admin@phapluatdansu.edu.vn

DIỄN ĐÀN LUẬT TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG

CHUYÊN TRANG TRAO ĐỔI CÁC KIẾN THỨC VỀ LUẬT TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG. RẤT MONG CÁC BẠN THAM GIA TÍCH CỰC  VÌ MỤC TIÊU CHUNG: HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT.

CIVILLAWINFOR THAM GIA DIỄN ĐÀN CHỈ MANG TÍNH CHẤT HỖ TRỢ.

136 Responses

  1. Xem các mức lãi suất và tỷ giá mới nhất

    tỷ giá ngân hàng nhà nước hôm nay
    ty gia ngan hang vietcombank hôm nay
    tỷ giá ngân hàng vietinbank hôm nay
    tỷ giá ngân hàng bidv hôm nay
    tỷ giá ngân hàng eximbank hôm nay
    tỷ giá ngân hàng đông á hôm nay
    tỷ giá ngân hàng hsbc hôm nay
    tỷ giá ngân hàng mb hôm nay
    tỷ giá liên ngân hàng techcombank hôm nay
    tỷ giá ngân hàng shb hôm nay
    tỷ giá sacombank hôm nay

  2. Hiện nay ngân hàng nào cho vay vốn thấp nhất vậy ak!

  3. xin mọi người cho e hỏi là những doanh nghiệp nhỏ nên óc luật sư hay là không ạ

  4. cho mình hỏi tại sao nói ngân hàng nhà nước việt nam là một pháp nhân

  5. Mong cac a chj co bac giup do e! Nha e do bj lua nen da the chap so hong vay 530tr ben nh exim banks! Thj tra theo hinh thuc tra gop so tien co dih + tien lai ! Hien tai da dong dc 3 thang thj nh doi them may tram k trong khj giay to ky chj dong bnhiu thi co hoa don ro rang roi gio doi them mong mn giai thich dum e

  6. Em chào thầy, các anh chị và các bạn!
    Cho em hỏi “tại sao TCTD Phi Ngân hàng không nhận tiền gửi của cá nhân mà chỉ nhận tiền gửi của tổ chức? ” ạ.
    Rất mong nhận được sự chia sẻ của mọi người.
    Em xin chân thành cảm ơn.

  7. m nêu vấn đề này ra xin ý kiến các thầy, cô và các anh, chị.
    Ví dụ:
    Ngân hàng A cho KH B vay 20 tỷ đồng. Trong đó:
    – 2 tỷ cho vay không có TSBĐ.
    – 18 tỷ còn lại là cho vay có TSBĐ của bên thứ 3 là ông C. Trong hợp đồng TD và HĐTCTS đều nêu rõ “BĐ cho tất cả các khoản vay”.
    Khi KH B không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình, ông C đứng ra trả hết 18 tỷ và yêu cầu rút TSTC.
    Vậy đối với TH này, NH A có được giữ lại TSTC của ông C vì KH B còn 2 tỷ dư nợ cho vay ko có TSBĐ và trong các HĐ đều ghi là TC cho tất cả các khoản vay hay không?
    Điều em quan tâm là nếu NH A giữ lại TSTC của ông C thì ông C có cơ sở nào để kiện lại NH A không?
    Đứng trên góc độ NH A, làm thế nào để thu hồi được vốn vay mà vẫn đảm bảo đúng luật pháp.
    Rất mong nhận được sự đóng góp của mọi người.
    Em xin chân thành cảm ơn.

  8. Em nêu vấn đề này ra xin ý kiến các thầy, cô và các anh, chị.

    Ví dụ:
    Ngân hàng A cho KH B vay 20 tỷ đồng. Trong đó:
    – 2 tỷ cho vay không có TSBĐ.
    – 18 tỷ còn lại là cho vay có TSBĐ của bên thứ 3 là ông C. Trong hợp đồng TD và HĐTCTS đều nêu rõ “BĐ cho tất cả các khoản vay”.
    Khi KH B không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình, ông C đứng ra trả hết 18 tỷ và yêu cầu rút TSTC.

    Vậy đối với TH này, NH A có được giữ lại TSTC của ông C vì KH B còn 2 tỷ dư nợ cho vay ko có TSBĐ và trong các HĐ đều ghi là TC cho tất cả các khoản vay hay không?
    Điều em quan tâm là nếu NH A giữ lại TSTC của ông C thì ông C có cơ sở nào để kiện lại NH A không?
    Đứng trên góc độ NH A, làm thế nào để thu hồi được vốn vay mà vẫn đảm bảo đúng luật pháp.

    Rất mong nhận được sự đóng góp của mọi người.
    Em xin chân thành cảm ơn.

  9. em chào thầy ạ
    Thầy cho e hỏi, thủ tục vay vốn, vay tín dụng tiêu dùng thì được quy định như thế nào trong luật và ở trong văn bản nào ạ?
    Đồng thời e cũng hỏi thêm về ngoài chuyên ngành này, thầy có thể cho e biết những bất cập trong thủ tục hành chính, quyết định hành chính hiện nay, và nguyên nhân, biện pháp giải quyết như thế nào ạ?
    Em cám ơn thầy nhiều ạ. 🙂

  10. em chào thầy ạ.
    thầy ơi cho em xin được hỏi về thủ tục cho vay ra nước ngoài.
    Gần đây có thông tư 45/2011 của Thống đốc NHNN, trong đó có quy định trình tự, thủ tục và điều kiện để tổ chức tín dụng trong nước cho vay ra nước ngoài.
    Vậy em xin phép được tư vấn về những bất cập và hạn chế của những quy định trong thông tư này ạ.
    em xin chân thành cảm ơn.

  11. Mình đang gặp một tình huống thực tế như sau:
    – Anh A có tài khoản tại ngân hàng. Do gặp tai nạn, anh A qua đời. Ông B, bố anh A là người thừa kế theo PL của anh A. Theo yêu cầu của văn phòng công chứng, để làm thủ tục thừa kế, ông B phải cung cấp các thông tin liên quan đến tài khoản tiền gửi của anh A: thông tin chính xác của chủ tài khoản, số dư, tài khoản còn giá trị sử dụng…
    – Tuy nhiên, phía ngân hàng từ chối cung cấp thông tin với căn cứ: Điều 5 Nghị định 70/2000/NĐ-CP “Tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng chỉ được cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng trong các trường hợp sau :

    1. Theo yêu cầu của khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

    2. Phục vụ hoạt động nội bộ của tổ chức nhận tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng.

    3. Theo yêu cầu bằng văn bản của Tổng Giám đốc tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi tổ chức này thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

    4. Theo yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan Nhà nước trong quá trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, văn bản yêu cầu tổ chức cung cấp các thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng phải do những người có thẩm quyền sau đây ký:

    a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Thẩm phán Toà án nhân dân thực hiện theo quy định tại các văn bản do Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành;

    b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự, Chánh án, Phó Chánh án Toà án quân sự, Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu trở lên;

    c) Cục trưởng, Phó Cục trưởng các Cục nghiệp vụ Bộ Công an; Giám đốc, Phó Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp Bộ, cơ quan điều tra của công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân Việt Nam cấp quân khu trở lên;

    d) Chấp hành viên hoặc Thủ trưởng các cơ quan thi hành án các cấp được giao thi hành các bản án theo quyết định của Toà án các cấp;

    đ) Tổng Thanh tra Nhà nước, Phó Tổng Thanh tra Nhà nước, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra thuộc các tổ chức thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra được thành lập theo quy định của pháp luật về thanh tra, xét giải quyết khiếu nại tố cáo và chống tham nhũng từ cấp tỉnh trở lên.”

    – Như vậy, trong trường hợp này, ông B phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Có căn cứ PL nào để phía ngân hàng cung cấp thông tin cho người thừa kế của khách hàng hay không?

    Rất mong sự đóng góp, ý kiến của mọi người!

  12. mọi người ơi so sánh cho mình điểm giống và khác nhau giữa ngân hàng Trung Quốc với ngân hàng Việt Nam dc ko?

  13. các bác ơi, hiện tại mình đang làm tiểu luận về “Pháp luật Tài chính – Ngân hàng”. Các bác có thể cho mình một vài thông tin về
    _ Lịch sử và nguồn gốc hình thành của Pháp luật Tài chính – ngân hàng (ở VN và trên thế giới)
    _ Đối tượng điều chỉnh của pháp luật tài chính ngân hàng
    _ Phương pháp điều chỉnh
    _ Nguyên tắc cơ bản của pháp luật tài chính – ngân hàng
    _ Nguồn luật của pháp luật tài chính ngân hàng
    _ Quan hệ pháp luật tài chính ngân hàng là gì?

    Các bác giúp mình với nhé, thanx các bác trước

  14. chào các anh chị, e đang được sếp giao cho phụ trách nghiên cứu hợp đồng hạn mức tín dụng với ngân hàng, có vài điều chưa hiểu, mong anh chị tư vấn dùm em!
    1/ Hợp đồng hạn mức tín dụng cữ của cty e và ngân hàng A đã hết hạn vào tháng 12 năm 2011, bây giờ cty e đang đề nghị với bên ngân hàng kí hợp đồng hạn mức mới. tuy nhiên hiện tại cty em muốn tiết kiệm thời gian và tiên bạc nên k muốn di công chứng lại hợp đồng thế chấp. Vì vậy ,bây giờ tụi em muốn nhờ ngân hàng sửa đổi, bổ sung lại điều khoản trong hợp đồng thế chấp thành bảo đảm cho cả hợp đồng tin dụng cũ và mới luôn, Tổng dư nợ không vượt quá phạm vu bảo đảm của cả hai hợp đồng, như vậy có được không a?
    Tuy nhiên điều em băng khoăng la trong hợp đồng thế chấp có ghi ngiã vụ bảo đảm là hợp đồng cũ, vậy nếu hợp đồng cũ hết hiệu lực thì hợp đồng thế chấp có hết hiệu lực không ạ/vì trong hợp đồng còn có một điều khoản là tài sản bảo đảm trong hợp đồng này dùng làm bảo đảm cho các khoản nợ khác trong tương lai?
    2/ nếu có thê làm hợp đồng sửa đổi bổ sung thì hợp đồng này nên có hiệu lực trong thời gian bao lâu?
    cám ơn sự giúp đỡ của các anh chị

  15. I’m really impressed together with your writing skills as well as with the layout in your blog. Is this a paid theme or did you customize it yourself? Anyway stay up the nice high quality writing, it is uncommon to see a nice blog like this one nowadays. Goodbye from Israel

  16. Hi anh Trung…
    Trường hợp trên là em nói về cán bộ tín dụng và doanh nghiệp làm theo đúng quy định pháp luât nhé… thua lỗ đơn thuần là do hoạt động kinh doanh kém… còn các hành vi lừa đạo của doanh nghiệp thì có thể bị truy tố trước pháp luât nhé

  17. Hi anh Trung !
    Theo em hiểu thì vấn đề anh thắc mắc là trường hợp công ty vay nợ bị thua lỗ dẫn tới không trả được nợ, khoản nợ đó có khả năng mất vốn… Nếu cán bộ tín dụng làm đúng quy trình cho vay thì trường hợp này không thể truy tố doanh nghiệp được mà chỉ có thể xử lý tài sản bảm đảm hoặc kiện ra toà dân sự để đòi tài sản thoai (nếu công ty còn tài sản) còn không thì yêu cầu mở thủ tục phá sản thui

  18. Xin chao, minh dang viet de tai thuc trang, nhu cau ho tro phap ly cho doanh nghiep trong linh vuc tai chinh ngan hang
    Mong cac ban chia se va giup do

  19. em có câu hỏi rất cần câu trả lời ạ
    CÂU HỎI VỀ CHỦ ĐỀ: TRANH CHẤP VỀ VIỆC BẦU VÀ BÃI NHIỆM THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, GIÁM ĐỐC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
    Công ty Cổ phần XYZ được thành lập ngày 20-07-2006 hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Bảy doanh nghiệp góp cổ phần và tổng số cổ phần của 7 doanh nghiệp đó chiếm 80% tổng số vốn điều lệ của Công ty Cổ phần XYZ. 20% vốn điều lệ còn lại do người lao động trong Công ty nắm giữ. Tổng công ty A là doanh nghiệp Nhà nước có số vốn cổ phần lớn nhất, nắm 51% tổng số cổ phần của Công ty Cổ phần XYZ.
    Hội đồng quản trị của Công ty XYZ có 7 thành viên, trong đó Tổng công ty A có 2 đại diện thành viên trong Hội đồng quản trị. Một trong 2 người trực tiếp quản lý phần vốn của Tổng công ty A, ông B giữ chức Giám đốc Công ty. Người còn lại là bà C giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty. Điều lệ Công ty Cổ phần XYZ quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty và Giám đốc Công ty phải là thành viên Hội đồng quản trị.
    1-Quy định trên của Điều lệ công ty XYZ có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
    Ngày 15-12-2006, Hội đồng quản trị Tổng công ty A ra quyết định về việc ông B không còn là người trực tiếp quản lý phần vốn cho Tổng công ty A tại Công ty Cổ phần XYZ và không còn giữ các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần XYZ nữa. Trong quyết định này, Hội đồng quản trị Tổng công ty A quyết định điều động ông E đang làm việc tại Tổng Công ty A (không phải trong lĩnh vực bảo hiểm) sang giữ chức Giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị thay cho ông B.
    2- Các quyết định trên của HĐQT Tổng công ty A có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
    Một số thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần XYZ không nhất trí với quyết định này mà yêu cầu tổ chức cuộc họp Hội đồng quan trị của Công ty Cổ phần XYZ để bầu chọn. Do thấy khả năng chỉ có được ý kiến ủng hộ của 3 thành viên trong Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần XYZ nên Hội đồng quản trị của Tổng công ty A ra quyết định cử thêm ông H (thuộc Tổng Công ty A) tham gia Hội đồng quản trị, đại diện phần vốn của Tổng Công ty A tại Công ty Cổ phần XYZ vì cho rằng Tổng công ty A nắm đến 51% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần XYZ , do vậy cần phải có số phiếu biểu quyết tương ứng trong Hội đồng quản trị.
    3-Quyết định cử ông H của HĐQT Tổng công ty A có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
    Bà C, Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ra quyết định triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần XYZ vào ngày 26-01-2007 để chính thức hóa các quyết định trên và chuẩn bị triệu tập cuộc họp Đại Hội cổ đông bất thường. Do bất đồng ý kiến nên chỉ 5 thành viên Hội đồng quản trị cũ, ông E và ông H tham dự cuộc họp ngày 26-01-2007 do bà C chủ tọa.
    4-Việc ông….không tham dự cuộc họp có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
    Ba trên năm thành viên Hội đồng quản trị dự họp đã đồng ý thông qua quyết định chính thức bãi miễn chức Giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị của ông B. Các thành viên Hội đồng quản trị ra quyết định bổ nhiệm ông E giữ chức giám đốc và là thành viên Hội đồng quản trị thay cho ông B, kết nạp thêm một thành viên Hội đồng quản trị mới là ông H. Hội đồng quản trị cũng ra quyết định triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngày 10-05-2002 để thông qua Điều lệ Công ty sửa đổi.
    5- Các quyết định trên của HĐQT công ty XYZ có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
    Cho rằng các quyết định trên là không hợp pháp, ông B đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân về quyết định của Hội đồng quản trị Tổng công ty A, quyết định của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần XYZ ngày 26-03-2007.
    6- Việc khởi kiện của ông B có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

  20. cho tôi hỏi nếu 1 công ty A vây vốn ngân hàng để đầu tư kinh doanh với số tiền là 2 tỷ đồng của ngân hàng EximBank , nhưng do làm ăn thua lỗ dẫn đến ko có điều kiện trả nợ . Khả năng trả nợ lên đến nhóm nợ mức 5 ( nhóm nợ cao nhất có khả năng mất vốn ) thì có thể bi truy tố trước pháp luật ko ( nếu có thì bị truy tố ở mức nào )

  21. Xin phép mọi người cho em hỏi 1 trường hợp như thế này ạ.

    Công ty A là công ty cổ phần 100% vốn VN, có vay 2 tỉ của 1 công ty B là công ty ở nước ngoài. Sau đó 1 thời gian hoạt động không hiệu quả, công ty A muốn bán cổ phần cho công ty B để công ty B tiếp quản, và đã xin cấp giấy phép kinh doanh có tên cổ đông là công ty B. Công ty B muốn dùng số tiền mà công ty A đã vay chuyển sang thành tiền vốn đầu tư cho dự án tiếp theo của họ.

    Trong trường hợp này, số tiền vay đó có khả năng chuyển đc sang thành tiền vốn ( hoặc tiền đầu tư ) được không ( không phải trả về nước ngoài ) ? và nếu có thể thì thủ tục với cơ quan nào của nhà nước ( như ngân hàng nhà nước phải ko ạ )

    Rất mong anh/chị trên dd có thể trả lời giúp em. Hoặc giới thiệu cho em 1 bên am hiểu có thể tư vấn cho em về trường hợp này. Many thanks!

  22. tôi có một trường hợp muốn phân biệt rõ hợp đồng ủy quyền và hợp đồng bảo lãnh như sau: bên A được bên B nhận bão lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất để bên A đi vay tiền ngân hàng; bên A muốn làm hợp đồng ủy quyền với nội dung: bên B ủy quyền cho bên A mang GCNQSDĐ để dùng bảo lãnh để vay tiền ngân hàng có được không? tại sao?

  23. chao cac you, cho mình hỏi tại sao các ngân hàng bình thường chỉ chịu 1 luật doanh nghiệp mà ngân hàng thương mại lại chịu sự điều chỉnh 2 luật là luật tổ chức tín dụng và luật doanh nghiệp 2005. thank nhiu nha

  24. minh muon tham gia dien dan voi !!!

  25. moi nguoi giup minh phan biet noi ham va ngoai dien cua nganh ngan hang voi!
    thank moi nguoi

  26. Just wanted to say ‘what’s up’ and introduce myself. Planning to spend some time in these forums.

  27. chào các anh chị.
    em đang làm bài chuyên đề tốt nghiệp và đang cần một số thông tin về tín dụng ngân hàng.anh chị nào có thì share cho em với.nhớ dẫn nguồn dùm em luôn nha!thanks

  28. Các anh chị ơi
    Giúp e với ạ
    E đang học về thuế xuất khẩu,có cái phần tài sản di chuyển ý ạ
    Các anh chị giúp e trả lời 1 câu hỏi là: ” biểu tính thuế đối với hàng hóa là tải sản di chuyển với ạ”
    giá trị bao nhiêu thì được miễn,bao nhiêu thì nộp như nào ý a
    e cảm ơn nhiểu lắm ạ:X

  29. Không biết cái này có giúp gì được cho bạn không : http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/cham-diem-tin-dung-theo-tieu-chi-moi-truong-kinh-doanh.263427.html
    Hy vọng nó sẽ giúp bạn nhiều . Ngoài ra bạn cũng có thể search trên google cũng có nhiều lắm đó ! Chúc bạn vui vẻ

  30. anh chị ơi! giúp em với
    em đang cần tài liệu về chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp nhưng theo tài liệu của ngân hàng nhà nước. ai giúp em với

  31. cho em hỏi “doanh nghiệp có được gửi tiết kiệm hay không? theo thong tư nào, số bao nhiêu ạ?” em cảm ơn!

  32. Bạn có thể hỏi trực tiếp tại http://nganhangonline.com
    +++++++++++++++++++

    Ngan hang

  33. Bạn có thể hỏi trực tiếp tại http://nganhangonline.com

  34. chào mọi người,em có một thắc mắc nhỏ là ngân hàng có thể chia tách được không?và có trường hợp nào như vậy ở VN chưa?nếu có thì ngoài luật doanh nghiệp thì còn văn bản nào quy định không?

  35. Mình đang tìm hiểu về các văn bản pháp luật hiện hành cùng những bất cập và giải pháp của nó trong điều chỉnh các hoạt động kinh doanh tín dụng của các tổ chức tín dụng….Vậy mình nên bắt đầu từ đâu và có nguồn nào cung cấp thông tin làm cơ sở cho đề tài của mình ko ?
    Mong các bạn giúp đỡ !.

  36. Thầy ơi, em đang gặp một thắc mắc về quyền sở hữu tài sản hình thành trong tương lai như sau: cty A ký kết hợp đồng BT với tỉnh A để thi công đường tỉnh lộ. cty A muốn vay Ngân hàng để thực hiện hợp đồng này, con đường này có được xem là tài sản hình thành trong tương lai của cty A không,và cty A có được quyền thế chấp tài sản hình thành trongThầy ơi, em đang gặp một thắc mắc về quyền sở hữu tài sản hình thành trong tương lai như sau: cty A ký kết hợp đồng BT với tỉnh A để thi công đường tỉnh lộ. cty A muốn vay Ngân hàng để thực hiện hợp đồng này, con đường này có được xem là tài sản hình thành trong tương lai của cty A không,và cty A có được quyền thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là con đường sau khi thi công để vay tiền ngân hàng không,( theo em con đường thuộc quyền sở hữu của tỉnh A chứ không phải cty A), rất mong nhận được hướng dẫn của thầy, em chân thành cảm ơn thầy .

  37. Chào mọi người. Mình đang tìm hiểu về các công cụ phái sinh.
    Mình muốn hỏi có nên chọn đề tài này làm nghiên cứu khoa học? Những hạn chế và triển vọng phát triển của công cụ này ở VN?
    Với những tài liệu nước ngoài về tài chính-ngân hàng nói chung và công cụ phái sinh nói riêng, mình nên tìm ở đâu?
    Xin cảm ơn.

  38. moi nguoi oi giup menh voi.minh lam bt ngan hang de 11….pb su khac biet ve quyen va nghia vu cua nguoi cu tru va nguoi khong cu tru khi su dung ngoaii hoi tren lnh tho viet nam????????mong moi ng giup do……chi ra ho minh su khac biet co ban do la gi thui???????????//h

  39. chao moi nguoi…

  40. Tôi muốn hỏi một ý sau:
    Ngân hàng phát hành một bảo lãnh thực hiện hợp đồng. chưa đến hạn bảo lãnh ngân hàng nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì có đúng ko.
    Được biết theo luật dân sự 2005 điều 366 có qui định bên nhận bảo lãnh ko được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi chưa đến hạn.
    Vậy trường hợp trên phải xử lý thế nào???? cho đúng luật

    • Chào bạn nvthuy!
      Tôi là ls và hiện cũng đang làm cho 1 NH. Câu hỏi của bạn tôi xin được trả lời như sau (ý kiến cá nhân):
      – Điều 366, BLDS mà bạn trích dẫn quy định về “quan hệ giữa bên nhận bảo lãnh với bên bảo lãnh”: Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn”.
      – Theo tôi được biết, “bảo lãnh thực hiện hợp đồng” trong lĩnh vực Ngân hàng nôm na là: có 2 bên ký kết hợp đồng với nhau, 1 trong các bên đó đứng ra “nhờ” Ngân hàng bảo lãnh dùm (có thu phí) gọi là bên được bảo lãnh, bên kia là bên nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh này nhằm đảo bảo thực hiện hợp đồng, nếu bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn thì Ngân hàng sẽ phải đứng ra thực hiện thay và có thể truy đòi nghĩa vụ bảo lãnh sau khi đã thực hiện nghĩa vụ.
      “nghĩa vụ đến hạn” ở đây được hiểu là đến thời điểm bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng (ví dụ: giao hàng nhưng không giao, trả tiền nhưng không trả hoặc có trả nhưng không đầy đủ…). Khi đó, bên nhận bảo lãnh sẽ phải gửi văn bản + bằng chứng đến Ngân hàng yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đã nhận bảo lãnh…
      Do đó: – nếu chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo như hợp đồng đã ký mà bên được bảo lãnh đã yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là sai theo quy định trong hợp đồng bảo lãnh mà Ngân hàng phát hành.

  41. Bạn hãy giúp tôi giải quyết vấn đề sau.
    Qui định của pháp luật về thành lập một quỹ tài chính hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận cần phải làm gì

  42. Xin chào diễn đàn!
    Mình có một câu hỏi muốn được diễn đàn giải đáp giúp:
    Khi xuất hóa đơn có cần phải có hợp đồng không? Nếu có thì quy định ở văn bản nào?
    Mong diễn đàn giải đáp giúp tôi!

  43. Chào mọi người. Mình có 1 tình huống cần các bạn giúp đỡ:
    01 Ngân hàng cho khách hàng A vay vốn, mục đích vay vốn của khách hàng A là: Mua sà lan tự hành và khách hàng A đã thế chấp tài sản của mình là: 01 chiếc sà lan có sẵn và 01 chiếc hình thành từ vốn vay. Nhưng không may khách hàng A này qua đời không để lại di chúc. Và các hàng thừa kế theo pháp luật bắt đầu tranh chấp phần tài sản mà khách hàng A và khởi kiện ra Toa; Ngân hàng có tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Và Ngân hàng yêu cầu là ưu tiên trả nợ cho Ngân hàng sau đó mới chia thừa kế. Trong quá trình vay Ngân hàng và khách hàg A có ký 2 hợp đồng thế chấp: Một hợp đồng thế chấp chiếc sà lan có sẵn và có đăng ký giao dịch đảm bảo, Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là chiếc sà lan hình thành từ vốn vay nhưng ko có đăng ký giao dịch đảm bảo. Em nghe nói việc ưu tiên trả nợ cho Ngân hàng dựa vào đăng ký giao dịch đảm bảo. Vậy trong trường hợp trên liệu Ngân hàng có được ưu tiên thanh toán không?

  44. Mình đang làm luận văn tốt nghiệp về thực trạng gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp, mong các bạn giupd đỡ. Nếu có tai liệu gì hay xin trao đổi với mình qua email luatsungheo@yahoo.com
    Xin cảm ơn.

  45. chào mọi người. Em đang là sinh viên luật và đang tìm hiểu : pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng NN&PTNT. Ai có thể chỉ cho em một số tài liệu cần thiết được k ạ? em cảm ơn

  46. Chào sunny,
    Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng là việc cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh cho BÊN CÓ NGHĨA VỤ mà chủ yếu là nghĩa vụ THANH TOÁN, trong khi đó, hợp đồng bao thanh toán là hình thức mua quyền nhận thanh toán của BÊN CÓ QUYỀN. Về thời hạn, cách thức thực hiện có nhiều điểm khác nhau. Tập quán quốc tế cũng khác nhau. Xem thêm giáo trình Luật Ngân hàng nhé

  47. ai co cau hoi thi va dap an mon luat tai chinh cho minh voi

  48. Chào sansan,
    Đọc qua, tôi thấy rằng vụ việc mà gia đình em đang vướng phải là một vụ việc dân sự có bản chất là thỏa thuận vay tài sản. Tuy nhiên, với mức lãi suất và cách thức như em nói thì đó là một thỏa thuận cho vay nặng lãi và theo kiểu xã hội đen.
    Khoan hãy nói đến những vấn đề pháp luật, điều đầu tiên mà gia đình em phải làm là làm đơn kiến nghị (thường được người dân viết là ĐƠN KÊU CỨU) để gửi đến cơ quan công an, tốt nhất là công an Thành phố (hoặc Quận) nơi gia đình em sinh sống, chứ không gửi đến công an phường vì họ có dấu hiệu thỏa hiệp với bọn xấu.
    Chúc em nhanh chóng giải quyết vấn đề.

  49. so sánh hợp đồng bảo lãnh ngân hàng và hợp đồng bao thanh toán ?

  50. chao cac ban co ai bit ve su giong va khac nhau cua hop dong bao lãnh ngan hang va hop dong bao thanh toan thi chi minh joi ! help me .u ..oa….u …oa

  51. Em đang cần tìm 1 bản án liên quan đến dụng ngân hàng. Em đã đi xin một số nơi rồi nhưng hok đc. Hy vọng mọi người có thể giúp đỡ

  52. Xin chào tất cả mọi người!
    Có một vấn đề em xin nhờ mọi người tư vấn:
    – Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (HĐTCQSDĐ) cho ngân hàng có công chứng nhà nước và đăng ký giao dịch đảm bảo, đảm bảo cho món vay có thời hạn 12 tháng, sau 12 tháng người vay trả hết nợ và muốn vay lại một món vay khác cũng bằng tài sản thế chấp đó. Ngân hàng muốn thuận tiện cho khách hàng của mình là không cho ký lại hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nửa mà sử dụng lại HĐTCQSDĐ củ bằng cách ghi thêm vào điều khoản củ là đảm bảo cho món vay số:… (mới); ngày…..(mới).
    + Em xin hỏi trong trường hợp này giá trị pháp lý của HĐTCQSDĐ củ đó có còn không?
    + Trường hợp ngân hàng không ghi thêm vào như trên mà làm phụ lục HĐTCQSDĐ có quy định đảm bảo cho món vay mới, xin hỏi giá trị pháp lý của PLHĐTC trên, và có cần phải đi công chứng Phụ lục HĐTC?
    xin cảm ơn !

  53. Má em làm ăn thất bại nên thiếu 1 số tiền lớn. Đành cầm giấy tờ nhà để trả nợ còn dư chút đỉnh lấy để làm ăn. Nhưng do giấy tờ người đứng tên là ông bà ngoai đã quá cố và cũng ko có để lại di chúc nên phải chuyển tên mới cầm được nhưng lại phải tốn thêm vài triệu để chuyển. Mà hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ko đủ tiền để chuyển. Bà NHH ( 1 trong số chủ nợ của má em là 1 người chuyên cho vay tiền góp và cầm giấy tờ nhà có chồng là công an đã về hưu) đứng ra chấp nhận cầm cho má em và đảm bảo làm giấy tờ nhà trong vòng 10 đến 20 ngày ko tốn 1 xu nào. Má em ( ko hiểu về pháp luật cũng ko rành về tiếng việt) đã đồng ý cho bà ta cầm. Bà NHH đưa trước cho má em 100 triệu và kí giấy đặt cọc nhà số tiền còn lại đợi giấy tờ làm xong mới chinh thức ra công chứng ký giấy rồi đưa luôn. Nhưng trong quá trính làm giấy tờ thì bà ta hẹn tới hẹn lui kéo dài thời gian với lí do nào là người làm giấy tờ đã về quê chưa lên rồi có đám tang nên ở nhà làm tang, rồi nói là gần tết rồi nên người ta bận rộn ko làm được với đủ thứ lí do. Và thế là kéo dài đến nửa năm mới chịu làm mà trong khoảng thời gian đó số tiền mà họ đưa trước cho má thì má vẫn phải đóng lãi cho họ, đến khi làm giấy tờ thì họ bảo là ko co di chúc phải làm bản di chúc đó rồi bảo má em bỏ ra 15 triệu. Họ biết má ko có số tiền lớn thế và họ chịu cho má mượn thêm. Nhưng càng lúc má càng nghi ngờ họ, nên kêu họ tính tổng số tiền má thiếu là bao nhiu. Khi tính ra con số lên đến gần 270 triệu. Mà nhà em thì chỉ đáng giá 200 triệu. Nhưng thật chất má em thiếu họ có 170 triệu chưa đến 200 triệu. Từ vấn đề đó là biết họ muốn lấy luôn căn nhà chứ ko phải lấy lại tiền. Nên má quyết định ko cầm nhà cho họ mà kiếm chỗ khác lúc đầu họ ko chịu nhưng do nhiều hàng xóm giúp má em nên bà NHH dồng ý và còn giới thiệu những người bạn của bà ( cũng chuyên cầm giấy tờ nhà với lãi là 3,5 –> 4%) Má em thấy lãi cao quá sợ đóng ko nổi nên ko chịu cầm chỗ đó nên tìm chỗ khác nhưng ai ai cũng che nhà nhỏ ko chiu cầm. Bà NHH 5 lần 7 lượt qua kiếm chuyện với má em. Để muốn im chuyện nên má em đành chấp nhận cầm nơi bạn bà NHH với giá là 170 triệu. Trả cho bà NHH 130 triệu nợ lại 40 triệu. Số tiền 40 triệu đó má em có đi làm 1 giấy tờ đề nghị bà NHH thông cảm cho thời gian sau 3 tháng mới bắt đầu trả từ từ đến khi hết số tiền đó thì thôi và ko tính lãi bà NHH đã đồng ý và ký tên. Nhưng khi chưa đến thời hạn bà ta đã mấy lần qua kiếm chuyện, dẫn mấy người lạ qua đánh má em, thậm chí ra cả chỗ làm công đánh má em ( đi phụ người ta bưng hủ tiếu mới làm được vài ngày) làm má em mất việc. Khi đến ngày hạn họ lại qua kiếm má em hỏi số tiền 40 triệu. Má em chịu trả cho họ nhưng chỉ có khã năng mỗi tháng trả lại cho họ 300 ngàn tạm thời nếu có nhiều thì sẽ trả nhiều. Nhưng họ ko chấp nhận và còn hâm dọa nói gặp đâu đánh đó. Má em sợ xảy ra chuyện nên làm đơn đua lên ủy ban nhưng lại bị ủy ban chỉ qua bên phường rồi má em đem đơn qua phường thì phường vừa nhìn thấy tên bà NHH thì tỏ vẻ ko muốn giải quyêt và họ bảo là nếu chưa xảy ra ẩu đả với nhau thì họ ko thể giải quyết ( em cảm thấy như họ đùng đẩy trách nhiệm cho nhau, người này đẩy qua cho người kia, xảy ra ẩu đả mới giải quyết đỡ có dính đến tính mạng thì sao đến lúc đó giải quyết còn kịp nữa sao???). Gần đây bà NHH có kêu 1 người đàn bà qua nói chuyện với má em và dẫn theo 1 người con trai cỡ tuổi 20~22t qua. sau 1 hồi nói chuyện người con trai ra tay đánh má em rồi bỏ chạy nhưng cũng may người đó bị tóm lấy bởi 1 anh dân phòng đang ngồi gần đó. Thế là cả 2 lên công an phường và bà NHH ra tuyên bố trước mặt công an phường sẽ đánh má em. Sau vụ đó đến hom nay, má em đi trên đường mua đồ gần nhà, đột nhiên có 2 người đàn bà (người của bà NHH) chạy xông ra đánh má em bị thương. Bà NHH còn hâm dọa sẽ đánh luốn cả con cái nếu ko giải quyết được bà mẹ.
    Em hi vọng là mấy anh chị có thể chỉ giúp em cách làm. Và cũng mong mấy anh chị giữ bí mật chuyện này giúp em. Hãy nhanh nhanh trả lời thư em nhé. Em đang rất lo. Cám ơn anh chị nhiều!

  54. hiện em đang phải làm bài tập với nội dung” quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở Việt Nam”. vậy việc thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ thực hiện như thế nào? em nên giải quyết bài tập này theo hướng nào?

  55. Mong các thày cô và các anh chị giúp em giải đáp vấn đề sau ạ
    Hiện e đang học Bộ môn pháp luật Tài Chính Ngân Hàng ở trường,có vấn đề liên quan đến :”tạo lập và sử dụng vốn có hiệu quả của các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Pháp Luật TC-NH”
    Quả thực e chưa tìm được nguồn chính xác để tra cứu vấn đề này ạ
    Em mong tin hồi âm sớm của thày cô và anh chị
    Em xin chân thành cảm ơn ạ!

  56. Cho em hoi nhung diem khac biet ve cach quan ly thue theo luat hien hanh so voi cach quan ly thue theo luat cu?

  57. Công ty Toàn Thắng gửi 1 thư chào mua tới công ty Toàn Phát. Khi chào mua đó chưa được chuyển tới công ty Toàn Phát thì giám đốc công ty Toàn Thắng gọi điện tới văn phòng của công ty Toàn Phát để đề nghị thay đổi về điều khoản giá cả của hợp đồng, gặp cô thư ký công ty Toàn Phát, cô nói hứa sẽ báo cáo ngay lên giám đốc công ty nhưng vì người yêu cô đến đón đi chơi và đã quên mất.
    Vì vậy, khi nhận được chào mua của công ty Toàn Thắng gửi tới, giám đốc công ty Toàn Phát đã soạn thư chấp nhận chào hàng và gửi ngược lại cho công ty Toàn Thắng, công ty Toàn Thắng không có tín hiệu trả lời. Đúng ngày giao hàng, công ty Toàn Phát cho chuyển hàng đến địa điểm tập kết cho công ty Toàn Thắng, nhưng công ty Toàn Thắng không nhận hàng vì không có hợp đồng giữa 2 công ty. Công ty Toàn Phát khởi kiện công ty Toàn Thắng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
    Câu hỏi:
    Có hợp đồng giữa 2 công ty hay không?
    Công ty Toàn Thắng có phải bồi thường cho công ty Toàn Phát hay không?

    Kính mong anh bớt chút thời gian giải đáp giùm em. Nếu tiện nhờ anh gửi câu trả lời trực tiếp vào địa chỉ mail của em: dangdinh2601@gmail.com

  58. Công ty Toàn Thắng gửi 1 thư chào mua tới công ty Toàn Phát. Khi chào mua đó chưa được chuyển tới công ty Toàn Phát thì giám đốc công ty Toàn Thắng gọi điện tới văn phòng của công ty Toàn Phát để đề nghị thay đổi về điều khoản giá cả của hợp đồng, gặp cô thư ký công ty Toàn Phát, cô nói hứa sẽ báo cáo ngay lên giám đốc công ty nhưng vì người yêu cô đến đón đi chơi và đã quên mất.
    Vì vậy, khi nhận được chào mua của công ty Toàn Thắng gửi tới, giám đốc công ty Toàn Phát đã soạn thư chấp nhận chào hàng và gửi ngược lại cho công ty Toàn Thắng, công ty Toàn Thắng không có tín hiệu trả lời. Đúng ngày giao hàng, công ty Toàn Phát cho chuyển hàng đến địa điểm tập kết cho công ty Toàn Thắng, nhưng công ty Toàn Thắng không nhận hàng vì không có hợp đồng giữa 2 công ty. Công ty Toàn Phát khởi kiện công ty Toàn Thắng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
    Câu hỏi:
    Có hợp đồng giữa 2 công ty hay không?
    Công ty Toàn Thắng có phải bồi thường cho công ty Toàn Phát hay không?

  59. chuyển tới công ty Toàn Phát thì giám đốc công ty Toàn Thắng gọi điện tới văn phòng của công ty Toàn Phát để đề nghị thay đổi về điều khoản giá cả của hợp đồng, gặp cô thư ký công ty Toàn Phát, cô nói hứa sẽ báo cáo ngay lên giám đốc công ty nhưng vì người yêu cô đến đón đi chơi và đã quên mất.
    Vì vậy, khi nhận được chào mua của công ty Toàn Thắng gửi tới, giám đốc công ty Toàn Phát đã soạn thư chấp nhận chào hàng và gửi ngược lại cho công ty Toàn Thắng, công ty Toàn Thắng không có tín hiệu trả lời. Đúng ngày giao hàng, công ty Toàn Phát cho chuyển hàng đến địa điểm tập kết cho công ty Toàn Thắng, nhưng công ty Toàn Thắng không nhận hàng vì không có hợp đồng giữa 2 công ty. Công ty Toàn Phát khởi kiện công ty Toàn Thắng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
    Câu hỏi:
    Có hợp đồng giữa 2 công ty hay không?
    Công ty Toàn Thắng có phải bồi thường cho công ty Toàn Phát hay không?

  60. Kinh chao Luatgialam!

    Nho anh giải đáp giùm em vấn đề sau:

    Công ty A ký HĐ tín dụng với Ngân hàng B có tài sản thế chấp là các Giấy tờ Pháp lý về việc thực hiện Dự án đầu tư (như Quyết định chấp thuận Dự án; QĐ giao đất; QĐ thu hồi đất…….; và các Hợp đồng giao thầu xây dựng các hạng mục công trình của DA và Hóa đơn GTGT, Phiếu chi).

    Thưa thầy, tài sản TC của Công ty A có đảm bảo đủ điều kiện để NH nhận thế chấp và cho vay không? Theo BLDS TS thế chấp của Công ty A có phải là thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không?

    Trong quá trình thực hiện HĐ, Công ty A đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ (đến nay thời hạn HĐ đã hết mà Bên A vẫn chưa thanh toán hết số nợ gốc và nợ lãi vay, lãi phạt, và số nợ của Công ty A đã chuyển lên nợ xấu).

    Sau khi ký kết HĐ tín dụng, Bên NH B đã có thêm Thư thông báo tín dụng đồng ý tài trợ tiền cho công ty (ngoài số tiền đã cam kết cho vay trong HĐ tín dụng), nhưng sau đó Bên NH lại hủy.

    Vậy NH B khởi kiện công ty A có được không?.

    Kính mong anh bớt chút thời gian giải đáp giùm em. Nếu tiện nhờ anh gửi câu trả lời trực tiếp vào địa chỉ mail của em: nguyettansang80@gmail.com

    Trân trọng cám ơn anh.

    Nguyetanh.

  61. Thầy ơi cho em hỏi?
    phân tích chức năng tiền tệ trong quá trình tổ chức và quản lý ở VN?

  62. mong thầy và các bạn tư vấn giúp:
    em là sinh viên năm thứ 4 khoa thương mại, trường Đại học luật tp.HCM. Hiện em đang thực tập ở tòa kinh tế TAND tp.hcm. Và em đang làm đè tài về thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại tòa kinh tế. vấn đề của em là không rõ lắm về thực tế giải quyết tại tòa nó có khác gì so với luật hay không? bởi vì ở tòa thì em được đọc rất ít hồ sơ. Với lại những tiêu chí đưa ra để viết đề tài này cũng chưa rõ lắm. vì vậy mong được sự tư vấn của mọi người.

  63. diễn biến của giá vàng, USD và dầu mỏ như thế nào trước, trong, và sau cuộc khủng hoảng tài chính?

  64. Xin chao. em muon tim hieu ve phap luat hop dong cho vay tieu dung xin thay cho em biet nhung van ban phap luat va tia lieu lien quan

  65. Hic, vậy thì bạn stevedavid có thể chia sẻ kinh nghiệm của NH bạn cho tôi được không? Nói chung ở bên tôi, bao jờ cũng fải đầy đủ thủ tục thì mới thực hiện giải ngân, và để kiểm soát an toàn cho các khoản vay mới sau khi tất toán khoản vay cũ mà vẫn đảm bảo bằng tài sản cũ chúng tôi đều fải thực hiện ký HĐTD mới, HĐBĐTS mới và công chứng mới. ..
    Rất vui vì được làm quen với bạn, chúng ta cùng làm trên thực tế và có những cái rất khó tránh khỏi. Tôi đã và đang tìm cách giải thích cho phần nợ lãi chậm trả có bị phạt hay không? Nếu k quy định trong HĐ điều khoản này thì khách hàng họ sẽ chây ì trong việc trả lãi vay k đúng hạn vì họ có chậm trả cũng có chế tài nào đâu? mà nếu quy định trong HĐ thì trên thực tế rất khó thu khoản tiền này của khách hàng (do rất khó thu nên quy định vào HĐ k khả thi) mà tôi được bít là khi ra Toà, Toà họ cũng không công nhận phần phạt chậm chả lãi vì cho rằng lãi mẹ đẻ lãi con nên “cắt”. Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho tôi được chứ? Cảm ơn bạn nhiều, hy vọng chúng ta có những khúc mắc trên thực tế sẽ tìm được hướng giải quyết chung. Cùng tìm ra con đường an toàn nhất cho NH chúng ta.
    Mong nhận đựơc phản hồi của bạn sớm.

  66. Xin chào và cám ơn ý kiến của lawyer.
    Tôi xin có ý kiến như sau:
    1. Quy trình nghiệp vụ của các ngân hàng không giống nhau. Trừ khi có quy định từ ngân hàng nhà nước là: “hợp đồng tín dụng phải ký trước khi ký hợp đồng bảo đảm tiền vay”. Quy trình của NH tôi không có đoạn nào ghi như thế này. Tham khảo một vài ngân hàng khác, cũng không có ghi hoặc mô tả tương đương như thế.
    2. Nếu NH của bạn quy định như bạn đã nói và ghi: “hợp đồng tín dụng có hiệu lực kể từ ngày ký” thì sau khi ký hợp đồng tín dụng, khách hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu NH bạn phải giải ngân cho họ, bất kể đã hoàn thành hợp đồng bảo đảm tiền vay hay chưa. Không rõ chỗ này hợp đồng tín dụng NH bạn ghi thế nào.
    3. Giả sử, việc bảo đảm không phải là cho vay vốn, mà cho phát hành bảo lãnh, mở L/C thì chúng ta cứ phát hành bảo lãnh, mở L/C rồi mới đi ký hợp đồng bảo đảm?
    4. Hiện nay công chứng viên Việt Nam tự cho mình cái quyền xem xét, can thiệp sâu vào nội dung của bản hợp đồng, tránh ta làm phai mờ vai trò của họ trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thực chất, chúng ta phải đi công chứng hợp đồng để thực hiện về mặt hình thức, nhờ họ kiểm tra xem có đúng con người đó ký kết vào hợp đồng hay không, cái bìa nhà đất đó có phải là thật hay giả… Còn về nội dung hợp đồng, mẫu biểu này do phòng pháp chế của mỗi NH đưa ra, mà dân pháp chế và công chứng cùng chung một gốc, học cùng một sách, sai làm sao được.
    4. Thủ tục công chứng và đăng ký thế chấp rất cực. Ai đã từng đi cũng đã biết. Và, cái giá phải trả cho sự nhanh chóng không có rẻ.
    5. Chả khách nào nó tự đi chui đầu vào rọ. Dân kinh doanh khôn hơn người NH nhiều lần, chỉ có họ đi lừa NH. Do đó, các NH phải tự nghĩ ra cách, làm thế nào để một tài sản chỉ cần công chứng một lần, cho khoản tiền vay tối đa là bao nhiêu… mà an toàn về mặt luật pháp, có thể sử dụng được cho vay nhiều lần. Tại chỗ tôi, đã và đang áp dụng thành công việc này.

  67. Chao Stevedavid.
    Tôi cũng làm trong lĩnh vực ngân hàng và hiện tại chúng tôi đồng ý kiến với các văn phòng công chứng. Nghĩa là khi đi công chứng HĐTC cầm cố thì fải dẫn chiếu HĐTD vào HĐ bảo đảm tiền vay vì fát sinh nghĩa vụ thì mới bảo đảm chứ? Cái này được quy định trong quy trình tín dụng của các ngân hàng. Tức là họ ký HĐTD trước, sau đấy ký đến HĐBĐ tiền vay để đi đăng ký TC, đăng ký GD bảo đảm. Sau khi đầy đủ thủ tục thì mới thực hiện giải ngân khoản vay đã ký trong HĐTD. Chứ không fải là khi ký HĐTD mà các ngân hàng đã thực hiện giải ngân luôn.
    Còn khi họ trả hết khoản vay này muốn dùng chính tài sản đó để vay tiếp tiếp khoản vay khác thì tất nhiên fải ký lại HĐTD này, ký lại HĐThế chấp này vì lúc này thời gian vay, số tiền vay khác hẳn với thời gian vay và số tiền vay trước (mặc dù tài sản là một).
    Khách hàng mà trình bày là tôi có tài sản, tôi cứ thích mang vào ngân hàng để ký hợp đồng bảo đảm tài sản cho nghĩa vụ của họ mà nghĩa vụ của này nó sẽ hình thành trong tương lai thì họ tự dưng chui đầu vào rọ. Còn tất nhiên khi các NH thực hiện ký HĐTD trước nhưng k có nghĩa là họ k nắm được đằng chuôi đâu bạn, quan trọng là khi thực hiện giải ngân khoản vay mới quan trọng cơ. Nên yêu cầu của công chứng viên là hoàn toàn hợp lý.

    • Anh, chi oi có thể trả lời giúp e cách giải quyết tình huống này được không a:

      Bên thứ 1: ông T + bà A.
      Bên thứ 2: ông Điệp và bà Na
      *Căn cứ pháp lý:
      + Giấy Mượn tiền viết tay giữa ông Điệp + bà Na với ông T + bà A đề ngày 29/8/2008;
      + Bản án của Tòa án – Quyết định số 1492/QĐ-THA ngày 15/03/2011;
      +Hợp đồng tín dụng.
      *Nội dung:
      Ông T và bà A (ngụ tại phường Linh Chiểu, Q Thủ Đức, TP HCM) là hàng xóm quen thân với gia đình ông Điệp + bà Na.
      Ngày 29/8/2008, ô Điệp + bà Na đang giai đoạn hoàn công Nhà nghĩ, thực hiện tô trát nhưng hết tiền; ô Điệp + b Na có nhờ ông T + bà A đứng tên vay vốn giùm ông Điệp + bà Na tại NH TMCP số tiền là 500 tr đồng, đồng thời tài sản thế chấp là sổ hồng tại căn nhà do ông T + bà A đang cư ngụ và đứng tên; mục đích vay: giúp vốn để xây dựng Nhà nghĩ.
      Ông Điệp + bà Na có hứa: “Sau 3 tháng, khi đó Nhà nghĩ của họ đã hoàn tất và đưa vào sử dụng. Ông Điệp và bà Na sẽ lấy Nhà nghĩ thế chấp vào NH TMCP thay cho sổ hồng của Ông T + Bà A , để trả sổ hồng lại cho họ”
      Do tin cậy, đồng thời nghĩ sổ hồng mượn trong thời gian ngắn (3 tháng) sẽ không sao, ô T và bà A đã đồng ý
      2 năm sau (kể từ ngày ô T và bà A ký Hợp đồng tín dụng với NH TMCP), Nhà nghĩ đã xây xong, ông Điệp + bà Na vẫn không thực hiện lời hứa với ô T và bà A. Nghi ngờ, ông T và bà A có đơn nhờ Tòa án Dân sự quận Thủ Đức giải quyết.
      Ngày 15/ 3/ 2011, Tòa án đã xử lý đơn và có Quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu số 1492/QĐ-THA, theo đó:
      – Ông Điệp + bà Na phải trả cho Ông T + bà A số tiền 673 tr (gồm cả lãi + gốc theo như NH TMCP đã tính), thực hiện 1 lần, hạn chót vào ngày 07/6/2011.
      – Tại tòa, ông Điệp + bà Na đã đồng ý, và xác nhận họ sẽ bán Nhà nghĩ để trả số nợ trên, chuộc sổ hồng cho ô T + bà A.
      Ngày 01/6/2011, ô T + bà A vẫn chưa thấy sổ nhà đất của họ được chuộc về theo đúng Bản án của Tòa phán quyết, đồng thời NH TMCP lại có Quyết định phát mãi nhà ông T + bà A.
      Quá lo lắng, ông T + bà A đã đem Bản án của Tòa án (số 1492?QĐ-THA) làm đơn ngăn chặn mua bán, chuyển nhượng Nhà nghĩ của ông Điệp + bà Na tại phòng Tài nguyên – Môi trường. Với điều kiện, họ sẽ rút đơn khi ông Điệp + bà Na nếu bán nhà phải thông báo họ biết và trả hết số nợ cho NH TMCP như đã cam kết tại tòa án.
      Ngày 27/10/2011, Ngân hàng NN & PTNT Nhà Bè (gọi tắt là NHNN), có Đơn tại Tòa án khởi kiện ông T + bà A vì đã ngăn chặn không cho NH bán Nhà nghĩ của ông Điệp + bà Na
      Lý do: NHNN sẽ phát mãi nhà nghĩ của ông Điệp + bà Na vào tháng 12/2011.
      Khi Tòa án ra quyết định số 1492/QĐ-THA thì cả Tòa lẫn ông T + bà A không biết nhà Nghĩ trên đã bị ông Điệp + bà Na cầm cố thế chấp tại NH NN& PTNT.
      HỎI: ÔNG T + BÀ A CÓ ĐƯỢC CHIA 673Tr (KHI NHÀ NGHĨ BỊ NHNN PHÁT MÃI) THEO BẢN ÁN SỐ 1492/QĐ-THA KHÔNG?, NẾU:
      a) Trường hợp: Ông Điệp + bà Na thế chấp Nhà nghĩ tại NHNN sau ngày có bản án số 1492/QĐ-THA của Tòa án?
      b) T.hợp:…………………………………………………………trước ngày có bản án của Tòa?
      c) Ông T và bà A nên làm gì để được đảm bảo quyền lợi của mình?
      ./.

  68. Tôi có vấn đề này nhờ các thầy cô, các bạn giúp đỡ:
    Hiện nay, khi đi công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay (thế chấp, cầm cố), các công chứng viên yêu cầu phải dẫn chiếu số hợp đồng tín dụng vào hợp đồng bảo đảm tiền vay. Họ lý luận là phải xuất hiện nghĩa vụ thì mới nghĩ đến chuyện dùng cái gì để bảo đảm cho nghĩa vụ đó, không có nghĩa vụ thì đi bảo đảm làm gì… nói chung là giải thích quanh co, không đưa được ra văn bản.
    Nghĩa là, khi trả nợ xong một món vay, nếu khách hàng muốn vay tiếp, sử dụng chính tài sản đó để bảo đảm, thì nhất định phải đi công chứng lại hợp đồng bảo đảm tiền vay. Đồng nghĩa với việc đóng thêm lệ phí công chứng, mất thêm thời gian đi lại, chờ đợi. Tất nhiên, liên quan đến cả việc đăng ký lại giao dịch bảo đảm.
    Quan hệ giữa hai hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay thế nào, có phải “con gà – quả trứng” không? Cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào chi phối cái nào?
    Nếu có khách hàng trình bày: “Tôi có tài sản, tôi cứ thích mang vào ngân hàng để ký hợp đồng bảo đảm tài sản, cho nghĩa vụ vay của tôi, mà nghĩa vụ này nó sẽ hình thành trong tương lai. Thế thì tôi lấy đâu ra hợp đồng tín dụng mà xuất trình cho công chứng”.
    Rất mong nhận được giải đáp của các thầy cô, các bạn.
    Xin cám ơn.

  69. Em mong thầy giáo và các bạn tư vấn giúp trường hợp này.
    Trường hợp khách hàng chậm trả lãi vay thì có bị phạt trên số lãi chậm trả hay không? Ví dụ ngày 25/1/2009 là ngày đến hạn trả lãi vay của khách hàng (nợ gốc chưa đến hạn) nhưng đến ngày 25/2/2009 khách hàng mới thực hiện trả lãi. Vậy trong thời gian chậm trả 01 tháng, khách hàng có bị phạt lãi chậm trả trên số tiền lãi không? cách tính lãi phạt như thế nào? Và được quy định ở đâu?
    Cảm ơn!

  70. Chào nguyễn thành huân,
    Bản chất của hợp đồng kinh tế và hợp đồng tín dụng là hợp đồng dân sự.
    Hiện nay, khái niệm hợp đồng kinh tế không còn nữa, mà thay vào đó, là khái niệm hợp đồng thương mại.
    Hợp đồng thương mại, trước tiên, chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại, Luật đầu tư, sau đó mới đến Bộ luật dân sự.
    Hợp đồng tín dụng, tương tự, chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng, sau đó mới đến Bộ Luật dân sự.
    Thân mến,

  71. Chào HATHAITHO,
    Quy định thuế GTGT ở mức thuế suất 0% là quy định ưu đãi dành cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu. Mặc dù phải chịu thuế, nghĩa là phải tiến hành các thủ tục hành chính về thuế, nhưng những chủ thể kinh doanh hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được hưởng 2 ưu đãi chính: một là, số thuế phải nộp bằng 0 (tương tự như không thuộc diện chịu thuế) và hai là, được hoàn thuế đầu vào (thuế tính trên hàng hoá, dịch vụ mua vào để sản xuất hàng xuất khẩu). Nếu không thuộc diện chịu thuế, thì chỉ được ưu đãi thứ nhất thôi.
    Các bạn quan tâm đến lĩnh vực pháp luật tài chính có thể truy cập site theo địa chỉ sau đây: http://luattaichinh.wordpress.com
    Thân mến,

  72. em muốn hỏi tại sao trong luật thuế giá trị gia tăng lại quy định thuế suất 0%? quy định này có ý nghĩa gì?

  73. em muốn được các bác, các thầy và quý vị tư vấn cho em câu hỏi sau:
    “so sánh và phân biêt giữa hợp đồng dân sự,hợp đồng kinh tế và hợp đồng tín dụng”
    nếu có thể xin chỉ giúp em tài liệu tham khảo về vấn đề này.em muốn tìm hiểu chuyên sâu

    em xin chân thành cảm ơn

  74. cho em hỏi một câu này với:
    Nguyên tắc tách bạch của OECD có được áp dụng ở Ngân hàng trung ương VN không? Tại sao?
    Ai biết giúp em trả lời câu hỏi này với nhé. em cảm ơn nhiều!

  75. Chào luật gia Lâm và các bạn!

    Tôi đang có băn khoăn trong việc vận dụng các quy định của LDN và LNH trong thực tiễn làm việc:

    Hiện nay theo QĐ 1087/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng NN, TV HDQT trong Ngân hàng bắt buộc phải là cổ đông của Ngân hàng trong khi LDN 2005 và văn bản hướng dẫn không qđịnh như vậy.

    Ngoài ra, QĐ 1087 qđịnh TGĐ ko được đồng thời là người quản trị, điều hành trong tổ chức TD hay DN khác. Trong khi đó Luật TCTD 1997 và Luật TCTD sđổi 2004 cũng như Luật Dn 2005 hạn chế việc TGĐ kiêm nhiệm chức danh quản tri.

    Tôi muốn hỏi vậy Luật gia và các bạn am hiểu pháp luật Ngân hàng: với những chồng chéo trong qđ nêu trên thì sẽ xử lý ntn và văn bản (công văn, quyết định) nào của Ngân hàng NN sẽ quy định để làm rõ các chồng chéo này?

    Xin chân thành cảm ơn!

    • chào bạn thuy nguyen,
      mình nghĩ chắc bạn k học luật nên mới có những thắc mắc ấy.
      Với câu hỏi đầu tiên thì mình xin trả lời bạn rằng: trong trường hợp này k phải là quy định chồng chéo của luật. bạn hãy thực hiện theo quy định của QĐ 1087/2001/QĐ-NHNN. vì luật doanh nghiệp là luật chung quy định về tổ chức hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. trong đó có một quy tắc áp dụng luật là: nếu có quy định chuyên ngành khác với quy định của Luật doanh nghiệp thì áp dụng quy định của luật chuyên ngành
      và tương tự như vậy, ở câu hỏi thứ 2: QĐ 1087 qđịnh TGĐ ko được đồng thời là người quản trị, điều hành trong tổ chức TD hay DN khác. điều đó cũng có nghĩa là đã hạn chế hạn chế việc TGĐ kiêm nhiệm chức danh quản tri.
      chúc bạn thành công

  76. Chào luật sư luatgialam và các bạn
    Luật sư và các bạn có thể cho cháu hỏi một chút về lãi suất theo quy định của NHNN không ạ?
    Phần lãi nợ quá hạn theo quy định hiện hành có bị chịu lãi phạt chậm trả không ạ? Vấn đề này được quy định ở đâu ạ?

  77. moi nguoi co the goi y giup toi de toi biet ve gia tri phap ly cua cac dieu khoan thanh toan bang ngoai te ko?

  78. chao moi nguoi
    cac ban co the cho toi biet ve uu diem cua thue GTGT so voi thue DT duoc khong?
    cam on nhieu

  79. Chao luatgialam!

    Rat han hanh duoc biet luat su. Toi dang tim hieu ve dich vu cho thue tai chinh, nho lut su ho tro

    Cam on luat su rat nhieu truoc nhe!

    (neu tien vui long chuyen cho toi them email: nguyen_tlc@yahoo.com.vn

  80. Chào bạn namdinh và bạn le thi viet ha,
    Tôi không phụ trách pháp chế cho ngân hàng, nhưng tôi lại là người được học cả 2 chuyên ngành tài chính và luật nên tôi xin mạn phép cung cấp một số kiến thức về nợ xấu với bạn như sau:
    Trên thế giới, nợ xấu được gọi là bad debt. Khái niệm này mới du nhập vào Việt Nam (VN) khoảng một thập niên trở lại đây, khi chúng ta bắt đầu phải thực hiện chương trình tái cấu trúc lại ngân hàng (NH) thương mại. Theo quy định hiện hành, tất cả nợ của một NH được phân thành 5 nhóm theo cấp độ tăng dần của khả năng trả nợ, trong đó nhóm 3 là nợ quá hạn, nhóm 4 là nợ khó đòi, nhóm 5 là nợ mất vốn, tổng của 3 nhóm nợ này chính là nợ xấu.
    Ngoài ra nợ xấu còn được phân loại theo hai cách: 1. theo số ngày quá hạn (thường áp dụng ở các nước đang phát triển như VN chẳng hạn); 2. theo rủi ro của vốn vay (áp dụng ở các nước tiên tiến).
    VN đã có những “thời kỳ” đáng buồn về nợ xấu như vụ án Epco-Minh Phụng. Giải pháp lâu dài đối với nợ xấu là quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế về rủi ro (tức là tiến đến việc phân loại nợ xấu theo rủi ro của vốn vay). Nói tổng quát, rủi ro về tín dụng chính là nợ xấu, cho nên NH ở VN cần phải có hệ thống xếp hạng khách hàng để quyết định cho vay hay không. Thông thường, ở nước ngoài, NH phải áp dụng chuẩn mực mà trong ngành thường gọi là CAMEL, tức là:
    C=vốn
    A=chất lượng tài sản
    M= quản trị
    E=lợi nhuận
    L=khả năng thanh toán
    để làm căn cứ cho vay.
    Tài chính (TC) NH là lĩnh vực thuộc phạm trù tài chính chứ không phải thuộc lĩnh vực luật TC. Do đó, muốn nắm vững thì bạn phải nghiên cứu các sách về TC, nếu bạn ở khu vực phía Bắc thì nên tham khảo các giáo trình của Học viện tài chính và Học viện ngân hàng là chính thống và chuyên sâu hơn các giáo trình của các trường ĐH kinh tế.
    Bạn Le thi viet ha mến,
    Tuy các bạn khác góp ý giúp bạn cách học môn luật tài chính rồi nhưng tôi xin góp thêm ý nữa bằng kinh nghiệm của tôi. Thật ra bạn thấy khó vì các bạn thường lẫn lộn giữa phạm trù tài chính (TC) và luât tài chính, đơn cử một ví dụ như thế này: khi nêu các phạm trù về thuế là bạn đang nói về các phạm trù của TC (chẳng hạn bản chất của thuế là gì mới có thể phân loại thuế gián thu và thuế trực thu,..) nhưng khi bạn nói đến luật thuế (từng luật cụ thể như: luật thuế GTGT, luật thuế TNCN,…) là bạn đang nói đến luật TC. Nếu chỉ dừng lại ở vai trò sẽ là 1 luật sư khi ra trường, bạn chỉ cần tham khảo thêm các giáo trình về TC mà tôi đã giới thiệu ở phần trên, còn nếu bạn có tham vọng trở thành một chuyên gia về lĩnh vực này thì phải chịu khó lấy thêm một bằng cử nhân nữa (hoặc cao hơn). Xin nhớ cho là: cần chịu khó đọc thêm các giáo trình TC, bạn phải có kiến thức nền vững rồi hãy bắt đầu xem đến các chuyên khảo về các vấn đề rộng hơn đăng ở các tạp chí bạn ạ, bằng không bạn sẽ tẩu hoả nhập ma đấy!
    Mong các bạn không phật lòng khi đọc góp ý này (vì tôi thấy một vài các bạn trẻ tham gia các diễn đàn trong web này dễ tự ái và hơi nóng tính!)

  81. tôi muốn hỏi về việc thành lập ngân hàng, theo yêu cầu của luật thì muốn thành lập ngân hàng phải có ít nhất 100 cổ dông nhưng có ví dụ cho là chỉ có 4 người góp vốn để thành lập ngân hàng TMCP với số vốn hơn 1000 tỷ. vậy đã đủ điều kiện để thành lập ngân hàng chưa? biết rằng tất cả đểu là cổ phần phổ thông)

    • nếu bạn chỉ có có 4 người thì bạn ko thể thành lập ngân hàng ngân hàng TMCP đc. luật quy định phải có ít nhất 100 cổ đông như bạn đã biết. hơn thế nữa trong số cổ đông đó phải có ít nhất 3 cổ đông là pháp nhân.
      với cổ đông là pháp nhân thì phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 5 năm;
      nếu muốn tìm hiểu thêm bạn hãy đọc Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần (ban hành kem theo quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN

  82. Mong mo.i người hướng dẫn giúp.
    Những trường hợp nào ngân hàng có thể tự ý rút tiền trong tài khỏan khách hàng.
    và nếu sai phạm như vậy thì N.Hàng có trách nhiệm thế nào, và cần phải khiếu kiện ở đâu ??!
    xin chân thành cảm ơn

  83. mình đang cần tìm pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 về ngoại hối mà ko được!!mong sự giúp đỡ của mọi người.thanks.

  84. chào các bạn! dây là diẽn đàn để chúng ta cùng trao đổi kién thức. tôi thấy một ssố bạn đã lạm dụng để nhờ người khác làm hộ bài tập mà mình phải làm. như thế là không hay. như câu hỏi của bạn thanh trung là vd: đây là một đề bài khi học tín chỉ phải làm. Tại sao bạn lại nhờ người khác làm cho mình cả một câu như thế. có nhiều bạn hỏi những kiến thức quá cơ bản mà nếu thử đọc ở GT bạn cũng có thể có được câu trả lời. Là Sv thì đừng ỳ như thế các bạ nhé,

  85. chao cả nhà ,em đang làm đề tài:vai trò của pháp luật tài chính ngân hàng trong hệ thống pháp luật Việt Nam,em rất mog nhận được sự giúp đỡ của cả nhà

  86. chào mọi người!! mình chuẩn bị làm đề tài về ảnh hưởng của các luật ngân hàng đến hoạt động của ngân hàng,cụ thể là tác động đến lãi suất như thế nào.Vấn đề là mình chưa hình dung được sẽ bắt đầu ntn.Bạn nào có tai liệu gì liên quan có thể cho mình tham khảo cùng với.cảm ơn mọi người nhiều!!!

  87. Chào LUATGIALAM !
    Em đang tìm hiểu về các tác động của việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính đối với Việt Nam.Em rất mong luật sư chỉ giúp em một số bất cập hiện nay trong hệ thống ngân hàng cũng như những điểm không hợp lí của các văn bản pháp luật điều chỉnh thị trường dich vụ tài chính. Em biết mình đã hỏi một câu hỏi quá rộng, chỉ mong luật sư chỉ giúp em một vài bất cập mà luật sư gặp phải thôi. Em nghe nhiều người bảo là cần hoàn thiện hệ thống pháp luật., và em đang lo thầy giáo sẽ hỏi em là ” thế em thấy văn bản nào cần sửa đổi, hoàn thiện ?”. Thực sự thì hoạt động ngân hàng có quá nhiều nghiệp vụ mà em lại là dân không chuyên
    Chân thành cảm ơn luật sư

  88. Chao luatgialam!
    Chau cung lam trong linh vuc ngan hang va rat can nguoi ho tro ve mat phap ly. Nhat la trong linh vuc xu ly no xau. rat mong Luatgialam giup do chau va cac ban sinh vien, neu co the luatgialam cho chung chau xin ca dia chi email va so dien thoai cho tien lien lac dc k a?
    Mot lan nua chau cam on chu va rat mong dc chu giup do.

  89. CHÀO LUATGIALAM,
    CÁM ƠN LUẬT SƯ RẤT NHIỀU. CÁC BẠN CÓ NHU CẦU TRAO ĐỔI THÔNG TIN VÀ KIẾN THỨC VỀ LĨNH VỰC TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG CÓ THỂ RA CÂU HỎI TRAO ĐỔI TRỰC TIẾP VỚI LUẬT SƯ LUATGIALAM TRÊN CHUYÊN TRANG NÀY.
    TRÂN TRỌNG

  90. Mình muốn bàn về ” Vai trò của pháp luật tài chính ngân hàng trong hệ thống pháp luật Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế thế giới” là thế nào?

  91. cho em hoi : muon download toan bo he thuong van ban luat tia chinh thi vao website nao ? neu free thi cang tot. em cam on cac anh chi truoc,

  92. làm hộ mình câu hỏi này nhé
    “tìm hiểu quy định PL về tiền gửi tiết kiệm hiện hành và một số nhận xét đánh giá”
    cảm ơn

  93. Hi các bạn,
    Tôi là luật sư nội bộ của Ngân hàng, vì vậy tôi có thể hỗ trợ, tham vấn cho các bạn các vấn đề pháp lý về tài chính, ngân hàng.
    Thanks,

  94. chào bạn LUNGLINH,
    theo mình biết, thì usd tang gia so voi voi vnd mot phần là do chính sách tiền tệ of nhà nước. và cả do chính sách khuyến khích xuiất khẩu. hơn nữa lâu nay đồng usd tăng giá là do tỷ giá hối đoái có fần trở về đúng với bạn chất of vnd. thực ra đồng tiền của chúng ta mất giá dần do lạm phát, nước nào cũng vậy cả. nhưng dochính sách of NN, đã neo tỷ giá, làm cho đồng việt nam cao gải tạo, nên vùa qua nhập siêu tăng, bây giờ thì việc usd tăng là đúng với xu thế. bạn có thể tahm khảo tạp chí ngân hàng và tạp chí nghiên cứu kinh tế. có rất nhiều bài viết về vấn đề này

  95. tại sao nói NHNN là ngân hàng của các ngân hàng, mình thấy trong giáo trình có cả một chương để nói về NHNN, bạn hưonglan cứ tham khảo đi trc đã. ok?

  96. chào các bạn
    mình tình cờ bị lạc vào đây
    thấy các bạn hỏi nhiều mà ít người thảo luận trả lời. mình ko chuyên về tài chính ngân hàng
    nhưng cũng muốn thảo luận cùng các bạn để từ đó học hỏi lẫn nhau
    về câu hỏi của bạn huonglan, tổ chức tín dụng là ngân hàng và phi ngân hàng khác nhau như thế nào? có rất nhiều tài liệu tham khảo, đơn cử như cuốn giáo trình luật ngân hàng, luật các tổ chúc tín dụng,… tổ chức tín dụng phi ngân hàng vẫn được thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, nhưng số nghiệp vụ được thực hiện ít hơn, thường thì các tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được huy động vốn và cho vay ngắn hạn, và để thành lập một tổ chức tín dụng thì số vốn pháp định là khác nhau tùy thuộc vào loại tổ chức tín dụng đó là gì. bạn cứ đọc cuốn giáo trình luật ngân hàng, sẽ rõ thôi

  97. chào lê thị việt hà
    mình xin phép nói với bạn vài điều được ko ?
    theo mình nghĩ bạn hơi thiếu tự tin về bản thân mình. chẳng có ai là tự giỏi cả mà mỗi người đều luôn luôn fải cố gắng tìm tòi học hỏi. nếu bạn có ý chí và có niềm đam mê với lĩnh vực mình yêu thích thì tại sao ko cố gắng lên. việc học cũng vậy. khi chúng ta vào trường đại học để bắt đàu với cách học mới về những vấn đè mới thì xuất phát điểm của mỗi người gần như là như nhau. bạn có thể tìm hiểu các thông tin về luật tài chính về các khái niệm ỏ trên các sách báo, tạp chí. mình thấy tạp san hồ sơ sự kiện của báo tạp chí cộng sản số ra ngày 25 /10 vừa rồi viết về khủng hoảng tài chính hay lắm. bạn có thể tìm kiếm đọc nó sẽ hiểu nhiều vấn đề hơn tronglĩnh vực này. mặt khác bạn nên có những kiến thức xã hội về kinh tế và vận dụng vào thực tiễn sẽ giúp bạn hiểu vấn đề nhanh hơn. sau mỗi ài học bạn nên dnàh time xem lại bài cũ. có thể sơ đồ hoá bài học theo dnạg hinh cây mà trong đó mỗi nhánh cây là những khái niệm. ví dụ thế… và nếu có vấn đề gì ko hiểu or hiểu chưa kĩ bạn hãy mạnh dạn hỏi thầy cô. đó là một cách tôt đấy . thầy cô rất thân thiện mà .
    good luck to you

  98. Anh chi oi! anh chi chac la nhung nguoi hoc luat kinh te quoc te gioi lam phai ko?
    Em rat muon hoc theo chuyen nganh nay nhung em thay hoc luat tai chinh kho wua .E co mai ma khong hieu j ca,cac pham tru ve thue ,cach tinh thue,cac quy dinh ve ngan sach nha nuoc cu lam em thay roi ren. Anh chi co the truyen dat cho em mot so kinh nghiem hoc mon nay duoc ko?Em se rat cam on neu nhan duoc thu tra loi cua moi nguoi!

  99. Cac anh chi co the cho em biet:o nuoc minh chinh sach tai chinh cong co moi quan he nhu the nao voi xu the hoi nhap quoc te va khu vuc. Em dang tim hieu van de nay va rat mong duoc tham khao y kien cua cac anh chi. Giup em voi nha!

  100. em có thắc mắc cho em hỏi được không ah:
    có ý kiến cho rằng NHNN là một doanh nghiệp đặc biệt ,vừa cung cấp các dịch vụ cho ngân hàng thương mại , vừa là cơ quan quản lí .như vậy có đúng không ?
    – tại sao hình thức hợp đồng tín dụng phải lập thành văn bản?
    em cảm ơn ah.

  101. TAI SAO DONG USD LAI TANG SO VOI CAC DONG TIEN KHAC TRONG KHI MY DANG TRONG TINH TRANG KHUNG HOANG LON?
    CAM ON MOI NGUOI NHIEU!!

  102. Dear Huyen Trang

    Khi khach hang no qua han ma chua tra, Ngan hang co the ap dung cac bien phap xu ly tai san dam bao de thu hoi no.

    Ve phuong an khoi kien: soan don khoi kien theo mau so 01 tai NQ 02-2006 cua HDTP TAND Toi cao; gui toi toa kinh te toa an quan/huyen kem cac tai lieu lien quan. bao gom: ho so chung minh tu cach khoi kien cua ngan hang; ho so khach hang; ho so tin dung ….

  103. To Huyen Trang,

    Khach hang no qua han chua tra duoc thi Ngan hang co the ap dung cac bien phap xu ly tai san dam bao de thu hoi no.

    Ve phuong an khoi kien ra Toa, can soan thao don khoi kien gui kem cac tai lieu lien quan nhu: ho so tu cach khoi kien cua ngan hang, ho so phap ly cua khach hang, ho so tin dung, ho so tai san dam bao….toi Toa kinh te – toa an nhan dan cap tinh. Va thuc hien cac thu tuc chung theo BLTTDS nhu nop bo sung ho so, nop tam ung an phi, ….

  104. Chào các bạn, bạn nào đã làm ở văn phòng luật sư thì cho mình hỏi là để khởi kiện ra toà án kinh tế vụ việc vay vốn ngân hàng để kinh doanh mà nợ quá hạn chưa trả được, khách hàng thếchấp 3 quyền sử dụng đất và nhà ở thì thủ tục như thế nào?

  105. 1.Tổ chức tín dụng phi ngân hàng và ngân hàng khác ở chổ:
    Chỉ có NH mới được thực hiện các CN sau:
    +Nhận TGTK
    +Trích lập dự trử bb
    +Làm trung gian thanh toán
    2. Nói: ngân hàng NNVN là ngân hàng của các ngân hàng vì hầu hết khách hàng của NHNN là các NHTM

    • Điểm giống nhau giữa tổ chức tín dụng phi ngân hàng và ngân hàng:
      – đều thuộc lại hình tổ chức tín dụng.
      – đều thực hiện một số hoạt động ngân hang như là nội dung kinh doanh thường xuyên
      Điểm khác.
      – tổ chức tín dụng ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan
      – tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được nhận tiền gửi không kì hạn và không được làm dịch vụ thanh toán

      • Mình bổ sung thêm thông tin:
        Khác nhau:
        -Vốn điều lệ: NH > Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
        -Thời gian hoạt động của NH không giới hạn, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có giới hạn
        – NH được mở và quản lý tài khoản thanh toán, được nhận và sử dụng tiền gửi để cho vay thanh toán, được huy động Tg không thời hạn còn Tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được thực hiện
        – Nh bị chính phủ cân thiệp nhiều hơn về LS, dự trữ bắt buộc.. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng ít bị kiểm soát.
        – NH có khả năng tạo tiền, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng không
        NHNN là ngân hàng của các NH:
        NHNN tạo và quản lý TK của các NH, thực hiện nghiệp vụ vay(PH trái phiếu, tín phiếu…), cho vay(bán…).
        Mở tk dự trữ và quản lý dự trữ cho các nh

    • ngân hàng NNVN là ngân hàng của các ngân hàng bởi vì các ngân hàng thương mại khi tham gia hoạt động đều phải mở tài khoản tại ngân hàng NN, ngân hàng nhà nước trích lập tài khoản của các ngân hàng, điều hành các ngân hàng thông qua các chính sách các văn bản luật…vv

  106. mọi người ơi cho mình hỏi:
    1. giữa tổ chức tín dụng phi ngân hàng và ngân hàng có những điểm giống va khác nhau như thế nào?
    2. tại sao nói: ngân hàng NNVN là ngân hàng của các ngân hàng?
    cảm ơn mọi người nhiều.

  107. Mình đang cần tìm nội dung của quyết định 01/2006/QĐ-NHNN mà chưa biết load về như thế nào?

  108. Dân Luật tài chính Ngân hàng của DHLHN đâu hết cả rồi, sao không thấy ai tham gia nhỉ. Thật tiếc vì TC-NH là ngành hot và hay thế mà không có web riêng để trao đổi.

  109. mohng duoc nhan cac bai viet hay ve tai chinh va ngan hang

    • Một trong những nguyên nhân của nợ xấu ngân hàng là rủi ro tác nghiệp. Bài viết này mình xin nói về một số lý do xảy ra trong quá trình tác nghiệp của cán bộ tín dụng dẫn đến nợ xấu của ngân hàng:
      Trước hết phải đề cập đến chủ thể là cán bộ tín dụng ngân hàng: những chủ thể này từ đâu ra: Có thể họ học ngân hàng, tài chính hoặc cũng có thể họ học quản trị, hoc maketing…. nhưng hầu hết họ không học kế toán, luật, xây dựng, bất động sản…..Thực tế các ngân hàng là có những khoản cho vay liên quan nhiều đến các lĩnh vực này dẫn đến cán bộ tín dụng không biết được rủi ro từ nó. Chẳng hạn nếu cán bộ tín dụng không biết tối thiểu về luật thì khi cho vay không biết được bản chất hợp đồng thế chấp, hợp đồng mua bán có hợp lệ không. Nếu không biết một chút kế toán thì không biết báo cáo tài chính có khả thi không. không biết về bất động sản thì không biết dự án này có khả thi không….. dẫn đến những khoản cho vay chỉ cần hợp thức giấy tờ mà không kiểm tra được tính hiệu quả và hợp pháp của nó. Đấy là chưa nói đến đạo đức nghê nghiệp của cán bộ tín dụng. Nếu người vay cần vay tiền mà chưa đúng thủ tục thì cán bộ tín dụng có thể lo hộ họ khoản này để được cấp trên phê duyệt cho vay chỉ cần người vay ……Thông thường nếu xảy ra trường hợp này thì lỗi ở khâu sử dụng người. Chúng ta bỏ qua yếu tố này của cán bộ tín dụng mà chỉ xét đến các vấn đề chuyên môn. Thực ra còn rất nhiều cái muốn viết về vấn đề này nhưng hôm nay viết vậy thui để mọi người phản hồi thế nào rùi mới viết tiếp. Thăm dò dư luận. Lấy ý kiến toàn dân. Hehe!

      • Mình cũng rất quan tâm đến vấn đề cho vay bất động sản, bởi vì hiện tại mình cũng đang viết luận về lĩnh vực này, và mình cũng rất quan tâm đến môi trường làm việc của ngân hàng nữa. Mình rất đồng ý với quan điểm của bạn. Mình cảm thấy một số cán bộ tín dụng thiếu đạo đức nghề nghiệp làm những hợp đồng vay nhằm tư lợi cho mình, để rồi sau đó bộ phận pháp chế phải “đi đổ vỏ”. Trong giai đoạn năm 2007,các nhà đầu tư kiếm được bao nhiêu lợi nhuận với cơn sốt bất động sản. Tiếp sức thêm, các ngân hàng cũng đổ vốn vào “vùng trũng” này mà không một chút e dè, để rồi những năm tới đây, khi những khoản vay này tới hạn trong giai đoạn khó khăn của bất động sản như hiện nay, các ngân hàng sẽ gánh lấy bài học do chính mình gây ra. Nếu các NHTM có vấn đề gì thì NHNN lại đưa tay ra cứu giúp. Mà tiền nhà nước là tiền của dân. Suy cho cùng, tiền của dân mình lại chảy vào túi của một số người…

      • minh co mot bai tieu luan nay khong biet ban co the giup minh duoc khong ? xin cam on ban nhieu nhieu lam “Rủi ro pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu từ thực trạng hoạt động của NHTMCPXD”

      • biết là như thế nhưng khi viết vào báo cáo thực tập của mình có viết như thế được không.( Đấy là chưa nói đến đạo đức nghê nghiệp của cán bộ tín dụng. Nếu người vay cần vay tiền mà chưa đúng thủ tục thì cán bộ tín dụng có thể lo hộ họ khoản này để được cấp trên phê duyệt cho vay chỉ cần người vay …) viết như thế họ có cho mình dấu không. huhu
        khổ thân cái thân sinh viên thực tập biết là thế mà không dám viết. và cũng không nói trước được vì chính mình sau khi ra trường rùi cũng thành cán bộ tín dụng và có chắc là minh sẽ không làm như vậy không vì giời ai cũng làm như vậy ” đi ngược lại tự nhiên mình sẽ bị sa thải”…. mình chỉ muốn làm 1 cán bộ TD tốt để giú người dân nghèo vùng cao có 1 cuộc sống tốt hơn nhựng mình có làm được không….ước mơ chỉ là ước mơ.

      • Điều bạn Đôn 0932310168 nói trên hoàn toàn đúng, cán bộ tín dụng là người thẩm định HS vay vốn, tuy nhiên, trong một tổ chức NH không chỉ có một khâu thẩm định, đồng thời cũng không chỉ có một lĩnh vực cho vay, mà còn nhiều dịch vụ liên quan tới tiền tệ khác. Vấn đề là Công nghệ mà NH áp dụng!
        Trong công nghệ áp dụng thì đều hiểu là theo công thức tóm tắt: TIHO:
        trong đó:
        T- Technicware
        I- Infomationware
        H-Humware
        O-Organizationware
        Nghĩa là quy trình này đủ tin cậy hay không, và các bước có thực thiện theo chuẩn mực của Nhà nước, hay của tổ chức NH hay không.
        Nếu thực sự chặt chẽ, thì mỗi công đoạn phải có một loạt các tiêu chí và tại các tiêu chí đó, có những chuẩn mực bắt buộc và những chỉ tiêu tham vấn.
        Chẳng hạn, về “T” trong công thức trên: Những vấn đề kỹ thuật khá quyết đinh, cơ sở Vật chất kỹ thuật của quy trình công nghệ này, như các nước phát triển thì trong hệ thống, những tiêu chuẩn kỹ thuật rất cần thiết, về mọi lĩnh vực đặc biệt là các tham vấn chuyên gia để có những phản hồi : trả về cho kết quả (report, result) qua quá trình thẩm định được phản ánh kịp thời, thậm chí phương tiên để nhận kết quả cũng được coi là kỹ thuật: Như hệ thống máy tính, hệ thống bảng biểu, hệ thống đánh giá, hệ thống so sánh. chính vậy mà những tổ chức đánh giá tín nhiệm cho các tổ chức hoặc quốc gia, cho ta những thứ hạng về độ tin cậy của việc hoàn trả vốn vay, hay khả năng thanh toán nợ….
        I- Infomationware : Đó là kho dữ liệu thông tin khổng lồ của cả ngành NH, cụ thể là tại Trung tâm thông tin NH NN – CIC của Ngân hàng Nhà nước. Ở đó có đầy đủ các thông tin về các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh doanh, các tổ chức tài chính, như các quỹ đầu tư, các thông tin về các DN, hay các Cá nhân tham gia tín dụng, cho vay, và vay. Thậm chí là các nhà đầu tư nhỏ lẻ của Thị trường chứng khoán đều có tên.
        Thông tin còn cho biết thêm những khả năng của các tổ chức này về thực hiện các loại hình sản xuất nào, quy mô và tiềm năng mạnh về mặt gì trong thị trường!
        Ở đó có tất cả các nội dung cơ bản nhất để nhận diện một tổ chức hoặc DN. Thí dụ: Doanh nghiệp thuộc loại hình nào. Thời gian thành lập, có bao nhiêu thành viên, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, đặc thù sinh lợi, khả năng quản trị, hay tổ chức điều hành, cho đến những thông tin về khả năng tài chính, cũng như những yếu tố về địa lý, con người vân vân…
        Kho thông tin này thường xuyên được cập nhật và bổ sung, những thông tin cụ thể như: Hiện đang vay tiền ở đâu, mở bao nhiêu tài khoản ở bao nhiêu tổ chức tài chính hoặc NH, thậm chí khả năng trả nợ, có nợ quá hạn, nợ xấu không, tính sử dụng đồng vốn có hiệu quả không, ROE, ROA…và cả những vấn đề nhỏ như đã mở bao nhiêu thẻ VISA, ATM….tính thanh khoản của chính doanh nghiệp, tổ chức đó, ngoài ra còn cả những thông tin tế nhị như cheff của tổ chức đó có nghiêm túc trong chấp hành pháp luật hay không, những ý thích của họ, có nhận quà hay không, khả năng làm việc… Nói tóm lại I là một yếu tố không thể thiếu trong quy trình công nghệ này, nó đặc biệt quan trọng khi “dự án” vay vốn có khả năng hoàn vốn hay không và trong thời hạn bao lâu, những dự án tương tự tại địa bàn tương ứng, có khả thi và lợi thế cạnh tranh thế nào trong thực tế! Những tổ chức tư vấn có đủ kinh nghiệm và độ tin cậy đến bao nhiêu %, hay xếp vào loại nào. Những bí mật, bí quyết của DN trong lĩnh vực đâu tư dự án.Thí dụ: Một DN Mỹ ở vùng Thung Lũng SILICON đầu tư về CNTT ( phầm mềm hay phần cứng) vào VN thì độ tin cậy cao hơn là ở Philipin chẳng hạn, hay một Nhà máy của Thụy sĩ đầu tư vào VN để sản xuất đồng hồ cơ, chắc sẽ đủ tin cậy hơn là ở Cămpuchia. Hay Lào, đầu tư vào lĩnh vực này!
        Thông tin về dự án còn có nhiều điều hay nữa, chẳng hạn đối với dự án BĐS mà đơn vị tư vấn đầu tư, lập dự án và đánh giá hiệu quả đầu tư (IRR;FIRR; FOR… ) thì khó ai vượt mặt được CBRE (của Mỹ trên toàn cầu)…
        H- Con người trong quy trình công nghệ của tổ chức NH là hết sức quan trọng, tuy nhiên, mọi con người đều có rủi ro riêng, không ai bắt được người khác làm điều người ta không muốn, hoặc có thể nói, độ rủi ro về con người là cao nhất, vì nó thay đổi hàng ngày hàng giờ.
        Vậy tính bền vững về yếu tố con người là thấp nhất, đây vừa là mặt yếu nhưng đồng thời cũng là mặt mạnh của một quy trình công nghệ. Về bản chất, sức sáng tạo luôn đi theo sự thay đổi, hay nói khác đi sự thay đổi gắn liền với khả năng sáng tạo. Nếu giữ nguyên trạng thái của con người, tức là khả năng phản ứng chậm thì không theo kịp sự phát triển, nhưng những phát kiến, sáng kiến, và vận dụng lại chứa đựng mầm mống của những rủi ro không lường trước được, đặc biệt là trong cơ chế thị trường đầy biến động, đòi hỏi phản ứng nhanh, thông minh sáng tạo để chớp lấy cơ hội giành được những hiệu quả tích cực cho sự phát triển, chính vì vậy mà Con người là sự cần thiết cao nhất cho tính ổn định và phát triển của tổ chức. Yếu tố con người là yếu tố tự thân của tổ chức: Nghĩa là Tổ chức được xây dựng cũng là do con người, phục vụ cũng là con người, và mục tiêu cũng là con người. Những yếu tố này đối với con người chính là yếu tố tự thân, quyết định sự thành bại của một quy trình công nghệ. Do đó nói, nó xếp hàng ở thứ tự thứ 3 nhưng lại là yếu tố quyết định cho cả dây chuyền công nghệ.
        O- Tổ chức: Những sơ đồ tổ chức đặt ra, nhằm quản lý được các khâu của quy trình công nghệ. Nếu hình thức tổ chức tốt, phù hợp, thì sẽ cho ta sự hoạt động nhịp nhàng, phát huy được đồng đều mọi thành phần của quy trình công nghệ, kiểm soát được các rủi ro một cách chi tiết tỉ mỉ, thường xuyên và có thể khắc phục được các lỗi hệ thống ngay từ khi còn trứng nước manh nha, nên có thể thúc đẩy được sự phát triển bền vững của tổ chức. Hình ảnh của một chiếc xe đạp cho ta thấy, các chi tiết bố trí hợp lý để có thể phát động được sự tiến lên của toàn bộ cơ cấu và con người. Mỗi một chí tiết trên hệ thống truyền động đều cần thiết và hợp lý, chẳng hạn, chiếc lốp xe phải có khả năng bám đường và êm ái, bật nẩy chống rung lắc và chấn động đột ngột. chiếc xích líp, chỉ cho nó tiến về phía trước, vì nó không cho phép truyền động theo lực kéo lùi, ghi đông thì linh động cho chuyển hướng nhưng không cho phép quay 180 đột ngột. Phanh có khả năng hãm khi có những khủng hoảng về tinh thần, hướng đi hay độ dốc, thậm chí là tai nạn đột ngột, nó duy trì tốc độ vừa phải phù hợp với hệ thống truyền động và khả năng chịu tải, chịu đựng của cả người và kết cấu hoạt động của chiếc xe. Tổ chức hợp lý sẽ phát huy được đồng đều các bộ phận của hệ thống NH hay tổ chức tín dụng, chẳng hạn như những chi tiết trong chiếc xe hay hỏng thì dễ thay : Lốp, săm, phanh chẳng hạn, chiếc nhông sau quay nhiều hơn, chịu tải lớn hơn thì phải cứng hơn nhông trước…vv và vv…
        Hệ thống tổ chức chắc vững thì khả năng hoàn thành được tốt hơn nhiệm vụ của mình.
        Cho nên kết luận lại, một hệ thống tín dụng phải có quy trình công nghệ phù hợp với quy mô và đặc điểm của mình. Việc thẩm định cho vay, hay cán bộ tín dụng chỉ là một trong những khâu của một quy trình công nghệ hoàn chỉnh. Khi xuất một đồng vốn từ nguồn huy động ra cho một đối tác vay vốn thì nói chung cần phải được hoàn thành đầy đủ các bước theo một quy trình chặt chẽ. Nếu không muốn những rủi ro random làm cho hỏng việc.
        Xin thưa cứ an tâm đi, bao giờ trên chiếc xe đạp khi khởi động đều có phanh và chân chống! Thiếu bất kỳ một chi tiết nào đều có thể trở thành thảm họa, và phá sản!

    • bạn nào có công văn gửi công an về việc phối hợp thu hồi nợ kô? Cho mình xin cái, địa chỉ tungvx.hti@gmai.com. Mình cảm ơn rất nhiều. Ai có cho mình xin sớm cái nhé. vì đang rất cần.

    • em chào thầy ạ.
      thầy ơi cho em xin được hỏi về thủ tục cho vay ra nước ngoài.
      Gần đây có thông tư 45/2011 của Thống đốc NHNN, trong đó có quy định trình tự, thủ tục và điều kiện để tổ chức tín dụng trong nước cho vay ra nước ngoài.
      Vậy em xin phép được tư vấn về những bất cập và hạn chế của những quy định trong thông tư này ạ.
      em xin chân thành cảm ơn.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn