admin@phapluatdansu.edu.vn

HỘI THẨM NHÂN DÂN: Có cần tham gia xét xử ở cấp sơ thẩm dân sự?

istockphoto-958738012-170667a (1)Alain GUILLOU – Phó Chánh án, Toà Sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris, Cộng hòa Pháp

Đây thực sự là vấn đề phức tạp. Việc có sự tham gia trực tiếp của người dân, hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử vừa có những ưu điểm, vừa có những nhược điểm.

Trước tiên, tôi sẽ trình bày về những ưu điểm và nhược điểm của chế định hội thẩm nhân dân tham gia hoạt động xét xử. Sau đó, tôi sẽ trình bày về quan điểm của Việt Nam thể hiện trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (Bộ luật TTDS) và về cơ cấu tổ chức liên quan đến chế định hội thẩm nhân dân ở Pháp.

Continue reading

TOÀN CẦU HÓA: Nới lỏng pháp luật hay xây dựng các quy định mới về kinh tế?

covid JEAN MOREL – Trợ lý Giám đốc Ban cạnh tranh (DGCCRF), Bộ Tài chính Pháp

1. Luật thương mại quốc tế và sự phát triển của luật thương mại quốc tế

Hoạt động trao đổi quốc tế các loại hàng hoá công nghiệp chịu sự điều chỉnh của các luật chơi quốc tế từ một nửa thế kỷ nay, trước hết là các quy định của GATT, sau đó là các quy định của WTO. Các "luật chơi" này không thuần thuý là một khung pháp lý mà là một "tho thun chung", một "mt bng" để thúc đẩy tự do hoá dần dần nền thương mại thế giới.

Continue reading

QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN và vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân

Data-breach-security-fotolia THS. HUỲNH THỊ NAM HẢI – Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM

THS. HUỲNH THỊ MINH HẢI – Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM

Quyền được lãng quên trên không gian mạng đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội cũng như các nhà lập pháp ở nhiều quốc gia. Việc ban hành Dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của các nhà lập pháp Việt Nam trong việc pháp điển hóa quyền được lãng quên của cá nhân.

Continue reading

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ và thực trạng thị trường điện ảnh, nghe nhìn ở Cộng hòa Pháp

I. Vài nét khái quát

Sau khi bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929, ngay từ năm 1936 Chính phủ Pháp đã nhận thức rõ sự cần thiết phải đảm bảo sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh trong nước. Xét dưới góc độ văn hóa, thập niên 30 là giai đoạn mà điện ảnh Pháp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng (với các tên tuổi như Renoir, Carné, v.v…).

Continue reading

ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM: Một vài nhận định từ quan điểm chính sách kinh tế

education TRẦN NAM BÌNH  Đại học New South Wales (Úc)

1.  Dẫn Nhập

Trong vài năm trở lại đây, cải tổ giáo dục tại Việt Nam là một đề tài thảo luận rất sôi động trên các diễn đàn công và tư, trong nước cũng như ngoài nước.[1]  Nhiều giới chuyên môn, nhất là các nhà giáo, đã và đang cống hiến rất nhiều cho vấn đề này, tiêu biếu nhất có lẽ là Xêmina Cải Cách Giáo Dục do GS Hoàng Tụy chủ xướng.[2]  Nói chung, các ý kiến đóng góp rất đa dạng và phong phú.  Tất cả đều đồng ý về thực trạng yếu kém và sự tụt hậu của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.  Tuy các đề xuất và kiến nghị khá tương tự trong tổng thể, các giải pháp thực tiễn vẫn chưa hoàn toàn đồng nhất với nhau trong chi tiết.

Continue reading

Chính cư, ngụ cư và NHỮNG CÔNG DÂN HẠNG HAI

gettyimages-628537464-1 NGUYỄN VĂN CHÍNH

Đại dịch COVID 19 đã vén màn cho chúng ta thấy phần nào bức tranh hiện thực về những người nhập cư và thân phận bên lề của họ ở các đô thị lớn.

​Trong chuyến đi nghiên cứu một xóm liều Hà Nội, tôi hỏi chuyện người đàn bà trung tuổi đang tạm trú trong mái lều tối tăm, chật hẹp và dột nát cùng với mấy người đồng hương từ Hưng Yên lên làm cửu vạn ở chợ đầu mối Long Biên. Chị bảo: “Chả giấu gì bác, chúng em là người tạm cư nên không được chính quyền hỗ trợ gì đâu. Họ không đuổi không làm khó dễ là may lắm rồi. Mọi thứ điện nước đều phải mua lại từ người trong ngõ, chả có một thứ bảo hiểm gì sất, ốm đau thì về quê chữa trị, muốn đưa con lên đây đi học thì không có hộ khẩu. Mấy hôm trước bác tổ trưởng dân phố thấy chị em sống khổ quá, bảo ra họp để xét hỗ trợ cho vay cứu tế, ra đến nơi bác ấy lại xin thông cảm vì “chị em không phải người ở đây” nên không trong diện được mời họp…” Câu chuyện của họ cứ cuốn tôi đi theo những nỗi nhọc nhằn mưu sinh trong thân phận cô đơn của người tạm cư.

Continue reading

Lay Judges in Vietnam: HỘI THẨM Ở VIỆT NAM

PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA – Đại học Fulbright Việt Nam

Bài viết dưới đây gợi thảo luận về các vấn đề sau: (i) Vì sao người dân không có nghiệp vụ lại được tạo cơ hội tham gia các hội đồng xét xử tại tòa án cùng với các thẩm phán chuyên nghiệp? (ii) Việc tạo điều kiện cho người dân tham gia xét xử tại tòa án có thể đặt ra những rủi ro gì? (iii) Các gợi ý chính sách làm cho người dân tham gia có hiệu quả hơn vào hoạt động xét xử của tòa án.

Continue reading

BÁO CÁO Nghiên cứu giải pháp cắt giảm gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp

Screenshot (17) VCCI – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Ban Pháp chế)

Nhận diện chi phí tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp

Chi phí gia nhập thị trường: Chi phí gia nhập thị trường đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2020, thông thường doanh nghiệp chỉ mất khoảng 6 ngày để đăng ký doanh nghiệp kể từ ngày nộp hồ sơ, giảm từ con số 8 ngày của năm 2015. Thời gian thay đổi đăng ký doanh nghiệp năm 2020 chỉ là 4 ngày, với xu hướng giảm tương tự số ngày đăng ký doanh nghiệp. Nếu so với năm 2006, năm đầu tiên VCCI tiến hành điều tra PCI trên phạm vi toàn quốc, thì thời gian đăng ký/thay đổi đăng ký doanh nghiệp còn giảm rất ấn tượng hơn (lần lượt ở mức 20 và 10 ngày). Chất lượng giải quyết thủ tục đăng ký/thay đổi đăng ký doanh nghiệp cũng có bước tiến qua đánh giá của doanh nghiệp. Một loạt các chỉ tiêu như thủ tục tại bộ phận một cửa được niêm yết công khai, cán bộ hướng dẫn thủ tục rõ ràng đầy đủ, cán bộ tại bộ phận một cửa am hiểu chuyên môn, cán bộ nhiệt tình, thân thiện và ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận một cửa là tốt đã có xu hướng cải thiện từ năm 2015 đến 2019.

Continue reading

PHÁP ĐIỂN HÓA & NGHỊ VIỆN

images PIERRE ALBERTINIGiảng viên Đại học Rouen, Nghị sĩ tỉnh Seine-Maritime, Cộng hòa Pháp

Pháp điển hóa, “tham vọng từ lâu của loài người”, liệu có phải là một cố gắng thường trực của người Pháp, có khuynh hướng phân loại, sắp xếp, hệ thống hóa các quy tắc điều chỉnh xã hội? Chúng ta chắc là có thể tin vào điều đó khi bằng việc bằng lòng với mong muốn của nhà lập pháp vốn dĩ, ngay từ 16 tháng 8 năm 1790, đã nêu lên sự cần thiết phải có một “Bộ luật chung của các đạo luật, đơn giản, rõ ràng và phù hợp với Hiến pháp. Nhưng sự đa dạng của các ý kiến của học thuyết đã chỉ ra rằng vấn đề này ít nhất là cũng đáng được đặt ra. Bởi vì nếu như chúng ta dễ dàng nhất trí về định nghĩa chung của pháp điển hóa, ngược lại các phương tiện và công dụng của hoạt động ngày hôm nay tạo ra những đánh giá khác nhau, những sự đánh giá này may mắn chứng kiến sự hão huyền của “cái đúng đắn về mặt pháp lý.

Continue reading

PHÁP LUẬT VỀ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế)

Screenshot (77)Tình trạng khẩn cấp

PGS. Ts. Đỗ Đức Minh – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học thuộc Viện Ngôn ngữ học (1997) cho rằng: (1) “Khẩn cấp” thuộc tự loại tính từ, có hai nghĩa: (i) Cần được tiến hành, được giải quyết ngay, không chậm trễ, và (ii) Có tính chất nghiêm trọng, đòi hỏi phải có ngay những biện pháp tích cực để đối phó, không cho phép chậm trễ. (2) “Tình trạng” là một danh từ mang nghĩa tổng thể nói chung những hiện tượng không hoặc ít thay đổi, tồn tại trong một thời gian tương đối dài, xét về mặt bất lợi đối vơí đời sống hoặc những hoạt động nào đó của con người. Theo đó, “tình trạng” dùng để chỉ những hiện tượng có tính chất tiêu cực nảy sinh trong đời sống của chúng ta. Như vậy, từ hai khái niệm này [(1) và (2)] chúng ta có thể thấy được “thực tiễn xác định tình trạng khẩn cấp”.

Continue reading

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM bước vào những năm 2020

Where-there-is-a-way-withMartijn HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

“Tự chủ đại học” không phải là cụm từ mới xuất hiện gần đây, nhưng nội hàm của nó đang được thảo luận để xác định cụ thể. Mặc dù rất khác với quan niệm về “tự trị đại học” trong nền giáo dục miền Nam trước 1975 mà ưu điểm và thế mạnh hầu như không được thừa nhận và tiếp thu, một nền đại học tự chủ ít nhất cũng bao hàm ba phương diện: tự chủ về học thuật, tự chủ về nhân sự, tự chủ về tài chính. Nhưng căn cứ trên những ý kiến phát biểu công khai, thì có vẻ như tự chủ về tài chính lại là điều được quan tâm nhất, đặc biệt đối với những nhà quản lý. Trên thực tế, những người đứng đầu các trường đại học hiện nay hầu như có toàn quyền tuyển dụng nhân sự, chỉ có học phí và các khoản thu là còn bị khống chế bởi mức trần do cấp trên quy định.

Continue reading

GIẤY ĐI ĐƯỜNG và sự ảnh hưởng đến hoạt động hành nghề luật sư

unnamedTHS.LS. NGUYỄN TIẾN MẠNH – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hồng Long, Đoàn Luật sư TP.HCM

Đại dịch Covid 19 tại Việt Nam đã và đang diễn biến rất phức tạp, để ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành các chỉ thị, văn bản nhằm giới hạn một số hoạt động của công dân cũng như điều chỉnh phương án hoạt động của các doanh nghiệp. Qua quá trình áp dụng trên thực tế nhận thấy, nhiều văn bản có những nội dung khá bất cập, ảnh hưởng đến hoạt động của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin được phân tích về những bất cập trong việc cấp giấy đi đường và sự ảnh hưởng đến hoạt động hành nghề luật sư tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) – Thành phố đông dân nhất cả nước và cũng là nơi có tỉ lệ người mắc bệnh cao nhất.

Continue reading

Đi tìm những cử nhân đầu tiên của ĐẠI HỌC LUẬT ĐÔNG DƯƠNG

LÊ XUÂN PHÁN

Trường Luật Đông Dương là mô hình đào tạo cử nhân đầu tiên của giáo dục thời Pháp thuộc. Quá trình đi tìm những cái tên tốt nghiệp khóa đầu của trường sẽ hé lộ cho ta thấy mối quan tâm của Pháp tới đào tạo con người ở thuộc địa, sự đón nhận của người Việt với bậc giáo dục mới và quan trọng hơn là vai trò của nó trong việc tạo ra những con người góp phần xây dựng chính phủ mới sau này.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn