admin@phapluatdansu.edu.vn

DIỄN ĐÀN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

CHUYÊN TRANG TRAO ĐỔI CÁC KIẾN THỨC VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ. RẤT MONG CÁC BẠN THAM GIA TÍCH CỰC  VÌ MỤC TIÊU CHUNG: HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT.

CIVILLAWINFOR THAM GIA DIỄN ĐÀN CHỈ MANG TÍNH CHẤT HỖ TRỢ.

 

258 Responses

  1. Những điều cần biết khi khởi kiện tranh chấp tài sản
    a. Ai là người có quyền khởi kiện
    b. Tìm hiểu kỹ hồ sơ, thủ tục khởi kiện
    c. Cơ quan cấp nào có thẩm quyền giải quyết
    d. Còn thời hiệu để khởi kiện hay không?

  2. dạ e có câu hỏi xin mọi người giúp đỡ ạh
    Đặc điểm và ý nghĩa của pháp luật không công nhận và thi hành bản án,quyết định dân sự TANN,TTNN

  3. Sự tương quan giữa quyền nhân thân và quyền tài sản là gì ạ

  4. Thầy cho em hỏi. Bây giờ em có bài tập thảo luận nhóm là “Phân tích nội dung pháp lý của đối tượng chứng minh trong vụ việc dân sự”. EM đã tìm trên internet mà không có. Bây giờ em phải tiếp cận vấn đề này với những ý chính nào ạ?

  5. mình có tài liệu về bộ luật dân sự,hình sự,tố tụng dân sự ,hình sự,luật hành chính,các phương pháp áp dụng luật dân sự hình sự án lệ của hội dồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao….
    bạn nào có nhu cầu vào=>http://sachphapluat.vn/ để biết thêm thông tin

  6. Cho em hỏi Nguyên đơn không kháng cáo thì có quyền rút đơn kiện hay không? và Thời hạn kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm là bao nhiêu ngày?

  7. Miễn phí] Caselaw Việt Nam (http://www.caselaw.vn) hỗ trợ tìm kiếm bản án

  8. xin chào mọi người , e là người mới được biết và tham gia vào cuộc trò chuyện này ạ!
    Hiện nay nhà e đang có 1 số vấn đề tranh chấp tài sản giữa ba mẹ và anh em tụi em , e muốn được trò chuyện riêng để được trao đổi và hiểu thêm về pháp lý phải làm như thế nào , kính mong mọi người ai đọc dc tn của e mà am hiểu về luật or là luật sư càng tốt , thì xin nt phản hồi giùm e , Email của e: annanguyen19111994@gmail.com
    Sdt e: 093 924 5657 , tên Hà
    Rất mong dc sự giúp đỡ của mọi người e xin chân thành cảm ơn ạ

  9. hiện giờ tôi đang muốn có nhu cầu làm giấy phép lao động thì thủ tục phải làm thế nào ạ

  10. Em đang học luật tố tụng dân sự.Em đang có câu tiểu luận mong nhờ thầy giúp đỡ là “Các đặc điểm của quan hệ pháp luận tố tụng dân sự”.Em xin cảm ơn.

  11. Nha toi bi nha hang xom trong cay truc, cay xanh sat vach tuong.
    Cho hoi toi lam don thua kien va gui don cho nhung co quan chinh quyen nao
    Xin cam on.

  12. Em có cho một người bạn vay với số tiền 20tr đồng, chỉ viết giấy tay không có CMND, có chữ ký và in dấu tay bằng mực ( hơi nhòe có giám định dấu vân tay được không ). Em có kiện người ấy được không, thời hạn cũng đã hết mà vẫn chưa trả.Mong được các luật sư giải đáp.

  13. chào thầy! e xin nhờ thầy giúp đỡ về luật tố tụng dân sự
    hiện e đang học tại trường dh kte hcm ngành quản trị kd
    môn học đầu tiên của e là pháp luật đại cương(PLDC)
    nhóm e bóc trúng thâm luật tố tựng dân sự
    xin thầy cho e những ví dụ thường gập trong xã hội về” tố tung dân sự”?
    Xin chân thành cảm ơn thầy!

  14. Thưa thầy, em có một vướng mắc mong thầy giúp em. Gia đình em muốn kéo điện về để sử dụng nhưng hộ bên cạnh không cho mà khi họ kéo gia đình em đã hùng tiền nhưng do đường dây quá xa nên em xin gửi nhờ cột bên đất họ nhưng họ không cho. Xin thầy chỉ giúp em cách nào để gia đình em có thể kéo được điện để sử dụng chứ hiện tại họ không cho gia đình em kéo nhờ và cũng khồn cho gia đình em kéo về nữa.
    Trân trọng cảm ơn và chào thầy!

  15. Cho tôi hỏi người cán bộ công an giao thông có và không có những quyền gì khi thực thi pháp pháp luật ? Và cho tôi hỏi những nghị định thông tư nào có liên quan đến luật giao thông ? Và toàn bộ luật giao thông nữa ? Người tham gia giao thông có những quyền gì ? Tôi cảm thấy bức xúc và bất bình trước hành động của cảnh sát giao thông ngày nay, đó là điều mà tôi muốn hỏi về những gì ở trên mong những ai biết chia sẻ cho không chỉ bản thân tôi và mọi người đều biết để loại bỏ cái tệ nạn này.

  16. Gửi tới diễn đàn, em đang vướng phải một số rắc rối mong mọi người giúp đỡ. Em vừa bị tai nạn giao thông ngày 19/12/2014 vừa qua. Em bị một xe công-tơ-nơ va phải và bị thương khá là nặng ở cả 2 chân, hiện giờ khi viết bài này hỏi mọi người em vẫn đang nằm trong bệnh viện trên Hà Nội (em ở Hải Phòng). Chuyện là khi em đang trong thời gian điều trị tức là một tháng trước, một cảnh sát ở quận nơi em ở lên tận Hà Nội để lấy lời khai của em và có yêu cầu bố mẹ em kí giấy cho xe của bên kia ra không thì họ sẽ bắt buộc phải đưa vụ việc này lên tòa án. Sau vì bị thúc giục quá nhiều bố mẹ em đành phải đồng ý kí giấy tờ cho xe họ ra tuy họ vẫn chưa bồi thường đủ cho thương tật của em. Sau đó một thời gian (vẫn nằm trong thời gian em điều trị) viên cảnh sát ấy tiếp tục gọi điện yêu cầu bố mẹ em kí tiếp một số giấy tờ khác để họ đưa hồ sơ lên viện kiểm sát. Cho em hỏi trong vụ việc này phía nhà em có thể chủ động được không hay phải làm theo lời viên cảnh sát ấy. Và em cần làm gì để phía bên em không bị chịu thiệt thòi, vì em là bên bị nạn, thủ tục cần thiết là gì vậy ạ? Mong các thầy cô giúp đỡ em!!! Em xin cảm ơn!!

  17. thưa thầy! em có câu hỏi xin nhờ thầy giúp đỡ
    làm sao để phân biệt xét xử sơ thẩm vụ án dân sự với xét xử phúc thẩm vụ án dân sự và phân biệt phúc thẩm vụ án dân sự với giám đốc thấm, tái thẩm dân sự ạ em rất mong được các thây cô giúp đỡ!!!

  18. luật sư cho em hỏi có quy định nào của pháp luật về cầm cố giấy tờ tùy than, bang tốt nghiệp hay các giấy tờ không có giá khác.luật có cấm hay cho phép không ạ

  19. Cho em hỏi, thuận tình ly hôn thì tòa án có tiến hành hòa giải không ?

  20. Anh em cho xin ý kiến vụ này giải quyết sao nhé.
    – Cách thời gian thi công làm vỉa hè 1 năm, Nhà tôi có trồng 1 cây phượng tím trước nhà (Cách cây xanh nhà nước trồng 3 mét).
    – Nay phòng quản lý đô thị thi công làm vỉa hè đến phần lề đường nhà tôi thì yêu cầu nhà tôi chặt bỏ cây phượng để thi công lát gạch (Yêu cầu miệng, không có giấy tờ, biên bản của người có thẩm quyền ký)
    – Toàn bộ hàng xóm tôi cũng tự trồng cây như tôi nhưng riêng chỉ nhà tôi bị yêu cầu chặt bỏ cây. (Hàng xóm tôi toàn những cán bộ, thầy cô giáo, người có chức có quyền, hoặc cũng có liên quan đến cán bộ, công chức nhà nước)
    Vậy việc phòng quản lý đô thi yêu cầu nhà tôi chặt cây mà chưa có quyết định là đúng hay sai. Và Tôi cần phải làm gì trong tình cảnh này. Xin lỗi vì đã làm phiền anh em vì chuyện nhỏ thế này. Xin cảm ơn.
    P/S: Được biết vì nhà tôi trồng cây che 1 phần bảng hiệu nhà hàng xóm nên nhà hàng xóm mới cho tiền người thi công chặt cây. Tôi là 1 nông dân chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Không biết gì về luật cả. Mong anh chị em tư vấn giúp.

  21. Sau Đây mình nhờ luật sư tư vấn dùm mình về vấn đề này :

    Em là cửa hàng máy tính kinh doanh mua bán và sửa chữa.Cách đây 3 ngày tức ngày 8/3 bạn em đến bán 1 cái Laptop .Bạn ấy nói là của anh và bạn ấy chung tiền mua cần bán để anh bạn ấy cho tiền mua máy mới.sau khi em kiểm tra thì máy cố đầy đủ xạc cặp vày máy (máy có mật khẩu bạn ấy gõ cũng đúng )em đồng ý mua với giá 5tr5 .sau khi em mua xong thì tối bạn ấy nói mẹ bạn ấy làm hung đòi đến chỗ em và kêu em nếu mẹ bạn ấy tới hỏi thì kêu không biết .Em cũng đồng ý.Đến sáng bạn ấy nhắn tin cho em nói là “muốn chuộc lại máy mẹ bạn ấy ko cho bạn ấy bán máy và đuổi bạn ấy ra khỏi nhà “e đồng ý vì nghĩ bạn bè .khi em tới quán cafe thì bạn ấy kêu đợi xí đợi chị họ tới đưa tiền.Em có ngồi đợi và lúc sau 4 người tới và hùng hổ nói máy ăn cắp .lúc đó em mói biết máy ăn cắp và hỏi ra mọi người nói “bạn ấy lấy trộm tại nhà của mấy người đó và nói không có tiền lấy máy kêu họ lên lấy “cái mấy người đó gọi công an lên.em và bạn ấy được mời về làm việc em có khai với công an là em không biết máy đó là máy ăn trộm.và công an có hỏi e biết máy đó là máy ăn trộm lúc nào “thì em nói là lúc bị hại lên nói máy bị mất trộm “.và hiện giờ công an quận đang thụ lý hồ sơ.

    Vậy Em mong luật sư cho em hỏi nếu như vậy em có được bồi hòan lại tiền không vì tiền đó tiền làm ăn và em không biết máy ăn trộm .và em có bị làm sao khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bạn ấy không.và thời gian trả lời của công an là bao lâu.Hiện giờ em rất mệt mỏi vì gia đình nghĩ em là tiêu thụ của gian đòi đuổi em ra khỏi nhà.công việc em bị cản trở vì cứ sợ công an gọi lên gọi xuống vì công việc em phục vụ khách hàng mất 1 ngày là mệt em mất khách .Em rất mong mỏi luật sư trả lời câu hỏi của em để em được yên tam làm việc và trả lời với gia đình

  22. Các thầy cô cho e xin ý kiến.
    e có một ngươti bạn mua hàng trên mạng.(cụ thể là xe gắn máy nhập lậu)…hai bên đã thỏa thuận giá cụ thể là 13tr500nghìn.nhưng bên a đòi đăăt cọc trước 2tr500ngbin.bên a sẽ giao xe đến tận nhà.sau đó bên a lại nói chuyển thêm 3tr500 nữa sẽ giao xe.đã chuyển 2lần nhưng bên a đòi bạn e chuyễn thêm 6tr đồng,bạn tôi van chuyên.sau đó vẫn k nhận được xe.bên a đòi chuyển thêm 2tr nữa.tổng số tiền lên đến 11tr.nhưng vẫn thế.bạn tôi đã chuyển tổng 24tr.nhưng bên a thuê bao.nhưng bạn tôi ra ngân hàng hỏi chũ tài khoản thẻ thì biết số cmnd,họ tên và địa chỉ đkhk thường trú của bên a.như vậy bạn tôi có thể làm đơn khởi kiện được hay k.xin cho câu trả lời sớm để nhất.e xin cảm ơn.

  23. và tai sao ak

  24. em có một thắc mắc xin hỏi y kiến mọi người là: ông A thiếu tiền ông B la 30tr.Sau khi ông A chết thì các con của ông chia tai san cho nhau nhưng không biết gì về số nợ mà cha mình thiếu ông B.2 năm sau ông b nhớ ve sự việc và tiến hành đòi nợ nhưng các con đùn đẩy nhau không trả và ông B khởi kien nhưng hông biết có được giải quyết không?

  25. Em chào thầy ạ. Thưa thầy em một chút thắc mắc về một vấn đề rất muốn xin ý kiến của thầy như sau: Trong vụ án hình sự, khi thực hiện hành vi (cụ thể ở đây là huỷ hoại tài sản) bị cáo đã đủ 16 tuổi và chưa đủ 18 tuổi. Đến thời điểm đưa vụ án ra xét xử bị cáo đã đủ 18 tuổi, trong trường hợp này riêng về phần dân sự có cần đưa bố mẹ bị cáo vào tham gia tố tụng để từ đó buộc bố mẹ bị cáo bồi thường vì bị cáo chưa đủ tuổi và không có tài sản riêng hay thu nhập không ạ?

  26. Nguyên đơn ông A cho rằng ngày 10/3/2012 gia đình ông vay của ông B 40tr, thời hạn vay 1 năm, lãi xuất 30%/tháng. ngày 15/3/2012 gđ ông B đến lấy 1 số tài sản để trừ nợ gồm 1 cặp lộc bình, 1 ông địa, 3 tấm gỗ tổng tài sản 41tr có 2 người làm chứng, ko viết giấy tờ. đến tháng 7/2012 vợ ông A trả cho vợ ông B 12tr tiền lãi có ng làm chứng, ko viết giấy tờ. Bị đơn ông B cho rằng ngày 6/3/2012 gđ ông mua của nhà ông A 1 cặp lộc bình, 1 ông địa đã trả tiền và ko có ai làm chứng. 10/3/2012 gđ ông cho ông A vay 40tr. gđ ông A ko thừa nhận lấy 3 tấm gỗ, và 12 triệu. 2 bên ko có chứng cứ gì chứng minh cho lời khai của mình ngoài giấy vay tiền. Tòa án triệu tập 2 bên lấy lời khai đối chất nhưng NĐ và BĐ đề không thống nhất được ý kiến. trong trường hợp này Tòa án cần làm gì để có thể giải quyết vụ việc trên.

  27. nếu người có nghĩa vụ liên quan đang ở nước ngoài không tham gia hòa giải được, không có ủy quyền tố tụng hoặc đơn vắng mặt. vậy để hòa giải thành thì làm cách gì? xin chân thành cám ơn sự tư vấn của các bạn

  28. Tôi có gửi đơn ra tòa kiện vụ dân sự. khi hòa giải thì thiếu người có nghĩa vụ liên quan nên không hòa giải được. tòa cứ mời đi mời lại mấy lần không xử được. Vậy có cách nào giải quyết hòa giải thành mà thiếu người có nghĩa vụ liên quan không?

  29. tôi tên đoàn kim lai kính xin quí ban ngành đoàn thể giúp đở và trả lời phản hồi sớm hầu giúp tôi ổn định tư tưởng,mà không phải đi đến bị thần kinh phân liệt và sẽ không có gì đáng tiếc sau này sẽ xảy ra nguyên như sau :vào năm 1957 mẹ tôi có mua nhà và đất ở bằng giấy tờ viết tay
    trong phạm vi đất và nhà của gia đình mẹ tôi ,có tường bao lơn chung quanh của các căn nhà liền kề ,mà lại có gia đình liền kề số nhà 21/7c,Nguyễn V Cừ p1,q5 lại là ông tổ trưởng cũng là đảng viên sau đó ông và con ông trổ cửa sổ lớn đập xà bần bỏ thẳng xuống mái tôn nhà tôi,nay lại còn chổi mái ra phơi áo quần còn đổ nước thải xuống luôn ,sau đó tôi có làm đơn xin khiếu nại ,đến thanh tra xây dựng hai lần cuối cùng hai anh TTXD có mời tôi lên để làm việc là anh Nhựt Long & anh Minh Hải nói với tôi là vấn đề nhạy cảm nên chỉ có mình tôi thôi ,và hỏi gắt nhà tôi có giấy tờ gì không ?sau đó hai anh viết biên bản theo ý tôi đề nghị ông tổ trưởng xây bít cửa sổ lại và nói sẽ xuống hiện trường xử lý ??? từ ngày lập biên bản 07/05/2012 mà sau cho đến nay vẩn không thấy gì???gia đình con cháu ông tổ trưởng thách thức gia đình tôi muốn gì thì cứ lên phường mà thưa ,trong đơn khiếu nại tôi có viết nội dung miếng đất mà ông có và cất nhà cùng hình chụp……cuối lời
    TP: Hồ Chí Minh ,ngày 16/12/2012kính xin hỏi thêm vào năm 1977 có đoàn đo đạc lập bản vẽ địa chính vị trí nhà và đất ở,tôi không nhớ đoàn của thành phố hay của quận, vậy khi tôi muốn đi trích lục bản vẽ của năm 1977 thì phải cần đi đến nơi nào và cần phải làm thủ tục gì Kính xin quí ban ngành hướng dẩn giúp cho gia đình tôi được toại nguyện
    .Xin chân thành Cám Ơn
    Kính Lời

  30. chào luật sư,em muốn hỏi về hướng phân chia tài sản cua một bài pl: ong A+B LÀ vợ chồng, có hai người con là M và N. Do mâu thuẫn trong cuộc soongd, A và B li thân. Its lâu sau, A chung sống như vợ chồng với H và họ cùng hợp tác làm ăn với một tài sản chng là 2 tỉ đồng. sau đó A chết có để lại di chúc cho M,N,H mỗi người một phần bằng nhau.
    H đến đòi chia tài sản thừa kế của anh A nhưng gia đình anh A khoong đồng ý. H đã làm đơn yêu cầu tòa giải quyết.
    Chia thừa kế trong trường hợp này. Biết tài sản chung của A và B là 680tr, mong thầy giúp e giải quyết vấn đề này

    • Mình là sinh viên luật. Theo mình tình huống trên sẽ đựợc chia thừa kế như sau:
      – tài sản chung AB: 680tr + (2tỉ:2) = 1tỉ 680tr
      – tài sản A : 1 tỉ 680tr : 2 = 840 tr
      – A để lại di chúc cho M,N,H đó M,N,H sẽ được hưởng số di sản bằng nhau là: M=N=H= 840tr : 3 = 280tr.
      – Tuy nhiên, dù A không để lại tài sản cho B, nhưng do B vẫn là vợ hợp pháp của A nên theo điểu 669BLDS B sẽ được hưởg 1/3 suất thừa kế theo pháp luật.Theo như dữ liệu thì A có 3 ngừời thừa kế theo pháp luật là B, M ,N nên B sẽ được hưởng thừa kế là : 1/3 x (840 : 3)= 93,3tr. Số tiền này sẽ được lấy từ số tiền thừa kế theo di chúc của M,N,H theo tỷ lệ được hưởng thừa kế theo di chúc. Tức là lúc này số tiền thừa kế M,N,H được hưởng sẽ là: M=N=H= 280- (93,3 tr: 3) =248,9 tr.

  31. Chào luật sư. Tôi muốn hỏi nếu gia đình tôi đổ nước lau nhà Sunlight ra cửa nhà tôi thì có vi phạm pháp luật hay không? Hôm trước, vì chuyện xích mích này, gia đình hàng xóm kéo sang nhà tôi, đẩy ngã bố mẹ tôi, thóa mạ, lăng nhục và lên tiếng dọa giết nhà tôi trước sự chứng kiến của đông đảo người dân trong xóm cũng như cán bộ của tổ dân phố. Tôi được biết nhà hàng xóm này có xích mích với khá nhiều ngườ hàng xóm nữa. Mỗi lần xích mích đều kéo cả nhà sang chửi bới, dọa nạt người khác. Nhà tôi không chửi bới hay có hành vi quá khích lại gia đình nhà họ.Tôi muốn hỏi liệu họ có vi phạm pháp luật không, họ có quyền cấm nhà tôi đổ nước lau nhà ra cửa không? Nhà tôi ở trong khu dân cư, nhiều nhà cùng chung 1 con đường.

  32. cho em hỏi điểm khác nhau giữa pháp nhân và tổ hợp tác là gì ? theo em biết thì tổ hợp tác cũng có thể trở thành pháp nhân vậy khi so sánh các điểm khác nhau thì mình cần dựa vào căn cứ nào ?

  33. mình đang co cho ban minh vay một khoản tiền là hai tỷ đông đã qua hạn trả nợ va thơi hạn an gia hạn tra nơ nhưng vận không trả cho mình nay mình muôn hỏi lam cach nao để đồi lại khoản tiền đó,việc khởi kiện cần những giấy tờ và trình tự khởi kiện nhu thế nào

    • Trước hết bạn phải xem họ có khả năng trả nợ hay không? Nếu có khả năng trả nợ thì tiến hành các bước để khởi kiện. Bạn có thể nói cụ thể hơn mình sẽ hướng dẫn cho bạn, hoặc bạn gửi email về ndthuat@gmail.com, mình sẽ hướng dẫn cho bạn, free nhé! CHúc vui!

  34. Xin cho hỏi gia đình tôi có nợ 450 triệu có ghi giấy nhận nợ thời hạn là 12 tháng, sau 12 tháng thì sẽ thay giấy nợ khác. Nhưng gì tin tưởng cho nên khi ghi giấy nợ mới tôi không hủy giấy nợ cũ. Nay bên cho vay dùng tờ giấy nợ cũ đi kiện tôi là nợ quá hạn và tòa buộc tôi phải trả ngay. Tôi có trình tờ giấy nợ mới thời hạn đến tháng 7/2012 mới đến hạn thì bên cho vay phủ nhận là giấy giả. Vậy nay tôi hỏi khi đang giám định chữ ký thì thẩm phán có quyền ra quyết định phong tỏa nhà tôi hay không ?

  35. EMco mot van de ve luat moi truong ,nha` hang` xom sat vat nha em ban cafe cho thue nha tro nhung nuoc thai sinh hoa deu chay tra duong nhung nha huong hieu la nha em mui hoi rat kho chieu,va rac nhung nguoi thue nha ro cua nha cafe thay wa dat nha em, nhung em co qua noi nhe nhang ma ho noi em co ngon thi di kien di,, vay anh chi cho em hoi ve luat phap viet nam co giup gi trong viec em vua ke ren khong? cam on anh chi

  36. Em có một vấn đề về vấn đề THI HÀNH ÁN tài sản của Nhà Chùa mong cac Thầy Cô giúp đỡ ah:Trong trường hợp Nhà Chùa không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận trong Hợp đồng, vậy thì có tiến hành Kê Biên tài sản của nhà Chùa để thi hành án được không? Bởi theo Pháp Lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thì tài sản của tổ chức tôn giáo được bảo hộ? Nếu không thì có cách nào khác để yêu cầu Nhà Chùa thực hiện nghĩa vụ thanh toán trên thực tế không?
    Em xin chân thành cảm ơn!

  37. moi ng oi cho minh hoi ve truong hop nguoi co quyen loi, nghia vu lien quan tham gia to tung doc lap và khong doc lap? Cho minh vi du cu the he. minh mo ho ve cai nay wa. Cam on cac ba!

  38. Help me.
    Xin các thầy cô và các bạn sinh viên đại học luật giúp đỡ tôi tình huống này:
    Như bao thanh niên thời chống Mỹ, ông Hoàng Sỹ Công, sinh năm 1950, quê Hậu Lộc (Thanh Hóa), thương binh hạng 2/4 đã cống hiến tuổi thanh xuân, máu thịt cho tổ quốc. Khi tổ quốc bình yên ông trở về xây dựng quê hương. Những tưởng cuộc đời sẽ ưu ai người thương binh ấy, nhưng số phận lại buộc ông phải lặn lội ngược xuôi bằng chiếc chân gỗ đi tìm công lý! (Theo báo Lao động xã hội – số 42 ra ngày 7/4/2011 http://www.mediafire.com/i/?5smwu03leh41ce9
    Truyền hình VTV1 ngày 8/8/2011 cũng đã có bài phóng sự về phóng sự về vụ án oan sai này

    Một loạt các báo cũng đã đăng về vụ án oan sai của người thương binh này (báo kinh tế nông thôn số 47 ngày 22/11/2004 với bài “Thanh tra và tòa án hành dân”; báo cựu chiến binh số 866 ngày 9/6/2011 với bài “công lý thuộc về ai?”; báo Văn Nghệ trẻ số 32 ra ngày 7/8/2011 với bài “Thanh hoa: một gia đình thương binh bị o ép” và một loạt bài ở báo Đại đoàn kết và rất nhiều báo khác.
    Đến nay người thương binh Hoàng Sỹ Công sau khi bị phá nhà với bản án oan sai vẫn sống trong túp lều tạm bợ do các cựu chiến binh giúp đỡ để đi tim công lý.
    Các bạn hãy đọc những bài báo đó, và xem phóng sự và xin các bạn vài lời bình luận.
    http://diendanluat.com.vn/16/thao-luan-luat-dan-su/4559-oan-sai-cua-gia-dinh-thuong-binh-hoang-sy-cong.html

  39. Xin mọi ngườicho ý kiến với,gia đình vợ (A) nhà em khoảng hơn 4 tháng trước có xảy ra xung đột với nhà kế bên(B).nhà bên A là nhà cấp 4 mái tôn cũ nát,lúc đó chuẩn bị hôn sự nên sữa lại 1 chút nhưng không ảnh hưởng gì về đất đai tới bên B,2 nhà sát nhau chữ L,chung mặt tiền,nhà bên B 1 trệt,ông Hữu nhà bên B đã ra ban công dùng cây sắt đập xuống mái tôn bên A gây hư hỏng 1 góc,và đứng chửi bới thậm tệ,thấy vậy ông Trí Bên A mới ra nói chuyện nhưng ông hữu vẫn tiếp tục đập phá và chửi,rồi thách thức kêu lên lầu nói chuyện,ông Trí đang đóng đinh nên sẵn tiện mang theo cây búa đóng đinh,một phần cũng để tự vệ nên cầm theo,vừa đến cầu thang ông hữu cầm cây sắt đập liên tục,nhưng ông Trí đỡ được và lấy được cây sắt,thấy vậy ông hữu chạy lên lầu ra ban công nhảy qua nhà kế bên có ban công,nhưng tự trượt chân té xuống đất cách khoảng 3m và bị gảy 1 chân.sự việc có nhiều người trong xóm thấy.Giờ Bên B làm đơn đòi kiện bên A đền bù..?.như vậy bên A có phải bị bồi thường gì không,tại sao?(bên B gây chuyện trước).Bên B còn cậy có tiền…?

  40. chong em bi nguoi khac danh thuong thich duoi11% thi boi thuong ve kinh te vaf tinh than la bao nhieu

  41. thầy và các bạn ơi giúp em với! em có câu hỏi về luật muốn tham khảo ý kiến mọi người.
    Câu hỏi: Nêu 5 ví dụ về phong tục, tập quán có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự?
    Em xin chân thành cảm ơn!

  42. xin cho em hoi mot truong hop nhu sau phai xu li ra sao a?(n\xin loi vi em khong viet day du dau)
    ong A muon lay lai dat cho ong B thue tu nam 2001.ong A da dua don len toa an va de nghi giai quyet.trong qua trinh xu li ong B bi mat nang luc hanh vi dan su, nhung hien tai ong B chua co nguoi dai dien.trong truong hop nay toa an co quyen tam dinh chi vu viec khong?tai sao?

  43. xin chào cả nhà!
    Tôi bị oan trong một trường hợp liên quan đến danh dự rất lớn nhưng vì tình ngay lý gian nên không thể chứng minh mình vô tội được, giờ duy nhất chỉ có lấy lại cuộc gọi từ phía tổng đài thì mới có thể giải oan, nhưng tôi lại ko biết tổng đài có còn lưu lại cuộc gọi và có đồng ý cho nhận lại cuộc gọi đó hay ko. Xin cả nhà ai biết mong giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn!

  44. thầy cô và các bạn ơi.em có câu hỏi này muốn hỏi ạ.mẹ em cho một người 65 triệu nhờ người đó xin việc cho chị gái em và có ghi giấy là cho vay,nếu không xin được việc thì giả lại tiền .Khi không xin được việc thì mẹ đòi giả lại tiền.Nhưng người đấy chưa trả được hết khoản tiền .chỉ mới trả được 10 triệu.Hai bên có ghi giấy trả tiền là 10 000000 và có chữ kĩ của hai bên.Trong tơ giấy đó chỉ ghi số tiền bằng số và tờ giấy chỉ do người vay giữ một bản duy nhất.Với tờ giấy trên nếu người đấy không trả tiền mẹ em mà mẹ em viết đơn tố cáo người đấy là lừa đảo thì có được không? nếu làm đơn thì phải làm như thế nào? kính mong các thầy cô cho em lời giải đáp ạ.

    • theo mình, vụ án của mẹ bạn là án dân sự, thường khi viết đơn hay giấy vay tiền thì bạn pphair viết 2 bản có giá trị pháp lý như nhau và mỗi been giữ một bản, còn không thì mẹ bạn phải giữ nếu chỉ có 1 bản, vì mẹ bạn là người cho mượn tiền , còn nếu có 1 bản mà người khác giữ thì xem như không có cơ sở về sau,trong đơn từ nếu có thể hiện bằng tiền thì cần phải ghi cả số và chữ để trách trường hợp xóa thêm bớt. Bạn nên rút kinh nghiệm nhé. đây chỉ là ý kiến từ phía mình bạn nên khám khảo nhiều hơn. Chúc ban may mắn.!

    • Theo tôi mẹ em kiện ông A ra Tòa dân sự, không có dấ hiệu hin hình sự ở đây

  45. Vu an dan su co duong su o nuoc ngoai nhug sau do lai ve vn dinh cu..trc do toa an tinh da thu ly vu an..nhug sau khi dinh cu tai viet nam thi toa an tinh fai chuyen ve cho toa an huyen fai k??

  46. Chao Thay va cac ban.Thay va cac ban giup giai bai tap mon TTDS dum em nhe!
    Bài 1
    A kiện B đòi nợ số tiền 100 triệu đồng. Toà án sơ thẩm đã xử buộc B trả cho A số tiền trên. B kháng cáo vì cho rằng B chỉ nợ A số tiền là 50 triệu đồng. Hỏi toà án cấp phúc thẩm sẽ giải quyết như thế nào nếu toà án cấp phúc thẩm triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà A vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng? Tại sao?
    Bài 2
    A gây thiệt hại cho B tổng thiệt hại là 20 triệu đồng.Do A khhoong tự nguyện bồi thường nên B khởi kiện A đến toà án để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Toà án đã tiến hành thụ lý vụ án và tiến hành mở phiên toà sơ thẩm xét xử buộc A phải bồi thường choB 20 triệu đồng, tuy nhiên trước khi mở phiên toà sơ thẩm toà án đã không tiến hành thủ tục hoà giải. A không đồng ý với việc giải quyết của toà án sơ thẩm nên đã kháng cáo.
    Hỏi toà án cấp phúc thẩm phải giải quyết vụ án trên như thế nào? Tại sao?

  47. thầy ơi,thầy có thể giúp e hiểu rõ về mối quan hệ giữa luật dân sự và tố tụng dân sự và cho e một số ví dụ cụ thể về mối quan hệ đó được k ạ?e đã xem nhiều trang nói về điều này nhưng vẫn k rõ lắm ạ.hix

    • Nó nôm na và đơn giản là:
      Luật dân sự là luật nội dung còn luật tố tụng dân sự là luật hình thức.
      VD: luật dân sự quy định về các vấn đề như thế nào là thừa kế, di chúc như thế nào là hợp pháp…, còn luật TTDS lại quy định về trình tự, thủ tục, quyền lợi nghĩa vụ của các bên… để tiến hành giải quyết của 1 vụ việc khi có tranh chấp xảy ra hoặc được sự yêu cầu của các bên.

  48. Em chao thay!

    Truoc tien em xin loi vi may nay khong danh duoc tieng Viet, mong thay va moi nguoi thong cam. Em muon hoi tham ve 1 chuyen, tinh hinh la nguoi A dua nguoi B 1 so tien (khoang vai ngan dollar) va 2 cai dien thoai nhung khong co ky giay to gi chung nhan la nguoi B nhan tien va tai san cua nguoi A. Bay gio nguoi A doi lai so tien do nhung ma nguoi B noi khong co nhan va khong co gi lam chung minh ca, vay co cach nao de nguoi A doi lai duoc so tien do hay khong? nguoi A co the di bao cong an va kien nguoi B ra toa vi hanh vi chiem doat tai san khong thua thay?

    Mong moi nguoi giup em tra loi cau nay nhe!

  49. kính gửi thầy:
    Thưa thầy, e muốn hỏi rõ thầy về thời hiệu yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định ở đâu và như thế nào ạ>? ví dụ , A kết hôn với B năm 1998, sau đó năm 2002 A chuyển vào SG công tác và quen C. Năm 2004, A và C kết hôn. năm 2007, A gửi đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa A và C. yêu cầu đó có được Tòa án thụ lý và giải quyết không ạ? Trong trường hợp này thì có phải là đã hết thời hiệu khởi kiện không hả thầy?
    Em xin chân thành cảm ơn thầy! mong nhận được sự phản hồi sớm từ phía thầy!

  50. Kính gửi thầy:
    Thưa thầy em có một việc muốn hỏi ý kiến của thầy như sau ah:
    Vụ Án: Trong 1 vụ án tranh chấp Toà án đã thụ lý vụ án (do nhầm tưởng nguyên đơn được miễn tiền tạm ứng án phí nhưng theo pháp lệnh án phí 2009 thì nguyên đơn lại không được miễn tiền tạm ứng án phí). Nay Vụ án đã vào sổ thụ lý vụ án từ tháng 3/2011 và đang giải quyết. Nếu bây giờ mới nộp tiền tạm ứng án phí thì như vậy sẽ tạo ra sự vênh giữa thời gian nộp tiền tạm ứng và thời gian thụ lý vụ án. Mà theo qđ của pháp luật thì phải nộp tiền tạm ứng án phí => thụ lý vụ án. Do vậy e muốn hỏi thầy cách giải quyết cho đúng qđ của pháp luật.
    Theo cá nhân em: thì nên để Tòa án chiệu tập hợp lệ Nguyên đơn lần thứ 2 mà vẫn ko có mặt (điểm đ-k2-điều 192 BLTTDS 204). Để Tòa án ra qđ đình chỉ giải quyết vụ án. Sau đó khởi kiện lại vụ án để đảm bảo đúng tố tụng và không bị hủy án về sau?
    Em xin chân thành cám ơn thầy! Mong nhận được sự phản hồi sớm từ phía thầy!

    • Chào bạn,
      Tôi có thể đưa ý kiến của tôi về việc này được không?
      1. Về việc này cần xác định là bạn đang bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn hay bị đơn?
      2. Bạn tham khảo vụ kiện giữa ca sĩ Phương Thanh và nhà báo “Cô gái Đồ Long” thì sẽ thấy khi đưa vụ kiện lên cấp phúc thẩm thì mới phát hiện là nguyên đơn chưa đóng tạm ứng án phí, việc này được xem là vi phạm tố tụng, huỷ án đưa trả về tình trạng ban đầu. Như vậy, câu trả lời đã được tìm thấy thông qua vụ án này.
      3. Đây là sai phạm của Toà, tuy nhiên đứng ở vai trò của luật sư thì cũng không thể để xảy ra 1 tình trạng nghiêm trọng như vậy ở khách hàng của mình nhận bảo vệ. Thế mà vụ án nêu trên lại do 1 cặp vợ chồng luật sư nổi tiếng đảm trách đấy!
      4. Ở các Toà đều có 1 bộ phận thụ lý đơn hoạt động riêng biệt, tuy Thông báo thụ lý vụ án do thẩm phán phụ trách vụ án này phát hành nhưng phải căn cứ vào hồ sơ của bộ phận này chuyển lên. Như vậy, không thể có nhầm tưởng được miễn giảm vì các trường hợp này đều phải có hồ sơ tài liệu đính kèm. Vì khi lên Toà xin nghiên cứu hồ sơ, bao giờ thẩm phán cũng đưa luật sư 1 bộ hồ sơ đầy đủ để xem (dân sự hay hình sự gì cũng vậy), sau đó luật sư mới lựa ra 1 số tài liệu cần thiết để sao chụp.
      5. Đã vi phạm tố tụng mà còn cố tình giải quyết “chữa cháy” bằng cách triệu tập đương sự, rồi ra Quyết Định đình chỉ vụ án, … nữa sao?
      Thông thường, theo tôi thấy người khởi kiện (là nguyên đơn) chính là khách hàng của mình, bây giờ lại bảo nguyên đơn đừng đến Toà theo giấy triệu tập nữa thì có gây cho khách hàng thắc mắc và nghi ngờ về năng lực của luật sư đối với khả năng giải quyết vụ kiện không nhỉ?

      • Tôi thấy người đặt câu hỏi và có quan điểm trả lời mang tính thuyết phục hơn PH. Lỗi là do phía Tòa án không xem xét đúng trường hợp được quy định miễn giãm án phí theo pháp lệnh số 10/2009. Việc đình chỉ giải quyết vụ án do nguyên đơn rút đơn khởi kiện sẽ đảm bảo không vi phạm tố tụng.

      • Cảm ơn bài viết trên.

  51. thầy ơi cho e hỏi là trong TTDS thì liệu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 1 người có thể đồng thời là người giám hộ hoặc người đại diện(đại diện theo pháp luật) của người đó luôn ko???e xin cám ơn.mong nhận được hồi đáp!!!

  52. head on, on 05/08/2011 at 22:11 said: Phản hồi của bạn đang chờ được xét duyệt.

    Em chào thầy & các bạn.
    em có câu hỏi như sau: Thầy và các bạn có đánh giá gì về phiên xử phúc thẩm ngày 02-08-2011 và bản án dành cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ?

    – Theo thầy và các bạn thì tình hình thực thi luật pháp tại nước ta hiện tình ra sao khi ngày càng có nhiều luật sư bị làm khó và bị kết án bởi những gì mà họ tin tưởng và bảo vệ?

    Nguồn tham khảo: http://chhv.wordpress.com/

    Chúc thày & các bạn khỏe và thành công.
    Trả lời

  53. Năm 1960 ông Thu ở tại số 42 châu văn tiếp (có tên trong hộ khẩu)và làm việc cho bà phương (chủ hộ)
    Năm 1969 bà phương xuất cảnh giao toàn bộ căn nhà cho Ông Thu trông coi,(không có giấy bàn giao nhà).
    .Năm 1976,nhà nước vào tiếp quản (nhà vắng chủ)và xác lập quyền sở hữu nhà nước và giao cho xí nghiệp Mắt kính quản lý.ô Thu vẫn tiếp tục được làm việc và sinh sống tại căn nhà này.
    Năm 1979,xí nghiệp mắt kính có yêu cầu ô thu ký vào tờ đơn xin được trú ngụ tại cty do cty viết sẵn,nhưng k có vợ ô thu ký và không có người đọc và làm chứng cho ô thu.vợ chồng ô thu là người Hoa không biết chữ việt.
    Năm 1987,xí nghiệp Mắt kính chuyển về 535-537 trần hưng đao.Lúc đó công ty yêu cầu gia đình ô thu chuyển theo để giao nhà 42 châu văn tiếp cho xí nghiệp dược và bố trí cho ô thu 1 chỗ ở tai 535-537 trần hưng đạo và tiếp tục làm việc cho công ty.
    Năm 1988 xí nghiệp mắt kính có gửi 1 công văn cho ban lãnh đạo nhà đất xin cứu xét nhà ở cho ô thu.nhưng không thấy giải quyết gi mà vẫn để gia đinh ô thu tiếp tục ở và sử dụng 1 phần diện tích tại công ty.
    Năm 1994 ô thu có ký vào 1 bản cam kết ở nhờ do cty viết sẵn,nhưng k có vợ ô thu ký và k có người đọc và làm chứng cho ô thu.
    Năm 2000 xí nghiệp mắt kính tiến hành cổ phần hoá có vốn của nhà nước là 35%
    Năm 2007 UBND thành phố mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cty mắt kính sài gòn.
    Năm 2009 thì công ty khởi kiện là :đòi nhà cho ở nhờ.dựa vào bản cam kết của ô thu ký và giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cua công ty.

    Hỏi: Ô.Thu có được quyền lưu cư tai thời điểm khi nhà nước tiếp quản căn nhà 42 châu văn tiêp không (năm 1976)? Hỏi:trong thời gian (1976- 1986) ở tại cty ô thu không biết rằng mình có quyền lưu cư và không đòi quyền lưu cư thì có bị mất quyền lưu cư không?
    Hỏi: khi từ 42 châu văn tiếp chuyển về 535-537 trần hưng đạo (1987). cty sắp xếp cho gia đình ô thu tiếp tục được ở và sử dụng 1 phần diện tích riêng biệt tai 535-537 trần hưng đạo thì ô thu có còn được quyền lưu cư tại thời điểm này không (năm 1987)?
    Hỏi:bản cam kết do ô thu ký có tính pháp lý không? khi không có vợ ô thu ký, không có người đọc và nhân chứng ký tên?
    Hỏi: cty chỉ là người thuê đất năm 2007 và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thời hạn đến 2020 vậy cty có đủ tư cách pháp lý đòi nhà không? Từ năm 1960 – 2011 ông Thu đã ở hai chổ với những lý do nêu trên vậy đến nay (2011) Ông Thu còn quyền Lưu Cư hay không?
    Hỏi: Quyền Lưu Cư cần chứng minh những gì, giấy tờ gì?

    Mong các ace am hiểu về quyền lưu cư tư vấn giúp em, e cám ơn nhiều !

  54. Thầy ơi. Giúp em giải tình huống này:
    ‘Gia đình có 03 con, không có ruộng đất, mà được ông chú (ông Cả Cường) cho ở thuê để canh tác, sinh sống.
    Năm 1910, cha tôi mất. Năm 1975, 02 người chị của tôi lập gia đình và ra sống riêng. Gia đình còn lại mẹ tôi và tôi.
    Tôi và mẹ tôi vẫn ở trên mãnh đất của ông Cả Cường. Năm 1978 tôi lập gia đình. Đến nay tôi có 04 người con. Năm 1986, mẹ tôi mất.
    Năm 1995, UBND huyện Bình Chánh cấp Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất cho hộ gia đình tôi, diện tích 2.200m2 đất thổ (gia đình gồm có 06 nhân khẩu: được Công an Huyện Bình Chánh cấp năm 1994)
    Gia đình tôi sống ổn định cho đến năm 2010, 02 người chị của tôi yêu cầu chia tài sản chung của cha mẹ để lại.
    Như vậy giải quyết ra sao? Căn cứ văn bản pháp luật nào?

  55. Em xin gửi lời chào tới các thầy cô và các bạn luật sư tương lai. E không phải là sinh viên trường luật, nhưng e có 1 tình huống muốn hỏi. Tình huống như sau:
    Khu dân cư nhà em ở ngay sát 1 công ty đóng tầu biển ( cụ thể là công ty huyndai vinashin ở vĩnh vân phong-khánh hoà). Trước đây báo chí đã nói nhiều về vụ hạt nix, tuy giờ đã giảm nhưng nhà cửa sau mỗi mùa gió bụi đen vẫn bán đầy. Vấn đề bây giờ như sau:
    Cách đây 1 năm công ty HVS (huyndai vinashin) có dựng 1 nhà xưởng chỉ cách nhà e 1 con đường chưa đầy 15m, thường xuyên làm việc cho tới tận 12h đêm có khi làm tới gần sáng, với những tiếng máy khoan, máy mài, máy cắt sử dụng hơi ( tiếng ồn gấp hàng chục lần các máy sử dụng điện ) rồi những tiếng cẩu và quăng théo rầm rầm ( những miếng thép cả vàn trăm kilogam ) làm dân cư xung quanh ngủ không được. Phải nói thêm, đặc thù chỗ em là dân biển, 3h sáng phải dậy đi biển rồi. Cty làm như vậy thì có đêm dân xung quanh chỉ đc ngủ 1-2 tiếng làm sao đủ sức để đi làm.
    Tình hình chung là nhu vậy. Tui e bức xúc nhung chẳng hiểu gì về pháp luật nên nhờ chính quyền cam thiệp, lúc đầu thì cũng có tín hiệu tưởng đâu khả quan, nhung sau vài bữa HVS lại cho làm đêm, dân bức xúc gọi điện nhờ UBND xã cam thiệp, xã nói đã gọi điện vào cty HVS, 1 tiếng sau vẫn chẳng thấy họ dừng. lại gọi điện xuống xã, xã nói gọi rồi mà cty ko dừng biết làm sao, dân liền xin sđt gọi vào cty HVS gần cả chục cuộc điện thoại không có ai bắt máy. Có người nẩy ra ý định nhờ công an cam thiệp, gọi điện cho công an xã và công an khu vực họ trả lời cho qua chuyện rồi chẳng thất ai xuống giải quyết. Sáng hôm sau xin được số điện thoại của công an môi trường, tưởng đâu mình được giúp ai ngờ họ cũng như nhũng cơ quan khác, nhận điện xong rồi cũng chẳng thấy bóng dáng ông nào.
    Buổi tối cty HVS tiếp tục làm tới 23 giờ mà chưa nghỉ, dân tui e chẳng biết kêu ai bèn tự lực, dùng gạch đá ném vào trong cty, chỉ 1 lát sau bảo vệ của cty ra, tui e nói bảo vệ thông báo cho cty nếu không dừng làm việc cho dân ngủ thì còn ném đá. E nghe trong radio nói lại : “ kêu công an gô cổ tụi nó lại”. Thế rồi ở trong vẫn tiếp tục khoan, mài, cắt…..quăng thép. Và chỉ 10 phút sau có mặt đầy đủ công an xã, công an khu vực, có cả lính đồng biên phòng. ông cảnh sát khu vực thị uy: ”mấy người ném đá vào trong cty hư hỏng đồ mấy người có đền được không” , ” ngoài đường quốc lộ xe chạy rầm rầm có sao đâu” …….. Nói chung toàn bộ bọn họ đều bênh vực cty. Tui em hỏi lại 1 câu:” các ông ăn lương nhà nước hay ăn lương gác cổng cho Cty HVS mà dân gọi thì làm ngơ, cty gọi chưa đầy 10phút thì có mặt” lúc đó mấy ông mới hết thị uy và bắt đầu xoa dịu. Lãnh đạo cty ko có ai ra gặp dân mà chỉ nói qua radio từ bữa sau chỉ làm tới 22h( tiếc là e không thể ghi âm lại).
    Tình huống đặt ra là nếu chỉ sau vài ngày cty lại tiếp tục làm cả đêm nữa thì có văn bản pháp luật nào bảo vệ người dân không.
    Câu chuyện e kể hơi dài dòng, loằng ngoằng khó hiểu, nhưng xin các bác hiểu biết pháp luật chỉ giùm e cách giải quyết làm sao không cho công ty đó làm đêm, và chỉ cho e có văn bản pháp luật nào về xâm hại thể chất không?( mỗi ngày người bình thường ngủ 8 tiếng + ngủ trưa, còn tui em ngu tổng cộng được khoảng 3 tiếng 1 ngày, vậy thì làm sao có sức mà làm việc)
    Rất mong các luật sư trợ giúp

  56. chào thầy!
    em có 1 trường hợp liên quan đến luật dân sự mong thầy chỉ giúp!
    A đếm cửa hàng xe gắn máy của B mua 1 chiếc Lead honda trị giá 32tr.Sau khi kiểm tra và chạy thử A đã đồng ý mua chiếc xe đó.Biên nhận bán xe có ghi số tiền mua xe, số sườn xe và số máy xe.Sau khi ra về được 1 lúc A nhở mình không có bằng lái xe nên đã quay lại cửa hàng của B để gửi xe và nói 3 ngày sau sẽ đến lấy.B đồng ý giữ hộ xe xho A.nhưng 2 ngày sau B đã bán chiếc xe đó cho 1 vị khách khác.Đến hẹn A đến lấy xe.B đã giao cho A 1 chiếc xe khác cùng hãng và nói là vật cùng loại nhưng A không đồng ý.Hai bên xảy ra tranh chấp.Vậy trong trường hợp này phải giải quyết ra sao.

  57. thầy cho em hỏi:về hợp đồng thuê nhà.trước kia bà my là phó giám đốc được cty V&K ủy nhiệm cho đứng tên hợp đồng thuê nhà.hợp đồng cho thuê có thời hạn từ 1/6/2008 đến 1/6/2013.Đến này bà Mỵ đã nghỉ việc và ông Toàn là người lên thay.trong hợp đồng có điều khoản là giá cả thuê nhà không được tắng quá 10%.Nhưng bên cho thuê nhà đòi làm hợp đồng khác và đòi tăng giá lên 30%.Bên ông Toàn không đồng ý với sự tăng giá không đúng vơi điều kiện thỏa thuận ghi trong hợp đồng.Và bên cho thuê nhà nói rằng:hợp đồng giữa bà Mỵ và bên cho thuê đã thống nhất chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.Ông Toàn đã hỏi về việc này thì bà Mỵ trả lời hoàn toàn không có.Xin thầy cô trả lời giúp em về vụ việc này?

  58. thầy ơi, em là sinh viên k32 đang viết khóa luận về TTDS nhưng lại không tìm được nội dung của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS ngày 29/3/2011. Thầy có thể giúp em được không ạ. em cảm ơn thầy nhiều

  59. Chào các anh, chị!
    Tôi có trường hợp này rất mong các các anh, chị giúp Tôi có cách giải quyết nào hợp lý.
    ” năm 2008 cô Tôi có đặt cọc mua nhà cho bà L là 300triệu (~ 23,4375 lượng) và 2 bên có thỏa thuận sau 3 tháng nếu cô tôi không mua bà L sẽ thanh toán lại toàn bộ tiền cọc bằng vàng, nhưng sau 3 tháng cô tôi không có khả năng mua và đòi lại tiền cọc thì bà L ko thanh toán một lần mà thanh toán lắc nhắc và kéo dài đến hơn 2 năm. Cô tôi đã làm đơn lên tòa và đã được tòa phúc thẩm phán cô tôi thắng kiện và yêu cầu bà L thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ cô tôi bằng vàng”
    Sau khi được tòa phán quyết đến nay là 06 tháng mà bà L không thi hành, cô tôi đã nhờ Cty thừa Phát Lại làm thủ tục đòi nợ, nhưng vẫn không được và họ đòi trả lại hồ sơ cho cô tôi nhưng cô Tôi không đồng ý. Tôi muốn hỏi 2 vấn đề sau:
    1. Đối với bà L:( vì bà này có chồng là 1 quan chức có chức có quyền trong nghành công an) nên nói thẳng là bà ấy đang cố tình không muốn trả, giờ chúng tôi phải làm gì? và bà ấy bảo tài sản căn nhà mà dì Tôi đặt cọc mua, bà ấy đã bán rồi nên giờ không có tài sản đảm bảo thanh toán là đúng hay sai?
    2. Đối với Cty thừa phát lại: khi làm hợp đồng họ đảm bảo chắc chắn sẽ đòi lại cho cô Tôi trong thời gian ghi trong Hợp đồng, nhưng giờ họ trả lại hồ sơ và ko chịu 1 trách nhiệm nào là đúng hay sai?
    Chúng tôi ko hiều nhiều lắm về luật dân sự, nên mong các anh, chị có tầm nhìn sâu về lĩnh vực này giải đáp dùm Tôi.
    Tôi xin chân thành cảm ơn.

  60. Em chào thầy. Thưa thầy thầy có thể giúp em một chút được không ạ? Em muốn hỏi là khi đưa ra một quan điểm và yêu cầu bình luận nó thì chúng ta phải làm theo hương nào ạ? Khẳng định ngay từ đầu là nó đúng hoặc Sai rồi giải thích hay là phân tích xem nó đúng trong trường hợp nào và sai trong trường hợp nào ạ?
    Việc một người phải nằm viện có được coi là bất khả kháng hay không ạ?
    Và việc hai bên thỏa thuận với nhau về mức bồi thường có được coi là đã thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ không ạ? Việc thỏa thuận này có bắt buộc phải có biên bản ghi lại không ạ?

  61. chào các bác, em có chuyện này cần sự giúp đỡ của các bác gấp gấp, tình hình là nha em la ben mua nha, em có nghiên cứu luật thi hành án dân sự và nghị định 58 nhưng vẫn không có hướng giải quyết.
    cụ thể vấn đề như sau:
    cty tnhh a có vay của ngân hàng số tiền là 20 tỷ, có thế chấp tài sản là căn nhà của bà B (đồng thời là giám đốc cty a luôn.) sau đó công ty làm ăn thua lỗ nên bà B(đồng sở hữu căn nhà trên và là đại diện hợp pháp của các đồng sở hữu khác) có phối hợp cùng ngân hàng bán căn nhà trên cho một co chu em. công chứng hợp lệ, ngày công chứng là ngày 6/11. co chu em đã chuyển khoản thẳng số tiền mua vào tài khoản của ngân hàng, tổng cộng bán được 21 tỷ( trong khi cả gốc và lãi là 22 tỷ)- phần còn lại thỏa thuận sẽ trả sau.hợp đồng ghi tên người bán là Bà B và cac dong so huu, con nguoi ban la co chu em, tuy nhiên that ra deu do ngân hàng đứng ra làm thủ tục. hợp đồng này được công chứng hợp pháp
    tuy nhiên, khi đi đăng bộ thì lại bị cơ quan thi hành án ra quyết định ngăn chặn chuyển nhượng, mua bán nhà, lý do: bà B này đã bị xử thua kiện, phải trả cho bà C (bên được thi hành án) 3 tỷ đồng, vì vậy bà B yêu cầu bên thi hành án ra quyết định ngăn chặn việc bán căn nhà trên,( bà B này chỉ có một tài sản duy nhất là căn nhà này)
    vậy các bác cho e hỏi, việc ra quyết định trên có đúng không? tại vì theo em đọc trong luật thi hành án thì tài sản đang thế chấp cầm cố mà ko đủ để thanh toán nợ thì ko được đem ra kê biên. tuy nhiên khi liên hệ với chấp hành viên thì chấp hành viên trả lời, nếu là ngân hàng đứng ra bán tài sản thì ko kê biên, chứ ở đây trên hợp đồng là bà B bán,vì vậy, nghi ngờ là bà B đã thỏa thuận voi co chu em bán với giá thấp, tuy nhiên đã bán với giá cao để tẩu tán tài sản
    vậy bây giờ các bác nghĩ có cách xử lý nào để bảo đảm lợi ích của co chu em ko?tại vì bây giờ tiền đã bỏ vào tài khoản của ngân hàng rồi , mà bây giờ không đăng bộ được thì co chu em rất thiệt thòi.

  62. xin chào, tôi có một vấn đề cần được giúp đỡ. Tui là bảo vệ một trường học. Trong ca trực của tôi, trường đã xảy ra mất cắp tài sản máy tính. Xin hỏi là tôi phải bồi thường ra sao ? Và mức độ bồi thường cụ thể là như thế nào ?
    Chân thành cảm ơn và mong sớm hồi đáp

  63. Chào các anh (chị), tôi gặp một vấn đề hơi rắc rối, mong các anh (chị) có thể xem xét và giải đáp giúp tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn trước.

    Tôi và anh tôi hùng tiền mua chung một mảnh đất, tôi xây nhà trên một nửa mảnh đất đó (một nữa mảnh đất còn lại thì anh vẫn để trống) và vì tin tưởng nhau nên tôi để cho một mình anh ấy đứng tên quyền sử dụng đất.
    Anh ấy đem giấy tờ đất đi thế chấp trong ngân hàng để vay vốn làm ăn, nhưng không may vì bệnh nặng, nay anh đã mất nhưng nợ ngân hàng thì chưa trả và giấy tờ đất đó hiện vẫn còn nằm trong ngân hàng.
    Trước khi anh qua đời vài tháng thì anh đã gặp phải một vụ thưa kiện về việc buôn bán đất với người khác và toàn bộ giấy tờ đất mà anh đem thế chấp cho ngân hàng đã bị niêm phong lại, không cho thực hiện bất kì hoạt động mua bán nào.
    Tôi muốn hỏi: nếu tôi muốn chuộc lại giấy tờ đất đó ra khỏi ngân hàng và chuyển phần đất đó (hoặc chỉ một nửa phần đất đó – phần đất mà tôi đang ở 10 năm nay) sang quyền sử dụng của tôi vậy có thể thực hiện hay không?
    Theo tôi nghĩ thì không thể làm vậy, vì toàn bộ những phần tài sản liên quan do anh tôi đứng tên đều bị niêm phong, nhưng nếu chuyển quyền sử dụng thì cũng bị coi như là một hình thức mua bán, như vậy thì không được phép (mặc dù phần đất mà tôi đang ở là do tôi bỏ tiền ra mua, và chỉ có một bản viết tay của anh tôi để chứng minh rằng phần đất đó của tôi (bản viết tay này không qua công chứng ở Phường xã, chắc là không có giá trị gì về pháp lý vì anh tôi nay đã mất?). Vậy tôi phải làm sao? Làm sao để có thể đứng tên phần đất mà vốn dĩ là của tôi?
    Có phải ngân hàng sẽ đem bán đấu giá tất cả mọi tài sản của anh tôi đã thế chấp để trừ nợ không?
    Hay là sẽ bán theo giá do nhà nước quy định hiện hành, ai có khả năng mua thì mua? Nếu là vậy thì họ có cho phép mình mua đất và trả dài hạn hay không? Hay là bắt buộc phải trả bằng tiền mặt?

    Mong anh (chị) giải đáp giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!

  64. CBồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
    Chào các bạn. Tôi có độc bài viết về vấn đề này trên web tuy nhiên vẫn chưa hiểu rõ lắm về vấn đề này. Tôi xin đưa ra vấn đề nhờ mọi người giúp đỡ
    Tôi có một chiếc xe tham gia bảo hiểm BM TNDS đối với người thứ ba. Xe tôi đi trên đường, đúng luật. Có một xe máy đi ngược chiều đường đã đâm vào xe tôi, lái xe tử vong. Sau đó tôi có hỗ trợ cho gia định nạn nhân số tiền 50 triệu đồng.
    Theo kết luật của cơ quan cảnh sát điều tra: nguyên nhân do lái xe máy đi không đúng phần đường quy định, lổi hoàn toàn. Và đã có quyết định không khởi tố vụ án do người gây ra lổi đã chết.
    Sau đó, tôi đến công ty bảo hiểm thông báo tai nạn thì nhận được kết quả từ chối bồi thường.
    Tôi có thắc mắc thì được phía bảo hiểm giải thích như sau:
    – Lổi hoàn toàn do bên thứ ba nên không phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng nên không vận dụng vào Nghị định 103 và thông tư 126/BTC.
    Tôi không đồng ý điều này vì Luật dân sự có quy định tại điều 623 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Khi đó sẽ không tính đến lổi khi bồi thường nghĩa là vẫn phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, vì vậy vẫn phải áp dụng nghị định 103 và thông tư 126 là bồi thường không tính lổi.
    Tôi dự định sẽ kiện ra tòa nhưng có một vướng mắc như sau: Để xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì có 3 yếu tố.
    1. Có thiệt hại xảy ra.
    2. Thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
    3. Có mối quan hệ nhân quả.
    Tôi thắc mắc yếu tố thứ 2Thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là nổ lốp, mất phanh…gây ra thiệt hại. Còn trường hợp của tôi có áp dụng được yếu tố này không. Và cty bảo hiểm giải quyết đúng hay chưa đúng và tôi có thể kiện ra tòa được không?
    Rất mong nhận được sự trả lời của luật sư

  65. Chào tất cả mọi người.
    Mình đang cần các tình huống và tài liệu liên quan đến đề tài ” Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong TTDS”. Tìm hoài không ra để thực hiện các ví dụ cũng như lý luận liên qua trong buổi thuyết trình sắp tới. Rất mong được mọi người giúp đỡ. Nếu được, Xin cảm ơn nhiều !!!

  66. ĐỀ NGHỊ CÁC BẠN KHÔNG MANG BÀI TẬP CÁ NHÂN, NHÓM THÁNG VÀ HỌC KÌ LÊN CHẤT VẤN THẦY CÔ Ở ĐÂY NHÉ!

  67. xin hãy trả lời giúp mình với:
    anh trai và bạn gái trên 18 tuôi(sinh 1991) có qhtd và bạn gái có thai, trong khoảng thời gian đó anh trai chơi cá độ và mất nhiều tiền của gia đình. Bố mẹ giận, đang chiến tranh lạnh. Khi đó nhà bạn gái yêu cầu với anh trai cưới, bố mẹ mình thì không rõ sự tình, vì đang rất giận, nhà bán hàng cũng bận rộn, chưa sang nhà gái nói chuyện,cũng mới biết được tin đó có 2ngày, thì nhà gái đã đi phá thai. hôm sau nhà mình biết rõ mọi chuyện thì lập tức sang nói chuyện và xin cưới cô gái đó. nhưng gia đình này làm cao, họ đòi kiện bồi thường danh dự, trả lời giúp mình với, anh trai mình 28tuổi rồi, mình thương bố mẹ mình lắm, căm ghét anh trai làm khổ bố mẹ đủ kiểu.

    • QUAN HỆ TÌNH CẢM NẾU LÀ DO HAI BÊN TỰ NGUYỆN, THUẬN TÌNH, ĐỦ TUỔI THÌ….LÀ TỰ DO, PHẢI TỰ GÁNH CHỊU HẬU QUẢ. PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH KHÔNG CẤM TRAI GÁI CÓ QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN. NẾU ĐÚNG NHƯ BẠN NÊU THÌ GD NHÀ MÌNH KO LÀM GÌ GỌI LÀ XÂM HẠI DANH DỰ CỦA HỌ CẢ, GIẢI QUYẾT TRÊN TINH THẦN TÌNH CẢM VÀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI LÀ CHÍNH.

  68. Chào Thầy, hiện em đang nghiên cứu về cơ chế đảm bảo sự xét xử công khai của Tòa án, tuy nhiên rất ít tài liệu nhắc đến, em có thắc mắc nhỏ muốn trao đổi với Thầy và các bạn đó là: các trường hợp xét xử kín trong TTDS đó là quyền hay nghĩa vụ của TA.

    – ý kiến của em là: vừa quyền vừa nghĩa vụ bởi vì:
    + Quyền: theo quy định tại khoản 2 Điều 15 BLTTDS thì việc TA xem xét yêu cầu xét xử kín của đương sự là quyền của TA.

    + Nghĩa vụ: trong trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc thì đó là nghĩa vụ của TA phải đảm bảo Bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục….

    Rất mong được sự trao đổi của Thầy và các bạn.

  69. Mình đang có vấn đề vướng mắc khi phải hoàn thành bài luận về: ” những khó khăn vướng mắc khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng trên thực tế. Nguyên nhân? giải pháp. ”
    Các bạn, các anh chị ai biết hay có tài liệu liên quan thì làm ơn trả lời hoặc mail cho mình nhá. cảm ơn các bác, các anh chị trước.
    Quên mất, cả vấn đề kĩ năng đại diện ngoài tố tụng nữa.
    lần nữa xin chân thành cảm ơn

  70. Thưa thầy và các bạn, em có một yêu cầu nhỏ, hiện em đang làm bài tập về vấn đề Hòa giải dân sự, e lên thư viện tìm lại tài liệu nhưng không may không tìm thấy (em biết chắc là trên thư viện có sách nhưng hình như đã bị giấu đi), có ai biết văn bản nào về vấn đề này không ạ?

    • ĐIÊU QUÁ, MÌNH THẤY CẢ ĐỐNG KHÓA LUẬN LẪN LUẬN VĂN VỀ HÒA GIẢI + TẠP CHÍ NỮA.
      LÊN THƯ VIỆN ĐI, CHỊU KHÓ VẬY!

    • Híc k bít Umi học trường Luật nào thế? Sao tìm chưa thấy mà đã bít chắc là có? Mình học đến năm 4 rùi mà cũng chỉ thấy luận văn, luận án và khoá luận bị dấu thì có thể k tìm thấy được chứ tạp chí hay sách thì không như bạn nói đâu. Còn văn bản nào thì tự tìm đi. K nhầm thì học đến phần “Hoà giải dân sự” thì cũng phải năm 2 năm 3 thì phải bít kỹ năng tra văn bản, tìm kiếm tài liệu chứ.

  71. cho minh hoi GCN quyen su dung dat cap cho ho gia dinh thi viec phan chia tai san khi xay ra tranh chap se giai quyet nhu the nao. Minh xin cam on nhe!

  72. Kính gửi các thầy,

    Em có một câu hỏi muốn nhờ các thầy giải đáp. Hiện giờ chi nhánh bên em cần phải quyết một khoản nợ khó đòi. Công ty nợ tiền của chi nhánh quá hạn đã lâu và có thế chấp bằng quyền sử dụng đất và nhà trên đất. Hiện giờ, công ty gây khó khăn không trả nợ được nhưng cũng không cho phát mại tài sản. Vì vậy chi nhánh bên em ra quyết định khởi kiện ra Tòa để Ngân hàng được xử lý tài sản vì nếu theo ND163 giải quyết tài sản đảm bảo cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, em có tham khảo qua Bộ Luật Tố tụng dân sự, và đang thắc mắc. Theo thầy với yêu cầu trên thì Chi nhánh ngân hàng bên em làm đơn khởi kiện hay đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự ạ.

    Mong các thầy sớm giải đáp!
    Em xin chân thành cảm ơn.

  73. Xin giải đáp giúp!
    Tôi có Cty TNHH MTV tôi đứng tên chủ cty. trong quá trình kinh doanh tôi có vay tiền của 2 người, tôi vẫn trả lãi suất cho họ háng tháng. Trong khi đó khách hàng của tôi chuyển tiền vào tài khoản cty tôi, thì Tòa Án ra quyết định phong tỏa tài khoản của tôi, quyết định được chuyển qua Thi hành Án, bên THA ra QĐ THA kèm QĐ của TA chuyển qua ngân hàng phong tỏa tài sản của tôi lại làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của cty.
    Cho đến nay gần 1 tháng mà bên TA vẫn chưa mời tôi lên làm việc để giải quyết vụ việc, cung như khong thong báo cho tôi biết sự việc (tôi chỉ biết được khi vào ngân hàng rút tiền), khi tôi hỏi bà Chánh án thì chỉ được câu trả lời là có người thưa thì bả làm thế thôi.
    Xin LS cho hỏi là việc làm của TA đúng sai?
    Tôi phải làm sau để bảo vệ quyền lợi của mình?
    Việc TA phong tỏa tài sản của tôi mà đến nay không có thư mơi lên giải quyết việc làm đó có sai không?
    Xin LS và mọi người giúp đỡ

  74. em là người nhờ thầy trả lời câu: phân biệt cán bộ và công chức. thầy có thể gửi câu trả lời sang địa chỉ: ut.huong.fms1992@gmail.com thay cho địa chỉ ut_huong_fms1992@gmail.com, được không ạ. em cảm ơn thầy nhiều!

  75. Cho em hỏi: em đang học phần pháp luật đại cương, nhóm của em đã thảo luận rất nhiều và đã tìm được rất nhiều tài liệu nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời cho câu phân biệt cán bộ và công chức. Mong thầy sớm trả lời cho nhóm em. Em cảm thầy!

  76. Xin hỏi thầy,cty tôi có một vụ việc tranh chấp hợp đồng
    thương mại Bên mua hàng đã nhận hàng đầy đủ mà
    kiếm cách không thanh toán tiền hàng nay Bên bán hàng muốn đưa vụ việc ra (VIAC) để khởi kiện,
    -Khách hàng nhập hàng là người nước ngoài (China)
    -Người bán hàng là người Việt Nam
    -Thầy tư vấn giúp giùm :
    +Căn cứ pháp lý nêu ra là gì ??
    +Bên bán hàng có quyền đòi bồi thường thiệt hại do chậm thanh toán không ?(không có nêu trong hợp đồng)
    +Lãi chậm trả tính như thế nào ? (Hợp đồng ký bằng tiền USD.)
    + Nếu Bên mua hàng mở cty mới ỏ Việt Nam mình có quyền thu hồi tại Việt Nam không?
    Mong thầy tư vấn giúp.Cám ơn nhiều.

  77. Trong truong hop ca nhan khoi kienguoi dung dau cua mot cong ty co phan (truoc day cong ty nay truc thuoc nha nuoc, gio dang trong giai doan chuyen doi sang cong ty co phan). Vu kien duoc gui den Thanh tra nha nuoc voi noi dung kien lien quan den viec khong minh bach cac khoan chi, thu tai chinh cua cong ty (nghi ngo nguoi dung dau cong ty bot xen tien cua) va nguoi dung dau nay luon dua ra nhung quyet dinh doc quyen. Hoan canh:
    + Nguyen don: truoc day cong tac tai cong ty. Trong giai doan kho khan nhat cua cong ty thi da xin nghi viec, nhung van la nguoi nam giu co phan cua cong ty.
    + Bi don (nguoi dung dau cong ty): Bien luan rang: Cong ty dang trong giai doan chuyen doi co phan nen gap rat nhieu kho khan, viec dua ra quyet dinh can nhanh chong. Hon nua, trong nhung luc kho khan nhat, hau nhu tat ca nhung thanh vien trong ban quan tri deu xin nghi viec, chi con duy nhat minh ong lanh dao va giai quyet moi viec cua cong ty. Tren thuc te cho den nay, tinh trang hoat dong cua cong ty tot hon rat nhieu. Do la cong suc cua ong bo ra ma khong co su tro giup nao cua nhung nguoi khac trong hoi dong quan tri.
    Sau mot thoi gian dieu tra, Thanh tra nha nuoc quyet dinh, tai chinh cua cong ty hoan toan minh bach, tat ca nhung loi cao toi kia la khong co can cu. Ben nguyen don da ki chap nhan voi ban quyet dinh cua Thanh tra nha nuoc.
    Van de toi muon hoi o day: Tai sao doi voi nguoi khien kien khi bi thua kien lai ko bi xu ly? Vu viec o day lien quan den danh du cua nguoi dung dau cong ty, tai sao 1 ca nhan co quyen boi nho, vu oan roi lai khong bi xu ly ro rang?

  78. Chào Đỗ Lê Lim và vu hai yen. Trong lúc chờ đợi hồi âm của thầy, mình xin được trao đổi một vài ý về câu hỏi của 2 bạn:
    + Về khẳng định của vu hai yen cho rằng: “trong BLTTDS và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định về rút đơn khởi kiện mà không thấy rút đơn yêu cầu dân sự”. Điều này là hoàn toàn sai. Căn cứ vào khoản 3 Điều 320, khoản 2 Điều 325, khoản 3 Điều 331, Khoản 2 Điều 336 BLTTDS 2004 thì đối với các trường hợp rút đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự,yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, yêu cầu tuyên bố một người mất tích, yêu cầu tuyên bố một người là đã chết trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
    + Về ý của bạn Đỗ Lê Lim hỏi: nếu người yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mà tòa án đã thụ lý thì xử lý thế nào. Về vấn đề này trong BLTTDS 2004 không quy định thủ tục giải quyết đối với yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mà chỉ quy định về một số thủ tục như: tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sư, chết, mất tích… Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có cơ sở để giải quyết trường hợp này. Căn cứ vào Điều 311 BLTDS: Tòa án áp dụng các quy tại chương này (chương XX) đồng thời áp dụng các quy định khác của Bộ luật này mà không trái với chương này để giải quyết những việc dân sự (trong đó có khoản 1 Điều 28 về trường hợp yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mà bạn đề cập). Như vậy theo tinh thần của Điều luật này, Tòa án có thể áp dụng các quy định khác của BLTTDS để giải quyết từng tình huống cụ thể mà chương XX không quy định. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt của đương sự, theo đó: “trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự đương sự có quyền chấm dứt yêu cầu của mình” (Điều 5). Như vậy, đối với thủ tục yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật sẽ áp dụng quy định của BLTTDS về giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự. Suy ra, vấn đề rút đơn yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật sẽ căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 192 để Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
    Thực tế các thủ tục giải quyết một số yêu cầu không được quy định tại chương XX BLTTDS nhưng cũng đã có hướng dẫn áp dụng để xử lý những tình huống này. Cụ thể: tiểu mục 7.2 Mục 7 Phần I Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn thi hành một só quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của BLTTDS cũng có hướng dẫn một trường hợp tương tự: đối với yêu cầu thuận tình ly hôn mà sau đó các bên thay đổi sự thỏa thuận và có tranh chấp thì được coi như đương sự rút đơn yêu cầu và tòa án căn cứ vào Điều 311 và điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS để đình chỉ giải quyết việc dân sự.
    Trên đây là một số gợi ý của mình, có gì các bạn trao đổi thêm nhé.
    Thân!

    • à vâng, đúng là mình đã nhầm, trong BLTTDS có quy định về thủ tục giải quyết việc DS như ở trên hoangductan nói.Đáng nhẽ mình phải hỏi là: trong BLTTDS có quy định nhưng chỉ quy định 1 vài trường hợp, còn những trường hợp khác không được quy định như: yêu cầu hủy KH trái PL… thì sẽ áp dụng những quy định của thủ tục giải quyết vụ án dân sự ?
      Dieu 192 co quy dịnh ve viec TA ra quyet dinh dinh chi vu an khi nguyen don rut don kien. Va trong Nghi quyet 02/2006/NQQ-HDTP co huong dan cu the ve cac truong hop toa an chap nhan cho rut don kien de dinh chi giai quyet vu an (muc 10 phan II).
      – Vay co the ap dung nhung quy dinh nay doi voi viec rut yeu cau dan su duoc khong? Neu ap dung thi se co van de la: trong giai quyet viec DS chi co nguoi yeu cau ma khong co nguyen don, bi don; tuc la se khong the ap dung theo muc 10 phan II NQ 02/2006 duoc ?
      – Co phải trong TTDS thi co the rut don kien hoac yeu cau bat cu luc nao ? Vay trong truong hop nao thi Toa an chap nhan cho nguoi yeu cau rut don yeu cau?
      Xin cám ơn !

      • chào vu hai yen. Về những thắc mắc mà bạn trình bày tôi xin được có gợi ý như sau:
        + Theo tinh thần của Điều 311 thì ngoài quy định chương XX thì có thể áp dụng quy định khác của BLTTDS. Do đó, Tòa án ra quyết định đình chỉ việc dân sự khi người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Tòa án phải căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 192 và Điều 311 BLTTDS
        + Về ý mà bạn cho rằng: nếu áp dụng mục 10 Phần II Nghị quyết 02 sẽ dẫn tới vấn đề là việc dân sự chỉ có người yêu cầu mà không có nguyên đơn và bị đơn. Trước hết, tôi xin khẳng định với bạn là hướng dẫn tại mục 10 Phần II Nghị quyết nói trên là áp dụng cho vấn đề rút đơn khởi kiện trong vụ án dân sự. Theo đó, xuất phát từ bản chất của vụ án dân sự là có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ cũng chính vì đó mà hướng dẫn mới đặt ra trường hợp phản tố của bị đơn, về nguyên tắc việc dân sự không có tranh chấp do đó phản tố không được đặt ra nên không thể áp dụng hướng dẫn tại mục này cho trường hợp rút đơn yêu cầu của người yêu cầu được.
        + Cuối cùng là đối với vấn đề thời điểm rút đơn yêu cầu hay đơn kiện thì có thể rút bất cứ lúc nào trước khi thụ lý cũng như sau khi thụ lý (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử tại Điều 192 và tại phiên tòa theo khoản 2 Điều 210), quy định này dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền đình đoạt của đương sự và tòa chỉ thụ lý giải quyết vụ án trên cơ sở đơn kiện hoặc đơn yêu cầu, khi người ta đã không còn yêu cầu hay khởi kiện thì không có lý do gì Tòa án lại cứ giải quyết vụ việc đó (lưu ý thêm đối với trường hợp rút đơn kiện trong vụ án dân sự quy định tại mục 10 mà bạn đề cập). Tòa án chấp nhận cho người yêu cầu rút đơn yêu cầu khi nào thì tôi cho rằng nếu người yêu cầu rút đơn là hoàn toàn tự nguyện thì tòa án sẽ chấp nhận. Cũng xin nói thêm là tại bảo cáo tổng kết 5 năm thi hành BLTTDS người ta kiến nghị sửa quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 “đình chỉ vụ án trong trường hợp rút đơn và được tòa chấp nhận” theo hướng nếu người khởi kiện tự nguyện rút đơn thì tòa sẽ chấp nhận.
        Trên đây là một số trao đổi của tôi & cũng xin dừng vấn đề này tại đây. Hi vọng diễn đàn sẽ trao đổi thêm với bạn. Thân

    • À, vâng, đúng là em đã nhầm khi nói như vậy, trong BLTTDS có quy định về thủ tục giải quyết việc DS, nhưng chỉ quy định 1 vài trường hợp, còn trường hợp yêu cầu hủy KH trái PL. thì sẽ áp dụng những quy định chung của thủ tục giải quyết vụ án dân sự như thầy nói.
      Vấn đề em muốn hỏi là về điều kiện để tòa án chấp nhận cho người yêu cầu rút đơn yêu cầu. Ttrong Nghi quyet 02/2006/NQQ-HDTP co huong dan cu the ve cac truong hop toa an chap nhan cho rut don kien de dinh chi giai quyet vu an (muc 10 phan II) Vay co the ap dung nhung quy dinh nay doi voi viec rut yeu cau dan su duoc khong? Neu ap dung thi se co van de la: trong giai quyet viec DS chi co nguoi yeu cau ma khong co nguyen don, bi don; tuc la se khong the ap dung theo muc 10 phan II NQ 02/2006 duoc ?
      – Co phải trong TTDS thi co the rut don kien hoac yeu cau bat cu luc nao ? Vay trong truong hop nao thi Toa an chap nhan cho nguoi yeu cau rut don yeu cau?
      Em xin cám ơn !

  79. Em muốn nhờ thầy cô giải đáp giúp ạ.
    Trong Bộ luật TTDS và văn bản hướng dẫn chỉ quy định về rút đơn kiện mà em không thấy quy định về rút đơn yêu cầu dân sự. Vậy khi người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì sẽ được tòa án chấp nhận trong trường hợp nào ạ? Cụ thể là dựa vào văn bản pháp luật nào ạ?

  80. E chào thầy.
    Thầy cho e hỏi một chút được không ạh?
    Trong trường hợp người yêu cầu xin rút đơn yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật thì tòa án có thẩm quyền giải quyết ( đã thụ lí đơn rùi) sẽ xử lí ntn? có chấp nhận rút đơn k? cơ sở pháp lí?
    Cám ơn thầy nhiều.
    Mong sớm nhận được hồi âm của thầy.

  81. thua thay: e muon hoi. trong cung 1 vu an toa an co giai quyet yeu cau xin ly hon, chia tai san va yeu cau doi mot khoan no 2 vo chong da vay trong thoi ki hon nhan ko a?

  82. Chào anh. Do không có hồ sơ vụ việc nên việc trao đổi sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Theo những thông tin mà anh trình bày tôi chỉ có thể gợi ý mang tính định hướng, còn cụ thể như thế nào thì phải tùy trường hợp cụ thể của anh để vận dụng giải quyết:
    + Trước hết anh cần phải nghiên cứu kỹ lại bản án về phần thi hành án: theo đó, bản án xác định những tài sản nào thuộc sở hữu của người phải thi hành án có thể mang ra thi hành được. Việc làm này có ý nghĩa hết sức quan trọng:
    – Nếu trong bản án có xác định rõ về việc xử lý những tài sản này thì việc người phải thi hành án không thực hiện đúng thỏa thuận “hàng tháng trả 2 triệu” thì anh có thể nộp đơn yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án. Theo đó, những tài sản được xác định rõ sẽ được kê biên để thi hành.
    – Nếu trong bản án không xác định rõ về việc xử lý tài sản này thì Cơ quan thi hành án sẽ yêu cầu Tòa án đã ra bản án giải thích hoặc đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại nội dung bản án theo thủ tục giảm đốc thẩm, tái thẩm.
    + Thứ hai, theo những gì anh trình bày ở phần trước Cơ quan thi hành án trả lại đơn vì lý do người phải thi hành án không có điều kiện thi hành. Tuy nhiên, anh lại cho rằng nhà 2 tầng mà người phải thi hành đang ở là được xây từ số tiền mà anh cho vay. Anh có chứng cứ gì chứng minh điều này không? Việc có chứng minh được nhà xây dụng trước khi có bản án không phải cách duy nhất để xác minh tình trạng tài sản thuộc sở hữu của người phải thi hành án. Sở dĩ như vậy vì pháp luật thi hành án dân sự quy định không chỉ có Cơ quan thi hành án mới có quyền xác minh điều kiện thi hành mà anh cũng có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án. Ví dụ như: việc người phải thi hành xây nhà 2 tầng thì sẽ làm xuất hiện một số chứng cứ như: giấy phép xây dựng, hồ sơ xin đăng ký quyền sở hữu nhà ở, bản thiết kế nhà…và nhiều giấy tờ khác (những giấy tờ này thường lưu giữ tại UBND), ngoài ra các nguồn chứng cứ khác để xác minh nhà ở mà người phải thi hành án đang ở là thuộc sở hữu của anh ta. Khi đó, có thể căn cứ để xác định nhà ở thuộc sở hữu của người phải thi hành án thì nhà ở đó sẽ bị kê biên nhằm bảo đảm thi hành. Nếu Cơ quan thi hành án xác minh là không đủ điều kiện thi hành mà anh lại cho rằng phía bên kia giả bộ thì anh có thể tự mình xác minh các tài sản khác thuộc sở hữu của họ để làm căn cứ nộp đơn yêu cầu thi hành án
    + Cuối cùng là vấn đề kê biên nhà ở, về nguyên tắc khi kê biên nhà ở thì phải kê biên luôn quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nếu quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của bố mẹ người phải thi hành án thì phải được sự đồng ý của bố mẹ họ (vấn đề này anh cũng cần phải làm rõ xem có đúng là đất đó là của cha mẹ họ hay không hay đã sang tên đổi chủ rồi). Nếu bố mẹ họ không đồng ý thì kê biên nhà ở (nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm giá trị đáng kể của nhà)
    Do thời gian có hạn cùng với việc không nắm được đầy đủ các thông tin nên tôi chỉ có thể nêu ra một vài gợi ý để anh tham khảo và tôi cũng xin dừng phần trao đổi của mình tại đây. Hi vọng diễn đàn sẽ trao đổi thêm với anh. Chúc anh may mắn!

  83. Nhưng bị đơn đang ở nhà 2tầng ,tiền xây dựng nhà này là của 2 vo chồng e. Hai vo chồng nó sướng còn 2vo chồng e thì khổ sao ha a ?
    E đã gởi đơn ra tòa và tòa xử e tháng kiện và đã chấp nhận thỏa thuận giữa 2 bên rồi. Vào ngày 20/6/2010 hàng tháng bị đơn phải trả cho nguyên đơn là 2tr và đến ngày 1/1/2011 bị đơn sẽ trả dức nợ. nhưng bị đơn ko trả nên e mới gởi Thi hành Án TP và họ trả lời như thế.
    Mong mọi người giúp đỡ a !

  84. Chào anh Lê Xuân Hợp. Vụ việc mà anh đưa ra là kết quả tất yếu của những giao dịch dân sự dựa trên “niềm tin”. Nguy cơ gặp rủi ro trong giao dịch này là điều không thể tranh khỏi. Và rất tiếc là rủi ro đấy là lại thuộc về anh khi mà ngay cả pháp luật cũng phải bỏ tay. Có một điều anh phải chấp nhận rằng: “Pháp luật không phải là tối thượng và xã hội luôn có những trật tự mà pháp luật không thể can thiệp được”. Tuy nhiên, theo tôi vụ việc anh nêu ra chưa hẳn đã không còn cách. Trong Thi hành án dân sự người ta thừa nhận một nguyên tắc “tự do định đoạt của các bên đương sự” và khoản nợ 79 triệu tôi nghĩ rằng anh không nên quá hi vọng có thể đòi lại cả gốc lẫn lãi mà ít nhiều anh phải chấp nhận một phần rủi ro. Do đó, tôi có ý kiến thế này: anh có thể thương lượng với bị đơn là chia khoản nợ ra làm nhiều lần để trả dần (ví dụ trong trường hợp này là 200-500 ngàn/tháng dựa vào sự thiện chí của 2 bên và có thể tăng lên khi phía bên kia có điều kiện. Nhưng tôi lưu ý với anh là thời hiệu thi hành án dân sự chỉ là 5 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực, do đó cần phải tranh thủ trong thời hiệu này, hết thời hiệu anh sẽ mất quyền yêu cầu thi hành án dân sự, tôi nói như vậy là vì có thể tại thời điểm anh yêu cầu thi hành án bị đơn không có điều kiện thi hành nên việc thi hành án đối với anh không có ý nghĩa gì nhưng đến một thời điểm nào đó họ lại có điều kiện thi hành thì phải tận dụng trước khi hết 5 năm lúc này nó lại có ý nghĩa). Tôi không tin, một gia đình lại không thể trích ra vài trăm nghìn trong tổng thu nhập hàng tháng để trả nợ cho anh.
    Phương án trên chỉ là giải pháp cuối khi bên kia khó khăn trong khả năng thi hành án. Với số tiền mấy trăm nhận hàng tháng trong 5 năm coi như là khoản vớt vát. Việc có thỏa thuận được hay không và số tiền phải trả hàng tháng là bao nhiêu? tùy thuộc vào thiện chí cũng như sự khôn khéo trong cách thương lượng của anh. Cần đặc biệt lưu ý: tuyệt đối không được có những hành vi “xiết nợ” nó sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý không hay.
    Hi vọng vụ việc sẽ có điểm kết thúc tốt đẹp.

  85. Mình đang rất buồn vì vừa rồi 2 vợ chồng mình bị người ta ” cướp 79 triệu”. Vợ mình đòi sống chết đây và cả bản thân mình cũng vậy. Mình rất mong a e, bạn bè , các chú các bác giúp đỡ chỉ giùm phương hướng giải quyết giùm.
    Tháng 9/2009, vợ chồng mình có hỏi bố mẹ vợ số tiền là 79 triệu đồng để cho người ta vay vì mẹ mình nghĩ số tiền đó có thể giúp gia đình mình có ít vốn để làm ăn nuôi con nên đã đồng ý.Mình có giấy tờ cho mượn tiền hẳn hoi và 2 vợ chồng bên kia mượn tiền xây nhà lên rồi “xù” luôn. Mình đã kiện ra Tòa án ND Thành Phố và đã thắng kiện và đã gởi đơn cho Thi Hành Án giải quyết nhưng họ trả lời lại là: Nhà kia vợ bị đau ốm( giả đò) không làm việc ddc, chồng lương 1 triệu đồng/tháng , con học lớp 4 ,diện tích đất vợ chồng nhà kia ko đủ tích để cấp sổ đỏ hơn nữa đất là của bố mẹ chồng nhà nó cho a e chia nhau xây nhà lên để ở không đc bán nên họ trả lại quyết định thi hành án. Vì thế cả mình và vợ mình đều muốn chết hết cả nhưng vì mình còn cu Ken mới có 11 tháng nên mình phải ráng nuôi con. Mong mọi người giúp hãy giúp đỡ mình với….!!

  86. Hiện nay có một tình trạng chung đang diễn ra là các diễn đàn cũng như mục Q-A: các câu hỏi đều không thấy hồi âm. Nếu cần hỏi thầy thì các bạn có thể đăng mục Q-A còn các diễn đàn này dành cho sinh viên trao đổi (thầy chỉ tham gia với tư cách là hỗ trợ thôi).
    Các câu hỏi của các bạn đã chất đống từ tháng 3 đến giờ không thể nào có thể giải đáp hết lần lượt các vấn để của các bạn được. Nhân đây, tôi xin có một số gợi ý để trao đổi. Hi vọng diễn đàn ngày một sôi nổi hơn.
    + Về câu hỏi của bạn Lê Thái Nguyên: hợp đồng vay 200 triệu. Trước hết cần phải khẳng định với bạn rằng, trong hợp bản chất của dân sự là sự thỏa thuận. Tuy nhiên, sự thỏa thuận nó là con dao 2 lưỡi và “cái lưỡi” còn lại đặt bạn vào một vị thế yếu hơn khi đưa ra điều khoản như sau: “sẽ trả khi làm xong công trình thu tiền sẽ trả hoặc sẽ trả trong vòng 3 tháng”. Điều khoản thỏa thuận thời hạn của hợp đồng này không rõ ràng dẫn đến việc xác định thời hiệu khởi kiện rất phức tạp. Nếu bạn lấy thời điểm 3 tháng để làm căn cứ tính thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện của bạn đã hết. Còn nếu căn cứ vào thời điểm hoàn thành xong công trình thì không biết công trình nó hoàn thành từ lúc nào?
    Điểm a – khoản 3 Đièu 159 BLTTDS 2004: “thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”. Lúc hoàn thành xong công trình hoặc hết 3 tháng mà không trả nợ thì là lúc quyền và lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm và tính từ đây xem đến năm thời điểm 2010 có quá 2 năm hay không? Tòa án sẽ trả lại đơn vì hết thời hiệu khởi kiện.
    Điều cuối cùng, là hợp đồng vay tiền có giấy tờ gì không? hay chỉ là thỏa thuận miệng. Nếu là thỏa thuận miệng thì không có chứng cứ nào để chứng minh bạn có quyền đòi nợ.
    Trong thực tế người vay nợ luôn tìm cách khất nợ để cố tình kéo dài thời gian làm hết thời hiệu khởi kiện. Tất nhiên, thời hiệu khởi kiện còn có thể tính lại theo những căn cứ theo quy định tại Điều 161 BLDS 2005 như: sự kiện bất khả kháng…
    Tuy nhiên, không phải là không có cách để đòi lại số tiền này. Trong thực tế các công ty đòi nợ vẫn hay sử dụng cách đấy là nhờ sự can thiệp ngoài của Công an trong trường hợp không có giấy tờ ghi nợ cũng như hết thời hiệu như: yêu cầu bên nợ xác nhận mình có nợ bên kia một khoản tiền (tất nhiên thường là không tính thêm lãi còn nếu không sẽ chẳng ai thừa nhận). Nếu họ thừa nhận như thế chỉ cần họ ký vào văn bản mới xác định ngày vay tiền khác (số tiền là nhỏ hơn khoản vay thì mới khả thi). Khi đó, có giầy tờ này làm căn cứ sẽ xác định lại thời hiệu và yêu cầu trả nợ nếu không sẽ khởi kiện. Tất nhiên, phương pháp này áp dụng với bên nợ không hiểu biết pháp luật còn họ hiểu biết pháp luật thì hết cách.
    + Về câu hỏi của bạn Đỗ Thị Phương: tranh chấp đất đai mà bạn đưa ra là tình huống thực tế xảy ra phổ biến hiện nay. Theo như những thông tin mà bạn cung cấp thì có mấy vấn đề sau:
    – Thứ nhất xác định ai là người có quyền sử dụng mảnh đất đó. Theo bạn, mẹ bạn đã sinh sống trên mảnh đất mà ông bạn để lại hơn 30 năm. Nếu chiếu theo quy định tại khoản 1 – Điều 247 BLDS 2004 về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 30 năm đối với BĐS thì trở thành chủ sở hữu đối với tài sản đó”. Như vậy, về nguyên tắc mẹ bạn sẽ là người có quyền sử dụng đối với mảnh đất mà ông bạn để lại. Ngoài ra, Điều 256 BLDS 2005 về quyền đòi lại tài sản cũng khẳng định: chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không có quyền yêu cầu người chiếm hữu trả lại tài sản không chiếm hữu không có căn cứ pháp luật theo khoản 1 Điều 247 nói trên.
    – Vấn đề thứ hai, những người đòi phân chia mảnh đất là sở dĩ: họ cho rằng đất là sở hữu chung. Và về nguyên tắc, nếu ông bạn mất họ đương nhiên là người được hưởng thừa kế theo hàng thứ nhất. Và họ có quyền yêu cầu chia tài sản. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 645: “thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Như vậy, theo quy định trên thì những người này đã mất quyền khởi kiện vì hết thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là bạn phải kết hợp với điều 161 + Điều 162 BLDS về việc tính lại thời hiệu, điều này là rất quan trọng vì đây là những trường hợp mà pháp luật quy định khác nên phải xem xét để xem xét xem hết hay chưa hết thời hiệu khởi kiện.
    – Vấn đề thứ hai: là việc gia đình bạn được cấp sổ đỏ. Theo quy định của Luật đất đai thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là văn bản chứng minh mẹ bạn là người có quyền sử dụng đối với mảnh đất đó. Tuy nhiên, theo tôi việc cấp sổ đỏ của UBND là sai. Vì theo nghị định 181/2004 hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003 thì: một trong những điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là phải xác định của UBND xã phường về việc đất không có tranh chấp, khi ông bạn mất đất này là thuộc sở hữu chung do đó không thể cấp đất cho riêng mẹ bạn nếu không được sự đồng ý của người còn lại. Do đó, họ có thể khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu tòa án hủy quyết định cấp giấy chứng nhận đất đó (tất nhiên là vẫn còn thời hiệu và đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính)
    – Vấn đề mẹ bạn kết hôn với người mà đã có vợ lại không có đăng ký kinh doanh, mặc dù không phải là mối quan hệ trực tiếp trong tranh chấp nhưng nó là vấn đề cần lưu ý.
    Vì thời gian có hạn tôi không thể trao đổi hết các câu hỏi của các bạn được. Hi vọng một dịp khác sẽ trở lại với các vấn đề này sau. Rất mong nhận được sự trao đổi thêm của các bạn.
    Thân!

  87. Xin hỏi về mục đích cũng như ý nghĩa của việc:
    1. Ghi quan điểm của kiểm sát viên trong bản án khi vụ án đưa ra xét xử có kiểm sát viên tham gia.
    2. Ghi tên Kiểm sát viên trong vụ án có kiểm sát viên tham gia tại Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
    Chân thành cảm ơn!

  88. Chào thầy
    EM có một tinh huống như sau xin thầy tư vấn giúp em.” Gia đình ông tôi có 5 người con gái 3 người đi lấy chồng và đều ở Lạng Sơn 40,50 năm nay. Một Bác thì cũng đi làm công nhân ở Lạng Sơn nhưng chưa lấy chồng. Còn mẹ tôi là con gái út vì muốn chăm sóc bố nên cũng không lấy ai cuối cùng thì gọi là lấy bố tôi nhưng không đăng ký kết hôn vì bố tôi đã có vợ. Sinh ra được tôi và một em trai. Mẹ con tôi đã sống trên mảnh đất ông tôi để lại gần 30 năm nay và không hề có sự kiện tụng phân chia tài sản. Nay đất đắt các Bác đổ sô về đòi chia mảnh đất ra 5 phần. Vậy cho tôi hỏi rằng theo đúng pháp luật thì nhà tôi có phải chia đất cho các bac không nhà tôi đã được cấp sổ đỏ rất lâu rồi nhưng xã giữ lại ”
    Tôi xin chân thành cảm ơn

    • Bạn có hoàn cảnh rất giống mình nếu mình nghỉ nếu khi cấp sổ đỏ thi lúc đó ông bạn tức người sở hữu mảnh đất vẫn còn sống nên quyển sổ đó được xem như la có sự đồng ý của ông bạn nên nó hoàn toàn có hiệu lức xem như ông bạn đã cho mẹ bạn mảnh đất đó. nên mảnh đất đó sẽ không bị chia 5 theo luật thừa kế đâu . còn xã đã giữ sổ đỏ nhà bạn la ko đúng vì xã không có quyền này bạn nên đến huyện nên bạn ở để trình bày vấn đề

  89. Xin cho mình hỏi !
    – Đầu năm 2005 mình cho người chị họ mình vay với số tiền là 2trăm triệu .
    + Văn bản bằng tay ,đầy đủ thông tin
    + Hẹn sau khi làm xong công trình thu tiền sẻ trả ,hoặc sẽ trả trong vòng 3tháng sẽ gồm lãi và gốc .
    – Vì mối qua hệ là gia đình nên hứa hẹn qua lại đến bay giờ là 2010 mà vẫn không chiệu trả tiền ..vậy cho hỏi toàn án còn giải quyết không ạ …
    Xin chân thành cảm ơn ạ !
    P/S : Nếu toàn án không giải quyết là không còn cách nào nữa hả các bạn ! ……….

  90. làm ơn cho em hỏi ?
    Nhà ngoại em ở Tây nguyên vùng kinh tế mới, năm 1993 ngoại em có vay vốn của ngân hàng để đầu tư vào cafe nhưng sau đó ngoại em đã trả đất cafe lại cho Hợp Tác Xã, Ngoại em vay với kì hạn 3 năm trả theo từng đợt. Nhưng đến nay là 17 năm rồi. Ngoại em dùng Sổ đỏ của đất nhà ngaọi đang ở để thế chấp. ông bà ngoại em hiện nay đã 75 tuổi rồi, Gd chỉ còn hai ông bà neo đơn. Gần đây ngoại em muốn lấy lại bìa đỏ nhà nhưng lên ngân hàng huyện thì nhân viên ngân hàng viếtn tờ giấy trắng viết tay với số tiền phải trả là 35.000.000VND . Với tuổi già sức yếu không có khả năng để hoàn trả lại, Vậy cho em hỏi luật sẽ giải quyết chuyện này như thế nào ạ? hay có những tình tiết gì dể giảm nhẹ lãi suất hay không ạ?
    Hơn thế Ngân Hàng huyệ không hề có một hợp đồng và những chứng từ pháp lý chứng thực số tiền phải trả là 35.000.000VND.
    Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp hay hướng dẫn của luật pháp. Em xin chân thành cám ơn.

  91. Xin ý kiến tư vấn của các bạn:
    A là chủ sở hữu đích thực căn nhà, năm 1983 đi kinh tế mới, A làm giấy giao kết cho B ở nhờ căn nhà hai bên cúng ký tên.
    Đến năm 1990 B tự ý bán nhà cho C, A làm đơn khiếu nại lên UBND Xã, nhưng vì thất lạc tờ giấy giao kết cho B ở nhờ nên UBND Xã bác đơn khiếu nại của A.
    Năm 2009 A tìm lại được tờ giấy giao kết cho A ở nhờ nói trên, A kiện C ra tòa để đòi lại nhà.
    – Tòa án trả lại đơn khởi kiện của A mà không thụ lý vì lý do đơn khởi kiện của A đã hết thời hiệu khởi kiện 2 năm kể từ ngày A biết B bán nhà cho C tại Điều 159 BLTTDS và các hướng dẫn áp dung thời hiệu khởi kiện tại Nghị quyết 01/2005 và Nghị quyết 02/2006 của TANDTC, nên đến ngày 1/1/2007 A mất quyền khởi kiện.
    – A khiếu nại cho rằng Thời hiệu khởi kiện đòi lại tài sản của A (tại Điều 256BLDS), là thời hiệu xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 30 năm cho C (tại Điều 247BLDS), nên kể từ khi B bán nhà cho C năm 1990 thì phải đến năm 2020 mới hết thời hiệu khởi kiện của A; và viện dẫn Điều 160 BLTTDS quy định: “Các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự” để yêu cầu tòa án phải thụ lý đơn khởi kiện đòi lại nhà của A.
    Qua trình bày trên, xin các bạn tư vấn cho biết cách tính thời hiệu khởi kiện nào đúng.
    Trân trọng kính chào và cảm ơn!

  92. trong tập mình có ghi
    “vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thì do tòa án cấp tỉnh giải quyết”
    mình nghĩ nó không đúng, vì theo k3/Đ33 BLTTDS thì vụ án thuộc thẩm quyền của tòa tỉnh nếu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài…

    ý kiến của các bạn như thế nào?
    cảm ơn các bạn

  93. Tôi đề nghị các bạn khi tham gia diễn đàn hoặc đặt câu hỏi tình huống nên sử dụng tiếng Việt có dấu và mỗi một phần câu hỏi hay tình huống xuống dòng hoặc phân mục 1, 2, 3… cho tiện theo dõi

  94. Em chào Thầy!
    Xin Thầy hướng dẫn cho em 1 vấn đề sau đây:
    Ông A là người sử dụng đất. Ông A cho ông B thuê đất. Chưa hết thời hạn hợp đồng thì 2 bên tranh chấp và 1 bên khởi kiện ra Tòa. Tòa đã thu lý nhưng chưa mở phiên tòa xét xử. Trong thời gian đó ông A muốn cho người khác thuê quyền sử dụng đất đó thì có được không? Xin Thầy cho em biết các văn bản pháp luật có liên quan.
    Em xin cảm ơn Thầy nhiều!

    • khi chưa kết thúc hợp đồng mà ông A đã chủ động quy phạm hợp đồng là không được theo điều 493 bộ luật hình sự 2005 bên A không được tùy ý chấm dứt hợp đồng khi chưa hết thời han thuê nhà hteo hợp đồng. ông a không được cho người khác thuê nhà điều 496 quyền của bên thuê nhà ở

  95. Xin giúp đỡ!
    Một số thông tin cung cấp:
    – Đất của tôi có sổ đỏ năm 1996
    – Trước khi tôi xây nhà, tôi đã được xã cấp phép xây dựng (ngày 05/03/2009), khi tôi xây xong phần móng thì hộ liền kề nộp đơn tranh chấp với chúng tôi
    – Sau khi xã hòa giải 03 lần không thành thì tôi đã nộp đơn lên tòa án Huyện Định Quán. tôi trực tiếp nộp 03 lần nhưng Tòa Định Quán không trả lời bằng văn bản cũng không thụ lý. Tôi đã khiếu nại Tòa này thì Tòa mới nhận đơn của tôi. Sau đó Tòa trả lời bằng văn bản là nội dung đơn không có trong điều luật Tố tụng dân sự (TTDS) nên không thụ lý. trong khi tôi nghiên cứu là loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và Tòa Định Quán phải thụ lý theo quy định tại khoản 9, điều 25 bộ luật TTDS và điều 105 khoản 6 luật đất đai 2003 “Nội dung đơn là Yêu cầu Hộ bà Đương chấm dứt hành vi trái pháp luật”.
    Tôi tiếp tục khiếu nại Tòa án huyện và rồi tôi không nhận được văn bản trả lời nào cả. Sau đó thì Tòa này lại nhận đơn khởi kiện của hộ bà Đương (là hộ tranh chấp với tôi). Ngay khi tôi có thông báo là bị đơn trong vụ tranh chấp. Tôi đã làm đơn trình bày ý kiến và Phản tố. Tòa này ngâm mãi mời tôi lên xuống tất rất nhiều lần. Cuối cùng Thẩm Phán trả lời rằng đơn phản Tố của chúng tôi không nằm trong bộ luật TTDS.
    Vì vậy tôi đã nộp đơn khiếu nại với nội dung bên dưới

    Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
    Độc lập- tự do –hạnh phúc

    ĐƠN KHIẾU NẠI
    ( V/v cố ý vi phạm PL không thụ lý vụ án, sách nhiễu nhân dân )
    Kính gửi: – Thường Trực Tỉnh ủy.
    – Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Đồng Nai.
    – Thường Trực Huyện ủy Định Quán.
    – Ông Lê Thành Văn – P.Chánh Án Tòa Án Tỉnh Đồng Nai.
    – Lãnh Đạo Tòa Dân Sự – TAND tỉnh Đồng Nai
    – Viện Trưởng Viện kiểm sát huyện Định Quán.
    – Chánh án Tòa án Định Quán.
    Tôi tên là: Trần Thị Thành – sinh năm 1937
    Hiện trú tại: 1260/E Phú Tân, xã Phú Cường, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
    Là chủ sở hữu thửa đất thổ cư tọa lạc tại thửa số 723 tờ bản đồ số 05, xã Phú Cường, huyện Định Quán, theo giấy chứng nhận QSDĐ số C150227, ngày 14/09/1996
    Làm đơn khiếu nại như sau:
    Do căn nhà cũ của tôi xuống cấp, không thể tiếp tục sử dụng nên vào ngày 05 tháng 03 năm 2009 được sự cho phép của xã, tôi đã phá dỡ để xây dựng nhà mới. việc thi công đã xong phần móng và đang được tiến hành thì bị bà Nguyễn Thị Đương ( có nhà liền kề với nhà tôi) cản trở trái pháp luật. tôi đã khiếu nại đến xã nhưng sự việc không thể giải quyết .
    Các ngày 25/08/2009, 14/09/2009 và ngày 08/10/2009 tôi đã ba lần nộp đơn khởi kiện ra Tòa án Định Quán để xin Tòa buộc bà Nguyễn Thị Đương chấm dứt hành vi cản trở QSDĐ trái pháp luật nêu trên nhưng cả ba lần nộp đơn đều bị Tòa này trả lại mà không nêu bất cứ lý do nào. Trong khi hiện tại tôi không có nhà ở phải đi ở nhờ rất khó khăn.
    Chính vì thế buộc tôi phải khiếu nại việc Tòa không nhận đơn của tôi. Sau đó Tòa Định Quán mới cho tôi nộp đơn . Nhưng đến ngày 29 tháng 11 năm 2009 bà Phạm Thị Thanh Thủy của Tòa này lại có văn bản số 01 trả lại đơn của tôi với lý do việc kiện của tôi không thuộc các loại việc quy định tại bộ luật TTDS.( có đơn khởi kiện và văn bản trả lại đơn kèm theo)
    Kính thưa các vị lãnh đạo !
    Việc kiện của tôi là loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và Tòa Định Quán phải thụ lý theo quy định tại khoản 9, điều 25 bộ luật TTDS và điều 105 khoản 6 luật đất đai 2003 chính vì thế ngày 10-12-09 tôi đã nộp đơn khiếu nại việc làm vô lý này của bà Thủy, bà Thủy không thèm trả lời khiếu nại của tôi theo đúng luật định.
    Sau đó thì Tòa này lại thụ lý đơn của bà Đương kiện đòi tôi phải trả cho bà 24m2 đất. bây giờ với tư là cách bị đơn tôi có văn bản gửi Tòa: không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Đương đồng thời đưa ra yêu cầu phản tố ( giống như đơn khởi kiện của tôi ban đầu ) là xin Tòa công nhận QSD 24m2 đất là của tôi, buộc bà Đương phải chấm dứt việc cản trở tôi sử dụng diện tích đất này.
    Ngâm mãi mấy tháng không nói gì đến phản tố, không giải quyết khiếu nại nêu trên của tôi, mãi đến 30-3-2010 ông Phạm Đình Hưng- thẩm phán nại lý do rồi cũng không cho tôi phản tố.
    Tôi xin khẳng định rằng: theo luật việc kiện và phản tố của tôi Tòa phải giải quyết. Bà Thủy, ông Hưng là thẩm phán nên hơn ai hết phải biết rõ điều này nhưng họ đã cố ý: trả lại đơn kiện; không giải quyết khiếu nại; không cho tôi phản tố là việc làm cố ý sách nhiễu, nhạo báng công lý gây bất lợi cho tôi.
    Vì vậy xin cơ quan chức năng cho phép tôi được khiếu nại, tố cáo việc làm này của bà Thủy ông Hưng đồng thời xin Tòa án tỉnh lấy vụ kiện nói trên lên giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tại TAND tỉnh Đồng Nai.
    Xin cảm ơn./.
    Đồng Nai, ngày 31 tháng 3 năm 2010
    Kính đơn.

    Tất cả đã diễn biến như vậy, Mong quý vị hướng dẫn tôi cần phải làm gì để được Tòa này sớm giải quyết cho chúng tôi xây nhà ở. Vì hiện nay Mẹ tôi ngoài 73 tuổi đang phải ở nhờ nhà người khác !?

    Xin cám ơn.

  96. Thưa thầy cho em hỏi:
    1.Đô la Mỹ có thể là đối tượng của hợp đồng thuê, mượn tài sản không? Vì sao?
    2.Quyền mua lô đất tái định cư có nên được coi là 1 quyền tài sản không? Vì sao?
    3. Quyền sử dụng đất có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không?
    Em xin cảm ơn ạ.

  97. cám ơn minhdao! nhưng trường hợp này bà A không còn ai thân thích nữa thì làm thế nào? ở trên là do mình ghi thiếu điều kiện. Mong bạn và các bạn giải thích và cho ý kiến! thank!

  98. Dear Bạn soquadimat!
    1/Nếu bà A là nguyên đơn :thì đình chỉ vụ án tranh chấp
    các đồng thừa kế của nguyên đơn làm lại đơn khởi kiện
    2/Nếu bà A là bị đơn :thì phải bổ sung tên người thừa
    kế làm bị đơn để tiếp tục vụ án tranh chấp.
    Tôi chỉ có ý kiến mong các bạn bình luận.Cám ơn nhiều.
    Minh

  99. Thưa thầy em đang tìm hiểu 1 tình huống thực tế như sau: Cửa hàng sách A bán sách giáo trình và các sách tham khảo về luật học. Cửa hàng cam kết bán sách đúng nguồn gốc (và bán đúng giá bìa). Nhưng em thấy rất nhiều cuốn chất lượng không được đảm bảo. Vì vậy đã tìm những cuốn sách gốc và so sánh thì những sách của cửa hàng kia bán là sách lậu. Vậy em có thể khởi kiện cửa hàng kia không? và với những lỗi như thế nào?
    Em xin cảm ơn nhiều!

    • Chào bạn dungvdqn,
      Theo tôi thì trường hợp của bạn nên giải quyết như sau:
      VÌ bạn không cho biết giữa bạn và Cửa hàng A có hợp đồng hay không? hay chỉ là cam kết một bên từ phía bên A? Việc cung cấp tài liệu là sách lậu đã gây thiệt hại cho bạn như thế nào? bạn phải chứng minh được thiệt hại xảy ra….?
      Theo tôi, đây chỉ là quan hệ dân sự giữa bạn và cửa hàng A. Dù bạn có hợp đồng với A hay không thì khi bạn mua phải những quyển sách lậu kia bạn có quyền yêu cầu cửa hàng đổi lại sách khác theo đúng cam kết. Bạn xem các quy định của BLDS 2005 về hợp đồng, nếu bạn và cửa hàng A có hợp đồng và cửa hàng A giao hàng không đúng số lượng, chất lượng dẫn đến bạn bị thiệt hại do phải chịu trách nhiệm với bên thứ 3 thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu cửa hàng A bồi thường thiệt hại nếu bạn và cửa hàng A không thoả thuận được.
      Trường hợp bạn không có thiệt hại gì đáng kể thì tôi nghĩ bạn cũng chẳng cần khởi kiện làm gì cho tốn kém, mất thời gian, thậm chí yêu cầu của bạn sẽ không được chấp nhận. hoặc nếu bạn thấy cửa hàng A kinh doanh sách lậu thì bạn có thể tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để họ xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự đối với cửa hàng A, tuỳ tính chất và mức độ vi phạm.
      Thân ái!

  100. Chào thầy và các bạn! Em là SV mới K34. Em có 1 tình huống khá là khó như sau: Bà A và ông B xảy ra tranh chấp về đất đai(đã nộp đơn ra tòa). Nhưng trong quá trình tranh chấp, bà A bị chết (nguyên nhân khách quan). Vậy vụ việc này nên giải quyết như thế nào? Rất mong nhận được ý kiến của các bạn và Thầy. Em xin cảm ơn!

  101. Xin chao thay va ca ban

    em co 1 viec muon nho thay va cac ban tu van cho ah:
    em hoc trung cap mam non ra ma chua xin vao hop dong dai han cua phong duoc.em phai di day hop dong cua 1 truong mam non cung dc 2 nam nay roi. cong viec thi cung tot,nhung ko on dinh vi day hop dong thi luc nao nha truong can thi se goi.vi the ma gia dinh em muon xin cho em vao day lau dai roi bien che cua nha nuoc luon.
    Vi xin viec rat kho khan, may nam lien deu khong duoc.em co 1 dua ban cung chi quen biet hoi hoc cung khoa pho thong thoi.
    Vay ma ban em bao la de ban em nho nguoi nha cua ban xin viec cho,va phai dua cho ban em 30 trieu dong.cung vi muon on dinh cong viec nen gia dinh em da dua tien cho ban em lo cong viec cho em.nhung cuoi cung viec thi ban em khong lo cho duoc ma tien cung khong tra lai.tat nhien khi ban em cam tien gia dinh deu bat ban em ghi giay to day du ,co chup hinh quay phim lam bang chnung nua.ban em bao la toi dau hoc ky 2 ma khong duoc viec la tra lai het tien neu khong thi se chiu trcach nhiem truoc phap luat.nhung den bay gio cong viec khong thanh tien cung khong tra lai.
    Vay cho em hoi gia dinh em se phai lam gi de lay lai duoc so tien do.va ra phap luat thi cach thuc lam don khieu nai nhu the nao vay ?
    mong thay chi bao cho.
    Cam on thay nhieu .
    mong duoc hoi am som

    • Chào bạn bich liên,
      Tôi có thể góp ý cho bạn như sau:
      Trường hợp của bạn là một trong số rất nhiều trường hợp xảy ra trong thời gian hiện nay, tôi cũng có nhiều người bạn rơi vào hoàn cảnh tương tự như bạn nhưng do họ không có giấy biên nhận giao tiền, không quay phim hay chụp ảnh như trường hợp của bạn nên rất khó giải quyết khi bên mình nhờ không giúp được và không trả lại tiền.
      Tôi nghĩ, mỗi khi đã giao cho người khác xin việc thì bạn cũng tin tưởng vào người đó, để tránh gây ảnh hưởng đến tình cảm của hai bên gia đình thì bạn nên thuyết phục bạn kia trả lại tiền cho bạn. Nếu bạn ấy nhất quyết không trả cho bạn thì bạn có thể gửi đơn kiện đòi tài sản kèm theo các tài liệu, chứng cứ đến toà án để giải quyết, chứ không phải là khiếu nại như bạn nói.
      Trường hợp của bạn thì dễ rồi, vì có giấy tờ và chụp hình, quay phim chứng minh có việc gia đình bạn giao tiền cho bạn ấy. Đó là những tài liệu, chứng cứ rất quan trong nên bạn chỉ photo và gửi bạn sao cho Toà án. Bản giữ lại bạn gốc để đối chiếu khi Toà án có yêu cầu.
      Chúc bạn thành công.

  102. em xin chao thay
    em muon hoi thay mot viec nhu sau
    gia dinh em co mot manh dat do ong ba de lai tu nam 1971 den nay vao khoang nam 1993-1994 gia dinh em co cho nguoi chu muon mot phan o thua dat do de lam ngo di nhung khong hieu vi ly do nao ma cai ngo di ay nay lai thanh ngo di chung va nha chu da lam so do roi vay em xin hoi thay la gia dinh em co doi duoc so dien tich dat da cho muon lam ngo di ay khong va phai lam nhu the nao de doi duoc no
    em xin cam on va rat mong thay som tra loi

  103. Chào các bạn!
    Tôi có một vấn đề muốn được xin ý kiến của mọi người. Đó là nhà tôi và nhà bà Liên là hàng xóm của nhau. Vào năm 2007 bà Liên có vay của mẹ tôi 17 triệu đồng. Do nể tình hang xóm nhiều năm cộng với tính thật thà của mẹ tôi, bà đã cho Bà Liên vay tiền mà không có một giấy tờ liên quan nào. gần đây gia đình tôi có việc lên Me tôi yêu cầu Bà Liên trả lại số tiền đó nhưng chồng bà Liên không trả lại mà còn dọa kiện gia đình tôi là đã tổ chức ghi số đề cho Bà Liên. Hiện gia đình ôi đang rất hoang mang không biêt lên giải quyết như thế nào. Nếu như ra tòa thì chúng tôi có đòi lại được tiền không? kính mong mọi người giúp đỡ!
    Cảm ơn tất cả mọi người!

  104. chào thầy và các bạn
    em đang có một trường hợp muốn được thảo luận cùng thầy và các bạn đây ạh
    ông A là người Việt Nam,sinh sống tai Hà lan cho đến lúc chết.Năm 1991 ông A chết có di chúc để lai miếng đất tại Việt Nam có diện tích 200m2 để làm đất thờ cúng.Di chúc được lập thành văn bản( lập tại Hà Lan) nhưng ko có chứng thực,công chứng( do một người bạn của ông A ghi lại theo lời nói của ông A trong lúc ông A bị bệnh nhưng vẫn còn minh mẫn)

    Như vậy theo thầy thì di chúc của ông A có hiệu lực pháp luật ko a.Trong trường hợp này hiệulực PL của di chúc sẽ xác định theo luật VN hay luật của Hà Lan.Nếu là xác định hình thức của di chúc theo luật HLan thì phải xác định bằng cách nào ạ.
    Sau khi ông A mất,3 người con( ông C, bà D ở Hà Lan, bà E ở VNam) của ông A đồng ý thức hiện theo di chúc của ông A, để lại miếng đất 200m2 làm đất thờ cúng và giao cho bà E ở tại VNam quản lý nhưng thỏa thuận ko được lập thành văn bản. Đến 2003 1 người con của ông A( ông C ) o Hà Lan trở về VNam và đòi chia thừa kế theo pháp luật miếng đất của ông A để bán lấy tiền nhưng 2 người con còn lại của ông A không đồng ý vì cho rằng theo di chúc của ông A là miếng đất (200m2) này là để thờ cúng và không dược bán. Thứ 2 nữa là tính từ năm 1991 đến 2003 thì ông C cũng đã mất thời hiệu khởi kiện về thừa kế.
    Như vậy yêu cầu của ông C này có phù hợp với quy đinh của P.luật ko a

    Nếu di chúc của ông A ko có hiệu lực và ông C cũng đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế thì trong trường hợp này miếng đất của ông A để lại sẽ xử lý như thế nào ạh( ông C vẫn muốn chia tài sản để bán )
    Nếu ông C muốn khởi kiện để chia tài sản thì đây là loại tranh chấp nào ( tranh chấp di sản thừa kế hay là tranh chấp tài sản chung ạ)
    Mong thầy và các bạn cùng thảo luận

  105. You made some good points there. I did a search on the topic and found most people will agree with your blog.

    rH3uYcBX

  106. Chào bạn Hongnhung
    Tôi trao đổi một số ý kiến với bạn như sau:
    – Vấn đề 1: Luật quy định “thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn”. Quy định này hơi khó hiểu nhưng theo các hiểu của tôi thì ngày tương ứng của tuần chính là “thứ” mà bạn nói. Tuy nhiên, nhà làm Luật dùng “ngày” mà không dùng “thứ” là để dễ tính ngày giờ kết thúc bạn ạ. Đó là ngày tương ứng của tuần, ví dụ: Ký ngày thứ 5 với thời hạn 2 tuần thì hạn kết thúc là 0h0’ của ngày trùng với thứ 5 của tuần thứ hai.

    – Vấn đề thứ 2.

    Điều 397. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
    1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
    Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

    Như vậy, theo khoản trên thì có hai trường hợp sau:
    1) Bên được đề nghị trả lời trong thời hạn và trả lời này đến bên đề nghị giao kết cũng trong thời hạn. Trường hợp này không phải bàn vì có hiệu lực.
    2) Trả lời đề nghị giao kết đến đã hết thời hạn ghi trong đề nghị giao kết. Có 2 trường hợp nhỏ:
    – Bên được đề nghị trả lời sau thời hạn ghi trong đề nghị giao kết (tức việc trả lời được thực hiện sau ngày ghi trong đề nghị giao kết). TH này sẽ là 1 đề nghị mới.
    – Bên được đề nghị (thực hiện việc) trả lời trong thời hạn đề nghị giao kết (được ấn định) nhưng đến bên đề nghị giao kết lại hết thời hạn. Trường hợp này xảy ra rất nhiều hiện nay, đặc biệt là gửi qua bưu điện như trường hợp bạn nêu. Thông thường thì người ta sẽ tính theo dấu bưu điện bạn ạ. Tức là tính theo ngày gửi, nếu ngày gửi vẫn là ngày trong thời hạn trả lời thì trả lời đó vẫn có hiệu lực. Còn chuyện đến trong thời hạn hay ngoài thời hạn thì lại là chuyện khác. Nếu đến muộn do lỗi của Bưu điện thì bưu điện sẽ là người bồi thường cho các bên bị thiệt hại (nếu có). Nếu bưu điện chuyển đúng thời gian nhưng do đường xa,…bắt buộc phải mất từng đó ngày mới đến thì thuộc trường hợp: Bên A (mà bạn nói) phải biết lý do khách quan đó (nếu bên A không quy đinh rõ hình thức trả lời). Còn nếu, bên A đã ghi rõ chỉ nhận trong thời hạn ghi trong đề nghị, thời gian còn quá ít, bên B biết nếu gửi qua bưu điện chắc chắn sẽ đến muộn so với thời hạn mà vẫn gửi thì coi như lời đề nghị mới. Vì B biết lý do khách quan là gửi bưu sẽ đên muộn mà vẫn trả lời qua bưu điện. Vì vậy, để trả lời cụ thể thì phải xem xét lỗi của các bên và bưu điện mới giải quyết được.
    Trường hợp cuối cùng mà tôi nêu trên Bộ Luật Dân sự không quy định cụ thể: Gửi trong thời hạn nhưng đến ngoài thời hạn thì giải quyết như thế nào? Bạn nên tìm hiểu các quy định về lĩnh vực bưu điện xem có quy định nào khác không nhé.
    Chúc bạn thành công!

  107. Xin chào mọi người, nhờ mọi người tư vấn tôi vấn đề sau. Tôi cho bạn tôi mượn xe moto chở tôi, bạn tôi lái xe gây tai nạn nghiêm trọng (thiệt mạng) cho bên kia. Vậy theo luật tôi có phải bồi thường cho bên kia không, hay chỉ để bạn tôi lo vụ này. Theo luật tôi thấy chữ liên đới. Vậy tôi phải bồi thường giống như bạn tôi hay sao. Rất mong mọi người giúp đỡ. Chân thành cảm ơn.

  108. Em có một số chỗ chưa hiểu rõ khi đọc Bộ luật Dân sự, mong được các thầy và các bạn trả lời giúp em.
    1. Điều 153 quy định về Kết thúc thời hạn: “Khi thời hạn tính bằng tuần th́ thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.” Nhưng một tháng chỉ có một ngày như thế thì làm sao tìm ra được ngày tương ứng nếu thời hạn của hợp đồng là 2 tuần? Liệu đây có phải là lỗi của nhà làm luật viết nhầm “thứ” thành “ngày” không ạ?

    2. Điều 397 quy định về Thời hạn trả lời giao kết hợp đồng có viết “Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lí do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lí do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.” Em xin hỏi ở trường hợp dưới đây, bên A đúng phải không ạ?
    Bên A gửi đề nghị cho bên B, thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị là 2 tuần. Bên B gửi trả lời qua bưu điện, Ngày bên B trả lời vẫn nằm trong thời hạn 2 tuần nhưng do gửi qua đường bưu điện nên đến khi đến trụ sở bên A đã quá mất 2 tuần. Bên A khi thấy hết 2 tuần mà ko có trả lời của bên B, đã giao kết hợp đồng với bên C. Vì vậy, khi nhận được trả lời của bên B, bên A trả lời không đồng ý với chấp nhận của bên B.

  109. Kính chào Quý Thầy!
    Hiện tôi đang có 1 vài thắc mắc mong nhờ Thầy tư vấn giúp tôi! Vụ việc của tôi như sau :
    Cách đây 4 tháng, anh tôi có mở dịch vụ rửa xe máy, hoạt động được 1 tháng, do sơ ý anh tôi đã làm mất 1 xe AirBack ( sực việc cụ thể : sáng hôm đó, 1 khách hàng đã dẫn xe đến tiệm anh tôi để rửa, sau khi dẫn xe đến, người này về nhà và giao xe lại cho anh tôi, anh tôi tiếp nhận và rửa cho khách, sau khi rửa xong, anh tôi dựng xe tại chỗ rửa và quay vào nhà ( cũng đã khoá cổ xe ), khoảng 2 phút sau đi ra thì xe đã bị trộm lấy mất. Ngay lúc đó anh tôi thông báo cho khách và công an phường đến giải quyết, thương lượng. Bên khách buột anh tôi phải bồi thường 28 triệu theo giá xe cũ, anh tôi cũng đồng ý chấp nhận bồi thường với số tiền trên, thoả thuận giao ngay 20tr, còn lại 8tr anh tôi sẽ trả dần mỗi tháng 1tr, và khách đồng ý. Sang tháng sau, anh tôi thực hiện đúng như cam kết, giao tiếp 1tr, nhưng sang tháng tiếp anh tôi xảy ra nhiều khó khăn nên không thực hiện đúng cam kết đã ký trước đó, và những tháng gần đây cũng chưa bồi thường tiếp tục. Do đó, bên khách muốn đưa đơn kiện. Vậy, trong trường hợp này toà án sẽ xử thế nào, trong khi anh không có tài sản để cấn nợ, hiện tại thực chất không còn khả năng thanh toán tiếp, vì sau vụ việc làm mất xe khách doanh thu hoạt động của tiệm bị giảm rõ. Nếu như anh không thanh toán số còn lại sẽ xử lý thế nào? Hiện gia đình rất hoan man, lo lắng. Kính mong quý Thầy trả lời sớm.
    Chân thành cảm ơn và kính chúc sức khoẻ Thầy!
    Trân trọng kính chào!

  110. cho mình hỏi 2 câu này:
    1. Nếu trong 1 vụ án DS tòa đang xét xử thì bị đơn đứng dậy bỏ về. Vậy tòa sẽ giải quyết ntn tiếp tục xét xử vắng mặt bị đơn hay cưỡng chế bắt buộc bị đơn phải ở lại tiếp tục tham dự phiên tòa.
    2. 1 ng VN ra nước ngoài phạm luật, bị xét xử nhưng sau đó ng này quay về VN, tòa bên nước ngoài đó sẽ gửi biên bản xét xử đó về TAVN và yêu cầu TAVN tiếp tục cho thi hành án đối với người này, nếu yêu cầu của TA nước ngoài đó ko phù hợp với luật VN thì sao? và ng VN qua nước ngoài phạm luật thì TA nước đó có quyền xét xử ng VN này ko? không biết tình huống của mình đưa ra có vde chỗ nao ko nữa? help me!

    • 1. t nghi vang mat o day la vang mat luc bat dau phien toa, Tham phan xem xet nhung ai co mat hay khong. uhm. co ve phap luat quy dinh van chua day du thi phai
      2. pham luat nuoc ngoai o nuoc ngoai do thi se bi xu phat theo phap luat nuoc ngoai do thoi. Tuy nhien, neu nguoi do ve VN ma ban an do khong phu hop voi phap luat Viet Nam thi neu Viet Nam voi nuoc kia ma ko co Dieu Uoc QTe thi se ko duoc cong nhan ve cho thi hanh tai VN dau ban a

  111. Thay oi!thay cho em tham khao mot vai loi binh luan danh gia ve su viec sau lien quan den thoi han thoi hieu trong luat dan su voi:”ngay 22/01/2002,Toa an nhan dan quan H nhan don khoi kien cua ba T va ba K yeu cau chia di san thua ke cua gia toc mo truoc ngay mong 10 thang 9 nam 1990.Ngay 13/01/2003 Tham phan C ky giay gioi thieu cho nop tien tam ung an phi la 15 trieu dong.Trong giay nay ong C yeu cau phai nap tien tam ung an phi trong vong 30 ngay,neu qua thoi han tren se khong thu ly vu an.Do chua du tien nen hai ba xin khat den ngay 13 thang3 nam 2003.Tham phan C dong y nhung yeu cau lam don khoi kien moi.Do khong hieu biet phap luat nen 2 nguoi
    viet don khoi kien moi ghi ngay 19 thang3 nam 200;den ngay 21

    thang4 nam 2003 tham phan C giay gioi thieu moi di nop tam ung an phi(yeu cau hai nguoi khoi kien nop lai tat ca cac giay to da dua truoc day).hai nguoi da nap du tam ung an phi va duoc thu ly,nhung sau do Tham phan C lai ra quyet dinh dinh chi vu an vi het thoi hieu khoi kien”.

  112. Chào thầy và các bạn!

    Cho em hỏi ” trong tố tụng dân sự thì kế thừa quyền tố tụng là gi? trong những trường hợp nào?
    Cảm ơn thầy và các bạn

  113. Chào thầy và các bạn, cho em hỏi trường hợp sau: A kết hôn với B năm 1980 có đăng kí kết hôn tại UBND phường P quận N thành phố H. Năm 1995 anh A kết hôn với chị C và cũng có đằn kí kết hôn Tại UBND phường N, huyện K tỉnh HN là nơi mà chị C cư trú. Sau khi bị chị B phát hiện việc kết hôn với chị C, anh A đã quay về ở hẳn với chị B tại nơi đăng kí hộ khẩu thường trú trước đây tại Phường P, quận N thành phố H cho đến nay. Nay chị B làm đơn yêu cầu Tòa Ans hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C.
    Vậy chị B có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án nào giải quyết vụ việc trên và giải thích tại sao?

  114. Chào thầy,
    em có tình huống này mong thầy giải đáp giúp:
    A,B ket hôn năm 2000 co ĐKKH hợp pháp
    năm 2003 A, B phát sinh mâu thuẫn, A bỏ sang sống ở tỉnh khác
    năm 2005 A lại kết hôn với C cũng có ĐKKH
    năm 2007 B phát hiện, có đơn yêu cầu TA huỷ việc kết hôn trái PL giữa A, C. TA đã thụ lý đơn.
    Cùng năm đó, C chuyển vào miền Nam sinh sống, không liên lạc với A nữa, A trở về chung sống với B.
    B nhận thấy không cần thiết huỷ HN giữa A,C nữa nên đến TA xin rút đơn.
    Hỏi: TA có chấp nhận yêu cầu xin rút đơn của B và không tiếp tục giải quyết nữa không?
    Mong sớm nhận được hồi âm của thầy, em xin cảm ơn!

  115. Xin thầy cô và các bạn giúp đỡ cho em bài tập về tố tụng dân sự sau :
    Ông A và bà B chung sống với nhau không đăng ký kết hôn từ năm 1995. Năm 2005 ông A khởi kiện bà B xin ly hôn. Tòa án không công nhận ông A, bà B là vợ chồng và giải quyết nuôi con chung, còn tài sản ông A, bà B không yêu cầu giải quyết. Sau khi bản án ly hôn có hiệu lực thì giữa ông A, bà B phát sinh tranh chấp ngôi nhà mua năm 1999. Ông A khởi kiện bà B yêu cầu chia tài sản chung . Bà B phản tố yêu cầu xác định ngôi nhà là tài sản riêng của bà?
    Hỏi: Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo qui định nào của BLTTDS?
    Sau khi nghiên cứu Luật HNGĐ thì ý kiến của em là Tòa án thụ lý theo khoản 2 điều 25 BLTTDS = 1 vụ kiện dân sự. Nhưng bạn em thì cho răng thụ lý theo khoản 2 điều 27= 01 vụ án hôn nhân vì tranh chấp tài sản trong thời hôn nhân. Em phân vân quá vì ý kiến của bạn em không phải là không có cơ sở .

  116. Cty tôi là cty vận tải. Xin hỏi khi tài xế gây tai nạn chết người thì cty có trách nhiệm gì đối với vụ việc trên? Xe có bảo hiểm trách nhiệm dân sự, thì trách nhiệm của cty bảo hiểm? Trách nhiệm của tài xế và trách hiệm của Giám đốc cty?

  117. Toi muốn hỏi : làm thể nào để chống lại trong trường hợp nguyên đơn bịa ra câu chuyện và thông đồng với 3 nhân chứng mà họ mua chuộc được làm chứng cho câu chuyện bịa ra đó để tao ra chúng cứ giả mạo .
    Cách thức tiến hành chống lại loại giả mạo chứng cứ nầy

  118. Em kính chào quý thầy cô ạ, xin thầy cô có thể giúp đỡ em câu hỏi này được không ạ. Đây là trường hợp của gia đình em, xin quý thầy cô giúp đỡ ạ
    Bà nội em có 6 người con, 2 gái, 4 trai. Trong đó 2 bác trai đã hy sinh trong kháng chiến. Gia đình em được coi là gia đình cách mạng. Gia đình em đang sống ở thị xã Phú Thọ, bố em là con trai út (tên là Toàn), trên bố em còn một bác trai nữa (tên là Miện), trên bố em và bác Miện là 2 bác gái , một ở Việt Trì- Phú Thọ, một ở Lào Cai.

    – Năm 1995, bà em 82 tuổi (bà em mất năm 95 tuổi). Bà em lập di chúc, trong đó nêu rõ ” anh Toàn có trách nhiệm trông nom và bảo đảm cuộc sống cho tôi hàng ngày cho đến khi tôi trăm tuổi. Khi tôi nằm xuống, người đứng ra lo công việc này cho tôi, tôi giao toàn bộ việc ma chay cho anh toàn. Cũng như khi tôi qua đời, mọi công việc nhang đèn cúng giỗ cho bố mẹ và các anh của anh Toàn, anh Toàn phải lo đầy đủ cả về mồ mả của tổ tiên.Còn mọi người con khác dù trai hay gái một khi anh toàn có sự yêu cầu giúp đỡ mặt này mặt khác đến người nào thì người đó mới được tham gia vào giúp đỡ” Bản di chúc này đã được UBND xã xác nhận, có công chứng của phòng công chứng xã xác nhận

    – Ngày 19/10/2008, gia đình em có cuộc họp gia đình gồm các bác gái và bố mẹ em, cùng nhau nhất trí ký vào biên bàn gia đình là :chuyển ngôi mộ của ông nội em đến nơi khác, cao ráo hơn sạch sẽ hơn. Vì nơi mộ ông em đã bị ô nhiễm do có người làm trại chăn nuôi ở đó. Cuộc họp hôm đó, bác Miện không đến. Và trong biên bản đã nhất trí ghi rõ bố em sẽ là người đứng ra lo liệu
    – Trên cơ sở biên bản họp cùng bản dy chúc, bố em đã làm đơn xin ý kiến ông quản trang (nơi sẽ chuyển ngôi mộ đến ) và xin ý kiến trưởng khu 5 (nơi gia đình em sinh sống)
    – Ngày 1/12/2008 bắt đầu làm.
    – Ngày 3/12/2008, bác Miện gửi đơn lên Đảng Uỷ và UBND fường yêu cầu đảng uỷ và UB buộc gia đình em không được chuyển ngôi mộ
    – Bản thân gia đình em đã chấp hành ý kiến của UB và dừng công việc từ đó đến nay
    – Ngày 12/12/2008, gia đình em lại họp lần thứ 2, địa điểm tại văn phòng UB fường Trường Thịnh, với sự chứng kiến của ông phó chủ tịch UB phường và ông cán bộ văn phòng. Gia đình em hôm đó gồm : 2 bác gái và bố em. Cùng nhau nhất trí ký vào biên bản đồng ý chuyển ngôi mộ và giao cho bố em thực hiện.
    Buổi họp hôm đó, bác Miện không đến mặc dù giấy mời họp đã được gủi từ trước đó (ngày9/12/2008)
    – Ngày 14/1/2009. gia đình em nhận được một công văn trả lời đơn công dân của UB fường Trường Thịnh với nội dung là yêu cầu bố em fải dừng ngay việc tập kết vật liệu và đất ở nghĩa trang và fải san lấp đất, trả lại mặt bằng.

    Thưa các thầy, cô, em muốn hỏi là việc bố em làm như vậy là hoàn toàn fù hợp với di chúc, tâm nguyện của bà em trước khi mất, fù hợp với Pháp luật vì bố em đã lấy ý kiến của 2 bác gái và đã làm đơn xin ý kiến trưởng khu và được sự đồng ý. Vậy tại sao UB fường lại gửi công văn trả lời như vậy, có fải có điều gì khuất tất ở đây không ạ.
    Bố em đã gửi đơn lên UBND thị xã, lên UBND tỉnh nhưng họ đều trả lời rất chung chung hoặc gửi trả lại. UBND tỉnh nói rằng việc này là việc gia đình, nên đem ra hoà giải, hoà giải không được thì đem ra toà án để giải quyết.
    Thầy cô có thể giải quyết cho em vấn đề này được không ạ, em và gia đình em xin chân thành cảm ơn

  119. Em chào quý thầy cô ah!
    Em có một thắc mắc xin quý thầy cô giải đáp giúp em với ah
    Tại Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS), phần thứ bảy quy định về thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án.
    Ở đây em có thắc mắc đối với việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.
    – Theo đó, nếu một quyết định của tòa án nước ngòai đã được công nhận bởi tòa án thì sẽ tự động được cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành sau khi nhân được hồ sơ từ tòa án chuyển qua hay phải có đơn thi hành án của người thi hành, người phải thi hành? Và việc quy định tòa án phải chuyển giao quyết định đã công nhận quyết định trọng tài nước ngoài đó kèm theo biên bản kê biên…(Điều 380 BLTTDS) mục đích để làm gì? khi quy định người được thi hành, người phải thi hành phải có đơn yêu cầu (Điều 377 BLTTDS)
    – Hơn nữa, hiên nay luật thi hành án đã có hiệu lực, vậy một số quy định trong BLTTDS như thời hiệu yêu cầu khởi kiện là 3 năm có còn được áp dụng?
    Vì em đang nghiên cứu vấn đề này nhưng chưa biết thực tế công tác thi hành quyết định trọng tài nước ngòai như thế nào nên em mong quý thầy cô giúp đỡ!

  120. Cho em hỏi 1 chuyện thực tế của mẹ em:
    _Trước đây Mẹ em có mượn 1 số tiền của nhiều người cho vay nặng lãi ( 150 -200 ngàn/tháng/1 triệu đồng), chỉ làm giấy tay vaà mẹ em cũng có kí tên, nhưng nội dung bên trong thì hoàn toàn không có ghi nói về chuyện lãi suất hàng tháng ( giống như là chuyện mượn tiền bình thường của bạn bè vậy đó).Tổng số tiền vay gốc gần 200 triệu + lãi = gần 400 triệu / hơn 2 năm
    _Hiện tại mẹ em đã trả được khoảng 1/3 số tiền gốc lẫn lãi cho các chủ nợ nhưng nay là không còn khả năng chi trả nữa.
    * Vậy nếu người ta thưa kiện mình hoặc là mình tự thú thì mình sẽ bị Pháp luật xử lý cụ thể như thế nào? nếu có đi tù thì bao nhiêu năm?
    * Tài sản nhà em chỉ có 1 cái nhà cấp 4, mặt tiền QL22B, thuộc thị trấn, ướt tính trị giá khoảng 600 triệu nhưng mẹ em cũng đã cầm cố SỔ ĐỎ + SỔ HỒNG cho Ngân hàng huyện rồi.
    —>Mong được giải đáp nhanh, nhà em giờ rất rối, mất tinh thần vì chủ nợ tra tấn ráo riết, quấy rối cuộc sống thường nhật
    ***Em xin cám ơn các anh chị rất nhiều

    • Chào Hà Tấn Lực,
      Những loại việc này em nên hỏi bên diễn đàn dân sự nhé.
      Hợp đồng vay mà không có điều khoản về lãi thì người vay không phải trả lãi. Nếu có điều khoản về lãi nhưng các bên không có thỏa thuận về lãi suất thì theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước qui định. Nếu các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất đó không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước. Ví dụ: lãi suất cb của ngân hàng Nhà nước là 1% thì lãi suất cho phép trong hợp đồng vay là 1,5%.
      Em yên tâm đây là tranh chấp dân sự, nên sẽ không bị xử lý hình sự, trừ khi em có hành vi lừa đảo hoặc chiếm đoạt.
      Khi có tranh chấp dân sự, hợp đồng vay nặng lãi sẽ không được công nhận phần lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng.
      Em có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi khi bên cho vay áp ụng các biện đòi nợ trái pháp luật.

  121. Em chào thầy ạ,
    Em hiện đang làm việc tại ngân hàng và có thắc mắc trong vấn đề ủy quyền tham gia tố tụng tại tòa án mong được thầy chỉ dẫn. Theo Bộ luật tố tụng dân sự thì đại diện của pháp nhân tham gia tố tụng là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền. Thầy cho e hỏi: Nếu người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho giám đốc chi nhánh và cho phép giám đốc chi nhánh ủy quyền lại cho phó giám đốc chi nhánh tham gia tố tụng trong trường hợp vắng mặt thì việc ủy quyền lại này có đúng không ạ? bộ luật tố tụng dân sự có cho phép ủy quyền lại như trên không ạ? có căn cứ pháp lý nào quy định không được ủy lại không ạ?
    Theo công văn hướng dẫn số 81/2000/KHXX ngày 03/7/2000 của TANDTC về ủy quyền tham gia tố tụng tại TAND, tại điểm b mục 2 thì chấp nhận việc ủy quyền lại, nhưng công văn trên dựa vào 2 văn bản luật đã hết hiệu lực: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 có hiệu lực thì thay thế 2 pháp lệnh trên nên công văn số 81 cũng hết hiệu lức theo. Về nội dung tham gia tố tụng của pháp nhân như e biết thì Bộ luật TTDS không khác biệt nhiều so với 2 pháp lệnh trên mà chỉ quy định rõ hơn. Hiện tại TAND tại các tỉnh khác nhau có quan điểm khác nhau về vấn đề này, có tòa thì chấp nhận nhưng có tòa lại không chấp nhận. Vì vậy e không biết phải làm giấy ủy quyền theo yêu cầu của tòa nào.
    Rất mong thầy giúp đỡ. Em cảm ơn thầy nhiều ạ!

    • to chimse
      việc uỷ quyền đó vẫn đúng. hiện tại blttds ko quy định về vấn đề này. nhưng anh/chị có thể tham khảo chế định uỷ quyền trong bộ luật dân sự 2005. trong đó có cho phép uỷ quyền lại

  122. em thua thay`.truong hop ba` A vay tien` ba` B, có giấy viết tay. bây h bà A ko chịu trả. có biểu hiện trốn nợ, bà B đã báo công an, nhưng nếu bà B thuê mướn 1 số ng đến đe dọa và uy hiếp bà A phải trả tiền thì có bị coi là bất hợp pháp ko ạ. bà B làm thế thì có sợ bị bà A kiện ko ạ.và ở mức độ nào thì bị kiện ạ. thầy giúp em với nha.e cảm ơn thầy nhìu ^.^

    • to huonhuon
      nếu đến thời hạn trả nợ theo thoả thuận thì bà b có quyền đòi bà a trả. tuy nhiên việc thuê mướn người đến đe doạ và uy hiếp mà gây hậu quả xấu đến tính mạng sức khoẻ của bà a thì sẽ alf vi phạm pháp luật tuỳ theo mức độ thương tích và hậu quả mà xem xét trách nhiệm hành chính, hình sự , dân sự. bà a có quyền kiện bà b nếu bà b gây ảnh hưởng sức khoe của mình. còn bà a muốn đòi nợ thì có thể khởi kiện đến toà án yêu cầu giải quyết giúp và cung cấp chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có cơ sở

  123. A, minh quen. Con nua ban a! Neu chi phai tra mot so tien bang khoan tien dat coc thi dieu do dc quy dinh o dau, va nhu vay lieu co qua thiet thoi cho ba T khong? Trong khi neu xet cac thiet hai khac (vi du nhu chenh lech gia nha dat, khoan tien dau tu chet qua lau hay chi phi co hoi khac…) ba T co the doi dc nhieu hon the!!!
    Neu ban ket luan HD van co hieu luc thi tai sao PMH chi phai boi thuong ma khong co nghia vu phai giao dat cho ba T?
    Mong ban!!!

  124. Cam on keodua da giup minh. Nhung minh xin co vai thac mac nhu the nay nhe. ^^
    Thu nhat cho minh hoi hop dong co bien phap dam bao la gi?
    Thu 2, trach nhiem ki hop dong va duoc uy quyen ki hop dong o tung cong ty la khong giong nhau, do do luan diem ma ban dua ra, theo minh, chua du suc thuyet phuc. ^^
    Thu 3, dieu ban noi co the duoc ben dai dien cua PMH co the dua ra li do la cong ty co rat nhieu du an, can thoi gian dai de kiem tra so sach. Vay ban nghi sao ve dieu nay???
    Rat vui neu dc tiep tuc “tranh luan” cung ban!!!

  125. ai cần thêm thông tin về pháp luật sở hữu trí tuệ thì có thể tham khảo tại đây

  126. thầy ơi cho em hỏi:
    thủ tục hòa giải quy định như thế nào?
    có trong phúc thẩm và giám đốc thẩm khong ah.
    nếu có thể thầy cho em biết nó được quy định tại văn bản nào được không ah.

    • lanhuong thân mến
      về hoà giải bạn có thể đọc trong bộ luật tố tụng dân sự 2004. luật đã quy định rõ trong đó rồi. bạn cũng có thể đọc thêm các pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989, pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994, pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 1996 để hiểu rõ hơn về hoà giải trước đây và bây giờ.
      tạm thời theo như mình biết thì chưa có văn bản nào quy định về hoà giải rõ hơn

    • hoà giải là một thủ tục trong giai đoạn bắt buộc trước khi xét xử sơ thẩm. còn trước khi mở phien toà thì toà chỉ hỏi các đương sự có thoả thuận được với nhau ko chứ không hoà giải nưa. theo như mình biết thì phúc thẩm và giám đốc thẩm ko co hoà giải

  127. E chào thầy ạ!
    Thưa thầy đây là lần đầu tiên em ghé thăm trang này. Thấy mọi người đưa câu hỏi rất nhiệt tình, và phần trả lời cũng tận tình không kém. Hi vọng sẽ được thầy
    giành 1 chút lưu tâm cho câu hỏi của 1 sv kinh tế bỡ ngỡ bước vào thế giới luật!!! ^^
    Đây là tình huống có thật về vụ kiện của Trần Thị Thuỳ Trang kiện công ty Phú mỹ Hưng năm 2003.
    Tình tiết như sau:
    Tháng 6/2000, bà T đến phòng kinh doanh của công ty Phú mỸ Hưng để giao dịch và kí hợp đồng với anh nhân viên A của công ty này nhằm mua 1 biệt thự của công ty trị giá 152000$. Bà T đã đặt cọc 17500$ để đảm bảo thực hiện hợp đồng này. Tháng 7/2001, Phú Mỹ Hưng tuyên bố hợp đồng đã kí với công ty là vô hiệu do anh A không được Giám đốc uỷ quyền để kí hợp đồng. Phú Mỹ Hưng trả lại cho bà T 17500$ và không bồi thường bất kì 1 thiệt hại nào khác.
    Làm thế nào để bà T bảo vệ quyền lợi của mình? Bà T có thể đòi bồi thường được không? Có cách nào để bà T buộc Phú Mỹ Hưng phải giao biệt thự cho mình không?
    Mong sớm được thầy hồi âm! (thầy ơi gấp lắm, thầy giúp em với. Nếu không thì mong thầy chỉ giúp cho em biết em phải tìm hiểu ở đâu để giải quyết được vụ việc này?)

    • đây là tranh chấp hợp đồng có biện pháp bảo đảm bạn à. Phần này được quy định trong bộ luật dân sự , nghị định 163/2006, nghị quyết 04/2003( mục 1).
      Bạn có thể viện dẫn rằng nhân viên A là người được nhân viên giao thẩm quyền, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình. thứ hai, sau thời gian từ khi kí hợp đồng( tháng 6/2006) đến thời điểm 7/2001, công ty Phú Mỹ Hưng biết mà không có ý kiến gì ( thể hiện hồ sơ, biên lai thu tiền, sổ sách,…) ma khong co y kien gi, khong phan doi hay thong bao ngay tai thoi diem ki ket hop dong…….do do Hop dong van co hieu luc.
      ba T duoc tra lai so tien da dat coc va tra mot khoang tien bang so tien dat coc do loi vi pham cua ben cong ty Phu MY Hung.

      • hiiiiiiiiiiiiii! mình đọc phần phản biện của bạn rồi. mình sẽ trình bày cho bạn phần bảo vệ cho bà T và giải quyết tranh chấp này nhé.
        Thứ nhất là phần phản biện: mình nghĩ TH này PMH không thể cho rằng HĐ này là vô hiệu bởi lẽ : nhân viên A giao dich với khách hàng hoàn toàn là quyền hạn, phạm vi công việc của PMH giao cho. vì bà T cho rằng nhân viên A là đại diện để giao dich với bà nên hoàn toàn tin tưởng và kí kết hợp đồng. Cũng theo nhiệm vụ của mình, nhân viên A có trách nhiệm báo cáo công việc của mình với các cấp cao hơn. Hơn nữa, khi kí kết hợp đồng, theo nguyên tắc, bà T sẽ được nhận phiếu thu- chi từ bộ phận kế toán. Gía trị hợp đồng này sẽ được ghi lại trong sổ sách kế toán và thông báo cho lãnh đạp, quản lý.thời gian từ tháng 7/2000 đến 7/2001 hoàn toàn có thể biết được vì đã qua thời gian tổng kết sổ sách, kiểm tra hoạt động của một năm tài chính. Người đại diện của PMH hoàn toàn biết được nhưng không có ý kiến gì, Áp dụng nghị quyết 03/2004, do đó, không thể kết luận HĐ vô hiệu vì lý do trên. hai bên vẫn tiến hành thực hiện hợp đồng.
        Còn việc giải quyết: nếu bà T uquyết định nhận nhà thì công ty PMH sẽ phải giao nhà cho bà T và thanh toán thiệt hại do chậm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điều 305. 307, 308 luật dân sự. Có điều bà T phải chứng minh đựơc thiệt hại thực tế xảy ra do việc chậm thực hiện nghĩa vụ này.
        Tuy nhiên, mình sẽ khuyên bà T không nhận nhà, đây là giao dịch dân sự có biện pháp bảo đảm là đặt cọc, do đó, áp dụng điều 358 BLDS và nghị định 163/2006, bà T sẽ được công ty chi trả 17500$ tiền đặt cọc và được một khoản tiền là 17500$ ( khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc). Như vậy thì có thể lợi hơn nếu so sánh với giá trị căn nhà tại thời điểm tranh chấp) cái này cũng phải check lại.
        Tuy nhiên, để mổ xẻ sâu sắc vấn đề trên, cần làm rõ một số vấn để trong hợp đồng của bà T với PMH vì đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, check lại thẩm quyền nhiệm vụ của các bộ phận giao dich trên…. để củng cố thêm chứng cứ.
        is it ok!!!

  128. Kính thưa Thầy !
    Là một người Luật sư thì kỹ năng của Luật sư trong hoạt động tranh tụng giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng ủy quyền như thế nào ? Thực tiễn và giải pháp còn có vướng mắc khi Luật sư tham gia trong vụ án này.

    Chân thành cảm ơn Thầy
    Chào Trân trọng !
    Thùy Dương

    • Chào Thùy Dương,
      Tranh tụng trong giải quyết các tranh chấp hợp đồng ủy quyền cũng mang những kỹ năng chung trong tranh tụng mà luật sư cần phải có. Tuy nhiên, xét về chuyên môn, khi tranh tụng về vấn đề ủy quyền để có tính thuyết phục bạn cần phải nắm rất chắc tính pháp lý của quan hệ ủy quyền:
      Thứ nhất, cần xác định rõ quan hệ ủy quyền đang có tranh chấp phát sinh trên cơ sở hợp đồng (nó phát sinh dựa trên sự thỏa thuận giữa bên ủy quyền và được ủy quyền) hay phát sinh trong quan hệ nội bộ, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức (giám đốc ủy quyền cho phó gíam đốc, chủ hộ gia đình ủy quyền cho thành viên của hộ gia đình…); tranh chấp quan hệ ủy quyền gốc hay hay quan hệ ủy quyền lại…
      Thứ hai, năng lực chủ thể của bên ủy quyền và bên được ủy quyền (người ủy quyền có tư cách ủy quyền hay không? người được ủy quyền có đủ khả năng thực hiện việc ủy quyền hay không?). Ví dụ: Công ty A ủy quyền cho công ty B đại diện về mặt pháp lý trong giao kết và giải quyết tranh chấp thì năng lực chủ thể của công ty B được xác định như thế nào?…
      Thứ ba, Phạm vi ủy quyền và hiệu lực của ủy quyền với người thứ ba…. Nếu vượt quá, hoặc thực hiện không đúng, không đủ phạm vi ủy quyền thì trách nhiệm dân sự được xác định như thế nào?
      Thứ tư, Vấn đề thành lý hợp đồng ủy quyền, mở rộng, thu hẹp phạm vi ủy quyền;
      Thứ tư, phương thức chịu trách nhiệm dân sự với người thứ ba;
      Thứ năm, Vấn đề ủy quyền lại và hiệu lực của ủy quyền lại….
      ….

      • Dear thầy !!
        Tôi có 1 người bạn vay 1 khoảng tiền 500 triệu,nhưng
        bên vay đòi làm Hợp đồng ủy quyền mua bán và tặng
        cho,thế chấp,thế chấp để bảo lãnh cho bên thứ 3,xin
        GPXD,sửa chửa,cho thuê,đóng thuế … và đã giao giấy
        CN QSDNO và DO và giấy trước bạ cho bên vay,nay bạn tôi muốn trả tiền trước thời hạn và muốn hủy HĐ
        ủy quyển nhưng bên cho vay không chịu,thầy tư vấn
        giùm làm sao hủy HĐ ủy quyển ??
        Cám ơn nhiều.
        Minh

  129. thưa thầy cho em hỏi về thủ tục tố tụng áp dụng trong trường hợp đương sự chết ở giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm ạ ? trong luật chỉ có hai trường hợp tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án ở các giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và chuẩn bị xét xử phúc thẩm thôi ngoài ra có trường hợp nào khác ko ạ ? em cũng ko tìm được các văn bản khác có đề cập đến vấn đề này. Mong thầy giải đáp giúp em ạ !

  130. Thua Thay!!
    Em dang gap kho khan rat mong duoc su chi dan~ cua Thay va cac ban (xin loi vi khong danh’ tieng viet co dau’ duoc)… Em dang tham gia trong 1 vu kien phan chia tai san thua` ke’ da keo dai hon 1nam (cha, me deu` mat’). Cach day 10ngay` nguyen don (la` Anh ruot cua em) dot ngot. yeu cau Toa` an so tham rut’ don kien…va` em – la` nguoi` co’ quyen loi lien quan trong vu kien, cung da lam` 1 don yeu cau Toa` an giai quyet tiep tuc vu kien tren. Vay Truo`ng hop cua em, Toa` se giai quyet the nao` va` vu. kien co bi xu lai tu` dau hay ko?
    Toa` an’ da moi` len hoa giai 3 lan` nhung ko thanh`, vay khi nao` thi` Toa moi xet xu va` dua ra quyet dinh cuoi cung?

  131. xin thầy cô nhận định dùm em câu này đúng hay sai và vì sao? “Doang nghiệp luôn dừng lại ở chổ thực hiện xong phương thức hồi phục kinh doanh” em xin cám ơn

  132. Thưa thầy,
    Em muốn hỏi thầy một vấn đề nhỏ, đó là những thủ tục mà toà án sơ thẩm và phúc thẩm áp dụng khi đương sự là cá nhân chết có những vướng mắc gì.Các tài liệu em tìm được hầu như không nói về vấn đề này.
    Rất mong thầy giúp đỡ. Em xin cảm ơn

  133. xin chao thay va cac ban.
    Minh co cau hoi xin hoi thay va cac ban: Doi tuong chung minh trong to tung dan su?cach xac dinh chung cu trong nguon chung cu?
    Mong cac ban tra loi som giup minh voi.
    Vi may nha truong khong danh duoc font tieng viet nen mong cac ban thong cam.
    Thanks!

  134. chào thầy và các bạn. mình đang muốn tìm mẫu quyết định trưng cầu giám định.Bạn nào biết co thể chỉ cho mình với.ok?

  135. xin giải đáp thắc mắc về bài viết : VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC XÉT XỬ ÁN DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ( Posted on February 14, 2008 bay civillawinfor, tại chủ đề LDS – QHDS có yếu tố NN (4)
    Trích dẫn:
    VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC XÉT XỬ ÁN DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
    Posted on February 14, 2008 by civillawinfor

    Còn nhiều vướng mắc và bất cập do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, không tương thích và do cả trình độ thẩm phán – rất nhiều thẩm phán phát biểu như vậy về thực tiễn xét xử án dân sự có yếu tố nước ngoài. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao số vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài được xét xử chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với số vụ án được thụ lý cũng như so với số vụ án hằng năm mà ngành Tòa án giải quyết.

    Hiểu thế nào là người Việt Nam định cư ở nước ngoài?

    Thực tiễn giải quyết án dân sự có yếu tố nước ngoài cho thấy, việc xác định thế nào là “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” rất khó. Theo quy định của Luật Quốc tịch thì “‘Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài” (khoản 2 Điều 4 Luật Quốc tịch). Vậy thời hạn bao lâu thì được xác định là lâu dài? Trường hợp người Việt Nam đi công tác, học tập hoặc du lịch nhưng họ không về nước khi hết thời hạn có được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay không? Vấn đề này đã được ngành Tòa án đưa ra thảo luận lấy ý kiến, hiện có nhiều quan điểm khác nhau và vẫn chưa thống nhất đường lối giải quyết nên cách hiểu và áp dụng ở các tòa chưa thống nhất. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh hay cấp huyện.

    Cũng chính vì quy định này mà hiện nay đối với các giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991 mà có yếu tố nước ngoài thì Tòa án chưa thụ lý giải quyết, trường hợp đã thụ lý rồi thì Tòa án tạm đình chỉ chờ hướng dẫn mới (theo Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH/QH10 và Thông tư liên tịch số 01 hướng dẫn thi hành Nghị quyết này). Thực tế, có nhiều vụ án TAND cấp tỉnh đã thụ lý giải quyết và ra quyết định tạm đình chỉ khi xác định có người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bị TANDTC hủy để xác định đương sự có “định cư” ở nước ngoài hay không. Việc xác định vấn đề này hết sức khó khăn, đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cơ quan nào có thẩm quyền xác định và cung cấp cho Tòa án.

    Nhưng hiện nay Quốc Hội đã ban hành Nghị Quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 để giải quyết vướng mắc trên.
    Vậy cho hỏi vướng mắc trên hiện nay đã được tòa án giải quyết chưa hay còn chờ hướng dẫn NQ 1037.

  136. em không hiểu cơ sở để phân biết giữa việc “không xác định được chủ sở hữu” và “vật dánh rơi, bỏ quên, thất lạc” thứ hai là cơ sở lý luận tại so việc hợp thức hóa quyền sở hữu đối với tài sản lại có sự phân biệt giũa “vật chôn giấu” với “vật bị thất lạc….”

    P/S : “vật” = “tài sản”

    em chân thành cảm!!

  137. Xin chào Luật sư
    Vui lòng cho tôi hỏi: Tôi muốn khởi kiện Cục thuế về hành vi giải quyết khiếu nại về thu tiền sử dụng đất sai luật định nhưng tòa án lại yêu cầu tôi viết lại đơn khởi kiện là: Khởi kiện quyết định hành chính.
    Xin vui lòng cho tôi biết tại sao không thể khởi kiện hành vi hành chính đối với cơ quan nhà nước khi biết cơ quan đó làm sai luật.
    Chân thành cảm ơn!

  138. các bạn hỏi Thầy, nhưng thầy quá nhiều việc, mình trả lời đc chứ ạ! trước khi trả lời mình ĐÊ NGHỊ các bạn viết TIẾNG VIỆT CÓ DÂU, ok?
    to TAM MINh: về nguyên tắc là CÓ, nhưng thực tế thì thường chỉ giải quyết chung việc ly hôn và chia tài sản.

    to BENQ:”EM có 1 câu hỏi như thế này ạ, em mong thầy và các bạn giúp em! 1 người có căn cứ yêu cầu tòa án hủy kết hôn trái pháp luật, sau khi tòa án thụ lý, người đó lại ko tiếp tục yêu cầu nữa thì tòa án có trả lại đơn ko ? tại sao?”——-> khi có yêu cầu tòa án hủy kết hôn trái PL thì tòa án xét xét và giải quyết, nếu xét căn cứ là chính xác ( theo Điều 9 Luật HN&GĐ) thì tòa sẽ quyết định. Theo quy định của BLTTDS thì đối với đơn yêu cầu, tòa ko trả lại mà chỉ “công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý “. oke men?
    to HAI HA: mình thực sự ko hiểu câu hỏi của bạn! điều 27,28 BLTTDS đâu có quy định THỦ TỤC GIẢI QUYẾT? tuy nhiên mình hiểu ý của bạn, PLTTDS nói riêng và PLVN nói chung luôn có những điều khoản MỞ, khoản 6 ĐIều 27 có quy định: “6. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.”; khoản 7 Điều 28 có quy định: “7. Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.” tức là ngoài những tranh chấp từ khoản 1-khoản 5 điều 27 PL TTDS bỏ ngỏ các trường hợp khác, điều 28 cũng tương tự. Trong trường hợp bạn hỏi: “Như vâỵ khi gặp quan hệ như thế thì thẩm quyền giải quyết cảu toà án sẽ như thé nào ạ?toà án có thẩm quyền thụ lý không ạ?” đây là 1 câu hỏi theo mình là ko chính xác lắm! tuy vậy có lẽ ý bạn hỏi: TÒA ÁN CÓ GIẢI QUYẾT “yêu cầu tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng.” KHOONG?. Mình khẳng định với bạn là có, nhưng yêu cầu TUYÊN BỐ (hoành tráng quá) không công nhận qhệ vợ chồng, nếu có căn cứ thì phải chuyển thành “1. Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật.” theo khoản 1 ĐIều 28! ok?
    ——-
    mình trả lời vậy các bạn có ý kiến xin nêu thẳng thắn! ( nhờ là phải TIẾNG VIỆT CÓ DÂU nhé)
    havefun 4A!

    • Bận quá, lâu rồi mới vào đọc các tranh luận của các bạn. Rất hay.
      Về câu hỏi cua HAIHA và câu trả lời của HUNGNGUYEN thi tôi có quan điểm như sau:
      1. Hoàn toàn đồng ý với quan điểm áp dụng khoản 5 Điều 27 Luật HNGĐ cho trường hợp trên. Vậy pháp luật có quy định ở đâu. Đó chính là tại điểm c mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 hướng dẫn thi hành Luật HNGĐ. Tại nghị quyết quy định “… thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng”
      2. Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo tôi là chỉ áp dụng cho trường hợp việc kết hôn đó có Đăng ký kết hôn mà việc kết hôn và ĐKKH đó vi phạm các điều cấm. Các trường hợp chung sống như vợ chồng không có ĐKKH sẽ áp dụng như đã nói ở trên.
      Bye.

      • bạn ơi,người ta hỏi một đưuòng bạn trả lời một nẻo.mà hình như theo tớ bít thì điều 27 luật HNGD ko có khoản 5 thì phải, với cả nghị định 35 không quy định việc hủy hôn trái pl.bạn xem lại đi nhé,iu bạn

  139. hi chao ban duc anh, minh nghi mac du luat k quy dinh nhung to da doc mot so bai bao cua thay tuan va to nghi trong truong hop do toa an khong duoc tach vu an, viec tach vu an se khong dam bao giai quyet nhanh chong vu an

  140. hi chao ban duc anh, minh nghi mac du luat k quy dinh nhung to da doc mot so bai bao cua thay tuan va to nghi trong truong hop do toa an khong duoc tach vu an

  141. chào thầy . thầy cho em hỏi vấn đề này ạ?
    Luật TTDS Điều 27, Điều 28 BLTTDS chỉ quy định về thủ tục giải quyết các vụ, việc về ly hôn; không quy định về thủ tục thụ lý yêu cầu tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng.
    Như vâỵ khi gặp quan hệ như thế thì thẩm quyền giải quyết cảu toà án sẽ như thé nào ạ?toà án có thẩm quyền thụ lý không ạ?

  142. Em chào thầy và chào các bạn!
    EM có 1 câu hỏi như thế này ạ, em mong thầy và các bạn giúp em! 1 người có căn cứ yêu cầu tòa án hủy kết hôn trái pháp luật, sau khi tòa án thụ lý, người đó lại ko tiếp tục yêu cầu nữa thì tòa án có trả lại đơn ko ? tại sao?
    em cám ơn thầy và các bạn!^^

  143. Chao thay va cac ban!
    Em xin hoi thay mot cau mong thay giai dap giup ah
    Ve nguyen tac, toa an co the giai quyet yeu cau ly hon, chia tai san vo chong va giai quyet yeu cau doi no trong cung mot vu an khong ah?
    Em cam on thay!

    • Chào tam minh,
      Về nguyên tắc là có thể. Tuy nhiên, giải quyết yêu cầu đòi nợ còn phụ thuộc nhiều phía chủ nợ có yêu cầu hay không? Hợp đồng vay nợ đã đến hạn thanh toán hay chưa?…

  144. những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của BLTTDS về thụ lý vụ án dân sự như điều kiện thụ lý, thủ tục thụ lý, thời điểm thụ lý, sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
    Chào bạn, mình đang làm bài về cái này.
    Nếu bạn biết thì chỉ dùm mình nhé thanks

  145. Em chao thay ah, chao cac ban! Khi hoc luat to tung dan su, em co mot thac mac nho lien quan den viec nhap hay tach vu an dan su muon nho thay va cac ban tu van. Em thay van de nay de cap rat it trong luat. Gia su nhu co hai cong ty ki ket hop dong voi nhau, sau khi thanh ly hop dong thu nhat, cong ty A xac nhan con no cong ty B mot khoan tien. Khi ki ket hop dong thu 2, hai ben thoa thuan so tien con thieu cua hop dong 1 se chuyen qua thanh toan cung hop dong thu 2. Nhung trong qua trinh thuc hien hop dong, cong ty A vi pham nghia vu nghiem trong nen bi cong ty B khoi kien, cong ty B doi cong ty A tra so tien con thieu o hop dong 1 vaf tien hang con thieu o hop dong 2. Khi toa an so tham giai quyet da tach khoan no o hop dong 1 de giai quyet bang mot vu an khac. Thua thay vay trong truong hop nay co nen tach vu an nhu toa an giai quyet khong ah?

  146. Em chào Thầy a! Thầy ơi em co vài thắc mắc về môn Dân Sự mong thầy có thể trả lời giùm em. Luật DS điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hoá trong thương mại như thế nào ạ?Tại sao hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại lại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản ạ?Thày ơi em hỏi thêm câu nữa là môi giới thương mại được thực hiện trong những lĩnh vực nào ạ?
    Thầy giúp em với vì bên diễn đàn LTM em không thấy thầy trả lời nên em xin phép hỏi thầy ở trang này

  147. Dới đây laà đề thi hết môn. em nghĩ mình làm tốt nhưng lại dc điểm cao, Em nhờ Thầy sửa bài để em biết thế nào là đáp án đúng.
    Kiên 14 tuổi không còn người thân thích có đủ điều kiện làm người giám hộ nên ông Hoà là người hàng xóm được cử làm người giám hộ cho Kiên.
    Sau khi hết số tiền tiết kiệm do bố mẹ Kiên để lại cho Kiên đã được chi tiêu hết, nên ông Hoà quyết định bán chiếc xe gắn máy và chiếc tivi màu mà bố mẹ Kiên để lại cho Kiên để lấy số tiền lo cho Kiên tiếp tục việc sinh hoạt, học tập. Trước khi quyết định bán các tài sản trên, ông Hoà được sự đồng ý của Kiên và UBND xã. Không muốn bàn tài sản trên cho người ngoài nên ông Hoà quyết định bán chiếc xe cho anh Tuấn là con ruột của ông Hoà, còn chiếc tivi màu thì ông Hoà màng về nhà sử dụng và có trả tiền đầy đủ, đúng giá cho Kiên. Không đồng ý với sự việc nêu
    trên, chị Oanh là cô ruột của Kiên đã khiếu nại yêu cầu chính quyền giải quyết, buộc ông Hoà và anh Tuấn phải trả lại các tài sản nói trên cho Kiên. Ông Hoà không đồng ý.
    Căn cứ vào quy định của pháp luật luật hiện hành, em nhờ thầy giải quyết tranh chấp nói trên và giải
    thích vì sao lại giải quyết như vậy?
    em cảm on Thầy rất nhiều.

  148. Cho e hỏi toàn bộ quy trình, thủ tục, thời gian, giấy tờ cần thiết để tặng cho xe gắn máy.
    E chỉ có giấy tay tặng cho do 2 bên ký kết, có người làm chứng, chưa ra phường hoặc CA chứng thì phải làm sao tiếp theo.
    Nếu một bên (bên cho) đi làm tất cả thủ tục sang tên thì có dc k? (ng nhận không có điều kiện để đi làm thủ tục).
    Giả sử k làm thủ tục sang tên thì bên cho sẽ chịu trách nhiệm như thế nào khi chiếc xe đó xảy ra vấn đề.
    Mong nhận trả lời sớm. E cảm ơn!

  149. 2!Everybody,
    Mình đang băn khoăn về tình huống này:
    1. Theo quyết định công nhận thuận tình ly hôn của toà án thì A được nuôi con chung và B fải đóng góp phí tổn nuôi con. B xin nộp một lần bằng hiện vật và đã nộp đủ. Ba năm sau, A lại làm đơn xin thay đổi việc nuôi con. Trong trường hợp này, toà án có thẩm quyền thụ lý giải quyết không?
    2. T thuê nhà của bà X để tiện đi lại tới trường trong 4 năm học đại học. Bà X thấy T ngoan ngoãn, chăm chỉ nên đã nhận T làm con nuôi và đã xin việc cho T nhưng T từ khi có được công việc ổn định không quay lại thăm hỏi bà X nữa. Bà X bất bình với thái độ trên của T nên đã nộp đơn đến toà án quận M yêu cầu toà án tuyên bố chấm dứt việc nuôi con nuôi; Buộc T trả tiền thuê nhà trong 4 năm và chi phí mà bà đã bỏ ra để xin việc cho T. Hỏi các yêu cầu của bà X có được toà án thụ lý, giải quyết hay k?

    • không thể có sự nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật ở đây ! Vì T đang học Đh nghĩa là đã hết tuổi đc nhận làm con nuôi. Sẽ không có những tình huống xảy ra tiếp theo như bạn nói

    • Theo quyết định công nhận thuận tình ly hôn của toà án thì A được nuôi con chung và B fải đóng góp phí tổn nuôi con. B xin nộp một lần bằng hiện vật và đã nộp đủ. Ba năm sau, A lại làm đơn xin thay đổi việc nuôi con. Trong trường hợp này, toà án hoàn toàn có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo quy định tại điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 và khoản 3 Điều 27 bộ luật tố tụng dân sự. Trong trường hợp nếu Tòa án chấp nhận yêu cầu của A thì A phải đống góp tiền cấp dưỡng nuôi con từ khi có quyết định thay đổi của Tòa án cho đến khi có một trong những trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 61 Luật HNGĐ 2000, ngoài ra nếu B yêu cầu thì A phải hoàn trả lại B số tiền B đã góp cho A tương ứng với thời gian còn lại kể từ ngày có quyết định thay đổi người nuôi con(từ A sang B) cho đến khi con đủ 18 tuổi.

  150. chao ban cuong!
    ve y kien cua ban minh xin co y kien trao doi nhu sau:
    theo minh thi khong the co truong hop nao, phap luat viet nam cho phep phap luat cua mot nuoc rieng re khac duoc ap dung tai viet nam ca.chi co truong hop viet nam dua tren co so luat cua nuoc ngoai de xay dung luat trong nuoc ma thoi,hoac truong hop ap dung dieu uoc quoc te thi cung phai duoc su dong y cua viet nam thi moi co the ap dung tai viet nam.
    neu ban co y kien khac,minh rat mong duoc cung ban trao doi.chao ban!

  151. em chao thay!
    thay co the cho em biet ,co truong hop nao ma vo chong khong the dai dien cho nhau truoc phap luat.(tru nhug yeu to lien quan den li hon hoac an tu ,an phat).

  152. chao thay va cac ban
    cty A dat hang cty B giao hang den kho dung thoi han10/11/2008,khi cty B giao hang dung ngay,den cty A,khi hay tin kho cty A vua chay,cty B cho 1ngay,trong luc do mua rat lon,lam so gao bi am moc’.cty A lay ly do vi ko dat chat luong dung trong hop dong nen ko nhan hang.cty B kien cty A pahi nhanhnag va boi thuong thiet hai khi xe cho 1 ngay.
    Thay va ca ban co the giup e duoc khong?vi em da chon cty B nhung ko biet lam sau de thang cty A.

    • chào bạn, mình cũng đồng ý kiến với bạn, cty B thắng bởi vì việc mưa làm gạo bị ẩm mốc là SK bất khả kháng không thể lường trước được do đó cty A phải nhận hàng, còn việc cty B có được bồi thường thiệt hại ko thì.. mình cũng ko rõ bởi vì việc cty B phải chờ đâu phải do cty A muốn thế mà do kho bị cháy (sơ suất) có ai có ý kiến hay giải quyết thì nói cho bọn mình với nha! thanks

  153. Em chào thầy!
    Em có một tình huống mong thầy giải đáp hộ em ạ.
    có ý kiến cho rằng:” Trình tự thủ tục phá sản Dn, HTX theo quy định của luật phá sản là trình tự thủ tục đòi nợ đặc biệt”
    Em rất mong nhận được ý kiến phân tích của thầy về câu nói trên trên.
    Em cảm ơn thầy rất nhiều ạ!

  154. toi muon hoi: Neu co mot nguoi lam that thoat 1 khoang tien, ko co kha nang tra. toi muon biert muc xu phat the nao. va nao thuc thi lanh truy na.

  155. em có một tình huống, hai công nhân đào hố rác cho một bà chủ nhà, tình cờ họ đào được một hủ vàng, bị bà chủ phát hiện, hai công nhân đòi bà chủ chia 50-50 nhưng bà chủ không đồng ý và khăng khăng rằng tài sản đó là của mình, nếu tranh chấp của hai bên được đưa ra tòa thì tòa án sẽ xử như thế nào? em là sinh viên kinh tế đang tìm hiểu thêm về luật, rất mong được giúp đỡ

    • bạn ơi, theo mình được biết hiện nay theo luật quy định tất cả những tài sản chôn dưới đất đều thuộc SH nhà nc, khi đào được hũ vàng thì phải đem nộp cho nhà nước. còn nếu muốn hưởng hũ vàng đó thì không được cho ai biết, có thể chia ngầm với nhau. một khi đã kiện ra tòa thì cả bà chủ nhà và 2 ng thợ đều trắng tay, tòa tịch thu xung công quỹ.

    • theo mình thì nếu hủ vàng đó là tiên cổ thì phải nộp cho nhà nước và được hưởng tiền thưởng theo quy định của pháp luật…còn nêu k phải tiên cổ thì thuộc về người chủ mảnh đất đóvà chia lam 2 trường hợp th1:nếu giá trị của vật tìm thấy thấp hơn 10 tháng lương cơ bản thì thuộc sở hửu của chủ đất.th2: giá trị của vật tim thấy có giá trị cao hơn 10 thang thì người tìm thấy đk hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiêu+50% của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu..lương tối thêu tính tới thoi điểm hiện nay là 1150000vnd…mình cũng là sinh viên kinh tế bạn đọc rồi tìm hiểu thêm nhé!

  156. chào cô Le Nhu
    về vấn đề của cô, cháu xin phép có ý kiến như sau:
    trong trường hợp cô nêu, cô muốn khởi kiện hành vi hành chính của chi cục thúê quận 6. đây là vụ án hành chính nên sẽ được giải quyết theo quy định của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006). Theo đó, khiếu kiện về quyết định hành chính(QĐHC),hành vi hành chính(HVHC) về thu tiền sử dụng đất là loại khiếu kiện qược quy định tại khoản 11 điều 11 pháp lệnh này.
    khoản 1 Điều 2 pháp lệnh này quy định: cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu kiện để tòa án thụ lý giải quyết vụ án hành chính về các khiếu kiện quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 16 điều 11 của pháp lệnh trong các trường hợp (…). trường hợp của cô được quy định tại điểm d khoản 1 điều 2 ” đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 nhưng hết thưòi hạn giải quýet theo quy định của phpá luật về khiếu nại tố cáo mà khiếu nại ko được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng ko đồng ý với quyết định qiải quyết khiếu nại lần 2″
    Do đó cô có thể khởi kiện tại tòa án trong trườg hợp này. cô muốn khởi kiện HVHC của chi cục thuế quận 6 nên tòa án quận 6 có thẩm quyền giải quyết. sơ thẩm.
    Căn cứ điểm b khoản 2 điều 30 pháp lệnh này thì trong trườg hợp pháp luật ko có quy định khác thì thời hiệu khởi kiện là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 nhưng ko đòng ý với quyêt định giải quyết đó.(nếu vì ốm đau, thiên tai,đich họa . đi công tác xa or học tập ở nơi xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà trong thời hiệu khở kiện ko khởi kiện được thì time có trở ngại đó ko tính vào thời hiệu khởi kiện . Cô xét trường hợp của mình nếu còn thời hiệu khởi kiện thì phải làm đơn khởi kiện gồm một số nội dung chính sau:ngày tháng năm làm đơn , nội dung QĐHC hay tốm tắt HVHC, nội dung QĐ giải quyết khiếu nại, các yêu cầu tòa án giải quyết, phải kí tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đựoc thông báo của tòa về việc tòa có thẩm quyền giải quyết vụ án đó, thì phải nộp tiền tạm ứng án phí( trừ trường hợp dược miễn nộp tiền tạm ứng án phí)
    với kiến thức ít ỏi của một sinh viên cháu hi vọng gíup được cô phần nào. chúc cô thành công.

  157. mình có 1 tình huống thực tế muốn hỏi các bạn. Cty A mua đất nông nghiệp của nông dân làm dự án và đã được UBND cấp phép vì không trái quy hoạch. Cty A sẽ tự thoả thuận giá cả đền bù với người bán. Khi thực hiện cty A cho nhân viên của mình xuống thoả thuận giá cả đền bù với nông dân và thực hiện một hợp đồng với nội dung: 2 bên sẽ thoả thuận giá cả, khi đã thống nhất giá thì người nông dân sẽ ký ủy quyền làm thủ tục chuyển nhượng sang tên mua bán miếng đất đó cho nhân viên của cty A. Nhân viên Cty A sẽ có toàn quyền quyết định đối với miếng đất đó. Ngay sau khi làm thủ tục ủy quyền hợp pháp xong thì người nông dân sẽ nhận ngay được tiền đền bù như đã thoả thuận. Sau đó nhân viên Cty A do đã được uỷ quyền sẽ tiến hành mua bán miếng đất đó với chính Cty của mình. Giá cả lúc này cao hơn rất nhiều so với giá cả đã đền bù cho người dân, vì làm như vậy cty A sẽ chỉ phải bỏ ra một số tiền đền bù thực tế nhỏ hơn và hơn nữa cty cũng sẽ được hoàn thuế VAT đầu vào do việc kê khai giá cao hơn giá đền bù thực tế. Hợp đồng mua bán giữa người được uỷ quyền là nhân viên của cty với cty đều được thực hiện hợp pháp, theo đúng thủ tục mua bán luật định. Vậy cho mình hỏi người nông dân có quyền đòi số tiền chênh lệch không? và hợp đống giữa người được uỷ quyền và Cty A có hiệu lực hay không? Hợp đồng uỷ quyền giữa người nông dân và nhân viên cty A có hiệu lực không?

  158. Ai có thể giúp mình câu hỏi trong lĩnh vực TTDS này với: Điều kiện để pháp luật nước ngoài được áp dụng ở VN?

  159. Xin vui lòng cho biết: Tôi đã khiếu nại việc Chi Cục Thuế Quận 6 tính tiền sử dụng đất và nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 (do cục thuế TpHCM ban hành). Nay tôi muốn khởi kiện hành vi hành chính của Cục Thuế do nhận thấy cục giải quyết trên cơ sở không xem xét điều 3 nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và điều 18 nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007.
    Xin vui lòng tư vấn việc khởi kiện hành vi trên có phù hợp không ? Và cho chỉ dẫn nếu việc khởi kiện về hành vi là không thể .
    (Vì tôi đã từng có lần nhận được những quyết định giải quyết khiếu nại không dựa trên thực tế và giấy CNQSĐ. Tôi hy vọng việc khởi kiện này để cục thuế TpHCM sẽ nhìn lại công tác giải quyết khiếu nại)
    Chân thành biết ơn! Xin vui lòng phúc đáp . Thành thật biết ơn

  160. Chào thầy và các bạn,
    Em đang học Luật tố tụng dân sự nhưng khi đọc điều 410 thì em có một sô thắc mắc như sau:
    Khi áp dụng điều này thì các tòa án sẽ căn cứ vào khoản 2 hay khoản 1 trước. Vì em thấy như trường hợp người VN định cư ở nước ngoài, nếu xét khoản 2 thì không thấy qui định, nhưng nếu ở khoản 1, chúng ta dẫn chiếu về chương III thì có quy định khá cụ thế trong văn bản hướng dẫn. tuy nhiên, một số tác giả lại không đồng tình với việc tòa án áp dụng chương III để thụ lý vấn đề này
    Thầy và các bạn giải đáp giúp em với. Em cảm ơn rất nhiều

  161. chào thầy. e mới biết trang này thôi. Nhưng e thấy trang này thật hay và cho e rất nhiều kiến thức bổ ích. e đang học bộ môn tố tụng dân sự, nhưng em vẫn chưa thể hiểu rõ nhiều vấn đề về bộ môn này. E thấy đây là một môn rất hay nhưng e không có nhiều cơ hội tìm hiểu nó. Thầy có thể cho em xin một số câu nhận định và tình huống về môn này được không ạ. Bởi vì e nghỉ khi làm bài tập sẽ giúp e hiểu thêm và rõ hơn về môn này. Nếu có thể thầy có thể gởi qua mail này cho em được không ạ:helygirl_88@yahoo.com. Em cảm ơn thầy rất nhiều ạ. Mong thầy giúp dùm e.

  162. chào maithinhi
    vấn đề của bạn, bạn có thể xem ở NQ 02/2000- ND- HDTP ngày 23/10/2000. cụ thể ở điểm 6 :Theo quy định tại Điều 85 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên, người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn khi vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Luật chỉ quy định “vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”; do đó, khi người vợ đang thuộc một trong các trường hợp này (không phân biệt người vợ có thai với ai hoặc bố của đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi là ai), mà người chồng có yêu cầu xin ly hôn, thì giải quyết như sau:
    a. Trong trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Toà án áp dụng điểm 1 Điều 36 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trả lại đơn kiện cho người nộp đơn.
    b. Trong trường hợp đã thụ lý vụ án thì Toà án cần giải thích cho người nộp đơn biết là họ chưa có quyền yêu cầu xin ly hôn. Nếu người nộp đơn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Nếu người nộp đơn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và quyết định bác yêu cầu xin ly hôn của họ.

    Hiện nay BLTTDS 2004 đã thay thế pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự vì thế bạn cũng căn cứ vào bộ luật để theo đó giải quyết. chứ theo mình thì ko hẳn là A ko có quyền ly hôn đâu.mặt khác ở đây nếu 2 bên ko thoả thuận được về thuanjtinhf ly hôn thì cũng được coi là vụ án.(vì chỉ coi là thoả thuận thành cả 3 vấn đề là thuận tình li hôn, tài sản và con cái). và nếu trong trờng hợp toà chỉ thụ lý đơn của b thì đó cũng là vụ án vì ly hôn theo yeu cầu một bên ma fía bên kia ko đồng ý or ko có ý kiến thì cũng được hiểu là có tranh chấp.ví dụ như khi người chông mất tích mà người vợ có yêu cầu toà án tuyên bố chồng mất tích thì đó là việc dân sự còn nếu yêu cầu ly hôn thì đó là vụ án dân sự vì người chồng ko có ở đó để biểu hiện ý chí của mình.
    còn về việc có thây đổi thẩm phán hay ko thì theo BLTTDS ở nguyên tắc thay đổi thẩm phán(mình đã tìm hiểu và ghi ra rồi mà giờ ra mạng quên mất ko mang theo) mình nhớ là chỉ thay đổi thẩm phán trong trường hợp đó là người đã từng tham gia vào việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án đó or đã ra quyết định, bản án sơ thẩm, phúc thẩm vụ án đó. ở đây lần đàu toà chưa thụ lý vụ án, chưa xét xử và chưa đưa ra bản án quyết định nên TP sẽ ko bị thay đổi. bạn đọc thêm ở phần chung BLTTDS nhé

    đó là quan điểm của mình. chúc bạn học tốt

  163. em chào thầy , thầy cho em hỏi nếu muốn khởi kiện một người đã xâm phạm tới quyền nhân thân ,uy tín sưc khỏe của mình thì cần phải có những thủ tục nào?em đã hỏi các anh chị khóa trên rất nhiều nhưng đều trả lời là không rõ lắm

  164. chào lantu
    mình thừa nhận mình đã dùng sai từ ” vụ việc dân sự”.
    nhưng còn về các vấn đề bạn trao đổi, mình vẫn còn hoài nghi. mình đưa ra câu hỏi này bởi có các lí do sau:
    – thứ nhất, A vẫn không có quyền yêu cầu li hôn, do B đang mang thai hoặc nếu đã sinh cũng ko đủ 12 tháng. như vậy có coi đây là li hôn thuận tình. bởi thuận tình li hôn phải có yêu cầu của 2 người. vậy tòa sẽ giải quyết ntn nếu bên không có quyền yêu cầu li hôn vẫn kí vào đơn yêu cầu. ở đây chỉ mỗi B có quyền. như vậy tòa thụ lí, có thể xem là thụ lí đơn của B hay ko? hay là thụ lí yêu cầu chung của 2 người? đây là lí do mình hỏi rằng “vụ án” hay “việc” dân sự
    – thứ hai, mình nghe nói một thẩm phán không thể giải quyết một vụ án dân sự 2 lần. như vậy trường hợp này có thể xem là giải quyết hai lần ko? vì vị thẩm đó đã ra quyết định một lân rồi, khi A đưa đơn
    mình mong được cùng trao đổi với các bạn để sáng tỏ hơn vấn đề này

  165. chào maithinhi
    về vấn đè bạn hỏi mình xin được góp ý như sau: trong trường hợp này lẻ ra câu hỏi của bạn phải là “đây là vụ án dân sự hay việc dân sự” thì mới đúng. bởi lẽ từ khi BLTTDS ra đời và có hiệu lực thì khái niệm vụ việc dân sự được hiểu la vụ án dân sự và việc dân sự. trước đay pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (1989) thì ko tách ra vụ án dân sự rieng việc dân sự rieng. ly hôn thì cs 2 trường hợplà thuận tình ly hôn và ly hôn do yêu cầu của một bên.theo diều 27 BLTTDS thì ly hôn là trường hợp những tranh chấp do toà án giải quyết. mà có tranh chấp thì được hiểu đó là vụ án dân sự. tuy nhiên theo mình ở đay khi có đơn thuận tình ly hôn của cả 2 người thì toà án sau khi thụ lý và hoà giải ko thành thì ra quyết định thuận tình ly hôn chứ ko ra bản án. nếu 2 người có tranh chấp vể tài sản hoặc con cái thì toà án sẽ giải quyết theo thủ tục vụ án dân sự.
    về việc thẩm phán đó có được xét xử nữa hay ko mình chưa tìm hiểu trả lời bạn dược. hẹn sau nha

  166. Chào bạn Thai salem
    Bạn hiểu lấm ý mình rồi, Công ty A chưa đăng ký giải thể tại sở kế hoạch đầu tư, chỉ là tự ý ngưng hoạt động và tự giải tán thôi. Ông Giám đốc công ty A đang là chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty khác.

  167. Hi Huệ Đăng,

    Trong trường hợp bạn nêu, nếu cty A đã giải thể (hoặc phá sản) theo đúng quy định của Điều lệ, Luật doanh nghiệp…thì tại thời điểm cty B khởi kiện thì cty A đã “chết”.

    Và nếu không có ai kế thừa quyền và nghĩa vụ của cty A thì vụ án không có Bị đơn, nên Tòa án căn cứ vào điểm b Khoản 1 Điều 192 Bộ luật TTDS đình chỉ vụ án

    Nếu cty B vẫn muốn tiếp tục khởi kiện thì phải tìm cho được cá nhân, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ của cty A.

    Thanks

    • neu giai the hay pha san thi deu tuan thu luat phap va thong bao thanh toan no nan, neu tu bo tron thi lua dao, pham vao quy dinh cua bo luat hinh su. Do la cach giai quyet.

  168. Cám ơn bạn Thai Salem.
    Nhưng hiện tại bây giờ công ty A đã không còn hoạt động trên thực tế. Công ty B kiện công ty A vì hợp đồng được ký kết giữa hai công ty là hai pháp nhân chứ đâu phải kiện bản thân ông giám đốc.không lẽ bây giờ công ty A ko hoạt động nữa thì công ty B ko thể kiện đc sao. Toà án nơi có trụ sở cuối cùng của bị đơn phải giải quyết chứ. Điểm a khoản 1 điều 36 BLTTDS quy định “Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”. Bạn nghĩ sao về việc này, mong nhận được sự trao đổi của bạn.

  169. xin giai đáp giúp em tình huống sau:
    7/2006, A đòi li hôn, tòa đình chỉ vụ án vì b mang thai. 4/2007 cả A,B đều làm đơn đồng thuận li hôn. tòa thụ lí
    a) đây là vụ án dân sự hay vụ việc dân sự
    b) vị thẩm pháp trước đây có dc tiếp tục giải quyết vụ án ko? hay phải chuyển cho thẩm phán khác

    • tòa án thụ lý trong trường hợp này sai tố tụng. theo k2 điều 85 luật HNGĐ 2000 thì khi người vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn. từ 7/2006 đến 4/2007 con của A với B sinh ra dưới 12 tháng tuổi.=> tòa án không được thụ lý

  170. thưa thầy cho em hỏi:
    1/ Nguyên tắc :thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và tuân theo pháp luật được hiểu như thế nào?
    2/ Nếu đương sự không có năng lực hành vi dân sự thì cũng không cần phải có người đại diện tham gia tố tụng cho họ ?
    3/ Ý nghĩa của thẩm quyền theo sự lựa chọn là gì?
    Mong thầy giúp em

  171. Theo quy định của BLTTDS thì nghĩa vụ cung cấp chứng cứ là thuộc về các đương sự. Trong trường hợp này công ty B phải chứng minh cho Tòa thấy có sự tồn tại của Công ty A (xác định địa chỉ của Công ty A….).
    Ở đây Tòa án đình chỉ vụ án là chưa chính xác, vì đã khẳng định là cty A giải thể đâu?? (có khả năng là bỏ trốn). Như vậy, theo xác nhận của Công an phường thì đáng lẽ Tòa án nên tạm đình chỉ vụ án và hướng dẫn cty B thực hiện các biện pháp để tìm kiếm công ty A. Nếu NĐ không tìm thấy BĐ thì lúc đó đình chỉ VA.

    Thanks

  172. chào thầy và các bạn!
    em có câu hỏi này mong thầy và các bạn trả lời giúp:

    Công ty A mua hàng của công ty B, công ty B đã giao hàng đầy đủ nhưng công ty A cứ hứa hẹn hoài mà ko chịu thanh toán. Sau đó công ty A đã tự giải thể không hoạt động nữa, nhưng chưa đăng ký giải thể trên thực tế. Công ty B đã khởi kiện ra tòa nơi công ty B có trụ sở cuối cùng của công ty A. Tòa yêu cầu công ty B đi xác minh địa chỉ công ty A, Công ty B đi xác minh thì nội dung mà công an phường xác minh là: Trước đây có nhưng nay không còn, lấy lý do việc công ty A chuyển đi trước ngày khởi kiên nên không giải quyết mà đình chỉ vụ án.
    Thấy và các bạn có thể cho em biết có phải tòa án đã làm sai ko?

  173. vấn đề của thái sẽ được xử lí như sau
    thứ nhất: nếu tòa án huyện Nhon trach chua đem vụ án ra xét xử thì vụ án nay sẽ được chuyển tới toan án quận 9 thụ li nơi cơ quan B dang dat van phong tại đó
    Thứ 2: Nếu đã đem ra xét xử thì tùy vào mức đọ của vụ án này mà tòa án huyện qnhơn trạch xét xử hoăc chuyển cho tòa án quận 9 thụ lí

  174. Hi Hưng Nguyên,
    Bạn đoán không đúng rồi, mình ra trường năm 2006.

    Trường hợp mình đề cập là 100% sự thật, trong vụ án này nội dung là tranh chấp HĐ mua bán hàng hóa và hai Tòa án đang “đưa đẩy hồ sơ” là Tóa án huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và TAND Q9 (Tp.HCM).

    Biết là việc tranh chấp thẩm quyền trường hợp này thuộc thẩm quyền giải quyết cũa Chánh án TANDTC nhưng khiếu nại thì mất thời gian lắm, việc khiếu nại có phải là cách giải quyết tốt nhất không? Mình muốn các bạn góp ý cho mình cách giải quyết tối ưu.

    Thanks

  175. to Thai Salem: bạn nên đưa ra thêm tình tiết cụ thể hơn! đặc biệt là việc Cty A khởi kiện Cty B, khởi kiện về vấn đề j ! oke?
    Mình xin khẳng định với bạn ko hề có chuyện: “Hai Tòa án này cứ đùn đẩy cho nhau và vụ án cứ kéo dài mãi.” chi tiết này là rất PHI ….tố tụng ! Vì theo k3 Đ 37 BLTTDS thì Chánh án tòa án nhân dân tối cao sẽ quyết định thẩm quyền thuộc về tòa án Huyện H hay tòa án Quận 9. Hình như bạn là Sv năm 2 trường ĐH Luật HCM ???

  176. Kính chào Thầy và các bạn,

    Em có một vấn đề về thẩm quyền của Tòa án, mong Thầy và các bạn góp ý giùm:

    Công ty A khởi kiện Công ty B (có trụ sở ghi trong GCNĐKKD là tại huyện H, tỉnh Đ) tại Tòa án huyện H. Tòa án đã thụ lý vụ án.

    Tuy nhiên, khi tiến hành triệu tập đương sự thì Tòa án huyện H không triệu tập được Bị đơn tại đ/c nói trên, vì Bị đơn đã chuyển văn phòng đến Quận 9, Tp.HCM. (Chưa đăng ký với CQĐKKD).

    Sau đó, lấy lý do là Bị đơn đã chuyển trụ sở nên Tòa án H đã chuyển hs vụ án cho Tòa án Quận 9 để giải quyết. Tuy nhiên, TA Quận 9 lại cho rằng theo GCNĐKKD thì Công ty B có trụ sở tại huyện H, nên lại chuyển trả lại hs cho Tòa án H.

    Hai Tòa án này cứ đùn đẩy cho nhau và vụ án cứ kéo dài mãi.

    Theo thầy và các bạn, trong trường hợp này Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết? Nếu vụ việc cứ kéo dài thì mình nên làm gì để vụ án được giải quyết?

    Thanks

  177. to …thầy : thầy ơi, rất có thể đây là “vụ” khởi nghiệp của E! E sẽ nghiên cứu kĩ để chắc chắn mình giành ….chiến thắng ! theo thầy E có nên làm đại diện cho ông A ko? hay chỉ quân sư quạt mo! E tưởng tượng E làm đại diện, đứng trước tòa, chắc E sẽ rủ hết các bạn cùng lớp tham gia phiên tòa mất !
    thầy cho E hỏi! trong đơn kiện, ngoài việc yêu cầu di chuyển đường dây điện thì ông A có thể yêu cầu bồi thường những j ko ạ ? ( E cố nghĩ ra xem CTy điện lực phải bồi thường những j nhưng E ko hiểu, Cty điện lực có phải bồi thường chi phí đi lại, điện thoại của ông A ko?, E căn cứ theo k3 và k4 điều 608 BLDS thì:
    ” trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
    3.lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản
    4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại”
    E có thể lấy lý do, do ko xây được nhà nên lợi ích gắn liền với việc sủ dụng khai thác tài sản (đất, nhà) bị xâm phạm —> cty điện lực phải bồi thường.
    có lẽ E hỏi thầy hơi nh ! những E vẫn muốn hỏi thầy câu cuối (trong comment này-hì) rằng : CTY điện lực phải bồi thường những j` ???

  178. Chào Bảo Bảo,
    Khi xác định quan hệ về nội dung thì em phải căn cứ vào quan hệ có tranh chấp thuộc đối tượng điều chỉnh của luật nào. Nếu có tranh chấp về ly hôn, chia tài sản chung c ủa vợ chồng, xác định cha, mẹ, con vv… đây là tranh chấp HNGGD.
    Nếu tranh chấp về hợp đồng dân sự, biện pháp bảo đảm, trách nhiệm bồi thường…. thuộc tranh chấp dân sự
    ………………

    • làm sao có thể phân biệt được quan hệ nào là tranh chấp hợp đồng dân sự , quan hệ nào là tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại
      ví dụ, cty a kiện đòi cty b trả hết khoản tiền thanh toán trong hợp đồng và cả tiền lãi suất quá hạn vậy đó là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa có phải k thầy?

  179. Chào hung nguyen,
    Vụ việc em nêu tôi gợi ý nhé:
    – Ông A có quyền kiện công ty. Tò án có thẩm quyền là Tòa áN nơi cư trú của bị đơn (Công ty Điện là bị đơn);
    – Đây là tranh chấp liên quan đến bất động sản liền kề. Em vận dụng các qui định của BLDS về bất động sản liền kề để giải quyết.

  180. thưa thầy, em muốn biết dựa vào đâu để xác định rõ quan hệ pháp luật về nội dung của các vụ việc? Có phải dựa vào nội dung tranh chấp mà xác định rõ lấy luật gì để điều chỉnh ( ví dụ : tranh chấp thừa kế thì quan hệ pháp luật về nội dung là quan hệ pháp luật dân sự về thừa kế, do luật dân sự điều chỉnh) hay dựa trên đối tượng của các quan hệ ( ví dụ : A & B là vợ chồng ra toàn ly hôn thì quan hệ pháp luật về nội dung ở đây là quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình)

  181. E chào thầy a!
    E chưa được học tố tụng dân sự, nhưng hôm rồi có người quen (tên là A) đến nhờ E tư vấn một vụ việc như sau: Công ty cổ phần điện lực Á Châu được thuê để kéo dây điện. đầu năm 2008 công ty đã “trồng” 1 cột điện tại góc nhà ông A (nhà ông A hình chữ nhật) và kéo ngang qua nhà ông A 5 sợi dây điện (không có bất cứ sự thỏa thuận nào giữa ông A và CTy điện lực). tháng 5-2008 ông A có ý định xây nhà ( từ nhà cấp 4-nhà 5 tầng) nhưng ko thể xây (5 sợi dây điện giăng xuyên qua nhà). Ông A đã 2 lần gửi đơn đến UBND phường nhờ giải quyết (yêu cầu Cty điện lực phải di dời dây điện để có thể xây nhà). UBND nhận đơn nhưng ko giải quyết. Ông A gọi điện đến CTy điện lực yêu cầu di dời 5 sợi dây điện. Sau nhiều lần đi lại (đến Cty điện lực) và gọi điện, Cty điện lực đã đến thỏa thuận và viết 2 giấy: 1, Công nhận mình đã mắc 5 sợi dây điện qua nhà ông A: 2, Cam kết sẽ di dời chậm nhất là ngày 22-9-2008!nhưng đến ngày 1-10-2008 Cty điện lực vẫn ko chịu di dời dây điện, Ông A gọi điện thì CTy có lời lẽ thách thức. Tất cả các cuộc điện thoại đã được ông A ghi âm. Nay ông A nhờ E tư vấn cách thức để yêu cầu CTy điện lực phải di dời 5 sợi dây điện để có thể xây nhà (làm đơn khởi kiện ra TAND quận)
    ———————-
    về vụ việc này E có 1 số ý kiếnnhư sau
    1,việc mắc đường đây điện là do CTy điện lực thực hiện, nhưng việc mắc là nhằm phục vụ những hộ gia đình bên cạnh nhà ông A, theo quy định tại điều 276 BLDS thì chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền mắc đường dây tải điện một cách hợp lý nhưng phải đảm bảo an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, như vậy theo vụ việc trên thì đường dây tải điện đã được mắc ko hợp lí, gây khó khăn cụ thể là cản trở việc xây nhà của ông A, như vậy việc di chuyển đường dây tải điện là điều đương nhiên.
    2, E chưa được học tố tụng dân sự nhưng E có tham khảo qua bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì đây là một vụ việc tranh chấp về quyền sở hữu tài sản( quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, tranh chấp này thuộc thẩm quyền tòa án nhân dân cấp QUận, huyện (điều 25-điều 33). Vậy nên trong trường hợp vụ việc trên E có thể tư vấn với ông A rằng ông có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp quận để yêu cầu Cty điện lực phải di dời đường dây điện, đồng thời phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ( khoản 3 điều 608: lợi ích gắn liền với việc sử dụng khai thác tài sản ). ( còn tiền đi lại, điện thoại của ông A nhằm yêu cầu CTy điện lực phải di dời dây điện thì tính như thế nào, CTy A có phải đền bù ko?, thầy cho E xin ý kiến)
    3. vụ việc này nếu không khởi kiện ra tòa thì CTy điện lực sẽ không thực hiên cam kết ( đã viết giấy) rằng sẽ di chuyển cột điện —–> việc khởi kiện là điều tất nhiên!
    —————–
    E xin thầy cho nhận xét đánh giá về 3 ý kiến của E
    cũng mong thầy chỉ giúp rằng trong vụ việc nêu trân thì ông A nên làm như thế nào? có nên khởi kiện? khởi kiện liệu có chắc thắng kiện ( theo E là nên khởi kiện và ông A chắc chắn là ng sẽ thắng kiện)

  182. Chào sandy,
    Quan hệ pháp luật về nội dung chính là các quan hệ pháp luật dân sự, HNGĐ, thương mại, lao động. Còn quan pháp luật TTDS là quan hệ pháp luật về hình thức

  183. Chào Bảo Trân,
    Em có thể tìm thông tin về NN và Pl ở địa chỉ sau:
    http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/category/ly-luan-nha-nuoc-va-phap-luat/nha-nuoc-va-phap-luat-viet-nam/

    http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/category/ly-luan-nha-nuoc-va-phap-luat/nha-nuoc-va-phap-luat-nuoc-ngoai/
    Ngoài ra em có thể vào trang web của Bộ nội vụ, trang web của tạp chí nghiên cứu lập pháp

  184. em muốn hỏi Quan hệ pháp luật về nội dung là như thế nào?Mong thầy chỉ giúp

  185. Em cảm ơn câu trả lời của Thầy rất nhiều. Cho em hỏi em có thể tìm hiểu thông tin về lý luận NN hay HP ở mục nào trong web này. Nếu k có thì trang web nào em có thể tham khảo với thông tin đáng tin cậy ạ? Rất mong hồi âm.

  186. Chào Bảo Trân,
    Tôi không phải chuyên gia về Lý luận NNPL, Hiến pháp. Tuy nhiên với vấn đề em nêu ra, tôi có thể hiểu thế này:
    – Cơ quan nhà nước có tính hệ thống để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong toàn bộ máy nhà nước về chính trị, tổ chức, hoạt động và phối hợp…
    – Đảm sự lãnh đạo tập trung, nhưng có sự phân cấp chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ của cơ cơ quan nhà nước căn cứ lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp, căn cứ vào ngành: nông nghiệp, y tế…; căn cứ vào địa giới hành chính: tỉnh, huyện…;
    …..

  187. Chào van nhat,
    Cấu hỏi của em cần đưa dang trang Diễn đàn PLHNGĐ

  188. Em chao Thay, hien em dang theo hoc lop VB2 truong Luat TP.HCM. Moi bat dau hoc nen con nh bo ngo do khong phai la chuyen nganh truoc day cua em.
    Em co cau hoi khong thuoc ve PL TTDS nhung mong Thay danh chut thoi gian giup em. Cau hoi “Tai sao noi Co quan Nha nuoc co tinh he thong?”
    Hy vong som nhan dc hoi am cua Thay. Em xin cam on.

    • Tại vì bất kỳ một thực thể nào nếu không có tính hệ thống nói sẽ không tồn tại, và sẽ chết ngay lập tức. mà thật ra chết cùng phải mang tính hệ thống nữa.

      • chết cũng mang tính hệ thống! nghe vui ghê……..
        hình như bạn đang hỏi câu hỏi liên quan đến triết học thì phải?
        nếu vậy mình trả lời hơi văn vẻ 1 chút nha!
        Cơ quan nhà nước, hay gọ là nhà nước ra đời tựa hồ đứng trên xã hội, đứng trên giai cấp nó có vai trò điều hòa các mâu thuẫn xã hội, làm cho xã hội tồn tại trong vòng trật tự. vì vậy về bản chất cơ quan nhà nước là 1 bộ máy quyền lực trong xã hội. nên nó phải có hệ thống thôi! mình nghĩ vậy.

    • Chào bạn. Tôi trao đổi với bạn thế này.
      Thứ nhất: Bạn phải hiểu được Hệ thống là gì?
      – Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể.
      Thứ hai, Tại sao cơ quan Nhà nước Việt Nam có tính hệ thống.
      1. Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong văn bản pháp luật.
      2. Đảm bảo cho các cơ quan nhà nước thống nhất, đồng bộ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước;
      3. Có sự thống nhất trong việc thực thi pháp luật;
      4. Đảm bảo sự lãnh đạo tập trung
      Điều 2 Hiến pháp Việt Nam: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

  189. cac truong hop han che quyen tu dinh doat tai san rieng cua vo chong?

  190. Chào haidang,
    Theo mình nghĩ quyền ly hôn là quyền gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Do vậy việc thực hiện quyền này phải do họ trực tiếp thực hiện. Trong trường hợp họ không thể có mặt tại Tòa án để nộp đơn khởi kiện và làm thủ tục thụ lý vụ việc ly hôn thì phải có ủy quyền hợp pháp cho người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng.
    Như vậy, yêu cầu của cán bộ TA theo mình là hợp lý và phù hợp với qui định của pháp luật

    • tại sao lại ủy quyền được. ly hôn là yếu tố gắn liền với nhân thân. Luật tố tụng dân sự không cho phép ủy quyền trong trường hợp này (cả hai vợ chồng đều là người đầy đủ năng lực hành vi tố tụng).

  191. Em có thắc mắc xin được các thầy cô và mọi người giải đáp giúp:
    Khi người có yêu cầu đến Tòa án nộp đơn xin thuận tình ly hôn (đã mang đầy đủ đơn theo mẫu và các giấy tờ hợp lệ khác ) nhưng cán bộ tòa án ở bộ tiếp nhận trả lại hồ sơ và yêu cầu phải có mặt cả hai vợ chồng thì TA mới thụ lý hồ sơ vụ việc! Như vậy, yêu cầu của cán bộ TA trong trường hợp này là đúng hay sai quy định của Bộ Luật TTDS 2003?
    Xin cảm ơn!

    • Vo chong thuan tinh ly hon,ko co bat ky tranh chap nao, Toa phai thu ly theo viec dan su (VKS tham gia phien toa)->Thu tuc phuc tap hon. Voi truong hop nay, Toa se tim cach chuyen thanh vu dan su.

    • cau nay de hieu vi toa an can xem xet lai moi chuyen de tranh nhung tinh huong xu ly sai phap luat .

    • kinh nghiem la ban ko nen den TA xin giai quyet cac vu viec vao thang 09 va thang 10 hang` nam, vi` thoi gian do TA dang trong giai doan rat ban ron…

    • Bạn cứ đợi tới ngày 1.10 nộp đơn vào thì thụ lý chắc luôn. NGành tòa án tổng kết vào 30/09 nên giai đoạn này rất bận rộn và cũng vì thành tích nên rất nhiều trường hợp bị trả đơn.

    • chào bạn.
      vì thuận tình ly hôn thể hiện ý chí của cả hai đương sự. . cán bộ tòa án muốn xác định rõ ý chí của că hai bên. do đó phải cần có mặt của 2 người. ngoài ra ý chí đó còn được thể hiện trong đơn xin ly hôn, nếu chỉ có 1 người đi nợp đơn tại tòa thì phải có xác nhận về chữ ký của người còn lại (xác nhận chữ ký này có thể thực hiện ở ủy ban)

    • Tôi xin lí giải cho bạn thế nay.
      Căn cứ Điều 167 BLTTDS quy định như sau: “Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời gian năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong quyết định sau đây:
      1. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
      2. Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
      3. Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”.

    • Chào bạn,
      Nếu vợ chồng đã thuận tình ly hôn thì chỉ cần ký vào đơn thuận tình theo mẫu. Việc nộp đơn chỉ cần 1 người nộp là được. Nếu cán bộ Tòa án không nhận thì họ đã làm không đúng. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau để giải quyết:
      1. Gửi đơn bằng đường bưu điện đến tòa án, ngày nộp đơn tính theo dấu bưu điện. Để an toàn nên gửi chuyển phát nhanh có hồi báo bạn nhé.
      2. Vẫn kiên định con đường nộp trực tiếp. Nếu họ không nhận thì yêu cầu có văn bản xác định lý do không nhận. Nếu họ vẫn từ chối thì bạn khiếu nại theo thủ tục khiếu nại chung bạn nhé.
      Thân chào bạn,

    • Anh hong nop don len toa an xin li hon va chia tai san voi chi nguyen. Trong thoi ki hon nhan 2 nguoi do co vay toi 5 trieu dong. Khi toa xu li hon da toi da nop don yeu cau toa an buoc anh hong va chi nguyen tra tien cho toi nhung toa an da tu troi va tach thanh vu an doi no rieng.
      Xin hoi quyet dinh cua toa co dung khong. tai sai lai khong nhap vao giai quyet luon de toi do mat cong.
      Mong cac ban cho y kien!

      • theo tôi thì quyết định của tòa khi tách hai vụ án như vậy là sai.
        theo khoản 4 Điều 56 BLTTDS thì :“Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.
        a tâm được coi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vì vậy theo điều luật như đã trích ở trên, tòa án có nghĩa vụ đưa đương sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào việc giải quyết vụ án.

        đồng thời, với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (người tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn, bị đơn. Nói cách khác họ có quyền, lợi ích độc lập, không gắn với quyền và lợi ích của bên nguyên đơn hay bị đơn, thực tế họ có đủ điều kiện pháp lý để khởi kiện vụ án dân sự riêng) thì luật cũng quy định tại điều 177:
        “Điều 177. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

        Trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:

        1. Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;”
        theo công văn 16/1999 của tòa án nhân dân tối cao có quy định tại Muc IV:
        “24. Khi giải quyết việc ly hôn và có yêu cầu phân chia tài sản mà có trường hợp người khác nợ vợ chồng họ hoặc vợ chồng họ nợ người khác, thì có đưa những người đó vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không?

        Khi giải quyết việc ly hôn và có yêu cầu phân chia tài sản mà người khác nợ vợ chồng họ hoặc vợ chồng họ nợ người khác thì cần phải đưa người nợ hoặc chủ nợ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trừ các trường hợp sau đây:

        – Vợ chồng cùng đồng ý không buộc người nợ phải trả nợ cho họ;

        – Chủ nợ đồng ý không buộc vợ chồng họ phải trả nợ cho chủ nợ.”

        Như vậy, việc tòa án không nhập hai vụ án: vụ án ly hôn, chia tài sản chung với vụ án kiện đòi tài sản của a là sai.

        • Theo mình thì trong trường hợp này, cần phải xem khối tài sản chung của hai vợ chồng. Nếu việc chia tài sản mà ảnh hưởng tới quyền lợi của bạn, nếu tài sản chia xong mà anh Hồng và chị Nguyên không có khả năng tài chính đề thanh toán số nợ 5tr thì cần phải gộp hai vụ án lại, trả hêt 5tr tiền nợ rồi mới tính chuyện khác. còn nếu việc phân chia tài sản cho hai vợ chồng mà hai người vẫn đủ khả năng thanh toán số nợ 5 tr thì việc tách vụ án không có vấn đề gì

      • Chào bạn,
        Việc tòa án tách hay không tách tùy thuộc vào việc trong đơn khởi kiện xin ly hôn của anh Hồng có xác định có nợ chung và đưa bạn với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan hay không? Nếu trong đơn khởi kiện có nêu tên bạn và khoản nợ của bạn thì quyền lợi của bạn sẽ được giải quyết luôn trong quá trình xử ly hôn.
        Trường hợp bạn biết họ ly hôn nên đưa yêu cầu đòi trả nợ. Như vậy, đây phải tách thành 1 vụ án riêng để giải quyết theo thủ tục chung.
        Thân chào bạn,

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn