admin@phapluatdansu.edu.vn

BÀN THÊM VỀ LỢI ÍCH DOANH NGHIỆP THU ĐƯỢC TỪ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÔNG NGHỆ

Trade & EconomyNGUYỄN VÂN ANH – Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tạp chí Hoạt động Khoa học số tháng 9.2009 đã đăng tải bài viết “Một số bàn luận về lợi ích của doanh nghiệp từ quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ” với nội dung đề cập tới trường hợp một số cơ quan, ban/ngành tỉnh B tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định bổ sung 5,5 tỷ đồng với tên gọi “giá trị tài sản của sáng chế” vào mục “chi phí khác” của một dự án đầu tư, khi doanh nghiệp này áp dụng công nghệ của mình nghiên cứu, mang lại hiệu quả hơn so với công nghệ trước đó.

Sau khi bài viết được đăng tải, đầu năm 2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh này đã tổ chức lấy lại ý kiến tham khảo của các ban/ngành và đã đề xuất UBND tỉnh B rút lại quyết định bổ sung 5,5 tỷ đồng cho doanh nghiệp T. Ngay sau khi văn bản mới được UBND tỉnh ban hành, trong công văn kiến nghị với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp T đã khẳng định việc sử dụng công nghệ mới trong quá trình thi công là “không có góp vốn, không có chuyển giao công nghệ nên không có nội dung chi phí này là đúng”, nhưng doanh nghiệp T còn đang thắc mắc: “Vậy doanh nghiệp lấy tiền từ đâu để trả cho tác giả sáng chế?”. Thiết nghĩ, do đây là vấn đề tương đối mới mẻ với nhiều doanh nghiệp nên cần phải đưa ra bàn luận cho thấu đáo, làm cơ sở rút kinh nghiệm cho các địa phương khác, các công nghệ khác để giải quyết các trường hợp tương tự. Bài viết sau đây, tác giả sẽ bổ sung đôi điều về vấn đề đó.

Trước hết phải khẳng định rằng, công nghệ F, F1 (sau đây gọi chung là công nghệ F) về giải pháp ngăn mùi của hệ thống thoát nước đô thị của doanh nghiệp T là một công nghệ mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường. Trong thời gian qua, doanh nghiệp T cũng giành nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế về sáng tạo KH&CN, nhiều địa phương khác trong cả nước đã triển khai áp dụng công nghệ F. Doanh nghiệp T đã được Sở KH&CN tỉnh B cấp giấy chứng nhận là “doanh nghiệp KH&CN”. Tác giả của sáng chế là người thuộc doanh nghiệp T. Chủ sở hữu sáng chế là doanh nghiệp T.

Với công nghệ F, doanh nghiệp T được UBND tỉnh B giao làm chủ đầu tư và trực tiếp thi công công trình có sử dụng công nghệ F mà không phải thông qua phương thức đấu thầu theo Luật Đấu thầu và công trình được sử dụng hoàn toàn nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Continue reading

VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

NGUYỄN VÂN ANH – Sở KH&CN Bà Rịa – Vũng Tàu; VÕ NGỌC ANH – Sở KH&CN Bình Định; KHUẤT DUY VĨNH LONG – Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh; HÀ HUY BẮC – Sở KH&CN Vĩnh Phúc; LÊ VŨ TOÀN – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trên thế giới, mô hình quỹ phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được hình thành từ lâu: Quỹ khoa học quốc gia được thành lập ở Mỹ năm 1950, Thụy Sỹ năm 1952, các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ cũng thành lập quỹ này từ những năm 80 của thế kỷ trước. Tại Việt Nam, các loại hình quỹ phát triển KH&CN đã được đề cập trong Luật KH&CN năm 2000, Trong đó việc thành lập Quỹ được hình thành ở cấp quốc gia; tỉnh/thành phố; bộ/ngành; tổ chức và cá nhân nhằm mục đích đa dạng hoá nguồn đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN. Bài viết dưới đây đánh giá sơ bộ về thực trạng hoạt động của các quỹ phát triển KH&CN do các tỉnh/thành phố thành lập, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ này.

Sau khi Luật KH&CN có hiệu lực, tính đến nay, cả nước đã hình thành được 36 tổ chức quỹ phát triển KH&CN. Trong đó, ở cấp quốc gia là Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia (NAFOSTED), ở địa phương có 16 quỹ, trường đại học có 1 quỹ, khối doanh nghiệp có 18 quỹ. Đối với 16 quỹ ở các tỉnh/thành phố (quỹ địa phương), đã có 11 quỹ đi vào hoạt động, đó là tại các tỉnh/thành phố: Hải Dương, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh, Bình Định, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Bình Dương, Nghệ An, Thái Bình, Hòa Bình; 5 quỹ đã thành lập nhưng chưa hoạt động, ở các tỉnh: Đồng Nai, Bạc Liêu, Đà Nẵng, Bình Phước, Quảng Ngãi. Hầu hết các quỹ được thành lập và đi vào hoạt động trong vòng 1-3 năm trở lại đây. Quỹ hình thành đi vào hoạt động sớm nhất cả nước là Nghệ An (2004).

Các quỹ địa phương hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu, không vì mục đích lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng. Các quỹ địa phương là các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh/thành phố. Vốn được cấp khi thành lập ban đầu của các quỹ không lớn, cao nhất là Quỹ Phát triển KH&CN TP Hồ Chí Minh (50 tỷ đồng), còn lại từ trên 1 tỷ đến 10 tỷ đồng, được hình thành từ ngân sách sự nghiệp khoa học, bổ sung từ kinh phí thu hồi của các đề tài/dự án hàng năm, các khoản thu từ hoạt động của quỹ. Ngoài ra, quỹ có thể được huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách khác như: Các khoản đóng góp tự nguyện, tài trợ, hiến tặng của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước…

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn