admin@phapluatdansu.edu.vn

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006–2012 VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

NHÓM TÁC GIẢ: TS.Nguyễn Hợp Toàn; PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy; PGS.TS Trần Văn Nam – Đại học Kinh tế Quốc dân

Luật sở hữu trí tuệ được ban hành năm 2005 và sửa đổi, bố sung năm 2009 đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, trong đó có tranh chấp về tác quyền tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ khi đạo Luật này có hiệu lực thi đến nay, tình hình giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ tại Tòa án chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng và yêu cầu của xã hội.

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ tháng 7-2006 cho đến tháng 6-2012 các Tòa án chỉ thụ lý được 92 vụ án tranh chấp về quyền tác giả. Số vụ việc còn quá hạn chế này cho thấy, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ còn e ngại việc khởi kiện ra Tòa án mà thay vào đó, họ chọn việc xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính. Xuất phát từ (i) tính mất cân xứng của luật nội dung về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, (ii) những bất cập của pháp luật về tố tụng đối với việc giải quyết các vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, và (iii) sự non kém về năng lực chuyên môn của các cán bộ xét xử, hệ quả là tòa án chưa thực sự trở thành kênh giải quyết thuyết phục, ưa chuộng đối với các tranh chấp về tác quyền. Tác giả đã nêu một số đề xuất, bao gồm xây dựng luật riêng về quyền tác giả; thiết lập tòa án chuyên trách về sở hữu trí tuệ, thiết lập cơ quan đầu mối phối hợp trong phòng chống, xử lí có hiệu quả các hành vi xâm phạm tác quyền v.v. nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ và tăng hiệu lực thực thi trong thời gian tới ở Việt Nam.

1. Khai thác, sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và các tranh chấp phát sinh

1.1 Khai thác, sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định tác giả có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Khi tác giả sáng tạo tác phẩm theo nhiệm vụ được giao, theo hợp đồng hoặc chuyển giao quyền tác giả cho tổ chức, cá nhân khác thì tác giả chỉ còn giữ quyền nhân thân, bao gồm quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên tác giả của tác phẩm và quyền phản đối các hành vi cắt xén, bóp méo hoặc sửa đổi đối với tác phẩm có thể gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Continue reading

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN HOÀN THIỆN TRONG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN VÂN ANH – Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Để đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong các doanh nghiệp nhằm hình thành một lực lượng KH&CN mới – doanh nghiệp KH&CN, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, với nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia. Trong đó, phải kể đến là Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19.5.2007 về doanh nghiệp KH&CN (Nghị định 80) cùng Thông tư 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18.6.2008 (Thông tư 06) hướng dẫn thi hành Nghị định 80. Trong bài viết dưới đây, tác giả đề cập đến một số vấn đề cần trao đổi, nhằm đề ra giải pháp phát triển lực lượng KH&CN mới này.

1.Chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp KH&CN

Theo Thông tư 06, đối tượng được thành lập doanh nghiệp KH&CN được áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả KH&CN. Kết quả KH&CN bao gồm kết quả của các chương trình, đề tài/dự án KH&CN; kết quả của các dự án nghiên cứu giải mã, làm chủ công nghệ được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận; các đối tượng sở hữu trí tuệ như các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã được cấp văn bằng bảo hộ, chương trình máy tính.

Với các đối tượng được xem xét thành lập doanh nghiệp KH&CN như trên, không những khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư nghiên cứu hoặc tiếp nhận các kết quả nghiên cứu để đổi mới công nghệ, mà còn khuyến khích các tổ chức và cá nhân nước ngoài đưa công nghệ mới, công nghệ nguồn vào Việt Nam thông qua con đường đầu tư, nhằm thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn