rõ ngay từ đầu,ý mình là bạn nên đọc luận văn đó để hiểu thêm về cty hợp danh thui,chứ trong đó hem có viết về câu bạn hỏi đâu. 😀 .khi học về dntn mình đã từng thắc mắc với thầy giáo về k1đ133 vì đối chiếu với nguyên tắc “1 khối tài sản k thể chịu TNVN 2 lần được” thì thấy k hợp lí,thì có nhận đươc ý kiến của thầy là luật tôn trọng sự thỏa thuận thôi.cái này cùng điều luật cũng có ghi vậy mà..về cty hợp danh còn nhìu vấn đề hay lém cùng trao đổi nhé.hìhì

  288. Chào chikn!
    Ờ, những người thừa kế của chủ dntn có nghĩa vụ trả nợ thay cho chủ dntn khi họ mất trên số tài sản họ để lại. Mình đã nói không đủ nghĩa. Mình đưa vấn đề người thừa kế của chủ dntn ra là vì có một số người hiểu nhầm rằng khi chủ doanh nghiệp tư nhân mất đi thì họ mất khả năng đòi nợ mặc dù biết chắc rằng tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn còn.
    Thanks.

  289. to chikn
    Cho tớ hỏi : trong công ty hợp danh mọi thành viên hợp danh đều là đại diện theo pháp luật đúng không ?
    và pháp luật không bắt buộc điều lệ CTHDphải nêu rõ ai là đại diện theo pháp luật cho công ty đúng không?
    thanks

  290. Chào bạn chikn!
    Ờ, TS Phạm Duy Nghĩa. hihi.
    Uh,tớ nói vấn đề ở trên không rõ ràng lắm, tất nhiên người thừa kế của chủ DNTN chỉ fải trả trên số tài sản của chủ dntn thui, nhưng tại một số người vẫn hiểu là nếu chủ doanh nghiệp tư nhân mất đi thì coi như họ không còn khả năng đòi nợ nữa nên mình mới đưa vấn đề những người thừa kế ra để minh chứng mừ.
    Thanks

  291. hi chikn!!!
    cám ơn bạn nhé
    mình có cảm giác bạn rất chắc chắn kiến thức pháp luật ấy.
    bạn cũng làm đề về công ty hợp danh hả,tớ cũng đã đọc qua quyển luận văn của cô vũ đặng hải yến nhưng mình không phát hiện ra được như bạn
    vậy thì mình phải đọc lại quỷên đó mới được .
    cảm ơn bạn lần nữa nhé!có gì tớ và bạn trao đổi sau nhé.

  292. chủ dntn chịu trách nhiệm vô hạn & theo luật pháp vn thì dntn k có tư cách pháp nhân nên về mặt hình thức nó được gọi là doanh nghiệp tư nhân (1 trong số các doanh nghiệp 1 chủ) nhưng về bản chất nó chính là cá nhân kinh doanh

  293. hi.huongdang!
    luật chỉ có điều luật “vô cảm” thui,mấy cái vụ đó là do những người nghiên cứu họ suy luận ý chí của các nhà làm luật 😀 .về công ty hợp danh mình nghĩ có một luận án bạn k nên bỏ qua đó là luận án của cô vũ đặng hải yến,mình đã đọc luận án đó và thấy tuy viết trên cơ sơ ldn1999 nhưng rất có ích đấy nếu bạn so sánh với ldn2005 thì có thể thấy rằng tư tưởng của những người ngiên cứu đã đi trước,thậm chí còn tiến bộ hơn luật hiện hành nữa. 😀 .bạn đọc đi rùi mình trao đổi thêm nhé

  294. hi,lawyer!
    khi chủ dntn chết thì những người thừa kế có nghĩa vụ trả nợ thay,thì chăc là phải trả nợ trên số di sản của chủ dntn để lại chứ,chắc chắn là những người thừa kế ko phải bỏ tài sản của mình ra trả nợ nếu như tài sản của chủ dntn để lại k đủ.như vậy thì suy cho cùng việc trả nợ cho chủ nợ khi chủ dntn chết thì vẫn là hoàn toàn trên số tài sản dân sự của chủ dntn,còn những người thừa kế họ chỉ là người thay mặt chủ dntn để chuyển giao số tài sản dân sự của chủ dntn cho chủ nợ.còn cơ sở của việc những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ này thì mình nghĩ căn cứ theo đ638BLDS về thứ tự ưu tiên thanh toán khi phân chia di sản thừa kế.(còn vụ này nữa ts.phạm duy nghĩa chứ hem pải th.s phạm duy nghĩa 😀 )

  295. Và doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nữa.

  296. Chào các bạn!
    Sau khi đọc các ý kiến của các bạn thảo luận về Doanh nghiệp tư nhân tôi có ý kiến như sau:
    – Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp 100% và theo luật nước ngoài gọi là doanh nghiệp một chủ.
    – Tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân thể hiện ở chỗ doanh nghiệp tư nhân fải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình.
    – Tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và của doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch với nhau. Do đó khi doanh nghiệp tư nhân bị phá sản thì chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân fải chịu trách nhiệm trả nợ tới cùng bằng mọi tài sản của mình cho đến khi hết nợ, hoặc những người thừa kế của chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ có trách nhiệm trả nợ thay. Điều mà những người thừa kế của chủ doanh nghiệp tư nhân fải có nghĩa vụ trả nợ thay khi chủ doanh nghiệp tư nhân mất đi mình được biết đến do thạc sỹ Phạm Duy Nghĩa trường ĐHQG khoa luật trao đổi cùng tụi mình qua một ngày học về HĐKT và HĐ DS.

  297. to chikn
    cám ơn bạn chikn
    mấy hôm nay mình rất băn khoăn về vấn đề đó và đi tìm kiếm tài liệu rất nhiều nhưng tìm được gì cả,nay bạn đã giúp mình giải quyết vấn đề đó
    bạn chikn ơi vui lòng cho mình biết mình có thể tìm được những kiến thức bạn vừa đưa ra ngoài giáo trình ,luật doanh nghiệp còn có ở đâu nữa không?mình đang cần tìm chúng?
    mình cám ơn bạn rất nhiều !!!

  298. hi,vananhduong!
    theo luật vn thì dntn là dn 100% đấy.tuynhiên luật nhiều nước người ta k gọilà dntn mà gọi là “cá nhân kinh doanh”.cái này do mình lẹ thuộc vào quy định của luât thực dịnh thôi.nếu 1 ng kinh doanh mà đăng kí kinh doanh cho chính mình thì họ là cá nhân kinh doanh,còn nếu người đó đăng kí kinh doanh cho dntn để khai sinh ra dntn thì luật vn k gọi là cá nhân kinh doanh mà gọi là dntn.hihi

  299. hi,trangcoi!
    tài sản cảu vợ chồng,cái nào chứng minh được là tài sản riêng thì thôi,không thì là tài sản chung của vợ chồng hết.và về nguyên tắc thì chia đôi.chủ DNTN chỉ được dùng tài sản dân sự của mình đẻ trả nợ cho dntn mà thôi.nên có rất nhiều trường hợp,tài sản chung của vợ chông chia đôi rồi,của vợ để đó,còn của chồng lại đem mua nhà mua đất đứng tên con cháu mình hết nên đến lúc fá sản chủ dntn “trắng tay” và chủ nợ k bít lấy gì mà xiết nợ nữa 😀

  300. chào huongduong!
    bạn có thể tham khảo k1đ133ldn2005,theo dó thành viên hợp danh có thể trở thành chủ dntn nếu được các thành viên hợp danh còn lại đồng ý.luật k cho phép vì nguyên tắc “một khối tài sản k thể chịu trách nhiệm vô hạn 2 lần” nhưng luật tôn trọng sự thoả thuận của các bên.và nếu như các thành vien hợp danh đã cho phép thành viên kia trở thành chủ dntn tức là họ đã phải chấp nhận rủi ro về mình.do đó nếu cả ctyhd và dntn cùng fá sản thì sẽ ưu tiên thanh toán cho dntn trước.
    Dù là thành viên hd hay góp vốn thì cũng pải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty.sau đó tài sản đó sẽ thuộc về công ty k còn là tài sản của thành viên nữa.như vậy ctyhd và dntn có fá sản thì yên tâm là số vốn góp của chủ dntn k còn là tài sản của chủ dntn nữa nên chủ nợ cảu dntn k thể xiết nợ trên số vốn góp đó được.
    trong thựctế có lẽ HĐTV sẽ chấp nhận chủ dntn là thành viên góp vốn hơn là làm thành viên hợp danh,vì chảng dại gì người ta phải chia se quyền hành ngang nhau,hưởng lợi nhuận ngang nhau với 1 người mà lại có nguy cơ hắn ta ko còn tí tài sản nào mà liên đới cùng chịu tí rủi ro với mình khi công ty fá sản.

  301. @ vananhduong: Về vấn đề hợp đồng trước đăng kí, mình ko rõ lắm nên ko đưa ra ý kiến góp ý với bạn được. Còn về vấn đề DNTN thì mình xin khẳng định đó là 1 doanh nghiệp đúng nghĩa, là 1 tổ chức kinh tế chứ ko được xếp vào cá nhân kinh doanh đâu bạn. Bạn có thể xem trong Giáo trình Luật TM trường mình trang 75 nhé, định nghĩa rất rõ ràng đó 🙂
    Thân.

  302. Chào các bạn ^^ Rất cảm ơn các bạn đã quan tâm. Thú thật là mình đã làm xong bài tập rùi, hì, và quan điểm các bạn đưa ra mình nghĩ là đều rất hợp lí 🙂 Tớ cũng đã tham khảo trên từ điển luật học về khái niệm chủ thể kinh doanh nhưng thấy khái niệm đó không hợp lí cho lắm nên vẫn theo quan điểm của bài viết trên tạp chí nghiên cứu lập pháp số 6/2001 🙂 Nhưng đúng như chikn nói, vấn đề này rất khó tổng hợp, viết ra thì rất dàn trải, hic. Dù sao cũng cảm ơn các bạn đã quan tâm và cho ý kiến 🙂

  303. Em xin kính chào thầy Hải
    Thưa thầy hình như thầy lập diễn đàn luật thương mại chỉ là để các sinh viên thảo luật với nhau mà không đưa ra ý kiến.
    Các bạn sinh viên thảo luận,trao đổi ý kiến với nhau cũng tốt,nhưng chúng em vẫn mong thầy có ý kiến cho chúng em thống nhất.Mặc dù đây không phải là chuyên môn của thầy nhưng thầy cũng có kiến thức pháp luật rất vững chắc và thầy lập diễn đàn này ra với mong muốn tốt cho sinh viên nhưng em không thấy thầy trả lời câu hỏi nào cả.Chúng em đang học nên có nhiều vướng mắc lắm ạ.
    Vậy mong thầy giành chút thời gian của thầy để giải đáp ý kiến thắc mắc cho chúng em .
    Em xin hỏi thầy câu hỏi này và mongthầy giải đáp giùm em với ạ.Em xin cám ơn thầy!!!
    “Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trở thành thành viên của công ty hợp danh khôngạ”
    Theo kiến thức bài học về doanh nghiệp tư nhân thì chủ DNTNkhông được trở thành thành viên của công ty hợp danh(CTHD) vì lý do cả chủ doanh nghiẹp tư nhân và thành viên của công ty hợp danh đều phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và công ty
    Nhưng khi tìm hiểu về CTHD thì em thấy trong CTHD có một loại thành viên nữa là thành viên góp vốn chỉ chịu tráhc nhiệm hữu hạn bằng tài sản của mình góp vào công ty dối với các khoản nợ của công ty .
    Như vậy chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trở thành thành viên góp vốn của CTHD được không ạ?và nếu đồng thời cả CTHD và DNTN phá sản thì trách nhiệm của chủ DNTN đối với các chủ nợ của cả 2 doanh nghiệp này như thế nào ạ?
    Ngoài ra em thấy trong luật doanh nghiệp còn quy định thành viên hợp danh của CTHD vẫn có thể làm chủ doanh nghiệp nếu các thành viên hợp danh còn lại đồng ý.
    Thưa thầy vấn đề này em chưa được học trên lớp mong thầy giải đáp sớm giúp em.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy!!!

    • Theo mình chủ DNTN hoàn toàn có thể là thành viên góp vốn của CTHD, vì thành viên góp vốn chỉ chịu TNHH đối với số vốn mình đónh góp. Thành viên hợp danh của CTHD mới là người chịu vô hạn đối với các khoản nợ của CTHD, thành viên góp vốn chỉ hưởng lãi mà CTHD kinh doanh có lãi, không tham gia vào các hoạt động của CTHD…

  304. cac ban cho minh y kien ve viec: trong truong hop DNTN pha san va chu doanh nghiep phai tra no. vay thi xac dinh tai san tra no ntn khi chu DNTN dang co vo/ chong? ( tra no bang ts chung hay ts rieng)

  305. Chào wilow. Theo mình thì Chủ thể kinh doanh là cá nhân, tổ chức được pháp luật thừa nhận trên thực tế có hoạt động kinh doanh nhằm mục đích kiếm lợi.
    Doanh nghiệp thì bạn nên đọc khoản 1 Điều 4 luật DN 2005
    Thương nhân tại Điều 6 luật thương mại 2005.
    Khái niệm chủ thể kinh doanh có ngoại diên rộng hơn khái niệm thương nhân. khái niệm thương nhân rộng hơn khái niệm doanh nghiệp.
    Đó là theo ý hiểu của mình. Hihi!

  306. Em chào thầy ạ. Thầy có thể trả lời giúp em câu hỏi này không ạ: Tại Điều 14 luật Doanh nghiệp 2005 có quy định về hợp đồng trước đăng kí kinh doanh. Vậy đây có phải là hoạt động kinh doanh trước khi có giấy phép kinh doanh không a?
    Doanh nghiệp tư nhân thì xếp nó là cá nhân kinh doanh hay tổ chức kinh tế (theo khái niệm thương nhân tại Điều 6 Luật thương mại)?Và nó có phải là một loại Doanh nghiệp theo như khái niệm Doanh nghiệp của Luật Doanh Nghiệp 2005 hay không ạ?
    Em cảm ơn thầy ạ. Bạn nào có ý kiến trao đổi về vấn đề này xin góp ý với mình với. Xin cảm ơn!

  307. chào wilow!
    tớ cũng đã đọc bài viết đó,tuy nhiên tớ thấy bài viết đó chỉ nên tham khảo thôi.k phải vì là tác giả viết theo luật cũ hay ko,vì theo luật cũ hay luật mới (túc là luật thương mại và doanh nghiệp cũ và mới) chỉ có khái niệm thương nhân và doanh nghiệp là khác,còn khái niệm chủ thể kinh doanh ko có văn bản nào quy định cả,do đó có thay đổi hay ko do bạn sự suy luận,theo mình nó ko thay đổi đâu.nếu nói một cách đơn giản thì tớ thấy phân biệt k có gì khó,nhưng nếu để viết dài ra thì cũng hơi tốn giấy đấy. theo tớ đây là một đề khó có tính tổng hợp cao,cố gắng nhé

  308. Chào cẩmvip!
    Lúc đầu tớ cũng có ý định làm đề này nhưng sau lại thấy sẽ khó viết hơn đề bán trác nghiệm đúng sai. Theo tớ bình luận tư cách pháp lí của nó tất nhiên trc tiên là phải giải thích tại sao nó ko có tư cách pháp nhân, cái này như là phần thủ tục để vào đề mà. cái chính là làm sao nêu đc điểm hạn chế và thuận lợi khi nó ko có tư cách pháp nhân.rồi liện hệ thực tiễn từ các khía cạnh đó. Nếu tớ làm đề này thì tớ sẽ làm hơi dài, vì phải phân tích vế trước lại còn bình luận vế này nữa( sợ lại quá 3 trang mà),hi`.cố gắng ngắn gọn mà đầy đủ nha!

  309. Chào wilow!
    Tớ ko làm đề này nhưng tớ nghĩ ấy có thể dựa vào đặc điểm của thương nhân mà phân biệt. Thương nhân là chủ thể kinh doanh? mọi chủ thể kinh doanh có là thương nhân ? thương nhân có phải là doanh nghiệp ? đặt câu hỏi và dựa vào đặc điểm của nó mà phân biệt .

  310. thôi chết,send nhầm bài trên,các bạn bỏ qua comment thứ nhất cho mình nhé.sai sót,hixhixx

  311. hi,cẩmvip!
    thể nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
    còn doanh nghiệp tư nhân nói riêng cũng như doanh nghiệp nói chung k phải thể nhân,đó là chủ thể do pháp luật “sáng tạo” ra,và kể từ khi được khai sinh thì doanh nghiệp đã có năng lực pháp lý giống như mọi thể nhân sinh ra đều có năng lực pháp luật vậy.tuy nhiên,k phải mọi cá nhân đều có năng lưc hành vi cũng như k phải mọi doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp tư nhân là loại doanh nghiệp k có tư cách pháp nhân. còn tại sao nó lại ko có tư cách pháp nhân lại là câu chuyện khác 😀 .đó là vấn đề mà yêu cầu bài tập đặt ra cho sinh viên “bình luận”.
    friendly

  312. hi,cẩmvip!
    thể nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
    còn doanh nghiệp tư nhân nói riêng cũng như doanh nghiệp nói chung k phải thể nhân,đó là chủ thể do pháp luật “sáng tạo” ra,và kể từ khi được khai sinh thì doanh nghiệp đã có năng lực pháp lý giống như mọi thể nhân sinh ra đều có năng lực pháp luật vậy.tuy nhiên,k phải mọi cá nhân đều có năng lưc hành vi cũng như k phải mọi doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp tư nhân là loại doanh nghiệp k có tư cách pháp nhân. như vậy tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân chẳng quá rõ ràng rồi sao,vậy khi bình luận về tư cách pháp lý của doanh nghiẹp tư nhân thì chúng ta phải b

  313. Chào cẩmvip
    Bạn có thể đọc bài viết này: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/08/15/1523/

  314. Chào các bạn
    Hiện giờ mình đang có một chút thắc mắc về vấn đề Chủ thể kinh doanh. Mình đã đọc bài viết về chủ thể kinh doanh tại link này http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2007/11/19/7894/
    Mình thấy việc phân biệt chủ thể kinh doanh, thương nhân và doanh nghiệp có phần hơi rắc rối và khó hiểu, nhất là bài viết lại được viết từ năm 2001 mà hiện giờ chúng ta đã có luật thương mại 2005, luật doanh nghiệp 2005 để điều chỉnh. Vậy bạn nào có thể giúp mình phân biệt 3 khái niệm này một cách cụ thể hơn được ko? Mình sẽ phải phân biệt trên những cơ sở nào?
    Cảm ơn mọi người rất nhiều 🙂

  315. các bạn ơi! tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân là gì vậy?

  316. chào thầy và các bạn, cho em hỏi một chút về luật thương mại nhé!
    Công ty A có vốn điều lệ là 30tỉ đồng (3 triệu cổ phần), công ty muốn tăng vốn điều lệ lên 60tỉ nên đã phát hành thêm 3 triệu cổ phần(1 cổ phần 10.000đ), một công ty nước ngoài đồng ý mua 30% số cổ phần mới phát hành, như vậy sau khi tăng vốn, tỉ lệ vốn góp của công ty nước ngoài này trong công ty A là 15%.
    Theo luật doanh nghiệp thì cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ trong thời gian liên tục 6 tháng mới được cử người tham gia hội đồng quản trị, nhưng công ty nước ngoài này muốn cử người tham gia hội đồng quản trị ngay từ đầu, nếu công ty A chấp nhận thì có phạm luật không.
    Công ty nước ngoài này muốn trong thời gian công ty này là cổ đông của công ty A thì công ty A không được tăng vốn điều lệ, Yêu cầu của công ty này có quyền yêu cầu như vậy không, nếu công ty A chấp nhận thì có vi phạm pháp luật không.
    ngoài luật doanh nghiệp ra, những văn bản nào quy định vấn đề này.

  317. Nếu có thể các bạn có thể gửi cho mình qua email nhé. Đây là email của mình: huonghuonghn@gmail.com
    Thanks.

  318. Chào các bạn!
    Mình ko phải học chuyên ngành luật như các bạn nên câu hỏi của mình mong các bạn giúp đỡ. Mình có đề tài là “Hoàn thiện pháp luật trên thị trường chứng khoán”. Các bạn có thể giúp mình trả lời câu hỏi này nhé. Cảm ơn các bạn nhiều!

  319. Chào lawyer!
    Trong thắc mắc của bạn về Điểm g Khoản 2 Điều 108 và Khoản 2 Điều 120 thì bạn thử tìm hiểu kĩ mấy điểm như (“có quyền” và “chấp thuận” hoặc (” 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính” và ” 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính”) xem thế nào. Mình mới học LTM nên chưa rõ vấn đề này lắm.

  320. chao cac ban!
    y kien cua minh la ko nghieng ve ben co cong nhan hay ko cong nhan thuong nhanthuc te,vitheo minh day van la mot quy dinh ” rac roi” va that su the hien ki nang lap phap con chua cao.mot dieu ma moi nguoi deu nhan thay o day do la muc dich cua nha lam luat khi dua them dieu 7 vao.do la nang cao trach nhiem cua ben ko dang ki kinh doanh va bao dam quyen loi cho ben doi tac con lai.tuy nhien,voi d6 lam nguoi ta hieu:muon tro thanh thuong nhan thi phai dang ki kinh doanh.mat khac,voi d7 thi lai khien ng ta hieu: thanh thuong nhan roi thi phai dang ki kinh doanh.
    ro rang day la mot quy dinh ko ro rang,long vong nen theo quy dinh chung ta ko the biet dc nha lap phap co muon cong nhan hay ko cong nhan thuong nhan thuc te.tuc la nha lap phap cu dua ra nhu vay con van de hieu nhu the nao ko thuoc trach nhiem cua ho.
    co ve nhu khi them d7 thi ng lam luat mot mat mun dua khai niem thuong nhan gan hon voi the gioi,mot mat lai lo lang ko phu hop voi dieu kien cua viet nam va muon bao ve nhung thuong nhan co dang ki kinh doanh khi gap nhung doi tac ko may hao y.mat khac lai ko the lap lai quy dinh nhu cua LTM1997(vi co qua nhiu bat cap),nen phai them cai d7 vao.tuy nhien hinh nhu su lo lang cua nha lap phap nhu the nay la thua,chi lam roi ram them quy dinh,gay nhieu cach hieu khac nhau.
    neu so sanh voi luat cua Phap,thay co mot su tuong dong nho nho.Phap cong nhan thuong nhan theo “ban chat” & dang ki kinh doanh chi la mot nghia vu cua thuong nhan.con VN-LTM 2005 cong nhan thuong nhan theo”ca ban chat & hinh thuc(dang ki kinh doanh)” & dang ki kinh doanh la nghia vu cua thuong nhan.
    phan tich ra thi minh thay nhu vay do,tat nhien o day minh ko de cap den muc dich cung nhu y tot cua nha lam luat,chi la khach quan nhan xet tren nhung quy pham ma nha lam luat da the hien tren giay to.bo d7 di thi giong het LTM1997,bo cai dang ki kinh doanh o doan cuoi d6 di thi giong luat cua Phap.bo ca 2 cai tren di thi giong luat cua the gioi.co ve nhu luat VN cat dan hoi nhieu.

  321. mình đang chọn một đề án cho việc viết đề án về môn luật thương mại mà chưa tìm được đề án nào cả ,mong các bạn gợi ý dùm một tên đề án ?

  322. Tôi đồng ý với quan điểm của bạn binhpham. Điều 7 quy định trách nhiệm của các thương nhân chưa thực hiện đăng ký kinh doanh. Bởi lẽ nếu không quy định như vậy thì khi các thương nhân vì một lý do nào đó mà chưa thực hiện đăng ký kinh doanh (có thể do khách quan, có thể do chủ quan) thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật TM và luật khác. Chứ không vì chưa thực hiện đăng ký kinh doanh mà họ không phải chịu trách nhiệm của mình về hành vi của mình.
    happy!!!

  323. theo toi quy dinh tai d7 khong he mau thuan voi quy dinh tai k1d6 LTM , ma quy dinh tren chi bo sung lam ro them ma thoi, vi neu ko co quy dinh nhu tren thi nhung giao dich cua nhung thuong nhan chua dang ky kinh doanh la hoat dong sinh loi( la hoat dong thuong mai ), ma lai ko bi LTM dieu chinh thi se trai voi ban chat cua hanh vi nay . mat khac se han che nhung giao dich cua nhung ca nhan, to chuc chua dang ky kinh doanh, dieu nay co the gay nhung thiet hai cho nen KT

  324. chung ta ko the ap dung BLDS cho cac giao dich ma mot chu the chua co dang ky kinh doanh thuc hien vi ly do nhu sau :ve ban chat neu giao dich tren la giao dich nham muc dich sinh loi, thi no chinh la hoat dong thuong mai va thuoc pham vi dieu chinh cua LTM.

  325. Chào các bạn,
    mình thấy vấn đề các bạn đưa ra thật hay, mình xin đóng góp ý kiến thế này:
    – Trong cuộc sống có “hôn nhân thực tế”, “con nuôi thực tế” không lẽ lại không có “thương nhân thực tế” hiii.
    Tuy nhiên, một trong những đặc trưng cơ bản của hành vi kinh doanh, hành vi thương mại là tính chuyên nghiệp mà dấu hiệu hàng đầu của nó là phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Còn trong trường hợp một chủ thể chưa có đăng ký kinh doanh mà thực hiện các giao dịch theo tôi nó không thể là hợp đồng thương mại được mà nó phải là hợp đồng dân sự theo qui định của BLDS
    Mong các bạn trao đổi thêm

  326. chào chink!
    .Lúc đầu quả là m đã hiểu sai ý câu hỏi của bạn, vì trên lớp ko nghe cô giáo nhắc đến vấn đề thươg nhân thực tế.
    Thế này nhé, 1 số cho rằng việc thừa nhận việc các thương nhân vì một lý do nào đó chưa đăng ký kinh doanh có hoạt động thương mại vẫn phải chịu trách nhiệm trước đối tác về các thoả thuận trong hợp đồng mà họ đã giao kết là việc làm cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các thương nhân có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, một số ít ý kiến vẫn cho rằng việc thừa nhận thương nhân thực tế trong một chừng mực nào đó có thể khuyến khích việc kinh doanh không đăng ký của thương nhân vì việc giao kết các hợp đồng thương mại khi chưa đăng ký kinh doanh vẫn được thừa nhận. Như vậy, có thể nói vấn đề ấy nêu ra, theo quan điểm của tớ là có công nhận thương nhận thực tế( tức là trái với ý kiến của thầy dạy bạn), vì thực tế có trường hợp: nhiều cá nhân nợp hồ sơ thành lập doanh nghiệp khi chưa có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì theo như mọi người hiểu là chưa đc xem là thương nhân, tuy nhiên nó vẫn có các hoạt động như kí các hợp đồng, jao dịch…, khi đó nó là thương nhân thực tế. Còn các cụm từ: ko đăng kí kdoanh, chưa đăng kí kdoanh, ko cần đag kí kdoanh tớ nghĩ thê này: khi đã nộp hồ sơ thành lập 1 doanh nghiệp thì sẽ có giấy đăng kí kdoanh, như vậy có thể hiểu là thương nhân nhưng chưa có giấy phép đang kí kinh doanh, còn đã ko đăng kí kinh doanh, thì anh cũng ko thể làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp( vì thanh lập đẻ kdoanh mà, thì đương nhiên trog hồ sơ thahf lập doanh nghiệp sẽ có giấy đằng kí kdoanh) Luật dùng ” chưa đăng kí kdoanh” chứ ko dùng” ko đăng kí kdoanh”. Còn cụm từ cuối cùng: ko cần đăng kí kinh doanh, tớ ko hề đề cập đến nó khi nói về trường hợp của tổ hợp tác. Thồng tin này tớ cũng lấy từ cô giáo thui,rằng “tổ hợp tác chỉ cần có đăng kí thành lập hợp pháp.”
    Đây là response của mình. Mong đc nhiều ý kiến trao đổi khác nhé!

  327. hi,lawyer!
    quả là mình ko nghĩ rằng cách làm của mình lại gây mất thiện cảm cho lawyer vậy.điều mình quan tâm là học được cái gì từ người khác,và liệu những gì mình nói họ có hiểu hay ko.có vẻ như cái sự”cái gì cũng muốn hiểu thật rõ” lại lắm phiền phức thế.nhưng điều mình thật sự mong là diễn đàn cũng như những giờ thảo luận trên lớp sẽ thật sự có không khí của sự hợp tác & cạnh tranh.thật sự mình luôn coi trọng những người chỉ ra lỗi sai cũng như sự yếu kém của mình để mình thấy mình còn yếu kém ở đâu,mình thấy mình học được nhiều từ những điều như vậy.đó có phải là yếu tố thúc đẩy sự tíên bộ của mỗi người.dù sao cũng rất cảm ơn sự góp ý của bạn.
    friendly

  328. Chào các bạn. Tôi đang có một thắc mắc trong thẩm quyền của HĐQT giữa điểm g khoản 1 điều 108 và khoản 2 điều 120 LDN 2005. Liệu có bị chồng chéo và mâu thuẫn ở đây không?
    Tôi xin trích dẫn hai điều khoản đó như sau:
    điểm g khoản 1 điều 108: HĐQT có quyền ….Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật này;
    khoản 2điều 120:
    Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật phải gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị; niêm yết tại trụ sở chính, chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết; thành viên có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.
    Các bạn cùng thảo luận để giúp tôi hiểu rõ vấn đề.

  329. Chào bạn chikn!
    Theo tớ bạn nên tìm hiểu câu chữ trước khi thảo luận.
    Bạn Thanhson hỏi là LDNNN 2003 hiện nay còn được áp dụng cho các DNNN hay không? do đó mình đã trả lời là không áp dụng do LDN 2005 đã thay thế. Tuy nhiên mình cũng chú ý là LDNN 2003 hiện nay chỉ còn ràng buộc với các Cty NN đã đựơc thành lập và theo quy định của LDN 2005 trong thời hạn 4 năm phải chuyển đổi mô hình. Còn đối với các DNNN mới thàh lập sau ngày LDN 2005 có hiệu lực thì phải áp dụng theo LDN 2005. Tuy nhiên LDN 2005 quy định không nhiều về CTy NN nên mình vẫn có thể lấy LDNN 2003 để làm tài liệu tham khảo, dẫn chiếu nếu nó phù hợp với LDN 2005.
    Tôi đưa ra ý kiến của mình cũng như bạn đưa ra ý kiến của bạn. Chúng ta cùgn trao đổi để hiểu vấn đề chứ không nên quá gắt gao trong vấn đề. Tôi nghĩ bạn nên tìm hiểu bình luận LDN 2005 thêm một chút nữa để có cách hiểu chính xác. Tôi đưa ra ý kiến của mình theo cách hiểu của tôi và trong quá trình tìm tài liệu trên mạng mà tôi biết được. Hy vọng lần sau chúng ta và tất cả các bạn thảo luận trên tinh thần HỢP TÁC, chứ không nên nói những câu theo kiểu của chikn như vậy rất gây mất thiện cảm cho người thảo luận. Bạn đưa ra rất nhiều ý kiến thảo luận, tuy vậy bạn cũng nên coi trọng ý kiến của người khác nũa đúng không nào????

  330. hi,youkhanga!
    trong kinh doanh các khái niệm chưa đăng kí kinh doanh khác với ko đăng kí kinh doanh & khác với cả ko cần đăng kí kinh doanh.giải thích là “những thương nhân đó chắc chắc sẽ phải có đăng kí kinh doanh nhưng hiện taị chưa có” có phần khiên cưỡng wa ko?nếu nói như bạn thì khiến người ta hiểu là “những thương nhân đó” buộc phải đăng kí kinh doanh trong tương lai.vấn đề đặt ra ở đay liệu luật có buộc “những thương nhân này” phải đăng kí kinh doanh hay ko?nếu họ cứ tiếp tục ko dăng kí kinh doanh thì có làm sao ko?ngoài khái niệm thương nhân chúng ta còn khái niệm chủ thể kinh doanh nữa.
    một điều nữa thương nhân là tổ hợp tác như bạn nói.đúng là tổ hợp tác thì pháp luật ko quy định đăng kí kinh doanh ở đâu.và trên thực tế thì tổ hợp tác ko thực hiện việc đăng kí kinh doanh.nhưng như vậy thì chúng ta nên nói là :tổ hợp tác ko thể trở thành thương nhân chứ ko phải nói là “nó vẫn được coi là thương nhân”.ở đây mình nghĩ là nên so sánh với LTM1997.theo LTM1997 trong khái niệm thương nhân có liệt kê tổ hợp tác nhưng nên hiểu là tổ hợp tác có thể trở thành thương nhân và muốn trở thành thương nhânphải đăng kí kinh doanh.nhưng vì kothể thực hiện việc đăngkí kinh doanh nên trên thực tế tổ hợp tác ko thể trở thành thương nhân.nên sao lại nói là “nó vẫn được coi là thương nhân”.việc đăng kí thành lập hợp pháp cho tổ hợp tác chỉ giúp cho THT trở thành chủ thể dân luật thôi.đến LTM2005 đã mở rộng đáng kể những chủ thể có thể trở thành thương nhân là “cá nhân,tổ chức kinh tế…”.như vậy với tư cách là 1 trong số “tổ chức kt,,,” thì THT lại một lần nữa đươc liệt kê vào thành phần “có thể trở thành thương nhân” chứ ko phải là “vẫn được coi là thương nhân”.nhưng theo NĐ88/2006 thì vẫn ko thấy nói THT đăng kí kinh doanh thía nào :D.nen nếu theo luật VN thì THT chắc là vẫn ko thể trở thành thương nhân được(hờ hờ)
    điều minh muốn nói ở đây là nếu hiểu theo đ7 LTM2005 thì có vẻ như là công nhận “thương nhân thực tế” tức là những đối tượng được luật cho phép có thể trở thành thương nhân nhưng ko đăng kí kinh doanh.cái này mình thấy thầy giáo lại nói ko công nhận thương nhân thực tế.mà luật thì có nói gì đến thương nhân thực tế với ko thực tế đâu nên ko bít thía nào mà lần.mà thật ra cái quy định thế này rất loằng ngoằng,còn loằng ngoằng hơn cả LTM1997.xây dựng khái niệm thương nhân chẳng theo bản chất hẳn mà cũng chẳng theo hình thức hẳn.thêm cái đ7 vào nữa thì có khác gì nói ko đăng kí kinh doanh vẫn là thương nhân vì vẫn bắt gánh chịu nghĩa vụ của thương nhân,phải chăng khác nhau ở tên mà người ta hay gọi là thương nhân thực tế với ko thực tế
    thanhks for your reply

  331. Chào chink!
    Theo tớ nghĩ, trường hợp: chưa đăng kí kinh doanh ( đ7) khác với trường hợp ko đăng kí kinh doanh. Tớ hiểu điều 7 ở khía cạnh là những thương nhân đó chắc chắn sẽ phải có đăng kí kinh doanh nhưng hiện tại chưa có( có thể vì lí do nào đấy thì tớ chưa nghĩ ra, hi`). Có trường hợp : thương nhân là tổ hợp tác, nhưng ai cấp giấy kinh doanh cho tổ hợp tác thì ko luật nào quy định, nhưng nó vẫn đc coi là thương nhân, ở đây chỉ cần có đăng kí thành lập hợp pháp là đc.

  332. hôm nay lớp mình mở màn đầu tiên cho giờ học luật thương mại của khoá 31.có một vấn đề về thương nhân mà mình thấy còn rất mơ hồ.mình muốn nêu ra để các bạn cùng trao đổi.đó là k1đ6 & đ7 LTM2005.
    k1đ6:”thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp,cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên & có đăng kí kinh doanh”
    đ7:”thương nhân có nghĩa vụ đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.trường hợp chưa đăng kí kinh doanh,thương nhânvẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của luật này và quy định khác của luật”
    thầy giáo khi dạy có nói đăng kí kinh doanh là điều kiện bắt buộc để trở thành thương nhân.với câu chữ của k1đ6 thì mình cũng đồng ý như vậy.điều đó chứng tỏ những chủ thể kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên nhưng ko đăng kí kinh doanh thì ko được công nhận là thương nhân.
    nhưng đ7 theo mình hiểu thì khi ko đăng kí kinh doanh các chủ thể kinh doanh mà hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên vẫn phải gánh vác những nghĩa vụ của một thương nhân.trong khi các chủ thể này ko đủ điều kiện của thương nhân(vì ko đăng kí kinh doanh).thế nhưng luật lại dùng thuật ngữ “…trường hợp chưa đăng kí kinh doanh,thương nhân vẫn…”.nếu theo câu chữ của luật lại khiến người đọc nghĩ luật vẫn công nhận tư cách thương nhân cho những chủ thể này (mà vẫn gọi là “thương nhân thực tế”).mình thấy nó thật sự mâu thuẫn.mong nhận được quan điểm của các bạn về vấn đề trên

  333. Chúng ta cùng trao đổi về điểm gk2d108 và điều 120 LDN 2005 nhé. tôi thấy nó bị mâu thuẫn về thẩm quyền của HĐQT.

  334. hi,lawyer!
    mình chưa nói đến đúng hay sai nhưng mình thấy cách lập luận của bạn rất “mâu thuẫn”.nói như muathuhanoi thì “các quy định của LDNNN2003 vẫn có thể vận dụng vào các doanh nghiệp chưa chuỷen đổi thì phù hợp hơn.trên thực tế các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ các quy định của LĐNN2003” và nói như lawyer thì “LDNNN còn áp dụng với các công ty NN đã được thành lập theo LDNNN2003 và theo quy định của LDN 2005″.nếu đúng như ý của các bạn nói thì điều đó đồng nghĩa rằng LDNNN2003 vẫn còn được áp dụng mặc dù kô hoàn toàn mà chỉ một số quy phạm của nó đến thời điểm này vẫn được áp dụng.và các công ty nhà nước còn được áp dụng nó hay ko, thì phải do pháp luật có cho phép hay ko chứ k o phải là ” có thể được áp dụng”.thuật ngữ “có thể được áp dụng” khiến người đọc tự hỏi :khi nào thì được áp dụng,được áp dụng quy định nào ?theo văn bản nào?cơ quan nào cho áp dụng,chịu trách nhiệm quản lý?….và thuật ngữ “ảnh hưởng nhiều đến chính sách quản lý” một lần nữa lại khiến người đọc tự hỏi “ảnh hưởng” như thế nào?tham khảo hay áp dụng?
    một điều nữa lawyer nói “LDNNN 2003 chỉ còn mang tính chất dẫn chiếu,tham khảo” chứng tỏ vê nguyên tắc ko được quyền áp dụng nó vì nó chỉ mang tính chất tham khảo.mặt khác lại nói “LDNNN còn áp dụng đối với các công ty NN đã được thành lập theo LDNNN2003 và theo quy định của LDN2005”.nói thế này thì LDNNN vẫn còn được áp dụng.ở đây thấy một sự mâu thuẫn rất rõ ràng và ko thống nhất trong quan điểm của bạn trước và sau
    luật đã thể hiện ý chý của các nhà làm luật rõ ràng trong k2đ166.liệu chúng ta có đi giải thích ngược lại hay mập mờ vòng vo quy định đã thể hiện rất rõ ràng đấy hay ko? và nếu những người áp dụng luật cũng giải thích mập mờ và nước đôi như vậy thì áp dụng thế nào?một điều nữa mình nghĩ rằng chúng ta là những người học lí luận,giữa lí luận và luật thực định là hai phạm trù khác nhau đôi lúc còn mâu thuẫn.luật thực định thì thay đổi liên tục,nhưng thiết nghĩ người học lí luận sẽ có những quan điểm của mình và sự thống nhất trong quan điểm rất quan trọng.
    friendly

  335. Chào các bạn!
    Chúng ta cùng thảo luận điểm g khoản 2 điều 108 và điều 120 LDN 2005 nhé. Tôi thấy hai điều luật này bị mâu thuẫn về thẩm quyền của HĐQT.

  336. Chào các bạn!
    Chúng ta cùng thảo luận điểm g khoản 2 điều 108 và điều 120 LDN 2005 nhé. Tôi thấy hai điều luật này bị mâu thuẫn và dường như nhà làm luật bị nhầm lẫn về thẩm quyền của HĐQT.

  337. Đúng rồi. Ý của bạn muathuhanoi rat trùng với cách hiểu của tớ. Khoản 3 điểu 166 quy định: ” Trong thời hạn chuyển đổi, những quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 được tiếp tục áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước nếu Luật này không có quy định” nghĩa là LDNN nhà nứơc còn áp dụng với các Công ty NN đã được thành lập theo LDNNN 2003 và theo quy định của LDN 2005 chậm nhất trong thời hạn 4 năm các Cty NN đó phải chuyển đổi…”
    Friendly anh fun

  338. hi,muathuhanoi!
    có vẻ như ý kiến của bạn giống của lawyer.
    thanks for your opinion.

  339. Chào chikn,
    Đúng là mình trình bày lủng củng thật, ý của mình thế này:
    +Luật doanh nghiệp năm 2005 điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Nhưng rất nhiều doanh nghiệp Nhfa nước chưa xác định cụ thể ở loại công ty nào do một chủ sở hữu duy nhất là nhà nước. đặc biệt đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước. Do vậy vận dụng Luật doanh nghiệp năm 20o5 vào điều chỉnh rất không mang tính khả thi;
    + Các qui định của Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 vẫn có thể vận dụng vàocascdoanh nghiệp chưa chuyển đổi thì phù hợp hơn. Trên thực tế các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý doanh nghiệp nhà nước vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ các qui định của luật doanh nghiệp NN năm 2003

  340. hi,muathuhanoi!
    ko phải chứ sao mình thấy ý kiến của bạn “nước đôi” mà mập mờ thía nào í.sao lại “Luật doanh nghiệp 2005 chỉ có ý nghĩa các doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi hoàn toàn sang mô hình công ty một thành viên, công ty cổ phần, TNHH.”rùi lại “Luật doanh nghiệp 2003 đã hết hiệu lực, nhưng những qui định của nó vẫn còn rất nhiều ảnh hưởng đến chính sách quan lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này”?hiểu được đúng nghĩa hai câu này chít liền 😀

  341. Chào lawyer, chikn,
    Thật vui khi có diễn đàn theo từng chuyên ngành, nhờ đó chúng ta tiếp tục gặp nhau trong suốt những năm còn lại…
    Về vấn đề Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003 có còn áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước nữa hay không? chúng ta nên căn cứ vào tình hình thuc tế các qui định của Luật doanh nghiệp 2005 chỉ có ý nghĩa các doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi hoàn toàn sang mô hình công ty một thành viên, công ty cổ phần, TNHH.
    Do vậy, về nguyên tắc Luật doanh nghiệp 2003 đã hết hiệu lực, nhưng những qui định của nó vẫn còn rất nhiều ảnh hưởng đến chính sách quan lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này.
    Hy vọng các bạn trao đổi thêm

  342. hi,lawyer!
    k2đ166 “trong thời hạn chuyển đổi,những quy định của LDNNN2003 vẫn được tiếp tục áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước nếu luật này ko có quy định”. và k2đ171″luật này thay thế LDN 1999;LDNNN2003,trừ trường hợp quy định tại khoản 2đ166 của luật này…” với những quy định này thì chúng ta có nên hiểu LDNNN2003 chỉ còn mang tính chất tham khảo ko hay là vẫn còn một số quy phạm của nó vẫn được áp dụng?
    còn k1đ166 theo như lawyer là “hướng mở của NN cho các công ty NN được thành lập theo LDNNN2003” thì thật sự mình ko hiểu “hướng mở” đó phải hiểu theo hướng nào. theo mình biết k1đ166 chỉ quy định về việc chuyển đổi vè mặt hình thức cho DNNN,theo đó thì các DNNN chỉ thay đổi hình thức,còn về hoạt động của DNNN thì ko đổi.quy định k1đ166 nhằm đưa DNNN vào sân chơi chung với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường,để đưa DNNN trở thành đối tượng của LDN2005.
    thật sự là mình cũng chưa được nghe giảng nên có thể những gì mình hiểu là chưa chính xác và sai nữa nên mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của lawyer và các bạn.
    friendly

  343. Về mặt pháp lý thì LDN 2005 hiện nay là luật thống nhất cho các doanh nghiệp, do vậy LDNNN 2003 đã bị thay thế hết hiệu lực, vậy có bao jờ mình sẽ áp dụng luật hết hiệu lực không? Mình cũng chú ý các bạn hiện nay LDN 2005 có rất nhiều bất cập. Đúng như bạn chikn nói có lẽ đến năm 2010 LDN 2005 mới đúng với tên gọi là Luật thống nhất, do đó trên thực tế hiện nay mình chỉ coi LDNN 2003 là tài liệu tham khảo thêm thôi còn nguyên tắc vẫn chỉ có áp dụng LDN 2005. còn K1điều 166 bạn dẫn chiếu ra:”Thực hiện theo lộ trình chuyển đổi hằng năm, nhưng chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật này.
    Chính phủ quy định và hướng dẫn trình tự, thủ tục chuyển đổi” thì đây là hướng mở của NN cho các công ty NN được thành lập theo LDNN 2003 đấy chứ?
    Bạn đồng ý với ý kiến của mình chứ?

  344. đây là diễn đàn học luật,đề nghị lần sau ai mà mún giải bày cảm xúc,hỏi han tìm người ko vào đây viết linh tinh nhé.

  345. Thầy Hải là ai mà làm cho bạn Nhung ngày nào cũng gián tít mắt vào thế nhỉ. không bít nữa. Suốt ngày chỉ thấy khen thầy Hải thui a. Ai là thầy Hải giải thích cho mọi người hiểu chút đỉnh đi………..

  346. hi,thanh son,hungnguyen!
    mình đồng ý với hungnguyen là sinh viên phải tự ngiên cứu và suy nghĩ trước đã,nhưng mà có cần thiết phải căng thẳng thế ko nhỉ.hơnnữa diễn đàn này mmới lập được 3 ngày mà .nếu ko phải kiến thức của mình thì dù người khác có đưa câu trả lời thì đó vẫn mãi ko phải là kiến thức của mình.chúng ta học từ thầy cô,từ sách vở và từ bạn bè nữa.học,tham khảo thêm và biến kiến thức của người khác thành của mình.đó là cách học khôn ngoan?
    mình thì cho rằng LDNNN2003 vẫn được áp dụng chứ ko hẳn chỉ là dẫn chiếu (k2đ166LDN2005) theo như ý kiến của lawyer.ví dụ như những quan hệ chủ sở hữu,người đại diện phần vốn góp nhà nước tại công ty nhà nước thì vẫn áp dụng LDNNN2003 chứ?có lẽ đến năm 2010 thì LDNNN2003 thì mới hoàn toàn hết hiệu lực hoàn toàn vì khi đó các doanh nghiệp nhà nước mới chuyển đổi hét thành cty TNHH và cty cổ phần.lúc đó LDN2005 mới đúng với tên gọi LDN thống nhất.

  347. to thanhson : hiểu chết liền ! cách cách là j` chứ ???hix! giờ k31 mới bắt đầu học thương mại thôi! buổi đầu tiên giảng viên giới thiệu về môn học có nói tới câu mà bạn lehoahn hỏi ! học thương mại là để trả lời câu hỏi đó mà! chắc sau khi học xong thì mới trả lời được! h chưa học sao trả lời ! nghiên cứu trong 1 vài ngày là có thể trả lời được ??? ai làm được mình cho mình xin chữ kí cái !mà câu hỏi bạn đưa ra mình thề là….con nít nó cũng trả lời được. bạn chưa biết có LDN 2005 à? thật là chưa biết ????? mình nghĩ trước khi hỏi nên tìm hiểu qua đã! quá bí hay cần tham khảo thêm các câu trả lời thì mới nên nêu ra nhờ giúp đỡ !câu bạn nói nếu như bạn bỏ 30s tìm hiểu thì chắc chắn bạn biết đã có LDN 2005 và như vậy là bạn có thể có câu trả lời cho câu mà bạn hỏi ĐÚNG 100% !!!

  348. hi,hoalehn!
    vì bọn mình chưa được nghe giảng hơn nữa đây là câu hỏi thảo luận cho sinh viên tự nghiên cứu nên bạn phải tự lực thui.để so sánh dễ dàng,mình xin có một số góp ý cho câu hỏi của bạn,bạn nên tìm hiểu các vấn đề như: khái niệm,chủ sỏ hữu,tư cách pháp nhân,trách nhiệm tài sản,cơ cấu tổ chức,vốn,quyền và nghĩa vụ,…trong luật doanh nghiệp 2005 có hết đấy.lưu ý là đến LDN2005 đã công nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh.trước đó công ty hợp danh ko có tư cách pháp nhân.(bạn có thể so sánh với LDN1999).và cũng đến LDN 2005 đã quy định thêm cho cty TNHH 1 thành viên có chủ sỏ hữu là cá nhân,trước đó chỉ quy định chủ sỏ hữu là tổ chức.
    friendly

  349. thầy hải tâm lý wa,chia tay môn dân sự đã có ngay diễn đàn luật thương mại rùi.chúng em cảm ơn thầy nhìu nhìu.

  350. Chao Thanhson.
    Hiện tại luật doanh nghiệp 2005 ra đời và thay thế cho luật doanh nghiệp NN 2003. Như vậy về mặt pháp lý mà nói thì luật doanh nghiệp nhà nước 2003 hết hiệu lực kể từ ngày bị thay thế.Tuy nhiên luật doanh nghiệp 2005 quy định rất ít các điều khoản về doanh nghiệp Nhà nước,nên trên thực tế các doanh nghiệp nhà nước vẫn tham khảo các điều khoản của luật doanh nghiệp nhà nước 2003. Nhưng chỉ mang tính chất tham khảo,còn dẫn chiếu thì phải theo luật DN 2005 và các văn bản hướng dẫn.
    Thân!

  351. Bạn HungNguyen củ chuối thế hii. bạn hoalehn mà hình như là “cách cách” đã hỏi thì cố gắng mà tranh thủ nghiên cứu trả lời chứ hii. Nhân đây mình muốn hỏi các bạn Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 có còn áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước không nhỉ?

  352. k31 phải ko? cứ bình tĩnh, học đi đã ! tự tìm hiểu đi đã! chưa j đã hỏi luôn rồi ! h có nói bạn cũng ko hiểu ! oko?

  353. chào các bạn, giúp mình trả lòi câu hỏi này với:
    nêu những điểm giống và khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân với công ty hợp danh, cong ty tnhh một thành viên với doanh nghiệp tư nhân.
    cám ơn các bạn nhiều

    • bạn ơi, trên thư viện nhiều lắm. tự lên mà tìm. hoặc đọc trong sách giáo khoa ý. cũng đầy đủ mà

    • ban kiem cuon sach tai chinh doanh nghiep can ban tham khao nha!

    • giống nhau: – Chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh trong công ty hợp danh đêù chịu TNVH trong kinh doanh
      – Không được tham gia thị trường vốn ( không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.

      khác nhau:
      – +Doanh nghiệp tư nhân do 1 cá nhân làm chủ
      +Công ty hợp danh do hai người trở lên thành lập (phải có ít nhất hai thành viên hợp danh cùng kinh doanh dưới một hãng chung).
      – DNTN không có tư cách pháp nhân còn CTHD thì ngược lại.

    • Chào các bạn! Mình muốn trao đổi 1 chút về Luật thương mại quốc tế.
      Có một lời đề nghị giao kết được gửi từ cty Nhật tới Cty Việt Nam với mặt hàng X, Số lượng Y và giá Z, thời hạn trả lời ngày T. Trong thời hạn trả lời, cty VN gửi Fax chấp nhận và thêm điều kiện giao hàng CIF Hải Phòng. Vậy điều kiện thêm này có được coi là đề nghị bổ sung làm biến đổi cơ bản nội dung của chào hàng theo công ước viên 1980? Vì nó có liên quan đến việc chào hàng đó bị coi là hoàn giá chào mà.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn