admin@phapluatdansu.edu.vn

TIẾP TỤC BÀN VỀ SỰ ĐỘC LẬP CỦA THẨM PHÁN

THS. ĐINH THẾ HƯNG – Viện Nhà nước và Pháp luật

Ngay từ thời cổ Hy Lạp, Arixtốt, Platon đã từng mơ ước đến một hình mẫu toà án độc lập, không thiên vị. Arixtốt quan niệm rằng: Trong bất kỳ nhà nước nào cũng cần phải có những yếu tố bắt buộc: Cơ quan làm ra luật có trách nhiệm trông coi việc nước, các cơ quan thực thi pháp luật và các tòa án, từ đó ông chia hoạt động nhà nước thành ba thành tố: nghị luận, chấp hành và xét xử[1]. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ cho đến nay, độc lập xét xử của Toà án đã trở thành nguyên tắc pháp luật của bất kỳ nhà nước dân chủ, văn minh nào.

Tuy nhiên, trong thực tế ở đâu đó vẫn còn tình trạng Thẩm phán bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan lẫn khách quan làm cho phán quyết của họ bị thiên lệch. Điều đó cho thấy việc đảm bảo cho Thẩm phán nói riêng và Toà án nói chung được độc lập xét xử chỉ tuân theo pháp luật luôn là khát vọng và cũng là nỗi ưu tư của nhân loại ngàn đời nay. Chúng ta đang tiến hành Chiến lược cải cách tư pháp trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân với trọng tâm là cải cải cách hệ thống toà án thì có lẽ bàn về nguyên tắc Thẩm phán độc lập xét xử vẫn là vấn đề xưa nhưng không hề cũ.

Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu nguyên tắc độc lập xét xử dưới các góc độ khác nhau ở mọi cấp độ. Nhưng chủ yếu là xem xét sự độc lập của Thẩm phán trong mối quan hệ với các yếu tố khách quan- Sự can thiệp đến công việc xét xử của Thẩm phán từ bên ngoài. Đó có thể là sự tác động từ các cơ quan khác như hành pháp, lập pháp thậm chí có ý kiến đề cập đến sự can thiệp của một số cấp ủy địa phương đến hoạt động xét xử của thẩm phán. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp cận vấn đề độc lập xét xử của thẩm phán dưới góc độ những yếu tố chủ quan tác động đến tính độc lập xét xử của thẩm phán. Tức là những yếu tố nằm bên trong ngành toà án và trong mỗi thẩm phán làm cho thẩm phán không độc lập xét xử.

1. Thẩm phán có muốn độc lập không?

Trước hết công việc xét xử bao giờ cũng do con người – thẩm phán đảm nhiệm và thật viễn tưởng khi người ta lập trình hoạt động xét xử và giao cho máy móc đảm nhiệm. Những năm 70 của thế kỷ trước, Giáo sư X.X A-lec- xây- ép đã bàn đến vấn đề “Quan toà điện tử” khi ông đặt câu hỏi: Phải chăng có thể thay thế vị quan toà bằng những máy tính hiện đại có khả năng nắm bắt được cái tinh tế của pháp luật và ngay từ đầu đã cung cấp những quyết định theo yêu cầu của chúng ta ?”[2] . Sau khi lập luận một cách chắc chắn rằng: Sự vô tư, tính lôgic, trình độ chính xác, tính độc lập của các quyết định luôn lệ thuộc vào các tính cách cá nhân thẩm phán với tính tình ông ta; nếu ngồi ghế bị cáo thì bất cứ ai cũng muốn vị quan toà thay cho người máy quyết định số phận của họ, Giáo sư A- lếch- xây – ép kết luận: Quan hệ giữa con người với nhau phải được con người hiểu chứ không phải do máy móc phán xét. Các thẩm phán trong những tình huống phức tạp của mối quan hệ giữa con người với nhau, họ có thể hiểu được cái mà không máy tính nào hiểu được.[3] Vấn đề quan toà điện tử chỉ là viễn tưởng và trái với đạo lý của chúng ta.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn