admin@phapluatdansu.edu.vn

CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ

Đề cương bài học và câu hỏi thảo luận được Civillawinfor soạn thảo dựa trên kết cấu Đề cương môn học Luật dân sự của trường Đại học Luật Hà Nội.

Nội dung của từng vấn đề chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào.

 
Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức. Việc trích dẫn lại đề nghị ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com
 

TRANG NÀY ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN CHỈNH SỬA, CẬP NHẬT MONG CÁC BẠN THÔNG CẢM VỀ NHỮNG BẤT TIỆN CÓ THỂ GẶP PHẢI

MODUL1 – LUẬT DÂN SỰ

 
   
VẤN ĐỀ 1   KHÁI NIỆM CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
   
VĐ1.1. Đề cương bài học
   
VĐ1.2. Câu hỏi thảo luận:

 

Tự luận

1.

Phân biệt các thuật ngữ: giao lưu dân sự, quan hệ dân sự, quan hệ pháp luật dân sự.

2.

Phân biệt thuật ngữ thiện chí với thuật ngữ trung thực trong nguyên tắc thiện chí, trung thực của luật dân sự.

3.

Xác định hiệu lực của Bộ luật dân sự năm 2005.

4.

Phân biệt đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của luật hành chính.

5.

Những dấu hiệu xác định một quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.

6.

So sánh nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự theo Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005.

7.

Phân biệt giữa các thuật ngữ: tự do thỏa thuận, tự nguyện, tự định đoạt.

8.

Hãy nêu 5 ví dụ về quyền nhân thân của một tổ chức kinh tế.

9.

Phân loại nguồn của luật dân sự. Hãy nêu ít nhất 15 văn bản pháp luật thuộc nguồn của luật dân sự có giải thích rõ tại sao nó là nguồn.

10.

Nêu các nguyên tắc  đặc trưng của luật dân sự.

   
  TIẾP >>>
   
 

Khẳng định đúng hay sai? Tại sao

1.

Tất cả các quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.

2.

Chủ thể của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chỉ có thể là cá nhân.

3.

Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có một bên chủ thể là công dân Việt Nam.

4.

Nguyên tắc thiện chí, trung thực là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự.

5. Các quan hệ liên quan đến bất động sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
6. Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có hai bên chủ thể là công dân Việt Nam.
7. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình đây là một hoạt động áp dụng Luật dân sự.
8. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự.
9. Trong tự nguyện có tự định đoạt.
10. Hai điều kiện cần và đủ để các chủ thể bình đẳng trong quan hệ dân sự là độc lập về tổ chức và tài sản.
   
  TIẾP >>>
   
   
VẤN ĐỀ 2   QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
   
VĐ2.1. Đề cương bài học (Chưa cập nhật)
   
VĐ2.2. Câu hỏi thảo luận:

 

Tự luận

1.

Nêu các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự. Cho ví dụ ở mỗi đặc điểm.

2.

Nêu các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền dân sự.

3.

Phân biệt quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền. Cho ví dụ cụ thể.

4.

Phân biệt giữa quan hệ pháp luật dân sự tương đối và quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối. Cho ví dụ cụ thể.

5.

Nêu các khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Mỗi khách thể cho 3 ví dụ.

6.

Phân biệt giữa căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự là sự biến do hành vi của con người và căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự là hành vi. Cho ví dụ cụ thể.

7.

Cho một tình huống cụ thể chứng minh đó là quan hệ pháp luật dân sự (chủ thể, khách thể, nội dung và căn cứ làm phát sinh, chấm dứt).

8.

So sánh quan hệ pháp luật dân sự với quan hệ pháp luật hành chính, hình sự (chủ thể, khách thể, nội dung).

9.

Cho ví dụ về hành vi trái pháp luật làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.

10.

Phân loại quan hệ pháp luật dân sự theo đối tượng của quan hệ. Mỗi loại quan hệ pháp luật dân sự cho 3 ví dụ.

   
  TIẾP >>>
   
 

Khẳng định đúng hay sai? Tại sao

1.

Trong một quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể đồng thời có cả quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

2.

Quan hệ chi trả lương giữa Nhà nước và công chức là quan hệ pháp luật dân sự.

3.

Nghĩa vụ dân sự là loại nghĩa vụ phát sinh theo qui định của pháp luật.

4.

Hành vi chứng thực hợp đồng của Công chứng viên là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.

5. Chỉ những hành vi có mục đích làm phát sinh quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự mới là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.
6. Khi một bên hoặc cả hai bên chủ thể chết có thể không làm chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
7. Khi một bên chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự vi phạm nghĩa vụ, thì biện pháp cưỡng chế do Nhà nước qui định được áp dụng.
8. Trong quan hệ mua bán nhà ở, nhà ở là khách thể.
9. Sự biến là sự kiện pháp lý phát sinh không do hành vi con người gây ra.
10. Quan hệ tài sản luôn có khách thể là tài sản.
   
  TIẾP >>>
   

   
VẤN ĐỀ 3 CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
   
VĐ3. 1. Đề cương bài học (Chưa cập nhật)
   
VĐ3. 2. Câu hỏi thảo luận:
 

Tự luận

1.

Phân biệt giữa người không có năng lực hành vi dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

2.

Phân tích điều kiện một tổ chức là pháp nhân.Cho ví dụ. 

3.

Phân biệt giữa một cá nhân bị tuyên bố mất tích với một cá nhân bị tuyên bố là đã chết.

4.

Xác định quốc tịch của pháp nhân là các tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài.

5.

Phân tích nội dung pháp nhân có tài sản riêng, độc lập và chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản đó.

6.

Phân tích hoạt động của pháp nhân. Cho ví dụ cụ thể.

7.

So sánh năng lực chủ thể của pháp nhân và cá nhân.

8.

Tại sao Nhà nước được xác định là chủ thể đặc biệt.

9.

So sánh trách nhiệm tài sản của tổ hợp tác và của pháp nhân.

10.

Phân biệt giữa gia đình và hộ gia đình.

   
  TIẾP >>>
   
 

Khẳng định đúng hay sai? Tại sao

1.

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân phát sinh cùng một thời điểm.

2.

Tên gọi của pháp nhân và tên giao dịch của pháp nhân là một.

3.

Khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực hành vi và năng lực pháp luật của pháp nhật phát sinh cùng thời điểm.

4.

Cá nhân đủ 18 tuổi là người có đầy đủ năng lực hành vi.

5. Pháp nhân là tổ chức do Nhà nước thành lập.
6. Cũng giống như tổ viên tổ hợp tác, thành viên của hộ gia đình phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ tài sản của hộ gia đình.
7. Cá nhân biệt tích từ đủ năm năm trở lên chỉ có thể áp dụng chế định tuyên bố một cá nhân là đã chết.
8. Thành viên của Tổ hợp tác phải là cá nhân.
9. Tài sản của người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi do cha mẹ quản lý.
10. Giữa người giám hộ và người được giám hộ không thể xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản của nhau.
   
  TIẾP >>>
   

VẤN ĐỀ 4 GIAO DỊCH DÂN SỰ – ĐẠI DIỆN – THỜI HẠN, THỜI HIỆU
   
VĐ4. 1. Đề cương bài học (Chưa cập nhật)
   
VĐ4. 2. Câu hỏi thảo luận:
 

Tự luận

1.

Xác định điều kiện có hiệu lực  của giao dịch dân sự. Cho ví dụ.

2.

Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối.

3.

Phân biệt giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương với giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự.

4.

Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đối với pháp nhân là tổ chức kinh tế.

5.

Phân biệt giữa giao dịch vô hiệu tuyệt đối và giao dịch vô hiệu toàn bộ.

6.

Hậu qủa pháp lý của giao dịch vô hiệu.

7.

Phân biệt giữa đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.

8.

Xác định các trường hợp thời hạn do luật định nhưng không phải là thời hiệu.

9.

Nguyên tắc xác định thời hiệu khởi kiện đối voi chủ thể là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.

10.

Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp trách nhiệm dân sự đó do người đại diện theo ủy quyền làm phát sinh

   
  TIẾP >>>
   
 

Khẳng định đúng hay sai? Tại sao

1.

Các thỏa thuận đạt được giữa A và B là giao dịch dân sự.

2.

Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối là giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ.

3.

Giao dịch vô hiệu do giả tạo là giao dịch vô hiệu tuyệt đối.

4.

Quan hệ đại diện giữa cha mẹ và con là quan hệ đại diện theo pháp luật.

5. Giao dịch dân sự mà một bên chủ thể gồm nhiều người (A, B, C…), mà một trong những người đó chết thì giao dịch chấm dứt.
6. Trong một pháp nhân là tổ chức kinh tế có hội đồng quản trị thì chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
7. Thời hạn tính thời hiệu khởi kiện không bao gồm các ngày nghỉ lễ theo qui định của pháp luật.
8. Quan hệ giữa người giám hộ và người được giám hộ là quan hệ đại diện theo pháp luật
9. Thời hạn là thời hiệu;
10. Khi người đại diện gây thiệt hại, người được đại diện có nghĩa vụ bồi thường bằng tài sản của mình.
   
  TIẾP >>>
   

   
VẤN ĐỀ 5 TÀI SẢN
   
VĐ5. 1. Đề cương bài học (Chưa cập nhật)
   
VĐ5. 2. Câu hỏi thảo luận:
 

Tự luận

1

Khái niệm và đặc điểm của tài sản;

2

Khái niệm và đặc điểm của bất động sản;

3

Khái niệm và đặc điểm của giấy tờ có giá;

4

Qui chế pháp lý đối với tiền tệ;

5

Điều kiện đối với tài sản hình thành trong tương lai với tư cách là tài sản trong giao lưu dân sự;

6

Phân loại tiền và ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;

7

Phân loại quyền tài sản. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;

8

Phân loại giấy tờ có giá. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;

9

Ngoài các tiêu chí phân loại tài sản trong giáo trình Luật dân sự Đại học Luật Hà Nội hãy đưa ra ít nhất 3 tiêu chí phân loại tài sản khác;

   
  TIẾP >>>
   
 

Khẳng định đúng hay sai? Tại sao

   

1

Quyền sử dụng đất là bất động sản;

2

Bất động sản là tài sản không thể di dời;

3

Bất động sản phải là vật;

4

Tiền không thể là đối tượng của giao dịch dân sự, nó chỉ là tài sản trung gian để định giá trị tài sản khác;

5

Vật tiêu hao là vật hao mòn tự nhiên;

6

Mọi giấy tờ trị giá được bằng tiền đều là giấy tờ có giá;

7

Giấy tờ có giá phải do ngân hàng nhà nước phát hành;

8

Di chúc là một loại giấy tờ có giá;

9

Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa có tại thời điểm xác lập giao dịch;

   
  TIẾP >>>
   
   
VẤN ĐỀ 6 NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU
   
VĐ6. 1. Đề cương bài học (Chưa cập nhật)
   
VĐ6. 2. Câu hỏi thảo luận:
 

Tự luận

1

Khái niệm và đặc điểm của sở hữu;

2

Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu;

3

Khái niệm và đặc điểm của quyền chiếm hữu;

4

Khái niệm và đặc điểm của quyền sử dụng;

5

Khái nịêm và đặc điểm của quyền định đoạt;

6

Xác định các trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật, Ý nghĩa của nó trong thực tiễn và trong áp dung luật dân sự;

7

Xác định các trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, Ý nghĩa của nó trong thực tiễn và trong áp dung luật dân sự;

8

Phân biệt giữa chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp không ngay tình. Vận dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể;

9

Các trường hợp hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu. Vận dụng để giải quyết vụ việc cụ thể;

10

Xác định các trường hợp quyền chiếm hữu thuộc về người không phải là chủ sở hữu. Vận dụng để giải quyết một vụ việc cụ thể;

   
  TIẾP >>>
   
 

Khẳng định đúng hay sai? Tại sao

   

1

Chủ sở hữu là người thụ hưởng quyền từ tài sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ;

2

Quyền sở hữu chấm dứt khi chủ sở hữu chết;

3

Quyền chiếm hữu chỉ thuộc quyền của người không phải là chủ sở hữu khi chính được chủ sở uỷ quyền hoặc chuyển quyền thông qua giao dịch hợp pháp;

4

Khi chuyển giao quyền sử dụng tài sản thì đương nhiên phải chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản đó;

5

Quyền định đoạt phải do chính chủ sở hữu thực hiện;

6

Quyền thuộc về chủ sở hữu, nhưng việc thực hiện quyền có thể thực hiện thông qua chủ thể khác;

7

Quyền của chủ sở hữu là quyền năng do luật định;

8

Quan hệ sở hữu luôn là quan hệ tuyệt đối;

9

Người không có quyền chiếm hữu một tài sản là người không có quyền sử dụng tài sản đó;

   
  TIẾP >>>
   
  CÒN TIẾP . . .
   

MODUL2 – LUẬT DÂN SỰ

 

1. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 1 – MODUL2: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ

1.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

1.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP

1. Chuyển giao quyền yêu cầu với chuyển giao nghĩa vụ;

2. Chuyển giao quyền yêu cầu với thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba;

3. Chuyển giao nghĩa vụ với thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba;

4. Điểm mới của các qui định về nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật dân sự năm 2005 với các qui định về nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật dân sự năm 1995;

5. So sánh trách nhiệm dân sự với trách nhiệm hành chính;

6. So sánh nghĩa vụ theo các góc độ đạo đức, tập quán với nghĩa vụ dân sự và sự tác động tương hỗ giữa chúng trong các giao lưu dân sự.

7. So sánh giữa đối tượng của nghĩa vụ với khách thể của quan hệ nghĩa vụ;

8. So sánh nghĩa vụ riêng rẽ với nghĩa vụ liên đới;

9. So sánh nghĩa hoàn lại và nghĩa vụ bổ sung.

10. A rủ B, C, D đi uống rượu do sử dụng quá nhiều rượu cả 4 người đã rơi vào tình trạng say xỉn không còn làm chủ được hành vi. A đã gây lộn với bàn nhậu bên cạnh, sau đó B, C, D cũng sang “giúp sức”. Hậu quả làm bị thương nặng hai người khách ở bàn bên cạnh và hư hỏng một số tài sản của nhà hàng;

11. X vào 1 phòng ký túc xá sinh viên lấy trộm đồ bị P một sinh viên trong phòng phát hiện đã la lớn “có người trộm đồ”, 6 người trong phòng cùng xông vào đánh X kết quả X hỏng một mắt và gãy một chân;

12. 3 ngân hàng X, Y, Z đồng tài trợ cho một chương trình của Đài truyền hình Việt Nam;

13. A, B, C cùng nhận một gói thầu xây dựng của công ty M, sau đó A, B, C thỏa thuận chia gói thầu thành 3 phần, trong đó A chịu trách nhiệm 50% khối lượng công việc, 50% khối lượng công việc còn lại chia đều cho B và C;

14. A vay tiền ở ngân hàng B có thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Được sự đồng ý của B, A đã bán nghĩa vụ của mình cho C, nhưng vẫn cam kết thế chấp quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của nguời có nghĩa vụ;

2. Việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chuyển giao với bên có quyền;

3. Chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi;

4. Thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba là trường hợp nguời có quyền thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời đại diện;

5. Khi không có thỏa thuận về thời hạn, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là tiền vào bất kỳ thời điểm nào cho bên có quyền;

6. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào nơi cư trú của nguời có quyền, trừ khi pháp luật qui định khác;

7. Bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền yêu cầu;

8. Để phát sinh nghĩa vụ liên đới của nhiều nguời có nghĩa vụ với người có quyền, thì những nguời có nghĩa vụ phải có sự thống nhất về ý chí, hành vi và hậu quả trong việc làm phát sinh nghĩa vụ;

9. Khi một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết thì quan hệ hệ nghĩa vụ đương nhiên chấm dứt;

10. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành được hiểu là bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ theo pháp luật qui định hoặc cam kết;

11. Những tài sản được qui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đương nhiên là đối tượng của nghĩa vụ dân sự;

12. Khi các bên trong quan hệ nghĩa vụ đều có nghĩa vụ với nhau thì được bù trừ nghĩa vụ cho nhau;

13. Bên có nghĩa vụ giao tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải nộp lãi suất quá hạn;

14. Đối tượng của nghĩa vụ là tiền chỉ có thể là tiền đồng Việt Nam;

15. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đồng nghĩa với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự;

16. Trong mọi trường hợp, mỗi chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ riêng rẽ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền;

17. Hiệu lực của nghĩa vụ bổ sung phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ cơ bản mà nó góp phần hoàn thiện nội dung;

18 . Trường hợp nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương, người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo ý chí của chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương nếu không sẽ bị xác định là vi phạm nghĩa vụ.

2. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 2 – MODUL2: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ: CẦM CỐ, THẾ CHẤP

2.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

2.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Hãy cho biết ý nghĩa của biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trong giao lưu dân sự, thương mại;

2. So sánh giữa cầm cố và thế chấp;

3. Xác định các trường hợp và quyền, nghĩa vụ của người thứ ba với vai trò là người giữ tài sản cầm cố, thế chấp;

4. Xác định hậu quả pháp lý trong trường xuất hiện người thứ ba chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản cầm cố, thế chấp;

5. Nêu và cho ví dụ đối với từng đặc điểm của biện pháp bảo đảm;

6. Nêu và cho ví dụ cụ thể về điều kiện tài sản là đối tượng của biện pháp bảo đảm;

7. Ý nghĩa và có ví dụ cho từng ý nghĩa của việc đăng ký giao dịch bảo đảm;

8. Xác định chủ thể có quyền xử lý tài sản bảo đảm và các quyền nghĩa vụ pháp lý của họ;

9. Phân tích các quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm cố, thế chấp trong trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp liên quan đến quyền, lợi ích của người thứ ba;

10. Xác định các điều kiện pháp lý có liên quan đến thế chấp có đối tượng là quyền sử dụng đất;

11. Xác định các điều kiện pháp lý có liên quan đến cầm cố có đối tượng là quyền sử dụng đất;

12. Nêu và phân tích các đặc điểm của cầm cố, thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai;

13. Nêu phương thức xử lý và thứ tự thanh toán tài sản cầm cố, thế chấp;

14. Phân tích các điều kiện để một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ;

15. A vay tiền của ngân hàng B, hai bên có thỏa thuận A thế chấp nhà thuộc sở hữu của A để bảo đảm khoản vay (ngôi nhà có giá trị theo thẩm định của B là 1 tỷ 600 triệu đồng), bằng các qui định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, hãy xác định nội dung pháp lý trong các trường hợp sau:

+ Dự tính giá trị khoản vay của A sẽ là bao nhiêu?

+ A có thể sử dụng ngôi nhà trên để đảm bảo các khoản vay khác tại ngân hàng B hoặc tại ngân hàng khác hay không?

+ Giả thiết giao dịch về thế chấp nhà xác lập giữa A và B là vô hiệu, hãy xác định các căn cứ làm vô hiệu giao dịch này. Đồng thời, hãy xác định các trường hợp giao dịch thế chấp nhà ở giữa A và B vô hiệu cũng làm vô hiệu giao dịch vay nợ giữa A và B?

+ Giả thiết giao dịch vay nợ giữa A và B vô hiệu, nhà của A với tư cách là tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý thế nào?

+ Giả thiết A vi phạm nghĩa vụ đối với B, nếu là B bạn xử lý thế nào?

+ Trong trường hợp A dùng nhà của mình để thế chấp, hoặc để cầm cố bảo đảm khỏan vay với B, hãy cho biết sự khác nhau trong trường hợp này. Từ đó hãy cho biết đối với A thì biện pháp bảo đảm nào hiệu quả hơn và đối với B biện pháp nào hiệu quả hơn?

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu;

2. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm;

3. Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu;

4. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản;

5. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm;

6. Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch bao đảm;

7. Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản;

8. Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm);

9. Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ;

10. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết;

11. Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm tài sản đó được hình thành;

12. Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa thuận đồng ý của bên nhận thế chấp;

13. Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài sản gắn liền thì tài sản gắn liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp;

14. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên có quyền (bên nhận bảo đảm) để họ có quyền xử lý tài sản bảo đảm;

15. Bên nhận bảo đảm có thể dùng tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo đảm;

3. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 3 – MODUL2: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ – ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUĨ, BẢO LÃNH, TÍN CHẤP

3.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

3.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Hãy nhận diện sinh viên các trường cao đẳng, đại học vay ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội là loại giao dịch có bảo đảm hay không có bảo đảm?

2. So sánh chủ thể của các biện pháp bảo lãnh, ký quĩ và tín chấp;

3. So sánh đối tượng của các biện pháp ký quĩ, ký cược, đặt cọc với các biện pháp cầm cố, thế chấp;

4. Nêu và phân tích các điều kiện đối với chủ thể của tín chấp;

5. Xác định và so sánh hậu quả pháp lý khi người có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ trong các biện pháp thế chấp, đặt cọc, ký cược;

6. Xác định các trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, nhưng bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

7. Phân biệt trường hợp bên bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ mà không xác định cụ thể tài sản bảo đảm với trường hợp bên bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ có xác định cụ thể tài sản bảo đảm;

8. Xác định quyền và nghĩa vụ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh;

9. Xác định trách nhiệm dân sự của bên có nghĩa vụ với tư cách là bên bảo đảm khi họ vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm;

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG SAI? TẠI SAO?

1. Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc, ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ;

2. Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ phải đảm bảo hai điều kiện: Tài sản phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm;

3. Tải sản hình thành trong tương lai chỉ có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố, thế chấp;

4. Cũng như cầm cố, đặt cọc và ký cược có hiệu lực từ thời điểm bên đặt cọc, bên ký cược chuyển giao tài sản đặt cọc, ký cược cho bên nhận đặt cọc, nhận ký cược;

5. Trong trường hợp một cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của một tổ chức mà họ là người đại diện để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có quyền chấp nhận thì đó là bảo đảm bằng biện pháp tín chấp;

6. Giao dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự;

7. Ký quĩ là biện pháp bảo đảm được áp dụng cho bảo đảm nghĩa vụ có chủ thể là các tổ chức;

8. Hộ gia đình nghèo có thể được vay tín chấp nếu đại diện của hộ là thành viên của một tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở;

9. Một cá nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu họ thuộc diện nghèo và là thành viên của nhiều tổ chức chính trị – xã hội;

10. Trong trường hợp bên được bảo lãnh có tài sản đủ để thực hiện nghĩa vụ vi phạm thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình;

11. Một người đang thực hiện khoản vay tín chấp mà có tài sản để bảo đảm thì phải thay đổi sang biện pháp bảo đảm bằng tài sản;

12. Các bên trong hợp đồng thuê có đối tượng là bất động sản có thể áp dụng biện pháp ký cược nếu có thỏa thuận;

13. Về nguyên tắc, tài sản ký cược có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản thuê, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác;

14. Nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa họ;

15. Các bên có thể thỏa thuận khác với qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự khi một trong hai bên quan hệ đặt cọc vi phạm nghĩa vụ.

4. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 4 – MODUL2: QUI ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

4.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

4.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. So sánh giữa hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương;

2. So sánh hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng với hợp đồng chấm dứt khi một bên hủy bỏ hợp đồng;

3. So sánh giữa hành vi pháp lý đơn phương với với hợp đồng đơn vụ;

4. So sánh giữa hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ. Cho 03 ví dụ về mỗi loại hợp đồng này;

5. So sánh giữa hợp đồng có đền bù và không có đền bù. Cho 03 ví dụ cho mỗi loại hợp đồng này;

6. Lấy 3 ví dụ về hợp đồng mẫu và hãy cho biết sự khác biệt giữa hợp đồng mẫu với hợp đồng không thuộc loại này;

7. So sánh giữa hợp đồng phụ và phụ lục hợp đồng;

8. Nêu các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự do ý chí của một bên chủ thể hợp đồng. Cho ví dụ cụ thể cho mỗi trường hợp;

9. Phân tích hậu quả pháp lý đối với các trường hợp: bên đề nghị giao kết hợp đồng chết, bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết, một trong hai bên trong hợp đồng đã giao kết chết;

10. Phân tích và cho ví dụ cụ thể về các nguyên tắc giao kết hợp đồng;

11. So sánh nguyên tắc thực hiện hợp đồng song vụ và đơn vụ;

12. Tìm 3 mẫu hợp đồng khác nhau (căn cứ vào tiêu chí phân loại hợp đồng), được đăng tại địa chỉ sau: http://tracuuluat.net/?type=27 (hoặc địa chỉ khác mà bạn biết) và hãy nhận diện các điều khoản cơ bản, thông thường và tùy nghi ở mỗi hợp đồng đó;

13. Phân tích và cho ví dụ về các nguyên tắc giải thích hợp đồng dân sự;

14. Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng? Vận dụng cụ thể phân tích điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mẫu (hoặc các loại hợp đồng khác);

15. Phân tích các trường hợp nghĩa vụ không thể thực hiện trong hợp đồng song vụ;

16. Phân biệt sự khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và nguyên tắc giải quyết khi các bên trong hopự đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại;

17. Hãy nêu 10 ví dụ có phân tích về hợp đồng dân sự vô hiệu có liên quan đến đối tượng của hợp đồng;

18. Phân tích các qui định pháp luật liên quan đến hình thức của hợp đồng;

19. Nêu ý nghĩa của các điều khoản cơ bản trong hợp đồng.

20. Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp bên đề nghị giao kết chuyển đề nghị giao kết tới nhiều chủ thể khác nhau;

21. So sánh nguyên tắc giao kết hợp đồng với nguyên tắc thực hiện hợp đồng

22. So sánh hợp đồng liên quan đến quyền và lợi ích của người thứ ba và hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba;

23. Qui định của pháp luật về đại diện trong giao kết hợp đồng;

24. Cho biết hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng thông qua người đại diện;

25. Cho biết và nêu ví dụ về các trường hợp chấm dứt hợp đồng không phụ thuộc vào ý chí của hai bên chủ thể hoặc một trong hai bên chủ thể;

26. Cho biết qui định pháp luật và nêu ví dụ về hợp đồng vô hiệu tương đối;

27. Cho biết qui định pháp luật và nêu ví dụ về hợp đồng vô hiệu tuyệt đối;

28. Cho biết qui định pháp luật và nêu ví dụ về hợp đồng vô hiệu một phần.

29. Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp tên gọi của hợp đồng và nội dung của hợp đồng mâu thuẫn với nhau. Ví dụ: Tên gọi là hợp đồng mượn nhưng lại mang nội dung của hợp đồng vay tài sản;

30. Hãy cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp các bên trong hợp đồng không thỏa thuận về thời hạn của hợp đồng;

31. Xác định bên đề nghị và bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp đối tượng của được nêu trong đề nghị là tài sản thuộc sở hữu chung;

32. Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp một bên trong hợp đồng chuyển nhượng các quyền của mình trong hợp đồng cho người khác;

33. Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp một bên hợp đồng là pháp nhân bị tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản;

34. Cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp các bên hợp đồng thỏa thuận thay thế đối tượng của hợp đồng;

35. Xác định hình thức và nội dung đề nghị giao kết đối với hợp đồng mẫu;

36. Phân biệt giữa đề nghị thương thuyết hợp đồng với đề nghị hợp đồng;

37. Phân tích ý nghĩa của hình thức hợp đồng;

38. Khi một bên hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ theo hợp đồng, nếu bạn là bên kia thì bạn giải quyết nào?

39. Nếu các bên xác lập một hợp đồng với hình thức miệng, dựa trên những căn cứ nào để xác định hiệu lực của hợp đồng này?

40. Trong trường hợp cùng một quan hệ hợp đồng, các bên lại lập nhiều hợp đồng khác nhau về hình thức, có nội dung khác nhau, hãy xác định hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp này;

41. Cho ví dụ về giao kết hợp đồng thông qua người đại diện và hãy xác định trách nhiệm dân sự của các bên trong trường hợp người đại diện giao kết hợp đồng vượt quá thẩm quyền đại diện;

42. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp hợp đồng hãy cho biết phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mà các bên có thể lựa chọn áp dụng?

2. KHẲNG ĐINH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. A và B xác lập một hợp đồng song vụ, theo thỏa thuận trong hợp đồng A phải thực hiện nghĩa vụ vào ngày 1/5/2007 còn B phải thực hiện nghĩa vụ vào ngày 1/8/2007. Tuy nhiên, đến hết ngày 1/8/2007 A vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp này, B có quyền không thực hiện nghĩa vụ của mình đến khi A thực hiện nghĩa vụ của A;

2. Hiệu lực của hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng;

3. Những hình thức sau là một trong những hình thức đề nghị giao kết hợp đồng:

+ Hoạt động quảng cáo hàng hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Phân phát các tờ cataloc giới thiệu sản phẩm;

+ Phân phát tập báo giá sản phẩm.

4. Các thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là hợp đồng;

5. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị hợp đồng;

6. Trong giao kết hợp đồng cả hai bên vừa đồng thời là bên đề nghị hợp đồng vừa là bên được đề nghị;

7. Tên gọi của hợp đồng phản ánh nội dung chủ yếu của hợp đồng;

8. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đồng thời là thời điểm các bên hợp đồng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đã được thỏa thuận trong hợp đồng;

9. Các thỏa thuận trong một hợp đồng có hiệu lực có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các bên trong hợp đồng và không thể thực hiện khác với những thỏa thuận đó;

10. Hợp đồng vì lợi ích của nguời thứ ba là hợp đồng có ba nguời tham gia giao kết trong đó nguời thứ ba được hưởng các lợi ích từ hợp đồng;

11. Trong trường hợp nguời thứ ba từ chối hưởng các lợi ích từ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, thì hợp đồng đó vẫn có hiệu lực đối với các bên giao kết hợp đồng;

12. Khi một bên trong hợp đồng chết sẽ làm chấm dứt hợp đồng đó, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;

13. Khi đối tượng của hợp đồng không còn thì không làm chấm dứt hợp đồng, trừ khi đối tượng của hợp đồng là vật đặc định;

14. Khi các bên trong hợp đồng chỉ thỏa thuận về phạt hợp đồng mà không có thỏa thuận về bồi thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên vi phạm nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại;

15. Trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại khi một bên trong hợp đồng vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng là loại điều khỏan thông thường. Do đó, không phụ thuộc vào việc các bên có thỏa thuận hay không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại;

16. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

17. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là hợp đồng vô hiệu tòan bộ;

18. Thời hạn thực hiện hợp đồng là điều khỏan không thể thiếu trong mọi hợp đồng;

19. Chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng hoàn thành được hiểu là các bên trong hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ theo hợp đồng;

20. Hợp đồng chấm dứt do một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng chỉ áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên;

21. Nếu không có thỏa thuận gì khác, thời hạn thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực;

22. Hợp đồng chấm dứt do một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng được tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực;

23. Hợp đồng chấm dứt do đối tượng hợp đồng không còn được hiểu đối tượng không còn và các bên không có hoặc không thỏa thuận được về thay thế đối tượng khác;

24. Việc thay đổi đối tượng của hợp đồng không làm thay đổi nội dung của hợp đồng, trừ điều khoản liên quan đến đối tượng;

25. Việc thay đổi đối tượng của hợp đồng không làm chấm dứt hợp đồng.

5. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 5 + 6 – MODUL2: HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU – HỢP ĐỒNG MUA BÁN, TẶNG CHO, TRAO ĐỔI, VAY TÀI SẢN

5.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

5.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP

*1. Hợp đồng mua bán tài sản:

1. Nêu và phân tích các đặc điểm của loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản;

2. Nêu các đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản;

3. Cho 10 ví dụ về hợp đồng mua bán vô hiệu do có đối tượng vi phạm điều cấm của pháp luật;- Cho 10 ví dụ về hợp đồng mua bán có đối tượng không phải là vật;

4. Cho biết sự khác biệt giữa hợp đồng mua bán có đối tượng là tài sản phải đăng ký sở hữu với hợp đồng mua bán có đối tượng là tài sản phải đăng ký sở hữu;

5. Cho 10 ví dụ về hợp đồng mua bán tài sản có đối tượng là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước;

6. Cho 10 ví dụ về địa điểm giao tài sản bán không phải nơi cư trú của bên mua;

7. Xác định địa điểm giao tài sản trong trường hợp bên mua là pháp nhân có nhiều trụ sở hoặc văn phòng đại diện;

8. Xác định các hậu quả pháp lý đối với trường hợp bên mua xác lập hợp đồng mua bán với bên bán thông qua người đại diện;

9. Xác định điều kiện và hậu quả pháp lý của hợp đồng mua bán có đối tượng là tài sản trong tương lai;

10. Xác định điều kiện và hậu quả pháp lý của hợp đồng mua bán có đối tượng là tài sản đang là đối tượng của các giao dịch bảo đảm;

11. Xác định đối tượng của hợp đồng mua bán liên quan nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước;

12. Nêu những điểm khác biệt giữa hợp đồng mua bán thông thường với bán đấu giá;

13. Nêu và phân tích điều kiện về chủ thể trong bán đấu giá;

14. Nêu ý nghĩa của bán đấu giá trong thực tiễn giao lưu dân sự;

15. Nêu các giải pháp đối với trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản bị khuyết tật;

16. Xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với đối tượng của hợp đồng mua bán;

17. Xác định các trường hợp hợp đồng mua bán có hiệu lực nhưng chưa xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua;

18 Phân biệt giữa hợp đồng mua bán mua chậm, trả dần với chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán;

19. Xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp phát sinh rủi ro đối với tài sản mua;

20. Nêu đường lối giải quyết đối với trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán đang thuộc quyền chiếm hữu của người thứ ba;

21. Nêu đường lối giải quyết đối với trường hợp bên bán tài sản chưa có giấy tờ sở hữu đối với tài sản bán;

22. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp nhiều người cùng bán một tài sản và nhiều người cùng mua một tài sản;

23. Xác định thời điểm hoàn thành nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán có bảo hành;

24. Nêu những khác biệt của hợp đồng mua bán nhà ở với hợp đồng mua bán thông thường;

25. Nêu những khác biệt của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với hợp đồng mua bán thông thường;

26. Nêu những đặc thù của hợp đồng mua bán có tài sản bán thuộc các hình thức sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hỗn hợp;

27. Xác định trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối trong hợp đồng mua bán có bảo hành đối với bên mua tài sản;

28. Xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong các trường hợp phát sinh các chi phí vận chuyển, chí phí chuyển quyền sở hữu tài sản bán từ bên bán sang bên mua;

29. Xác định các quyền, nghĩa vụ của bên trong hợp đồng mua bán có thỏa thuận về chuộc lại tài sản bán;

30. Xác định các điều kiện liên quan đến mua sau khi dùng thử và các hậu quả pháp lý của việc vi phạm các điều kiện đó.

*2. Hợp đồng tặng cho tài sản:

31. Nêu các các đặc điểm của hợp đồng tặng cho tài sản;

32. So sánh giữa hợp đồng mua bán tài sản với hợp đồng tặng cho tài sản;

33. Nêu và phân tích các điều kiện của hợp đồng tặng cho có điều kiện;

34. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp một bên trong hợp đồng tặng cho có điều kiện vi phạm nghĩa vụ;

35. Xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên được tặng cho đối với tài sản tặng cho;

36. Nêu những đặc thù của hợp đồng tặng cho tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hỗn hợp;

37. Xác định trách nhiệm của bên tặng cho liên quan đến tài sản tặng cho;

38. Nêu sự khác biệt giữa hợp đồng tặng cho có đối tượng là tài sản không phải đăng ký sở hữu đối với hợp đồng tặng cho có đối tượng phải đăng ký sở hữu;

39. Xác định hậu quả pháp lý trong các trường hợp tặng cho mà tài sản tặng cho không thuộc sở hữu của bên tặng cho hoặc tài sản tặng cho đang thuộc người thứ ba chiếm hữu;

40. Xác định các trường hợp hợp đồng tặng cho vô hiệu về đối tượng và chủ thể;

41. Xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp tặng cho làm phát sinh chí phí vận chuyển, chí phí chuyển quyền sở hữu tài sản tặng cho cho bên được tặng cho;

42. Nêu những điểm khác biệt giữa hợp đồng tặng cho nhà ở, quyền sử dụng đất với hợp đồng tặng cho tài sản thông thường;

*3. Hợp đồng trao đổi tài sản:

43. Nêu các đặc điểm của hợp đồng trao đổi tài sản;

44. So sánh giữa hợp đồng mua bán với hợp đồng trao đổi tài sản;- Xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu của các bên đối với tài sản trao đổi;

45. Nêu những khác biệt giữa hợp đồng trao đổi quyền sử dụng đất với các hợp đồng trao đổi tài sản khác;

46. Xác định loại hợp đồng trong trường hợp đồng trong trường hợp một bên dùng tiền Đồng Việt Nam để có ngoại tệ tại các cửa hoàng kinh doanh ngoại tệ;

47. Xác định các trường hợp tài sản không thuộc sở hữu của bên trao đổi tài sản nhưng hợp đồng trao đổi tài sản vẫn có hiệu lực.

* Hợp đồng vay tài sản:

48. Nêu các đặc điểm của hợp đồng vay tài sản;- So sánh hợp đồng vay tài sản với các hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho;- Xác định các loại hợp đồng vay tài sản;

49. Phân tích các điều kiện với hợp đồng vay tài sản có lãi và hậu quả pháp lý trong trường hợp vi phạm các điều kiện đó;- Phân tích các qui định liên quan đến hợp đồng vay tài sản có lãi xuất;

50. Phân tích hậu quả pháp lý của hợp đồng vay tài sản không có kỳ hạn khi xảy ra tranh chấp;

51. Xác định hậu quả pháp lý đối với hợp đồng vay tài sản không có lãi nhưng bên vay lại chậm hoặc không thực hiện nghĩa vụ;

52. Phân biệt giữa tiền lãi và tiền phạt hợp đồng do bên bên vay vi phạm nghĩa vụ;

53. Nêu các phương thức tính giá trị nghĩa vụ của bên vay phải thực hiện cho bên cho vay khi bên vay vi phạm nghĩa vụ;

54. Nêu sự khác biệt giữa hợp đồng vay có đối tượng là tiền với hợp đồng vay có đối tượng là vật;

55. Nêu sự khác biệt giữa hụi, họ, biêu, phường với hợp đồng vay tài sản thông thường;

56. Nêu sự khác biệt giữa hợp đồng vay tài sản có tài sản bảo đảm với hợp đồng vay không có tài sản bảo đảm;

57. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp tài sản vay không thuộc sở hữu của bên cho vay;

58. Xác định các trường hợp bên vay có quyền thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả trả nợ gốc + lãi nếu có) thành nhiều lần khác nhau;

59. Xác định các trường hợp hợp đồng vay tài sản chấm dứt không phải do bên vay đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi (nếu có);

60. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên vay có yêu cầu trả toàn bộ nợ gốc trước thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng vay;

61. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên cho vay yêu cầu bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng vay;

62. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên vay hoặc bên cho vay là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc bị cải tổ, vợ chồng ly hôn, một bên vợ, chồng chết.

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Thời điểm xác quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản bán là thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật;

2. Bên bán trong hợp đồng mua bán phải là chủ sở hữu tài sản bán;

3. Địa điểm giao tài sản bán phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán;

4. Chi phí bán đấu giá được tính vào giá của tài sản đấu giá;

5. Khi người có tài sản đấu giá chết thì đấu giá chấm dứt;

6. Người bán đấu giá là người có tài sản để bán;

7. Người có tài sản bán đấu giá có thể tự mình bán đấu giá;

8. Người bán đấu giá không có quyền trở thành người mua đấu giá;

9. Người có tài sản bán đấu giá có quyền mua lại tài sản đấu giá từ người mua đấu giá nếu họ đã khắc phục được các lý do để bán đấu giá (Ví dụ: bán đấu giá nhà để trả nợ, nay nợ đã được trả…);

10. Người mua đấu giá phải nộp tiền dặt cọc mới được tham gia đấu giá;

11. Người nào đã đặt tiền đặt cọc thì mới có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đấu giá;

12. Bên bán phải chịu các chí phí về vận chuyển tài sản bán đến nơi cư trú của bên mua;

13. Bên bán phải chịu các chi phí về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản bán cho bên mua;

14. Hợp đồng mua bán là hợp đồng chỉ bao gồm hai bên mua và bán;

15. Bên mua trong hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần có quyền sở hữu tài sản mua từ thời điểm họ đã thành nghĩa vụ trả tiền;

16. Thời điểm chấm dứt hợp đồng mua bán có bảo hành là thời điểm hết thời hạn nghĩa vụ bảo hành;

17. Trong trường hợp bên bán bán tài sản không thuộc sở hữu của mình thì hợp đồng mua bán đó vô hiệu;- Hợp đồng mua bán phải lập thành văn bản;

18. Tài sản bán thuộc sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần và sở hữu hợp nhất thì hợp đồng mua bán chỉ có hiệu lực khi có sự thỏa thuận đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng sở hữu chủ;

19. Trong trường hợp tài sản bán có khuyết tật mà không do lỗi của bên bán thì bên mua phải chịu rủi ro;

20. Trong trường hợp hợp đồng mua bán có hiệu lực, nhưng bên bán chưa chuyển giao tài sản bán cho bên mua, mà lại có rủi ro đối với tài sản bán thì hợp đồng mua bán sẽ bị hủy bỏ;

21. Hợp đồng mua bán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thanh toán bằng tiền Đồng Việt Nam;

22. Hợp đồng mua bán tài sản đang là đối tượng của một giao dịch bảm đảo thì vô hiệu;

23. Hợp đồng mua bán chỉ chấm dứt khi bên bán đã chuyển giao tài sản cho bên mua và bên mua đã chuyển giao tiền mua tài sản cho bên bán;

24. Khi bên mua chưa trả tiền thì bên bán có quyền không chuyển giao tài sản bán cho bên mua;

25. Bên mua sau khi dùng thử mà làm hư hỏng hoặc làm suy giảm giá trị tài sản dùng thử thì phải mua tài sản dùng thử đó;

26. Hợp đồng mua bán nhà ở chỉ có hiệu lực khi hình thức của hợp đồng được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực;

27. Trong bán đấu giá, bên bán tài sản đấu giá là chủ sở hữu tài sản bán;

28. Tất cả những người tham gia mua đấu giá đều phải đăng ký và nộp khoản tiền đặt trước;

29. Bên nhận bảo đảm có quyền bán tài sản bảo đảm thông qua hình thức đấu giá trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ;

30. Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù;

31. Hợp đồng mua bán là hợp đồng ưng thuận;

32. Hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ

33. Hợp đồng tặng cho là hợp đồng song vụ;

34. Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng ưng thuận;

35. Cũng giống như hợp đồng tặng cho, hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng thực tế;

36. Trong bán đấu giá, khi bên mua đấu giá cao hơn giá khởi điểm thìcos quyền mua tài sản đấu giá đó;

37. Bên mua tài sản sau khi dùng thử chỉ có thể trả lạ tài sản dùng thử khi tài sản đó có khuyết tật mà không thuộc lỗi của bên mua sau khi dùng thử;

38. Mua trả chậm, trả dần là hình thức mua bán trả góp;

39. Bên mua phải tiếp tục kế thừa các quyền và nghĩa vụ liên quan đến người thứ ba đối với tài sản mua;

40. Đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản phải là vật cùng loại;

41. Khi lãi suất vượt quá 150% lãi suất của Ngân hàng nhà nước tương ứng thì hợp đồng vay có lại trở thành hợp đồng vay không lãi do vi phạm qui định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản;

42. Bên tặng cho phải chịu trách nhiệm về các rủi ro mà tài sản tặng cho đã gây ra cho bên được tặng cho;

43. Hợp đồng tặng cho có điều kiện chỉ có hiệu lực sau khi bên được tặng cho đã thực hiện xong điều kiện mà bên tặng cho đưa ra;

44. Điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện không phải là kết quả thỏa thuận mà là ý chí đơn phương củabeen tặng cho;

45. Khi tài sản tặng cho đã được chuyển cho bên được tặng cho, thì bên tặng cho không có quyền đòi lại tài sản tặng cho;

46. Tài sản tặng cho phải là tài sản đặc định;

47. Hợp đồng vay tài sản có hl kể từ thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản vay cho bên vay

6. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 7 – MODUL2: HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG TÀI SẢN – HỢP ĐỒNG THUÊ, MƯỢN TÀI SẢN

6.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

6.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP

1. So sánh đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sở hữu với đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng;

2. Phân tích các đặc điểm về đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng;

3. Cho 10 ví dụ về đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản;

4. Tại sao đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng là tài sản đặc định và là vật không tiêu hao;5. So sánh hợp đồng thuê tài sản với hợp đồng mượn tài sản;

6. Cho biết hậu quả pháp lý khi các bên trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng không đặc định hóa tài sản cùng loại là đối tượng của hợp đồng;

7. Cho biết hậu quả pháp lý khi các bên trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng thỏa thuận đối tượng của hợp đồng là vật tiêu hao;

8. Cho biết hình thức và thủ tục đối với hợp đồng thuê nhà ở và quyền sử dụng đất;

9. Cho biết hậu qủa pháp lý khi bên cho thuê là người không có quyền cho thuê tài sản;

10. Phân tích các qui định pháp luật có liên quan khi tài sản thuê thuộc sở hữu chung của nhiều đồng sở hữu chủ;

11. Nêu 3 ví dụ về hợp đồng thuê tài sản đòi hỏi bên cho thuê phải tuân thủ những điều kiện nhất định;

12. Cho biết hậu qủa pháp lý đối với hợp đồng thuê tài sản có sự khuyết thiếu về điều khoản cơ bản;

13. Hãy nếu 3 ví dụ về điều khoản tùy nghi trong hợp đồng thuê tài sản;

14. Phân tích trách nhiệm dân sự của bên cho thuê trong trường hợp họ chậm chuyển giao hoặc chuyển giao không đúng, không đủ tài sản thuê cho bên thuê;

15. Phân tích các trường hợp cho thuê lại và hậu qủa pháp lý của nó;

16. Cho biết những biện pháp bảo đảm có thể được áp dụng cho hợp đồng thuê tài sản và biện pháp xử lý khi bên thuê vi phạm nghĩa vụ;

17. Cho biết các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê tài sản không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các chủ thể hợp đồng;18. Hãy cho biết những điểm khác biệt của hợp đồng thuê nhà ở, quyền sử dụng đất so với các hợp đồng thuê tài sản thông thường khác;

19. Cho biết khi nào quyền sử dụng đất là đối tượng của hợp đồng thuê tài sản thông thường, khi nào là đối tượng của hợp đồng thuê khoán;

20. Nêu các đặc điểm cơ bản của hợp đồng thuê khoán, so sánh với các hợp đồng thuê tài sản thông thường;

21. Xác định hậu quả pháp lý của hợp đồng thuê khoán, trong đó các bên không có thỏa thuận về khấu hao cơ bản đối với tài sản thuê;

22. Xác định hậu quả pháp lý của hợp đồng thuê khoán, trong đó các bên không có thỏa thuận về thời hạn của hợp đồng. Cho 3 ví dụ cụ thể;

23. So sánh giữa giá thuê khoán với giá thuê tài sản;

24. So sánh giữa hợp đồng thuê tài sản với hợp đồng vay tài sản;

25. So sánh hợp đồng thuê khoán tài sản, trong đó các bên có thỏa thuận bên thuê khoán thanh toán tiền thuê bằng tài sản với hợp đồng trao đổi tài sản;

26. Cho biết các trường hợp bên thuê tài sản không phải trả tiền thuê tài sản cho bên cho thuê;

27. Phân tích các đặc điểm của hợp đồng mượn?28. So sánh hợp đồng mượn với hợp đồng vay không lãi;

29. So sánh hợp đồng mượn với hợp đồng tặng cho;

30. Nêu những điểm khác biệt giữa hợp đồng mượn nhà ở với hợp đồng mượn tài sản thông thường;

31. Phân tích hậu quả pháp lý trong trường hợp tài sản mượn không thuộc sở hữu của bên cho mượn.

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thực tế;

2. Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản chỉ có thể là vật đặc định hoặc vật không tiêu hao;

3. Bên cho thuê tài sản là chủ sở hữu tài sản thuê;

4. Khi bên thuê được bên cho thuê miễn thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê thì hợp đồng thuê được chuyển thành hợp đồng mượn tài sản;

5. Khi các bên trong hợp đồng thuê tài sản thỏa thuận bên thuê tài sản trả tiền thuê bằng tài sản cùng loại với tài sản thuê, thì hợp đồng đó trở thành hợp trao đổi tài sản;

6. Quyền tài sản không thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc mượn tài sản;

7. Chủ thể của hợp đồng thuê khoán bắt buộc một bên phải là người đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh;

8. Bên thuê khoán chỉ có thể là pháp nhân;

9. Khi hợp đồng thuê, mượn tài sản thiếu một trong các điều khoản cơ bản thì hợp đồng không có hiệu lực;

10. Biện pháp bảo đảm cho hợp đồng thuê chỉ có thể là ký cược;

11. Khi các bên thỏa thuận đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật tiêu hao, thì bên cho thuê phải chịu rủi ro về đối tượng hợp đồng thuê;

12. Giữa hợp đồng thuê và hợp đồng mượn chỉ có điểm khác nhau duy nhất là bên thuê phải trả tiền thuê, còn bên mượn không phải đáp ứng lại bất kỳ lợi ích vật chất nào;

13. Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế.

7. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 8 – MODUL2: HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC PHẢI THỰC HIỆN – HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ, GỬI GIỮ, GIA CÔNG

7.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

7.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Nêu điểm khác biệt giữa hợp đồng dịch vụ với hợp đồng thuê tài sản;

2. Nếu sự khác biệt trong ba trường hợp:

– A đến công ty B để đặt gia công, nhưng thấy sản phẩm của B đã sản xuất phù hợp với yêu cầu của mình nên quyết định xác lập hợp đồng để có sản phẩm đó;

– A đến công ty B để đặt gia công, A yêu cầu B phải cung cấp nguyên, vạt liệu và sử dụng nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo khuôn mẫu của A;

– A cung cấp nguyên vật liệu và khuôn mẫu để B tạo ra sản phẩm theo yêu cầu.

3. Nêu và phân tích 05 ví dụ về hợp đồng dịch vụ, trong đó pháp luật qui định các điều kiện hành nghề cho bên cung ứng dịch vụ;

4. Nêu các điều kiện đối với bên thuê dịch vụ;

5. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên nhận gửi giữ làm mất tài sản gửi;

6. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên gửi giữ đánh mất hợp đồng gửi giữ vàcos tranh chấp giữa bên nhận gửi giữ và bên gửi giũ;

7. Xác định các biện pháp bảo đảm có thể được áp dụng cho hợp đồng dịch vụ, hợp gửi giữ và hợp đồng gia công;

8. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ chuyển công việc là đối tượng của hợp đồng cho chủ thể khác;

9. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên đặt gia công chết và sản phẩm đã được bên nhận gia công tạo ra;

10. Nêu hướng giải quyết trong trường hợp bên nhận gia công tạo sản phẩm không đúng khuôn mẫu theo yêu cầu của bên đặt gia công;

11. Nêu hướng giải quyết trong trường hợp bên đặt gia công sử dụng nguyện vật liệu của người khác để bên gia công tạo sản phẩm mới cho mình;

12. Xác định di sản trong trường hợp bên đặt gia công chết;

13. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên gửi giữ xe máy đánh rơi vé gửi xe máy và người khác nhặt được đã vào bãi xe lấy xe;

14. Xác định chủ thể hợp đồng gửi giữ trong trường hợp, bên có quyền trong một quan hệ nghĩa vụ chậm tiếp nhận nghĩa vụ và bên có nghĩa vụ phải thực hiện gửi giữ tài sản với người thứ ba đến khi bên có quyền có khả năng tiếp nhận nghĩavụ;

15. Nêu sự khác biệt giữa hai vé gửi xe mà trên đó: một vé nghi biển số xe, một vé ghi mã số của vé;

16. Nêu và phân loại điều khoản trong hợp đồng dịch vụ;

17. Nêu và phân loại điều khoản trong hợp đồng gia công;

18. Nêu và phân loại điều khoản trong hợp đồng gửi giữ;

19. Tìm điểm sự khác biệt trong gửi giữ xe tại bãi xe công công cộng với gửi xe để liên hệ làm việc;

20. A giao chìa khóa nhà cho B nhờ B trông giữ nhà trong 3 tháng, do không có chỗ ở B chuyển về nhà của A để sống trong 3 tháng. Trường hợp này giữa A và B xác lập hợp đồng mượn nhà hay hợp đồng gửi giữ;

21. Nêu các điểm giống và khác biệt giữa hợp đồng gửi giữ với hợp đồng thuê và hợp đồng mượn tài sản;

22. So sánh giữa chủ thể sản xuất, kinh doanh với chủ thể nhận gia công;

23. Xác định hậu quả pháp lý liên quan đến hợp đồng gia công trong trường hợp bên đặt gia công giao nguyên, vật liệu của người thứ ba cho bên nhận gia công để tạo ra tài sản gia công;

24. Xác định hậu quả pháp lý liên quan đến hợp đồng gia công trong trường hợp bên nhận gia công sử dụng nguyên, vật liệu của người thứ ba để tạo ra tài sản gia công;

25. Nêu và phân tích căn cứ đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ và hậu quả pháp lý?

26. Nêu và phân tích căn cứ hủy bỏ hợp đồng dịch vụ và hậu quả pháp lý;

27. Nêu và phân tích căn cứ đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công và hậu quả pháp lý;

28. Nêu và phân tích căn cứ hủy bỏ hợp đồng gia công và hậu quả pháp lý;

29. Nêu những điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng dịch vụ với hợp đồng gia công;

30 . Nêu những điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng dịch vụ với hợp đồng gửi giữ;

31. Nêu những điểm khác biệt giữa hợp đồng mua bán và hợp đồng gia công tài sản;

2. KHẲNG ĐỊNH SAU ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ;

2. Hợp đồng gia công là hợp đồng dịch vụ;3. Hợp đồng gửi giữ là hợp đồng dịch vụ;

4. Cả hai hợp đồng gia công và gửi giữ đều có đối tượng công việc có kết quả tạo ra tài sản mới;

5. Trong hợp đồng gia công, nguyên vật liệu tạo ra vật mới phải dó bên đặt gia công cung cấp;

6. Khuôn mẫu của vật được tạo từ gia công chỉ phụ thuộc vào yêu cầu của bên đặt gia công;

7. Trong trường hợp bên gia công sử dụng nguyên vật liệu của mình tạo ra vật với có khuôn mẫu có sẵn và chào hàng với bên có nhu cầu đặt gia công, được bên đặt gia công chấp nhận thì hợp đồng được xác lập là hợp đồng gia công;

8. Khi bên gia công tạo ra sản phẩm không phù hợp với khuôn mẫu bên đặt gia công yêu cầu thì sản phẩm đó thuộc bên gia công, đồng thời phải thanh toán lại toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho bên đặt gia công;

9. Hợp đồng xác lập giữa chủ hiệu may và người may quần áo là hợp đồng gia công;

10. Người mua xe máy mới ra phố Cao Bá Quát (Hà Nội) để dán ni lôn cho xe tại các cửa hàng thực hiện dịch vụ này sẽ làm phát sinh hợp đồng gia công;

11. A (một người tàn tật) thuê B (thợ cơ khí) cải tiến xe máy future của hãng HONDA thành xe tự tạo ba bánh, giữa A và B xác lập một hợp đồng gia công;

12. X là thợ xây trộn xi măng, cát, sỏi, nước do A (người xây nhà) cung cấp để tạo ra bê tông theo số lượng và chất lương A yêu cầu, đây là hợp đồng gia công;

13. Hợp đồng gửi giữ thuộc loại hợp đồng mẫu;

14. Trong trường hợp tài sản gửi giữ là vật cùng loại (không được đặc định hóa) và bị mất thì bên nhận gửi giữ có quyền đền bù cho bên gửi giữ bất kỳ tài sản cùng loại nào có giá trị trung bình;

15. Tài sản gửi giữ phải là vật không tiêu hao;

16. Tài sản gửi giữ phải là tài sản đặc định;

17. Tài sản được qui định tại Điều 163/BLDS năm 2005 là tài sản gửi giữ;

18. A gửi xe ô tô tại bãi của B và được B khuyến mại bằng dịch vụ rửa xe miễn phí đây là một nội dung trong hợp đồng gửi giữ;

20. Hợp đồng dịch vụ có thể là hợp đồng không có đền bù;

21. Về nguyên tắc hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù, trừ khi bên cung ứng dịch vụ miễn cho bên thuê dịch vụ trả tiền thuê dịch vụ;

22. Trong hợp đồng gửi giữ nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn gửi giữ, thì hợp đồng gửi giữ chấm dứt khi bên gửi giữ đạt được mục đích gửi, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;

23. Nếu tài sản gửi giữ là vật tiêu hao, thì bên nhận gửi giữ phải có trách nhiệm bảo để vật đó không tiêu hao, nếu có tiêu hao trách nhiệm dân sự thuộc về bên nhận gửi giữa;

24. Công ten nơ đưa từ tàu xuống cảng mà chủ hàng chưa lấy hàng thì chủ hàng phải ký hợp đồng gửi giữ với cảng trong thời hạn hàng còn trong cảng;

25. X mở hộp thư điện tử có thu phí thì giữa X và bên cung cấp dịch vụ xác lập hợp đồng gửi giữ tài sản;

26. Cha mẹ gửi con dưới 3 tuổi ở nhà trẻ thì cần xác lập hợp đồng gửi giũ với nhà trẻ;

27. Trong trường hợp bên gửi giữ lấy tài sản trước khi hết hạn gửi giữ tài sản thì chỉ phải thanh toán tiền gửi giữ theo thời gian gửi giữ trên thực tế;

28. Giáo viên gửi xe vào khu nhà xe của trường miễn phí, trường hợp này không phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản;

29. Chủ sở hữu thuê nghệ nhân phục chế một công trình kiến trúc cổ hoặc một tácphaarm nghệ thuật bị hư hỏng hoặc hủy hoại hoàn toàn đây là hợp đồng gia công;

30. Bên mua chậm tiếp nhận tài sản mua và vẫn lưu tài sản mua tại kho của bên bán, trong trường hợp này bên mua phải thanh toán tiền gửi giữ tài sản cho bên bán;

31. A gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thì giữa ngân hàng và A phát sinh quan hệ hợp đồng gửi giữ tiền;

32. Quyền tài sản không thể là là đối tượng được gửi giữ trong hợp đồng gửi giữ;

33. Tiền không thể là đối tượng của hợp đồng gia công;

34. Trong trường hợp hết hạn hợp đồng gửi giữ mà bên gửi giữ không nhận lại tài sản gửi thì bên gửi giữ phải chịu rủi ro liên quan đến tài sản;

35. A và B có thỏa thuận là áp dụng biện pháp ký quĩ để bảo đảm nghĩa vụ của A, tài khoản bị phong tỏa được mở tại ngân hàng X, trong trường hợp này phát sinh hợp đồng gửi giữ tiền trong tài khoản phong tỏa giữa A với ngân hàng X;

36. M là một nghệ nhân, N ký hợp đồng với M để gia công tạo ra một tác phẩm nghệ thuật, M chết trong trường hợp này hợp đồng gia công giữa M và N chấm dứt;

37. Gia công là hành vi chế tạo ra tài sản mới;

38. Tài sản gửi giữ phải là tài sản đặc định và là vật không tiêu hao;

39. Khi bên nhận gia công đã hết thời hạn theo thỏa thuận mà chưa hoàn thành tài sản gia công được coi là vi phạm nghĩa vụ;

40. Bên nhận gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên đặt gia công không chuyển giao hoặc chuyển giao nguyên, vật liệu không đúng theo thỏa thuận

8. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 9 – MODUL2: HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC PHẢI THỰC HIỆN – HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN, ỦY QUYỀN

8.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

8.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Nêu các đặc điểm chung của hợp đồng vận chuyển;

2. Nêu sự khác biệt giữa hợp đồng vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản;

3. Nêu các điều kiện đối với bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách;

4. Nêu các điều kiện đối với bên cung ứng dịch vụ vận chuyển tài sản;

5. Nêu sự khác biệt trong bốn loại hình vận chuyển hành khách: hàng không, đường sắt, đường thủy và đường bộ;

6. Nêu sự khác biệt trong bốn loại hình vận chuyển tài sản: hàng không, đường sắt, đường thủy và đường bộ;

7. Cho biết hậu qủa pháp lý trong trường hợp hành khách bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản;

8. Cho biết hậu qủa pháp lý trong trường hợp tài sản được vận chuyển bị thiệt hại;

9. Cho biết điều kiện trở thành hành khách trong hợp đồng vận chuyển hành khách;

10. Cho biết trách nhiệm dân sự của bên thuê vận chuyển tài sản trong trường hợp chậm giao tài sản cho bên vận chuyển;

11. Cho biết trách nhiệm của bên thuê vận chuyển tài sản chậm tiếp nhận tài sản vận chuyển;

12. Phân biệt trách nhiệm dân sự trong trường hợp bên thuê vận chuyển tài sản đi áp tải hàng cùng với bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển tài sản không áp tải hàng cùng với bên vận chuyển;

13. Tìm hiểu thực tế về hậu quả pháp lý trong trường hợp hành khách đến chậm giờ đối với vận chuyển hàng không và vận chuyển đường sắt;

14. Nêu các phương thức tính giá thuê vận chuyển tài sản;

15. A mua tủ lạnh của B và theo thỏa thuận B vận chuyển tủ lạnh đến nhà A. Trường hợp này giữa A và B có hợp đồng vận chuyển hay không? xác định hậu quả pháp lý khi B làm hư hỏng tủ lạnh trong quá trình vận chuyển;

16. Phân biệt trách nhiệm dân sự trong trường hợp: A và B là hành khách trên xe của C, trong đó A có mua vé tại bến xe và B không có vé xe, cả hai đều bị thiệt hại về tính mạng khi xe của C bị tai nạn;

17. Nêu trách nhiệm dân sự trong trường hợp lái xe, phụ xe đón hành khách dọc đường (theo qui định của công ty vận chuyển hành khách: nghiêm cấm lái xe, phụ xe đón khách ngoài bến xe) và xe bị tai nạn gây thiệt hại cho hành khách;

18. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách bằng hàng không, điều kiện đối với hành lý của hành khách như thế nào?

19. A thuê B vận chuyển 5 tấn xăng A92 từ tổng kho đến công ty của A. Khi B vận chuyển số xăng dầu trên đến đúng địa điểm, thời hạn, nhưng A chưa có đủ bồn chứa nên yêu cầu B chờ có đủ bồn thì bàn giao xăng dầu. Hãy xác định hậu qủa pháp lý trong các trường hợp sau:

– B không đồng ý, yêu cầu A nhận ngay số xăng dầu trên, vì ngay sau đó B phải vận chuyển hàng cho người khác;

– B đồng ý và yêu cầu B phải thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình chờ nhập hàng;

– B đồng ý, trong qúa trình chờ đợi nhập hàng một cơn dông lớn đã xảy ra và sét đã đánh vào xe chở xăng của B làm nổ xăng và hư hỏng toàn bộ xe của B, ngoài ra còn làm thương 3 người công nhân đang làm việc gần đó;

– B đồng ý, trong quá trình chờ đợi xe của C đia qua đã va chạm với xe của B làm thủng bồn xăng trên xe gây thất thoát toàn bộ số xăng trên xe;

20. So sánh hợp đồng ủy quyền với Giấy ủy quyền;

21. Phân biệt giữa đại diện theo ủy quyền tromng nội bộ một pháp nhân với đại theo hợp đồng ủy quyền;

22. Nêu các trường hợp đại diện giữa những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng đại diện cho nhau theo hợp đồng ủy quyên và không theo hợp đồng ủy quyền;

23. Phân tích các hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được ủy quyền lại ủy quyền lại cho chủ thể khác;

24. Nêu phương thức thực hiện và trách nhiệm dân sự liên quan đến công việc ủy mà bên được ủy quyền là một tổ chức;

25. Nêu các hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền theo hợp đồng;

26. Nêu các điều kiện đối với bên được ủy quyền là tổ chức;

27. Nêu các điều kiện đối với bên ủy quyền là cá nhân;

28. Nêu các điều kiện đối với bên được ủy quyền là cá nhân;

29. Nêu những biện pháp bảo đảm có thể áp dụng cho bảo đảm thực hiện hợp đồng ủy quyền;

30. Nêu các điều khoản cơ bản của hợp đồng vận chuyển hành khách;

31. Nêu các điều khoản cơ bản của hợp đồng vận chuyển tài sản;

32. Nêu các điều khoản cơ bản của hợp đồng ủy quyền;

33. Soạn thảo một hợp đồng vận chuyển tài sản có đối tượng được vận chuyển là vật có tính chất hao mòn tự nhiên;

34. Soạn thảo hợp đồng ủy quyền theo đó bên ủy quyền ủy quyền cho bên được ủy quyền thực hiện công việc bảo hành sản phẩm của mình trên một địa bàn xác định.

35. Nêu sự khác biệt giữa dịch vụ vận chuyển hành khách thông thường với dịch vụ vận chuyển hành khách vì lợi ích công cộng (Ví dụ: xe buýt…);

36. Phân biệt giữa hợp đồng vận chuyển là hợp đồng mẫu với hợp đồng được giao kết từ kết quả thương thuyết giữa vên vận chuyển và bên thuê vận chuyển;

37. Phân tích mối quan hệ pháp lý giữa bên vận chuyển – tổ chức bảo hiểm – bên thuê vận chuyển trong trường hợp có thiệt hại xả ra cho bên thuê vận chuyển.

38. Phân biệt giữa bên thuê vận chuyển tài sản với bên nhận tài sản;

39. Xác định trách nhiệm dân sự, trong trường hợp một công ty du lịch thuê một công ty vận chuyển hành khách chỏ khách du liachj của mình đến địa điểm du lịch và đã có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho khách du lịch đi trên phương tiện của công ty vận chuyển hành khách;

40. Xác định trách nhiệmdaan sự giữa bên vận chuyển và bên thuê vậnc huyển trong trường hợp, bên thuê vận chuyện đưa chất cháy nổ lên phương tiên vận chuyển và chất đó đã cháy nổ gây thiệt hại về phương tiện vận chuyển, tính mạng, sức khỏe của các hành khách khác và của chính người vận chuyển, người thuê vận chuyển;

41. Xác định trách nhiệm của bên vận chuyển trong trường hợp bên thuê vận chuyển chết đột tử, mắc bệnh hoặc sinh con trong thời gian vận chuyển;

42. Xác định trách nhiệm của bên vận chuyển trong trường hợp tài sản vận chuyển phát sinh hoa lợi trong thời gian vận chuyển.

43. Xác định mối quan hệ pháp lý giữa bên ủy quyền – bên được ủy quyền – người thứ ba (có quan hệ nghĩa vụ với bên ủy quyền);

44. Xác định mối quan hệ pháp lý giữa bến xe khách – bên vận chuyển và người thuê vận chuyển.

2. KHẲNG ĐỊNH DÚNG HAY SAI? TẠI SAO

1. Hành khâch có quyền mang theo hành lý mà không bị tính cước;

2. Hành khách có hành lý thì bị tính cước vận chuyển riêng đối với hành lý;

3. Người dưới 6 tuổi không được tham gia hoạt động vận chuyển hành khách;

4. Trong quá trình vận chuyển tài sản, tài sản vận chuyển bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm dân sự;

5. Tài sản được qui định tại Điều 163 đều có thể là đối tượng được vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển tài sản;

6. Dịch vụ EMS của bưu điện là một hình thức vận chuyển tài sản;

7. Cũng như bên vận chuyển hành khách, bên vận chuyển tài sản có trách nhiệm mua bảo hiểm tài sản vận chuyển;

8. Hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc loại hợp đồng mẫu;

9. Hành khách không có vé xe không được tổ chức bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm khi có tai nạn xảy ra;

10. Bên vận chuyển phải có giấy phép kinh doanh vận chuyển tài sản hoặc hành khách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

11. A thuê B người chở khách bằng xe máy (xe ôm, taxi moto), B đưa mũ bảo hiểm cho A nhưng A không đội, trường hợp này A phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi không đội mũ bảo hiểm khi lưu hành trên đường bằng xe máy;

12. Khi xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho hành khách thì bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng các qui định của pháp luật;

13. Bên vận chuyện phải chịu trách nhiệm bồi thường cho tất cả các hành khách đang trên phương tiện của bên vận chuyển khi có thiệt hại xảy ra;

14. Hành khách chỉ có thể là cá nhân;

15. Khi bên vận chuyển chậm thực hiện nghĩa vụ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên thuê vận chuyển thì phải chịu trách nhiệm về chậm thực hiện nghĩa vụ;

16. Trong trường hợp tài sản vận chuyển đã được mua bảo hiểm mà có thiệt hại xảy ra, thì bên bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm thanh toán toàn bộ thiệt hại cho mình;

17. Bên thuê vận chuyển tài sản là bên nhận tài sản;

18. Nếu không có thỏa thuận gì khác thì bên nhận tài sản là bên có nghĩa vụ thanh toán tiền cước vận chuyển;

19. Xe vận chuyển hành hành khách không được thực hiện các hợp đồng vận chuyển tài sản trong trường hợp đang thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách;

20. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nơi xảy ra thiệt hại về tài sản;

21. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nhận tài sản vận chuyển;

22. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nơi giao tài sản;

23. Công ty A thuê công ty du lịch B tổ chức chuyến du lịch cho nhân viên của mình ở Quảng Ninh, công ty du lịch B đã sử dụng xe của công ty để vận chuyển nhân viên của công ty A đến Quảng Ninh, đây không phải là hợp đồng vận chuyển hành khách;

24. Nếu không thỏa thuận nào khác bên vận chuyển tài sản giao hàng tại nơi cư trú của bên thuê vận chuyển;

25. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách hoặc tài sản không có điều khoản về tiền cước mà bên thuê vận chuyển phải trả thì bên thuê vận chuyển không phải trả tiền cước;

26. Vũ khí bị nghiêm cấm vận chuyển trên các phương tiện vận chuyển hành khách và tài sản;

27. Tài sản vận chuyển phát sinh hoa lợi trong thời gian vận chuyển mà làm phát sinh thêm chi phí thì bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển hoa lợi;

28. Bên vận chuyển có quyền chuyển tài sản, hành khách cho bên vận chuyển khác trong quá trình vận chuyển nếu bên thuê vận chuyển không phải trả thêm chi phí;

29. Trong thời gian vận chuyển do mưa lớn, đường sạt lở xe không thể lưu hành, bên vận chuyển phải đi tuyến khác xa hơn làm phát sinh thêm nhiều chi phí thì bên bên vậnc huyển có quyền thu thêm cước vận chuyển;

30. Trong trường hợp bên vận chuyển hành khách chở quá số hành khách cho phép theo yêu cầu của khách, thì cả hành khách và bên vận chuyển cùng phải chịu trách nhiệm khi có những thiệt hại xảy ra;

31. Đại diện theo ủy quyền được xác lập theo hợp đồng ủy quyền;

32. Nếu bên được ủy quyền là tổ chức tất yếu sẽ phát sinh quan hệ ủy quyền lại;

33. Hợp đòng ủy quyền chỉ chấm dứt trong trường hợp một trong hai bên chủ thể chết khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định công việc ủy quyền gắn liền với nhân thân của các chủ thể trong hợp đồng ủy quyền;

34. Trong trường hợp bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá công việc ủy quyền thì phải chịu trách nhiệm về phần công việc vượt quá phạm vi ủy quyền;

35. Khi bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền, nhưng đem lại lợi ích cho bên ủy quyền thì không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền;

36. Pháp nhân chỉ được phép nhận ủy quyền trong qua hợp đồng ủy quyền trong trường hợp công việc ủy quyền nằm trong chức năng, nhiệm vụ hoạt động của pháp nhân;

37. Pháp nhân nhận ủy quyền từ chủ thể khác thông qua hợp đồng ủy quyền mà nội dung công việc không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động của pháp nhân thì người đứng đầu pháp nhân phải chịu trách nhiệm;

38. Nhà nước ủy quyền cho cá cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân, cơ quan nhà nước … chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Nhà nước phải thông qua hợp đồng ủy quyền;

39. Bên thuê vận chuyển tài sản có thể là bên được ủy quyền;

40. Người có quan hệ nghĩa vụ với bên ủy quyền có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu bên được ủy quyền không thực hiện đúng nội dung nghĩa vụ.

9. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 10 – MODUL2: HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC – HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

9.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC

9. 2. CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Phân biệt giữa bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc;

2. Mối liên hệ giữa trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

3. Phân biệt giữa hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tuổi thọ và hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe;

4. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích của người thứ ba;

5. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm với tư cách là hợp đồng có điều kiện;

7. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm có hình thức là hợp đồng mẫu;

8. Phân biệt giữa bên mua bảo hiểm và bên được bảo hiểm;

9. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách, bên thuê vận chuyển không đồng thời là hành khách hãy xác định đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm hành khách trong trường hợp này;

10. Phân biệt giữa bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bên vận chuyển với bảo hiểm hành khách;

11. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên mua bảo hiểm chết do hành vi của người thứ ba;

13. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được bảo hiệm bị thiệt hại tài sản do hành vi của người thứ ba;

14. A mua bình gas của một cửa hàng chuyên doanh gas, đang sử dụng thì bình gas phát nổ làm sập toàn bộ nhà của A, A và con gái 7 tuổi chết. A là người đã mua bảo hiểm tài sản, A đã mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con gái. Hãy xác định trách nhiệm dân sự phát sinh trong trường hợp này.

15. Hãy nêu các điều kiện cần thiết để là một tổ chức bảo hiểm;

16. Nêu sự khác biệt cơ bản giữa bảo hiểm xã hội với bảo hiểm thương mại;

17. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên bảo hiểm chấm dứt hoạt động;

18.Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên mua bao hiểm chết;

19. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được bảo hiểm chết;

20. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên bảo hiểm không có chức năng thục hiện dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nhưng đã xác lập hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

21. A đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm B (A là người được bảo hiểm), hãy xác định các trường hợp công ty bảo hiểm C là người thanh toán tiền bảo hiểm cho A mà không phải là công ty B;

22. Phân biệt giữa hai trường hợp công ty may X mà B làm việc mua bảo hiểm cho B và B mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho mình;

23. Anh C là nhân viên lái xe cho công ty dịch vụ vận chuyển tài sản M, trong một lần điều khiển phương tiện vận chuyển, xe phát nổ toàn bộ xe và hàng của bên thuê vận chuyển trên xe bị hủy hoại, anh C chết. Xe và hàng đã được công ty M mua bảo hiểm. Hãy xác định hậu quá pháp lý trong trường hợp này;

24. Xác định trách nhiệm dân sự của bên vận chuyển, tổ chức bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông và người điều khiển phương tiện đã bỏ mặc hành khách dẫn tới hành khách chết vì không được cấp cứu kịp thời;

22. Hãy xác định các trường hợp làm hợp đồng bảo hiểm chấm dứt;

23. Khi nào hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích của người thứ ba trở thành hợp đồng không vì lợi ích người thứ ba (bên mau bảo hiểm đồng thời là bên được bảo hiểm);

24. Phân biệt các trường hợp sau:

– A dùng tài sản của mình để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con 7 tuổi;

– A dùng tài sản của con 7 tuổi để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con;

– A dùng tài sản của mình để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con 17 tuổi;

– A dùngtaifsarn của con 17 tuổi để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe của con;

– A dùng tài sản của B để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con của mình 7 tuổi;

– A dùng tài sản của B để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con 17 tuổi.

25. Nêu các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu;

26. Nêu ý nghĩa của hợp đồng bảo hiểm;

27. Mối liên hệ giữa dịch vụ bảo hiểm với bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản;

28. Xác định tư cách chủ thể trong trường hợp công ty bảo hiểm A bảo lãnh cho công ty bảo hiểm B xác lập hợp đồng bảo hiểm tài sản cho công ty M;

29. Xác định hậu quả pháp lý đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản trong trường hợp bên được bảo hiểm chết khi chưa có sự kiện bảo hiểm;

30. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được bảo hiểm chuyển quyền được bảo hiểm của mình cho người khác.

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Tất cả các quan hệ bảo hiểm đều là quan hệ hợp đồng bảo hiểm;

2. Bên mua bảo hiểm là bên được bảo hiểm;

3. Bên được bảo hiểm là bên mua bảo hiểm;

4. Khi nhiều tổ chức bảo hiểm cùng tham gia một hợp đồng bảo hiểm thì giữa họ phát sinh trách nhiệm liến đới trong bảo hiểm;

5. Quyền được thanh toán tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm là một quyền tài sản của bên được bảo hiểm;

6. Bảo hiểm hành khách trong vận chuyển hành khách là một loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

7. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm bắt buộc;

8. Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm tự nguyện;

9. Bảo hiểm tính mạng là bảo hiểm bắt buộc;

10. Bảo hiểm tính mạng, sức khỏe thuộc loại bảo hiểm nhân thọ;

11. Do phải làm việc trong môi trường bị tai nạn cao, A đã mua bảo hiểm tính mạng tại công ty bảo hiểm X với thời hạn là 5 năm. Tuy nhiên, mới đóng phí bảo hiểm được 2 năm thì A bị tai nạn chết. Trong trường hợp này công X không phải thanh toán tiền bảo hiểm cho A;

12. Bảo hiểm cho hành khách là loại hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích người thứ ba;

13. Người đang mắc bệnh ung thư không được mua bảo hiểm tính mạng;

14. Theo qui định, người mắc bệnh tim nặng không được tham gia vào vận chuyển hành khách bằng hàng không, A thuộc trường hợp này nhưng A không nói cho người có thẩm quyền của hãng hàng không biết, do đó người có thẩm quyền của hãng hàng không đã đồng ý vận chuyển A. Tuy nhiên, trên chuyến bay A đã đột tử chết. Trường hợp này cả tổ chức bảo hiểm và hãng hàng không không phải chịu trách nhiệm bồi thường;

15. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, tổ chức bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm theo mức thiệt hại thực tế xảy ra;

16. Khi cần có sự kiện bảo hiểm, người được nhận tiền bảo hiểm phải là bên được bảo hiểm;

17. Khi nhiều người cùng được bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm thì tiền bảo hiểm được thanh toán đều cho những người này nếu có sự kiện bảo hiểm;

18. Bên bảo hiểm có thể chuyển nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm khác;

19. Khi bên mua bảo hiểm chết thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt;

20. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi bên mua bảo hiểm sử dụng tài sản của người khác để đóng phí bảo hiểm;

21. Người thứ ba với tư cách là người thụ hưởng tiền bảo hiểm chết thì hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba chấm dứt;

22. Bảo hiểm hành khách được mua từ tiền tiền vé của hành khách;

23. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ áp dụng khi bên được bảo hiểm không có lỗi trong gây thiệt hại;

24. Tất cả tài sản của bên được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản bảo hiểm;

25. Bảo hiểm hành khách bao gồm cả bảo hiểm hành lý của hành khách;

26. Sự kiện bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản là sự kiện tài sản bị thiệt hại;

27. A đóng phí bảo hiểm cho tài sản của mình. Tài sản của A bị kê biên và phát mại để xử lý nợ của A đối với người khác. Trường hợp này bên bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm tài sản cho A;

28. Khi bên bảo hiểm bị giải thể thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt;

29. Khi bên được bảo hiểm từ chối nhận tiền bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt;

30. Khi tính mạng của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bị tước đoạt bởi hành vi của người thứ ba, thì bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm là người thứ ba gây thiệt hại;

31. Bảo hiểm tự nguyện là bảo hiểm có mức phí bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm, múc tiền bảo hiểm hoàn toàn do cácbeen thỏa thuận;

32. Trong bảo hiểm bắt buộc, các bên không có sự thỏa thuận về đối tượng được bảo hiểm, mứcphis và mứctieefn bảo hiểm;

33. Phí bảo bảo hiểm được đóng bằng tiền.

10. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 11 – MODUL2: CÁC QUI ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

10.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

10.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

2. Phân biệt giữa nghĩa vụ dân sự với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng;

3. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hình sự;

4. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính;

5. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

6. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng;

7. Phân biệt giữa hành vi gây thiệt hại và hành vi gây thiệt hại trái pháp luật;

8. Phân biệt trách nhiệm dân sự giữa người gây thiệt hại có lỗi cố ý với người gây thiệt hại có lỗi vô ý;

9. Phân loại thiệt hại và ý nghĩa của việc phân loại thiệt hại;

10. Nguyên tắc xác định thiệt hại gián tiếp và thiệt hại trực tiếp;

11. Nguyên tắc xác đinh thiệt hại trong trường hợp tài sản vô hình bị xâm phạm;

12. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tài sản hữu hình bị xâm phạm;

13. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm;

14. Nguyên tắc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm;

15. Nguyên tắc xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm;

16. Phân tích mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp luật với thiệt hại;

17. Xác định định người có nghĩa vụ chứng minh lỗi, thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

18. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người bị thiệt hại không khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đã quá 2 năm kể từ thời điểm thiệt hại;

19. Xác định các trường hợp gây thiệt hại không bị xác định là trái pháp luật;

20. Xác định năng lực chủ thể dân sự trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

21. Tìm một tranh chấp điển hình về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và bình luận;

22. Xác định mối liên hệ giữa trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự;

23. So sánh lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đòng với lỗi trong trách nhiệm hình sự;

24. Xác định các trường hợp chấm dứt trách nhiêm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

25. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người gây thiệt hại chết;

26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cả gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi;

27. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp một thiệt là do tác động của nhiều hành vi;

28. Xác định thiệt hại trong trường hợp do thời tiết các phương tiện giao thông va chạm nhau mang tính dây chuyền;

29. Chị A sau khi đi làm thẩm mỹ hết 100 triệu đồng thì bị anh B gây tai nạn xe máy thiệt hại 80% sức khỏe. Xác định những thiệt mà B gây ra cho A và trách nhiệm dân sự của B;

30. Nhân dịp ngày 8/3, X mua 200 sản phẩm quà lưu niệm với giá 50.000 đồng/sản phẩm để bán lại cho người có nhu cầu về quà lưu niệm. X đã bán được 20 sản phẩm với giá 200.000 đồng thì bị Y gây thiệt hại toàn bộ. Xácddinhj trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Y;

31. Nguyên tắc xác định lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

32. Xác định thời hạn bồi thường trong trường hợp người bị xâm phạm tính mạng có con dưới 15 tuổi và con trên 18 tuổi nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự;

33. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp M gây tai nạn xe máy cho chị H đang mang thai 8 tháng và thuộc một trong các trường hợp sau:

– Chị H chết nhưng bào thai được cứu sống;

– Chị H chết và bào thai không được cứu sống;

– Chị được cứu sống nhưng bào thai đã bị chết.

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Người không có lỗi thì không phải bồi thường thiệt hại;

2. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm hình sự đều là các trách nhiệm phát sinh theo qui định của pháp luật;

3. Cũng như trách nhiệm hình sự, người có lỗi vô ý chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhẹ hơn người gây thiệt hại có lỗi cố ý;

4. Trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

5. Trách nhiệm bồi thường thiệt haị ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng;

6. Chứng minh lỗi của người gây thiệt hại là nghĩa vụ của bên bị thiệt hại;

7. Chứng minh thiệt hại là nghĩa vụ của người gây thiệt hại;

8. Sét đánh vào cột điện, dây điện dứt văng xuống đường làm giật chết người đi đường. Trường hợp này không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

9. Thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ tính từ thời điểm người bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản có thiệt hại;

10. Dù gây thiệt hại với lỗi vô ý hay cố ý, người có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nhau;

11. Chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe mà người gây thiệt hại phải chi trả cho bên bị thiệt hại chỉ căn cứ vào hóa đơn bệnh viện;

12. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm chỉ áp dụng đối với cá nhân;

13. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng trách nhiệm đối với cá nhân;

14. Thiệt hại do sự kiện bất khả kháng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

15. Khi một thiệt hại xảy ra do tác động bởi nhiều hành vi khác nhau sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhiều người;

16. Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực hiện trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình;

17. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho những chủ thể không là chủ thể trong cùng một quan hệ hợp đồng;

18. Do A xúi giục B đã gây thiệt hại cho C. Trường hợp này chỉ có B chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

19. A đang nuôi B bị mất năng lực hành vi dân sự, C gây tai nạn xe máy cho A là A chết. Trường hợp này C phải nuôi B đến khi B chết;

20. Trách nhiệm bồi thường thiệt là trách nhiệm gắn liền với nhân thân người bị thiệt hại;

21. Tổ chức bảo hiểm phải thanh toán bảo hiểm, khi người mua bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

22. Nghĩa vụ chi trả tiền cấp dưỡng của người gây thiệt hại chỉ áp dụng trong trường hợp người bị thiệt hại chết khi đang nuôi dưỡng con chưa thanh thành niên;

23. Các bên trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không thể tự thỏa thuận làm thay đổi trách nhiệm;

24. Nếu được người bị thiệt hại đồng ý, bên gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại;

25. Người đã nhận bồi thường thu nhập bị giảm hoặc mất thì không có quyền yêu cầu người gây thiệt hại chi trả tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của mình;

26. Lỗi không phải là điều kiện quyết định trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại;

27. Không có thiệt hại thì không có bồi thường thiệt hại;

28. Người có lỗi vô ý thì được giảm mức bồi thường;

29. Người nào tước đoạt tính mạng của người khác mà đã bị xử lý hình sự thì không bị xử lý về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng;

30. Chỉ có chủ thể là cá nhân mới là người gây thiệt hại;

32. Giá trị tài sản bị thiệt hại tính tại thời điểm bị thiệt hại;

33. Người đã được bồi thường thiệt hại về sức khỏe thì không được bồi thường thiệt hại về tính mạng sau khi họ chết;

34. Trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho người có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật;

35. Thiệt hại phải do hành vi con người gây ra thì mới được bồi thường;

36. Người có hành vi trực tiếp gây thiệt hại mới phải bồi thường;

37. Thời hạn bồi thường phụ thuộc vào thiệt hại còn hay mất;

38. Nếu người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà chậm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì bị áp dụng lãi suất quá hạn tính theo giá trị nghĩa vụ bồi thường;

39. Người nào có hành vi xâm phạm tài sản bị hủy hoại thì phải bồi thường toàn bộ giá trị táiarn bị hủy hoại;

40. Nếu A gây thiệt hại tài sản cho B và tài sản đó là tài sản bảo hiểm thì B được tổ chức bảo hiểm thanh toán giá trị tài sản bị thiệt hại, còn A có trách nhiệm hoàn lại giá trị đó cho tổ chức bảo hiểm;

11. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 12 – MODUL2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI CON NGƯỜI GÂY RA

11.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

11.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. So sánh giữa phòng vệ chính đáng với hành vi phù hợp với tình thế cấp thiết;

2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong phòng vệ chính đáng;

3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết;

4. So sánh hậu quả pháp lý giữa gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và gây thiệt hại do vượt quá tình thế cấp thiết;

5. Xác định "chất kích thích" được qui định tại Điều 615 BLDS năm 2005 đối với các chất sau:

– Rượu;

– Bia;

– Đồ uống có ga;

– Thuốc ngủ;

– Thuốc giảm đau;

– Ma túy;

6. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp trẻ dưới 15 tuổi sử dụng rượu dẫn tới gây thiệt hại cho người khác;

7. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người mắc bệnh tâm thần gây thiệt hại cho người khác sau khi dùng chất kích thích;

8. Xác định trách nhiệm dân sự có so sánh trong các trường hợp sau:

– A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, do uống nhiều, B đã bị say khi lái xe về nhà đã gây tai nạn cho người khác;

– A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, nhưng B không biết uồng, A đã ép B "nếu không uống sẽ không coi B là bạn", vì thế B đã uống, kết quả B say khi B lái xe về nhà đã gây tai nạn cho người khác;

– A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, do uống nhiều, B đã bị say muốn về nhà, nhưng không có xe, A đưa cho B xe máy của mình, khi lái xe về nhà B đã gây tai nạn cho người khác;

9. So sánh trách nhiệm dân sự giữa nhiều người cùng gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi của nhiều người;

10. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại;

11. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây thiệt hại;

13. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi;

14. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do oan sai trong tố tụng hình sự;

15. So sánh hậu quả pháp lý trong trường hợp A gây tai nạn làm B chết và cơ quan tiếnh tố tụng do sai lầm đã tuyên B mức hình phạt tử hình và trên thực tế B đã bị thi hành án tử hình;

16. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp một người oan sai do sai lầm của nhiều cơ quan tố tụng;

17. So sánh các trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại, cán bộ công chức gây thiệt hại, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây thiệt hại;

18. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp sinh viên đại học Luật Hà Nội gây thiệt hại khi đang trong thời gian thực tập tại Tòa án;

19. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp ông A một dân thường phát hiện ra B một tội phạm đang bị truy nã và ông đã truy bắt B, trong quá trình truy bắt ông A đã gây thiệt hại cho người khác;

20. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp: Xe congtenno tránh một cậu bé chạy qua đường, sau đó đâm vào cột điện cao thế. Cột điện cao thế đổ ập vào khu xăng dầu bên đường, do cháy nổ toàn bộ khu xăng dầu bùng nổ. Xăng dầu thất thoát ra bên ngoài tràn vào mương dẫn nước làm toàn bộ khu mặt nước nuôi cá gần đó. Các động vật thủy sinh ở khu nước nhiễm xăng dầu đã chết;

21. Xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi gây thiệt hại của những người sau:

– Chánh án;

– Thẩm phán;

– Thư ký phiên tòa;

– Kế toán, thủ quĩ của Tòa án;

– Bảo vệ Tòa án.

22. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A đào mộ và ăn cắp xác người chết trong ngôi mộ đó;

23. Xác định trách nhiệm trong trường hợp A là một thợ lái xe ủi làm đường, trong quá trình ủi đường A đã cho xe ủi sản phẳng một ngôi mộ năm trong mặt bằng làm đường;

24. So sánh trách nhiệm pháp lý trong trường hợp một người mắc bênh tâm thần 12 tuổi và một người mắc bệnh tâm thần 20 tuổi gây thiệt hại khi đang điều trị tại một bệnh viện tâm thần;

25. So sánh trách nhiệm dân sự đối với người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian học nội trú và người mắc bệnh tâm thần gây thiệt hại trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện;

26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp: hàng hóa được chuyển từ nhà sản xuất đến các đại lý phân phối, từ các đại lý phân phối đến người bán lẻ, từ người bán lẻ đến người mua sản phẩm, từ người mua sản phẩm đến người dùng cuối cùng và hàng hóa đã gây thiệt hại cho người dùng cuối cùng do không đảm bảo chất lượng.

27. Xác định các trường hợp phát sinh nghĩa vụ hoàn lại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Thiệt hại do hành vi của nhiều người gây ra làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại;

2. Người gây thiệt hại do hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng phải bồi thường thiệt hại phần vượt quá;

3. Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì không phải bồi thường;

4. Hành vi bảo vệ lợi ích người khác trước một hành vi tấn công không phải là phòng vệ chính đáng;

5. Do sơ suất A làm đổ xăng và xăng bùng cháy, để ngăn chặn lửa cháy vào nhà, A đã chạy sang nhà hàng xóm rút bộ chăn bông đang phơi trên dây để dập tắt lửa, kết quả chăn bông của hàng xóm bị hủy hoại toàn bộ. Trường hợp này A không phải bồi thường;

6. Hành vi gây thiệt hại phù hợp với tình thế cấp thiết không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

7. A tự uống rượu và A gây thiệt hại, A phải bồi thường;

8. A tổ chức tiệc có thuê làm cỗ, những người ăn cỗ bị ngộ độc thực phẩm. A phải bồi thường;

9. X làm Tò He (nặn trò chơi bằng bột gạo hoặc ngũ cốc khác) có dùng phẩm màu độc hại, bé Y mua con giống do X nặn để chơi, bé X đã ăn con giống đó và bị ngộ độc. X phải bồi thường thiệt hại;

10. B là chủ tiệm thuốc đã bán thuốc cho C (loại thuộc nếu không dùng đúng cách làm rối loạn nhận thức của C và có thể gây thiệt hại), do B không hướng dẫn cho C cách sử dụng, C dùng quá liều dẫn tới mất khả năng nhận thức gây thiệt hại cho người khác. B và C cùng chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại;

11. Việc xác định lỗi của người dùng chất kích thích xác định vào thời điểm trước khi họ dùng chất kích thích;

12. A, B, C cùng gây thiệt hại cho E, họ chịu trách nhiệm liên đới khi có sự thống nhất về ý chí và hành vi gây thiệt hại cho E;

13. Bảo vệ ủy ban nhân dân gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;

14. Chánh án gây thiệt hại là người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại;

15. Sinh viên gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;

16. Người làm việc cho cơ quan nhà nước gây thiệt hại là cán bộ, công chức gây thiệt hại;

17. Người làm việc cho doanh nghiệp tư nhân gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;

18. Người làm ở một văn phòng đại diện gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;

19. X là điều tra viên khi thực hiện nhiệm vụ được thủ trưởng cơ quan giao đã gây thiệt hại, đây là trường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra;

20. Khi đang học nội trú mà gây thiệt hại, thì cha mẹ không phải bồi thường;

21. Cô giáo nhờ K một học sinh lớp 6 bê hộ từ phòng thí nghiệm xuống lớp một bình hóa chất để thực nghiệm, trong quá trình bê bình hóa chất do nô đùa K đã làm đổ hóa chất lên bạn học của K là G làm G bị bỏng nặng. Trường hợp này cô giáo phải bồi thường;

22. A đào mộ và hủy hoại xác trong đó, A gây thiệt hại cả hai trường hợp: xâm phạm thi thể và xâm phạm mồ mả, hài cốt;

23. Đại lý bán hàng cho người tiêu dùng, người tiêu dùng bị thiệt hại do hàng hóa mua của đại lý. Người tiêu dùng có quyền kiện nhà sản xuất bồi thường;

24. A và B do cùng làm nhà trên cùng mặt bằng, A và b đã thuê C đến san ủi mặt bằng. Trong quá trình san ủi trên phần đất của B, C để máy ủi va chạm mạnh vào tường nhà M làm sập hoàn toàn một bức tường. A và B phải chịu trách nhiệm liên đới;

25. Nhiều người cùng gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi của nhiều người là một;

26. Hành vi của A, B, C gây thiệt hại cho E làm phát sinh trách nhiệm liên đới trong bồi thường cho E, trừ khi họ có thỏa thuận khác;

28. Khi thẩm phán, kiểm sát viên và điều tra viên cùng sai lầm dẫn tới oan sai trong tố tụng thì cơ quan điều tra phải bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai;

29. Khi thẩm phán, kiểm sát viên và điều tra viên cùng sai lầm dẫn tới oan sai trong tố tụng thì ba cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Điều tra cùng chịu trách nhiệm liên đới bồi thường;

30. Khi người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại trong án oan sai,Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường.

12. ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐỀ 13 – MODUL2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY THIỆT HẠI

12.1. ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC:

12.2. CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. So sánh trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ tự gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do hành vi của con người;

2. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp cây cối gây thiệt hại cho người khác và trách nhiệm dân sự khi cây cối gây thiệt hại do hành vi của con người;

3. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp tài sản gây ô nhiễm môi trường và trách nhiệm dân sự trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường do hành vi con người;

4. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp gia súc gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi gia súc gây thiệt hại do hành vi của con người;

5. So sánh trách nhiệm dân sự trong trường hợp hợp công trình xây dựng gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự khi công trình xây dựng gây thiệt hại do hành vi của con người;

6. Phân biệt "thú dữ" là nguồn nguy hiểm cao độ và "gia súc";

7. So sánh trách nhiệm dân sự do gia súc gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại;

8. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp bé A 7 tuổi hái hoa trúc anh đào trồng ở giữa giải đường phân cách đường cao tốc và bé A bị ngộ độc chết;

9. Thiệt hại tính mạng, sức khỏe do dùng cây thảo mộc có độc có thuộc trường hợp thiệt hai do cây cối gây ra;

10. Xác định trách nhiệm dân sự do gia súc thả rông gây thiệt hại;

11. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A bị nhiễm H5N1 do nhà hàng xóm nuôi gia cầm;

12. Xác định trách nhiệm dân sự do ăn phải thịt gia súc, gia cầm mắc bệnh được mua từ cáctrung tâm thương mại (chợ, siêu thị…);

13. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp tầu chở gạo đâm vào tàu chở dầu do tàu chở gạo có lỗi. Dầu trên tầu chở dầu đã tràn ra sông gây ô nhiễm nặng;

14. Xác định các trường hợp chủ sở hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường ngay cả khi không có lỗi;

15. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A đang lái xe máy bất ngờ xe bị nổ lốp làm A mất tay lái đâm phải B và gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe cho B;

16. Xác định hậu quả pháp lý của người bị nhiễm vi rút từ vật nuôi dẫn tới tử vong hoặc thiệt hại về sức khỏe;

17. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp chị K bán hàng ở nơi cấm họp chợ và bị xe ô tô của C va quệt dẫn tới thiệt hại về tính mạng;

18. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra;

19. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra;

20. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra;

21. Nêu các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường;

22. X ác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cây xanh trên đô thị gãy đổ do gió bão làm thiệt hại tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của người đi đường;

23. X ác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp dây điện đứt làm chết ngườig đi đường;

24. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp X mới 14 tuổi leo lên cột điện và điện giật;

25. Xác định trách nhiệm dân sự liên quan đến vụ sập cầu Cần Thơ;

26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cao ốc Pacific làm sập một phần trụ sở Viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh;

27. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cá sấu nuôi sổng chuồng thoát ra sông tự nhiên và gây thiệt hại cho người khác;

28. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do hành vi của người thứ ba;

29. Xác định trường hợp gây thiệt hại và trách nhiệm dân sự trong trường hợp cá nhà A bơi sang ao của nhà B và đã ăn hết cá của nhà B;

30. Xác định trường hợp gây thiệt hại và trách nhiệm dấn ự trong trường hợp A nuôi chuột cảnh và chuột cảnh đã thoát ra ngoài, sinh sôi rất nhanh cắn nát lúa và hoa màu của những người hàng xóm;

31. Phân biệt trách nhiệm dân sự trong các trường hợp sau:

– A cho B mượn xe máy và B gây thiệt hại;

– A biết B không có giấy phép lái xe nhưng A vẫn cho B mượn và B gây thiệt hại;

– A không biết B không có giấy phép lái xe vì thế A cho B mượn xe và B gây thiệt hại;

– A cho B 16 tuổi mượn xe máy và B gây thiệt hại;

– A cho B đã thành niên có giấy phép lái xe mượn xe máy, B gửi xe vào bãi xe công cộng và xe A phát nổ gây thiệt hại cho người khác;

– A để xe máy ở ven đường, chìa khóa vẫn nằm trên ổ điện, B đi qua thấy vậy leo lên xe máy của A khởi động máy và xe máy lao vào một người đi đường gây thiệt hại;

– A đưa xe cho B nhưng không nói rõ phanh tay của xe không sử dụng được, B là người có thói quen sử dụng phanh tay. Do đó khi gặp sự kiện bất ngờ, B bóp phanh tay nhưng không sử dụng được và xe dãdaam vào người đi ngược chiều gây thiệt hại.

32. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường từ trường trên các đường điện 500 KV và 220 KV gây thiệt hại về sức khỏe cho nhưng người dân sống gần khu vực đường điện.

2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Chủ sở hữu công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi công trình xây dựng gây thiệt hại kể cảkhi không có lỗi;

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm gây thiệt hại kể cảkhi không có lỗi;

3. Chủ sở hữu tài sản gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi;

4. Xe A nổ do lửa cháy từ nhà bên cạnh. Chủ nhà bị cháy phải bồi thường;

5. Bão làm đổ cây và gây thiệt hại thì chưở ưhux cây không phải bồi thường;

6. A có cây ăn quả lớn, C là con hàng xóm sang nhà A leo lên hái trộm quả, A quát Cxuoongs C giật mình ngã. Aphair bồi thường cho C;

7. M đổ rác thải xây dựng ra đường, N là người lưu hành trên đường, do rác thải của M chắn hết đường, M buộc phải lái xe sang bên chiều đường ngược lại và đã đụng xe với P đi ngược chiều. M phải chịu trách nhiệm bồi thường;

8. Cá sấu là nguồn nguy hiểm cao độ;

9. Đại bàng, diều hâu là nguồn nguy hiểm cao độ;

10. Chó dữ là nguồn nguy hiểm cao độ;

11. Công trình đang xây dựng là nguồn nguy hiểm cao độ;

12. Xe đạp điện là nguồn nguy hiểm cao độ;

13. Điện lưới là nguồn nguy hiểm cao độ;

14. Dược liệu ở dạng thảo mộc có chưa độc tố mà gây thiệt hại thì không được xác định trường hợp cây cối gây thiệt hại;

15. Gây thiệt hại do ô nhiễcm môi trường bao gồm cả gây thiệt hại do hành vi con người và do tài sản gây ra;

16. Do A không làm chủ tốc độ dẫn tới gây thiệt hại, đây là trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;

17. A đang lái xe bị hạt cát bay vào mắt dẫn tới không thể điều khiển xe và gây thiệt hại. A không phải chịu trách nhiệm;

18. A lái xe ô tô đâm vào hai người đi xe máy ngược chiều làm cả hai người chết. Một người đội mũ bảo hiểm, một người không đội mũ bảo hiểm. Trách nhiệm dân sự của A đối với hai người này là như nhau;

19. Do sét đánh dây điện đứt làm chết người đang gặt lúa dưới đồng. Không phát sinh trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này;

20. Người dưới 18 tuổi điều khiển xe máy gây thiệt hại thì chủ sở hữu xe phải chịu trách nhiệm bồi thường;

21. A mua sữa, uống sữa và bị ngộ độc. A phải kiện nhà sản xuất để được bồi thường;

22. A mua sữa ở đại lý về làm sữa chua bán lại cho khách hàng. khánh hàng dùng sữa chua của A bị ngộ độc. A chỉ phải bồi thường nếu sữa mà A mua từ đại lý đạt chất lượng tốt;

23. A bị nhiễm vi rút H5N1 do nguồn bệnh từ các trang trại nuôi gia cầm cạnh nhà A. Trường hợp này A bị thiệt hại do các trang trại gây ô nhiễm môi trường;

24. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là người dưới 15 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường;

25. Nhà đang xây dựng bị sụp đổ gây thiệt hại thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm;

26. Công ty cây xanh thành phố đang tỉa cành của các cây lớn, nhân viên của công ty đã treo biển thông báo không lưu hành trên đườngtrong thời gian chặt cành, nhưng X vẫn đi vào và đãbij cành cây rơi vào người thiệt hại về sức khỏe. Trường hợp này công ty cây xanh không phải bồi thường;

27. Trâu đực nhà B thấy con trâu cái nhà A đang đi trên đê liền phóng đuổi theo, trâu nhà A thấy vậy phóng chạy đi cả hai con đã quần nát ruộng lúa của nhà C. B phải bồi thường thiệt hại;

28. Nhà máy hóa chất đưa nuớc thải ra sông tự nhiên gây ô nhiễm. Nhà nước là người có quyền yêu cầu bồi thường;

29. A bị dị ứng với nước hoa. Trong phòng làm việc kín, chạy máy lạnh cô B sức nước hoa rất mạnh. A bị dị ứng nặng. B phải bồi thường do gây ô nhiễm môi trường;

30. Nhà P có con chó dữ, X con nhà hàng xóm đứng ngoài cổng nhà P trêu chó, chó đuổi theo cắn X. P không phải bồi thường

CÒN TIẾP…..

 

511 Responses

  1. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp nhiều người cùng bán một tài sản và nhiều người cùng mua một tài sản

  2. Em chào thầy, em có câu hỏi mong thầy giải đáp ạ: Ông Nguyễn Văn A chết năm 2010 không để lại di chúc và có di sản để lại là nhà đất tại tỉnh H, từ đó tới nay, những người được hưởng di sản thừa kế chưa tiến hành thủ tục phân chia di sản theo. Tháng 1 năm 2018, một trong những người được hưởng di sản thừa kế muốn từ chối nhận di sản thừa kế của ông A.
    Trong trường hợp này, người được hưởng di sản thừa kế của ông A có được từ chối theo quy định của pháp luật không ạ?

  3. Thưa thầy, Bồi thường ngoài hợp đồng của nhà sản xuất được pháp luật điều chỉnh như thế nào ạ? Nó liên quan đến những vấn đề lớn gì ạ?

  4. cho em xin cái ví dụ cho thấy phương pháp bình đẳng thoả thuận bên luật lao động hạn chế hơn luật dân sự với ạ em cảm ơn

  5. cho em xin tình huống về đại diện vượt quá phạm vi thẩm quyền. tình huống xây dựng kịch tính chút ạ

  6. thầy cho em hỏi đặc điểm của hình thức di chúc là gì ạ?

  7. Kính mong thầy và các bạn giải đáp giúp em 10 câu hỏi sau được không ạ? em thấy có câu hỏi ở trên nhưng không thấy câu trả lời, hãy cho biết những nhận định sau là đúng hay sai ? Giải thích : 1.

    Trong một quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể đồng thời có cả quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

    2.

    Quan hệ chi trả lương giữa Nhà nước và công chức là quan hệ pháp luật dân sự.

    3.

    Nghĩa vụ dân sự là loại nghĩa vụ phát sinh theo qui định của pháp luật.

    4.

    Hành vi chứng thực hợp đồng của Công chứng viên là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.
    5. Chỉ những hành vi có mục đích làm phát sinh quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự mới là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.
    6. Khi một bên hoặc cả hai bên chủ thể chết có thể không làm chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
    7. Khi một bên chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự vi phạm nghĩa vụ, thì biện pháp cưỡng chế do Nhà nước qui định được áp dụng.
    8. Trong quan hệ mua bán nhà ở, nhà ở là khách thể.
    9. Sự biến là sự kiện pháp lý phát sinh không do hành vi con người gây ra.
    10. Quan hệ tài sản luôn có khách thể là tài sản.

  8. thưa thầy, thầy có thể cho e một bản án về hợp đồng bán tài sản với điều kiện chuộc lại được không ạ? Em xin cảm ơn

  9. Thưa thầy thầy có thể nói sơ qua về so sánh giữa nghĩa vụ hoàn lại và nghĩa vụ vụ bổ sung được không ạ. Em xin cảm ơn ạ !!!!

  10. Chào Thầy,
    Thầy vui lòng cho em hỏi.
    Điều 305.1 BLDS – trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự – có quy định “… nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
    Vậy Thầy cho em hỏi, việc “từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ” có thể được hiểu là có quyền chấm dứt hợp đồng hay không?
    Cám ơn Thầy.

  11. Thầy vui lòng cho em hỏi?
    Điều 304 BLDS quy định về trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ dân sự; Điều 305 BLDS quy định về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Vậy, Thầy cho em hỏi là khi nào thì xác định là chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, khi nào xác định là không thực hiện nghĩa vụ dân sự?
    VD: Bên A ký hợp đồng xây nhà cho Bên B, thời hạn xây dựng xong là 1/1/2010. Đến ngày 2/1/2010, Bên A vẫn chưa thực hiện việc xây dựng cho Bên B (chưa thực hiện bất kỳ công việc nào), vậy Bên A được coi là không thực hiện hay chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự?
    Cám ơn Thầy.

  12. thầy ơi đề bài này có đáp án không thấy

  13. thầy cho em hỏi?
    về cầm cố tài sản có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực khi tài sản được hình thành là đúng hay sai hả Thầy? có nhiều ý kiến trái chiều, em nghĩ câu trả lời là sai, vì cầm cố tài sản chỉ có hiệu lực khi tài sản được chuyển giao mà thôi.

    • Chào bạn. Trước tiên, tài sản hình thành trong tương lại bao gồm ba loại đó là tài sản chưa hình thành và sẽ hình thành trong tương lai, tài sản đã hình thành nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng kí quyền sở hữu và tài sản từ vốn vay. Điều 326 quy định “Cầm cố là việc một bên giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Chính vì thế trong ba loại tài sản hình thành trong tương lai chỉ có loại đã hình thành nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng kí quyền sở hữu mới là đối tượng của biện pháp cầm cố. Như vậy, khi cầm cố tài sản hình thành trong tương lai thì bên cầm cố hoàn toàn có thẻ giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố ( có lẽ bạn phân vân rằng tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa có thực thì không thể giao được) và đương nhiên câu khẳng định bạn đưa ra là sai.

  14. Cho em hỏi có phải Thời hạn thực hiện hợp đồng là điều khoản không thể thiếu trong mọi hợp đồng?

  15. chào thầy!!
    xin thầy cho em biết các tài liệu liên quan đến vấn đề tuyên bố 1nguoi chết mất tích được không ạ??

  16. chào thây, thầy có thể giải đáp cho em trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là gì và cho ví dụ cụ thể được k ạ.

  17. em chao thay va cac anh chi , em co mot bai tap mon luat hinh su em ko giai dc em mong cac thay co va cac ban giai ho em voi
    * tình huống: A thấy chị B vào ngân hàng lĩnh tiền nên nảy sinh ý định chiếm đoạt , A đi theo chị B đến chỗ vắng A bất ngờ áp sát xe máy của mình vào xe của chị B rồi giật túi tiền của chị , đồng thời A nói với chị B hôm nay ko có em thì chị đã bị thằng C giật mất túi tiền rồi , vừa nói Ả vừa chỉ tay về phía một người chạy xe phía trước , chị B cảm ơn A rồi nhận lại túi tiền, khi về đến nhà chị B mới phát hiện mình đã bị A 10 triệu đồng
    hoi
    1 A pham toi gi
    2 thuoc cau thanh toi pham co ban , tang nang hay giam nhe
    3 toi pham nay cau thanh vat chat hay hay hinh thuc
    4 neu A chua chiem doat dc tai san thi A phan toi cau thanh vat chat hay hinh thuc

    mong cac thay co va anh chi giai dap an cho em ,em xin cam on va hau ta
    xin nhan tin voi dap an theo sdt 0968266426 em xin cam on

  18. em chào tất cả các thầy cô và các bạn ,cho em đc hỏi , bây jờ ở địa phương em , trong gia đình hàng xóm với nhau , có 2 mảnh nương ở cùng nhau ở giữa ko có rành những nhà hàng xóm đào rãnh để cho nước chảy sang mạnh nướng nhà em và dẫn đến mảnh đất nhà em bị sặp lở ,thì cho em hỏi việc đào rãnh này cua nha hang xom
    có hợp lý hay ko
    mong cac ban tu van cho em
    em xin cam on

  19. Giới thiệu đến các bạn sinh viên,những người muốn tìm hiểu pháp luật một trang web tổng hợp về pháp luật: http://trangtinphapluat.tk

  20. Em chào thầy ạ.
    Em đang học về phần Tính Lãi suất vs xác định bồi thường thiệt hại ạ.
    Em muốn được hỏi Thầy về cách trình trình bầy về câu Tình huống của phần này ạh
    Em cảm ơn Thầy ạ.

  21. Thưa thầy nhờ thầy giải đáp giùm em một số câu hỏi
    1/ đặc điểm của được lợi không có căn cứ pháp luật
    2/ điểm khác nhau của được lợi không có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
    3/ nhờ thầy cho một số tình huống về được lợi không có căn cứ pháp luật và cách giải quyết
    Rất mong thầy có thể giúp em

  22. e chào thầy, thầy cho em hỏi :tại sao khi chuyển giao quyền yêu cầu lại không cần sự đồng ý của người có nghĩa vụ trách nhiệm mà khi chuyển giao nghĩa vụ lại cần có sự đồng ý của cả 3 bên ,người yêu cầu, người có nghĩa vụ và người thứ 3 ạ?

  23. thầy cho em hỏi khái niệm, công thức tính lãi trên nợ gốc và lãi trên nợ quá hạn với ạ. theo như vụ án thực tế em đọc thì phải áp dụng khoản 5 điều 474 BLDS nhưng trong đó lại ghi là “trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thờii điểm trả nợ”
    mà nếu theo như điều luật này thì e không hiểu :
    lãi trên nợ gốc là phải “lấy nợ gốc chưa trả x 1% x tháng quá hạn.”
    lãi trên nợ quá hạn phải là “(nợ gốc + nợ gia hạn nếu có) x 1% x tháng quá hạn”
    e cảm thấy không hợp lý mong thầy giải đáp giúp mai e thi rồi ạ
    \

  24. Thầy cho em hỏi tình huống này áp dụng luật gì để giải quyết à:

    ngày 12-4-2012 cty TNHH XD có trụ sở chính tại quận H thành phố HN kí 1 hd mua 1 lô hàng hoá trị giá 450 triệu đồng của cty cổ phần cơ khí CK có trụ sở chính tại huyện C tỉnh Quảng Ninh. trong hd, 2 bên thoả thuận là nếu có tranh chấp, toà án nhân dân thành phố hà nội sẽ giải quyết . Hãy chỉ ra 2 điểm sai trong thoả thuận nói trên về toà án giải quyết tranh chấp. nêu rõ căn cứ lập luận của mình

  25. ai giúp mình so sánh các loại hợp đồng dân sự thông dụng với

  26. Thưa thầy và các bạn. Em đang có một bài tập tình huống nhưng đang còn thắc mắc mong thầy và các bạn giải đáp giúp em:
    A đang lái xe ô tô tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật thì có chị B không để ý đi bộ qua đường nên. Xe của anh A đã gây thiệt hại cho chị B 10% sức khỏe, chi phí hết 6%. Hỏi xác định căn cứ và pháp lý và trách nhiệm phát sinh trong tình huống nói trên.

  27. dạ thưa thầy em có câu hỏi muốn nhờ thầy giúp đõ ạ :anh A có người vợ mang bầu, một hôm vợ anh A thèm dừa nhưng lúc đó trời túi nên không còn ai bán nữa, nhưng cô vợ vẫn đòi anh A kiếm dừa cho mình ,lúc này anh A thấy bên nhà ông B có cây dừa có 5 quả,anh A bèn sang nhà ông B để hái trộm, lúc hái xong chuẩn bị leo xuống thì ông B chạy ra và hét lớn “xuống mau…mày không xuống tao đập mày chết “, nghe tiếng hét lớn làm anh A giật mình và đánh rơi trái dừa,lúc này ở dới gốc dừa có hai người C,D đang còn ngồi hôn nhau,do anh A đánh roi trái dừa trúng đầu anh C nên anh C đã cắn đứt lưỡi của chị D và làm chị D tử vong.
    HỎI TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY AI SẼ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÁI CHẾT CỦA CHỊ D?

  28. Em chào thầy
    Thưa thầy cho em hỏi, đối với chế định hoàn trả tài sản do chiếm hữu, sử dụng và được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật hiện hay có hạn chế và bất cập nào trong thực tiễn không ạ.
    Em cảm ơn thầy ạ.

  29. Em chào thầy ạ hiện nay em đang cần một số tài liệu có liên quan đến vấn đề lãi trong hợp đồng vay tài sản, thầy có thể cho em xin một số tài liệu có liên quan không ạ? em xin chân thành cảm ơn thầy.

  30. em chào thầy….
    Thưa thầy, cho em hỏi: Trong thường hợp chồng truất quyền thừa kế di sản của vợ thì vợ có đc hưởng di sản không ạ?

  31. em có tình huống này nhờ mọi người giải giùm ạ: anh a mượn của anh b một chiếc xe đạp nhưng sau đó đã đem đến hiệu cầm đồ của c để vay một khoản tiền. do đến hạn, anh a không trả nợ nên c đã bán chiếc xe đạp cầm đồ cho anh d để khấu trừ nợ trong khi chưa tìm được anh a (a đang bỏ trốn) tình cờ anh b phát hiện anh d đang sử dụng chiếc xe đạp của mình. hỏi: anh b có đòi được chiếc xe đạp của mình từ anh d hay không?

  32. Ngày 1/7/2013, Toà án quận X nhận thụ lý vụ án “yêu cầu ly hôn” của ông A và bà B. Ngày 25/7/2013, ông A có bổ sung yêu cầu chia tài sản. Khi đó Toà án đã xác định anh C – người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan – con chung của ông bà A,B. Nhưng vào khoảng thời gian Toà án thụ lý thì anh C đang công tác bên Nga. Sau khi có yêu cầu bổ sung, bà B đã có đơn yêu cầu Toà án quận X chuyển hồ sơ vụ án lên Toà án tỉnh nhưng mà Toà án quận X đã dựa vào Khoản 5 Điêu 7 Nghị quyết 03/2012 để giữ lại giải quyết. Toà án X mà cụ thể là Thẩm phán thụ lý có mỗi quan hệ thân thiết với ông A – Nguyên đơn của vụ án.
    Xin hỏi làm thế nào để chuyển vụ án sang Toà án khác để giải quyết?

  33. Xác định trách nhiệm dân sự của bên có nghĩa vụ với tư cách là bên bảo đảm khi họ vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm

  34. A và B xác lập 1 hợp đồng song vụ, theo thỏa thuận trong hợp đồng A phải thực hiện nghĩa vụ vào ngày 1/7/2013 còn B phải thực hiện nghĩa vụ vào ngày 1/10/2013. Tuy nhiên đến hết ngày 1/10/2013 A vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp này B có quyền không thực hiện nghĩa vụ của mình đến khi A thực hiện nghĩa vụ của A. Theo bạn, việc làm của B đúng hay sai. Vì sao?
    Làm giúp em với mọi người ơi em cảm ơn ạ

  35. Khi 1 bên hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ theo hợp đồng nếu bạn là bên kia thì giải quyết thế nào?
    Làm giúp em với mọi người ơi.

  36. thầy ơi giúp em đề tài kết hôn giữa con ruột với con nuôi ạ, có nên duy trì hay không ạ? e cảm ơn thầy nhiều

    • Chào em,
      Theo pháp luật hiện hành và pháp luật HNGĐ của Nhà nước ta từ năm 1959 đến nay thì không có quy định cấm việc kết hôn giữa con đẻ với con nuôi. Việc đặt ra vấn đề cấm việc kết hôn giữa những người này thì cần phải xác định giữa trên những căn cứ nào? nó có trái với tập quán, văn hóa, đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam hay không? khi em chứng minh được những vấn đề đó thì hãy tự xác định quan điểm của mình nhé 🙂

  37. ông A và bà B kkeets hôn năm 1950, có 7 người con chung la C, D, E, F, G, H, K. vào năm 1961 ông A chung sống với bà Q( thanh hóa) sinh được 3 người con là M, N, T. ông A chết để lại di chúc cho tất cả các con hưởng 1/2 di sản. truất quyền thừa kế của bà B, cho 2 người em ruột là X và Y mỗi người 1/4 di sản. khi ông A chết ông X mai tánh hết 8 triệu. hãy chia thừa kế biết rằng tài sản chung của A và B là 320 triệu, tài sản A và Q laf960 triệu.

  38. chào thầy! Thầy cho em hỏi khi làm đề tài luận văn “Nghia vu của chủ so hưu trong việc bảo vệ môi trường theo bộ luật dan sự hiện hành. giải pháp đề xuất” em cần tham khảo những tài liệu nào? nhờ thầy giới thiệu dùm em. em cam on thay.

  39. Thầy ơi, luật dân sự quy định trong rất nhiều các trường hợp, các bên được phép thỏa thuận bằng hình thức là lời nói, mà không hề yêu cầu có người làm chứng. Khi có tranh chấp xảy ra, nếu một bên phủ nhận điều mình đã nói, thì có phải là khó khăn cho việc giải quyết không ạ? Tại sao không quy định là phải thỏa thuận bằng văn bản ạ?

  40. thầy ơi cho em hỏi tình huống này:
    4. Anh P đề nghị anh Q mua chiếc xe Dream cũ của mình với giá 4,5 lượng vàng và cho Q 10 ngày để suy nghĩ, chuẩn bị tiền và trả lời cho P biết. Ngày thứ 10, Q mang tiền đến đòi mua xe thì được biết P đã bán chiếc xe cho M với giá là 5 lượng vàng. Q hỏi thì P nói rằng mình cần tiền gấp để lo việc gia đình, không thể chờ Q như đã hẹn được. Q cho rằng HĐ mua bán giữa hai bên đã được thiết lập nên yêu cầu P phải giao xe cho mình. P k đồng ý.
    a. Giữa P và Q đã có HĐ chưa?
    b. Trách nhiệm của P đối với Q là gì?

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn