admin@phapluatdansu.edu.vn

AI VI PHẠM LUẬT CẠNH TRANH TRONG VỤ K+?

GST.TS. NGUYỄN VÂN NAM

Chiếm vị trí thống lĩnh thị trường (mà độc quyền chỉ là trường hợp đặc biệt khi không còn đối thủ cạnh tranh), vẫn luôn là mục tiêu và động lực của doanh nghiệp (DN) , vì ở vị thế này, họ có thể dễ dàng đạt lợi nhuận tối ưu nhất. Cuộc chạy đua giành vị trí thống lĩnh thị trường (TLTT) cũng góp phần thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả. Vì vậy, không ai cấm DN có vị trí TLTT cả. Luật Cạnh tranh (LCT) chỉ cấm hành vi lạm dụng vị trí TLTT và không cho phép hình thành vị trí TLTT nào có nguy cơ lạm dụng cao.

Việt nam chưa có định nghĩa thế nào là „Vị trí TLTT“. Theo cách nhìn của Tòa án Châu Âu-được hầu hết các nước phát triển đồng tình- một cách tổng quát nhất, thì đó là vị trí quyền lực (sức mạnh) trên thị trường của một doanh nghiệp cho phép nó cản trở việc duy trì sự cạnh tranh thực sự trên thị trường liên quan. Luật CT của ta chỉ nêu 02 yếu tố để coi một DN có vị trí TLTT là có thị phần từ 30% trở lên, hoặc có khả năng gây hạn chế CT.

Để tham gia thị trường tiêu thụ, DN- trong tư cách người chào hàng- trước hết luôn tìm cách có được những lợi thế cạnh tranh của người bán hàng sao cho chỉ mình họ là người có nguồn hàng duy nhất. Đó có thể là nhượng quyền thương mại (Franchie), độc quyền phân phối, độc quyền sử dụng, khai thác quyền tác giả, quyền Sở hữu Công Nghiệp,v…v. Như K+ mua độc quyền phát hành tác phẩm là các chương trình quay hình giải ngoại hạng Anh; như Megastar mua độc quyền phân phối, kinh doanh các tác phẩm điện ảnh Mỹ, như một số công ty dược phẩm mua patent sản xuất độc quyền thuốc đặc trị tại Việt nam. Nói chung, những độc quyền như vậy chỉ bảo vệ họ không bị cạnh tranh bởi các đối thủ khác (người bán) cũng muốn được phân phối chính các sản phẩm này và họ được bảo vệ trước hết bởi Luật Sở hữu Trí tuệ. Nhưng trên thị trường tiêu thụ, độc quyền đó không phải là một bảo đảm để người tiêu dùng chỉ mua sản phẩm của họ mà không mua các sản phẩm khác có tính năng tương tự, có thể thay thế, để đáp ứng như cầu của mình.

Continue reading

CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SANG LOẠI HÌNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN: CÒN NGUYÊN VẸN “NHỮNG NÚT THẮT”

LG. VŨ XUÂN TIỀN – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Tư vấn VFAM Việt Nam

Sự kiện hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được cấp tốc chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP (NĐ25) đã và đang… chìm dần với thông tin: về cơ bản đã về đích đúng hạn. Song, các DNNN sau khi chuyển đổi sẽ như thế nào? Mạnh hơn, giẫm chân tại chỗ hay yếu đi? Đó là những câu hỏi không thể bỏ qua.

Nhìn vào thực tế có thể thấy, việc các DNNN chuyển thành công ty TNHH một thành viên theo NĐ25 vừa qua, thực chất chỉ là tạo ra những chiếc “bình mới” cho một “chất rượu” cũ mà thôi.

Các DNNN sau khi chuyển đổi sẽ chưa (hoặc không) có sự thay đổi đáng kể nào về quản trị doanh nghiệp – khâu quyết định đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nhận định trên là dựa vào chính những quy định trong NĐ25.

Các công ty TNHH một thành viên ra đời từ NĐ25 phải được gọi đúng tên là công ty TNHH nhà nước một thành viên. Bởi lẽ, Nhà nước vẫn là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của những công ty đó.

Cụm từ “Nhà nước một thành viên” đã được sử dụng để đặt tên cho một số DNNN trước đây. Song, trong lần chuyển đổi này, cụm từ trên đã không được sử dụng để tránh vi phạm nguyên tắc “thương mại không phân biệt đối xử” – một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO mà Việt Nam là thành viên. Vì “Nhà nước vẫn là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ” cho nên các “nút thắt” trong công tác quản trị các DNNN vẫn còn nguyên vẹn đối với các công ty TNHH một thành viên hình thành sau chuyển đổi.

Các “nút thắt” đó chính là những câu hỏi đang rất cần được giải đáp một cách thỏa đáng.

Ai là chủ sở hữu của công ty?

Điều 3 NĐ25 quy định: “Nhà nước là chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ”. Song, nhà nước luôn luôn là một danh từ chung, không chỉ cụ thể là ai. Vì vậy, trong trường hợp này, chủ sở hữu vẫn không được xác định.

Continue reading

THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT: CHUNG SỐNG TRƯỚC NGÀY 3 THÁNG 1 NĂM 1987 LÀ HÔN NHÂN THỰC TẾ?

TÙNG CHI

Theo Tòa Dân sự TAND Tối cao, hiện nhiều thẩm phán đang có cách hiểu khác nhau khi vận dụng Điều 3 Nghị quyết 35 năm 2000 của Quốc hội.

Có người nói nam nữ cứ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3-1-1987 là hôn nhân thực tế, có người lại bảo phải đủ điều kiện kết hôn mới được công nhận…

Một ví dụ tiêu biểu đã được đưa ra: Ông A chung sống với bà B nhiều năm, đã có con chung và tài sản chung. Đến năm 1970, ông A lấy thêm vợ lẽ là bà C (có tổ chức cưới hỏi), sau đó sống với bà C. Năm 2002, ông A xin ly hôn bà C. Vậy quan hệ giữa ông và bà C có phải là hôn nhân thực tế hay không?

Chỉ cần chung sống như vợ chồng?

Những thẩm phán theo cách hiểu thứ nhất cho rằng trong trường hợp này, quan hệ giữa ông A và bà C vẫn được công nhận là hôn nhân thực tế dù vừa vi phạm về hình thức (không đăng ký kết hôn) vừa vi phạm về nội dung (ông A đã có vợ hợp pháp là bà B).

Các thẩm phán lý giải: Theo Điều 3 Nghị quyết 35, hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3-1-1987 (ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực) nhưng không đăng ký kết hôn thì được tòa công nhận là vợ chồng khi ly hôn. Như vậy, điều khoản trên không hề quy định nam nữ sống với nhau như vợ chồng phải có đủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình.

Vì luật không quy định nên các thẩm phán cho rằng chỉ cần điều kiện duy nhất là hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3-1-1987 thì công nhận họ là vợ chồng mà không cần điều kiện gì khác. Luật pháp không bắt buộc mà chỉ khuyến khích họ đi đăng ký kết hôn nên giả sử họ không đăng ký thì thực chất họ vẫn có mối quan hệ vợ chồng.

Continue reading

THỰC TIỄN TỐ TỤNG: TÒA KHỔ VÓI ĐƯƠNG SỰ “TƯNG TƯNG”

HOÀNG YẾN

Trong thực tiễn xử án dân sự có một chuyện làm ngành tòa án nhức đầu. Đó là trường hợp một bên đương sự có dấu hiệu bị tâm thần, tòa quyết định trưng cầu giám định thì người nhà của đương sự bất hợp tác. Tòa chào thua, quyền lợi chính đáng của các đương sự khác trong vụ án cũng bị ảnh hưởng.

TAND một huyện ở TP.HCM đang thụ lý một vụ tranh chấp thừa kế. Trong vụ này có ông Y. là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau khi niêm yết lịch xét xử, tòa mới được công an thông báo là ông Y. bị bệnh tâm thần. Gia đình ông và hàng xóm cũng xác nhận điều này.

Tòa gấp, đương sự cứ đủng đỉnh

Tòa đã yêu cầu gia đình ông Y. đưa ông đi giám định pháp y về tâm thần để tòa có căn cứ tuyên ông mất năng lực hành vi dân sự rồi cử người giám hộ.

Thế nhưng không muốn liên quan gì đến vụ tranh chấp, gia đình ông Y. đã bỏ mặc luôn. Tòa càng thúc giục họ bao nhiêu thì họ càng đủng đa đủng đỉnh bấy nhiêu. Họ viện ra đủ thứ lý do này, lý do kia để không đưa ông Y. đi giám định khiến việc giải quyết án của tòa bị ách lại cho đến nay.

Ở một vụ khác, hơn 20 năm qua, ông P. đã không thể ly hôn với người vợ mắc bệnh tâm thần. Số là ông kết hôn năm 1987, ba năm sau thì vợ chồng ông có một bé gái. Con vừa thôi nôi cũng là lúc người vợ lên cơn, bỏ nhà đi, sau đó được bên ngoại đưa về nuôi dưỡng, chữa trị.

Năm 1998, ông P. nộp đơn ra tòa xin ly hôn với lý do vợ bị bệnh tâm thần, hay nói ông lăng nhăng rồi tự tử, phá phách, chửi bới, đánh đập con cái… Tuy nhiên, tòa không chấp nhận, cho rằng người vợ chỉ bị sốc về tình cảm dẫn đến ảnh hưởng đến tinh thần chứ không phải mắc bệnh.

Continue reading

THỰC TIỄN TỐ TỤNG: KHỔ VÌ … TÒA THI ĐUA

NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO PLTPHCM

Thực trạng ngành tòa án “ngại” thụ lý đơn kiện trong cuối mùa thi đua vì sợ mất thành tích vừa vi phạm tố tụng vừa ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đương sự. Làm sao để chấn chỉnh được việc này?

Cho mượn tiền, đòi hoài mà người vay không trả, giữa tháng 7 vừa qua, bà N. đến tòa án một quận ở TP.HCM nộp đơn kiện đòi nợ. Cán bộ tòa nhận đơn cùng một số tài liệu, chứng cứ của bà rồi hẹn ngày bà quay lại làm việc.

Nhận đơn, không thụ lý

Đến ngày hẹn, bà N. tới tòa. Thay vì thông báo đóng tạm ứng án phí để thụ lý hay yêu cầu bổ sung chứng cứ như thông thường, cán bộ tòa lại nói bà cứ về đi, đến đầu tháng 10 quay lại.

Bà N. thắc mắc thì vị cán bộ tòa giải thích là tòa đang bận tổng kết cuối năm, công việc rất nhiều, không thể thụ lý và giải quyết kịp vụ kiện của bà. Nghe lời hứa: “Chị cứ yên tâm, đơn đã nằm đây rồi, đầu tháng 10 chị quay lại, chúng tôi sẽ thụ lý ngay”, bà N. cũng đành ra về dù trong lòng không thoải mái lắm.

Tương tự, tranh chấp di sản thừa kế, cuối tháng 7, ông K. cũng ra tòa án một quận nộp đơn kiện. Lúc đầu, cán bộ tòa nhận đơn rồi yêu cầu ông về bổ sung thêm một số chứng cứ. Ông bổ sung đầy đủ theo yêu cầu nhưng tòa vẫn không thụ lý, động viên ông chờ qua tháng 10 với lý do đang tập trung tổng kết cuối năm, “làm không xuể”.

Luật sư Nguyễn Thanh Lương (Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre) kể, vừa qua ông cũng có ba vụ kiện bị tòa trì hoãn thụ lý với những lý do khác nhau. Theo luật sư Lương, dù luật quy định người dân có quyền khiếu nại nhưng hầu như ai cũng “ngậm bồ hòn làm ngọt vì ngại chuốc lấy bất lợi lúc gõ cửa tòa”.

Sợ án quá hạn

Những trường hợp như trên xảy ra khá phổ biến trong thời điểm các tháng 7, 8, 9 hằng năm. Đây cũng là thời điểm các tòa đang bận rộn lo thống kê, tổng kết thi đua cuối năm để báo cáo cấp trên. Tuy nhiên, không phải vì quá bận rộn mà các tòa không thụ lý nổi đơn kiện của đương sự. Lý do thật của chuyện này lại là do các tòa sợ ảnh hưởng đến thành tích thi đua.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn