admin@phapluatdansu.edu.vn

VẤN ĐỀ VAY NỢ VÀ QUẢN LÝ NỢ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

TS. TRẦN VĂN GIAO – Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Vay nợ chính phủ là một vấn đề lớn và vô cùng quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, vấn đề nợ chính phủ của Việt Nam có xu hướng tăng cao trong thời gian tới. Vì vậy, vấn đề tìm ra những giải pháp nhằm hoạch định chính sách và quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ một cách có hiệu quả là vô cùng cấp thiết.

1 – Khái niệm về nợ chính phủ

Nợ chính phủ, còn gọi là nợ công hoặc nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền vay của chính quyền thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nhà nước. Nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách nhà nước lũy kế đến một thời điểm nào đó.

Thuật ngữ nợ chính phủ được sử dụng khá phổ biến trong các thống kê tài chính quốc gia và thống kê của các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế hoặc Ngân hàng Thế giới. Trong thống kê của các tổ chức tài chính quốc tế, nợ chính phủ là tổng các khoản vay nợ trong và ngoài nước của chính phủ. Theo cách hiểu này, nợ chính phủ là số dư về nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi tại một thời điểm đối với các khoản vay trong nước và vay nước ngoài của chính phủ.

Nợ chính phủ bao gồm tổng nợ trong và ngoài nước của chính phủ, tổng các khoản vay nợ của khu vực tư có bảo lãnh của chính phủ (chủ yếu là nợ nước ngoài) và các khoản nợ của các tổ chức thuộc khu vực công. Nợ chính phủ bao gồm nợ của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Nói cách khác, nợ chính phủ chỉ liên quan đến hoạt động vay nợ của các cơ quan chính phủ thuộc đối tượng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và được phép vay nợ theo quy định của pháp luật.

Theo thông lệ quốc tế, nợ của ngân hàng trung ương không được xếp vào nợ của chính phủ mà được tổng hợp vào nợ của khu vực công. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước là một cơ quan của Chính phủ, nên các khoản vay nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổng hợp vào nợ của Chính phủ.

Ở nước ta, để thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế, Chính phủ phải gắn một phần trách nhiệm của mình đối với một số khoản nợ của các chủ thể kinh tế khác, chẳng hạn của các tổ chức công, như Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhà nước và nợ của khu vực tư có bảo lãnh của Chính phủ.

Continue reading

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI SINGAPORE

CẠNH TRANH VÀ TIÊU DÙNG – Cùng với sự phát triển kinh tế và mở rộng hoạt độngkinh doanh buôn bán, các quy định bảo vệ quyền lợi NTD cũng ngày càng được nâng cao và có giá trị thực tế hơn. Cụ thể: bên cạnh các văn bản điều tiết đối với một số lĩnh vực đặc biệt như bán hàng đa cấp (Đạo luật kinh doanh đa cấp và Bán hàng theo mô hình kim tự tháp), các lĩnh vực chuyên ngành như ngân hàng, tài chính, dịch vụ…, năm 2003 Chính phủ Singapore đã thông qua Luật Bảo vệ người tiêu dùng (CFTA).

Văn bản trên có hiệu lực từ 2004, được sửa đổi năm 2009 và được coi là văn bản chính quản lý hoạt động BVNTD, trong đó quy định: Thời hạn hiệu lực của các quyết định của cơ quan thi hành pháp luật được tăng từ 1 năm lên 2 năm. Các cơ quan trên bao gồm: Hiệp hội tiêu dùng Singapore (Consumers Association of Singapore – CASE) và Ủy ban Du lịch Singapore (The Singapore Tourism Board – STB). Cùng với sự gia hạn thời hạn cho các tổ chức có thẩm quyền, thời gian khởi hiện của NTD cũng được tăng từ 1 năm lên 2 năm. Ngoài ra, NTD có thể yêu cầu bồi hoàn khoản thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ trong vòng 12 tháng sau khi thanh toán và doanh nghiệp phải thực hiện hoàn lại tiền trong vòng 60 ngày sau khi nhận được các giấy tờ cần thiết do NTD cung cấp.

Các nội dung trên đều nhằm mục đích hỗ trợ hơn nữa cho NTD trong các vụ kiện với các doanh nghiệp, nhà cung cấp. Một số dịch vụ tài chính và dịch vụ khác (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giao dịch hàng hóa…) đã được bổ sung quy định trong CFTA. Các quy định này trước đây được điều chỉnh bởi các văn bản chuyên ngành như: Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức tài chính, Luật Bảo hiểm… Lần sửa đổi năm 2009, các dịch vụ này được điều chỉnh không chỉ bởi Cơ quan tiền tệ Singapore hoặc Doanh nghiệp quốc tế Singapore mà còn được quy định trong CFTA.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn