admin@phapluatdansu.edu.vn

LUẬN BÀN VỀ CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NGHIỆP VỤ MUA BÁN NỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Kết quả hình ảnh cho TRADING LIABILITIESTHS. NGUYỄN BÍCH NGÂN – Học viện Ngân hàng

Phát triển thị trường mua bán nợ là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường. Thị trường tài chính Việt Nam nói chung và hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã và đang thực hiện ngày một rộng và sâu nghiệp vụ mua bán nợ này. Thực tế cho thấy, nghiệp vụ mua bán nợ phát triển sẽ giúp cho tình hình tài chính của các NHTM được lành mạnh, minh bạch, giảm rủi ro tín dụng và tạo các cơ hội kinh doanh, sinh lời mới.

Tuy nhiên, hiện nay, các cơ chế, chính sách điều chỉnh nghiệp vụ mua bán nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD) ở Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, thậm chí vẫn còn những điểm bất cập, mâu thuẫn lẫn nhau. Điều này sẽ phần nào làm cản trở sự phát triển nghiệp vụ quan trọng này tại các NHTM. Bài viết sau đây sẽ đi vào nghiên cứu về các văn bản quy phạm pháp luật hiện đang điều chỉnh hoạt động mua bán nợ của các TCTD Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị cần thiết.

1. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh nghiệp vụ mua bán nợ của các tổ chức tín dụng Việt Nam

Thông tư 09/2015/TT-NHNN

Văn bản pháp lý đầu tiên ban hành quy chế cho nghiệp vụ mua bán nợ của các TCTD là Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN ngày 19/04/1999. Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 thay thế cho Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN, đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các TCTD trong hoạt động mua bán nợ nhằm mở rộng khả năng cho vay của TCTD đối với khách hàng, tăng cường khả năng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, góp phần quản lý rủi ro tín dụng, củng cố tính thanh khoản và chất lượng các khoản đầu tư của TCTD. Tuy nhiên, quyết định này vẫn chỉ giới hạn ở quy định mang tính quy trình đối với hoạt động mua bán nợ mà thiếu đi những yêu cầu có tính bắt buộc bán nợ ở các TCTD nếu nợ xấu vượt quá tỷ lệ nhất định hoặc kéo dài quá thời hạn cho phép mà không được xử lý, gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn