admin@phapluatdansu.edu.vn

VỚI CÁI SAI

NGUYỄN VĂN BÌNH

Về căn bản thì có sai mới có đúng. Nếu không có sai thì chúng ta chưa chắc đã nhận ra cái đúng nó thế nào. Vậy đó. Con người ta sống có lúc đúng, có lúc sai. Từ cái sai để rút kinh nghiệm tới cái đúng thì cái sai đó là có ích. Nhưng nếu cái sai vẫn mãi mãi được bảo tồn là cái sai thì nó là cái nguy hại.

Cái sai đầu tiên không quan trọng, cái sai thứ hai cũng chẳng quan trọng đến cái sai thứ ba thì cần phải xem lại, vì như thế có nghĩa là bạn để cái sai dẫn đường một cách cố ý. Mọi sai lầm của bạn đều có thể tha thứ, đến như tội giết chúa còn được tha huống hồ những nhỏ nhặt thường ngày, tất nhiên kèm theo đó là điều kiện quan trọng, bạn phải thực sự hối lỗi. Người ta đánh kẻ chạy đi, nào ai nỡ đánh kẻ chạy lại. Nếu bạn ngoan cố khi không biết mình sai thì nó sẽ đi một nhẽ, bạn thuộc loại bảo thủ, gàn. Nhưng nếu bạn biết mình sai mà vẫn cố cãi cho bằng đúng, chả những thế mà còn đổ lỗi cho người khác thì quả thực phải coi lại nhân cách của bạn.

Trong kinh doanh, anh làm sai hẹn với thời gian ghi trong hợp đồng thì hiển nhiên anh phải chịu hậu quả và phải đứng ra giải quyết hậu quả đó. Thế nhưng đằng này anh lại gân cổ cãi, cãi chày cãi cối, cãi lấy được bảo rằng không phải anh lỡ hẹn mà bởi vì người khác lỡ hẹn với anh, cho nên hà cớ gì lại trách anh. Ô hay, tôi ngạc nhiên quá, anh ký hợp đồng với tôi là đến ngày này, ngày kia ra sản phẩm, còn anh liên kết ở đâu tôi thèm gì biết. Ai sai hẹn với anh tôi thèm gì biết, tôi chỉ biết tôi với anh ký với nhau và anh sai. Vậy thì anh phải nhận lỗi với tôi chứ. Sao anh lại lôi cái đối tác sau anh ra, nó thuộc về phần hậu trường của anh cơ mà. Thế nhưng anh vẫn cố tình không hiểu. Chả những thế, nhân thể anh còn lu loa rằng như thế là xúc phạm anh, không tin anh và anh vờ bực tức phá bỏ luôn hợp đồng. Nghĩa là anh cố cãi để chuyển bại thành thắng, chuyển sai thành đúng. Cái kiểu làm ăn như thế của anh thì chắc chắn với tôi chỉ được một lần, còn lại thì cạch tới già. Trên đời này không ai lại có thể hợp tác với loại chuyen đi đổ lỗi cho người khác. Giá như anh xin lỗi đàng hoàng, thành thực tôi có thể bỏ qua cho và cả hai cùng giải quyết hậu quả. Nhưng cái hành động cả vũ lấp miệng em của anh khiến tôi nghĩ mình đúng là ngờ nghệch cho nên đã đâm đầu vào cái kẻ vốn đã làm ăn bê bết, chả ra gì mà còn giỏi đổ lỗi vấy vạ.

Continue reading

QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHXN và hội nhâp quốc tế

GS.TSKH. LƯƠNG XUÂN QUÌ

Trong nhiều năm qua, thể chế kinh tế của Nhà nước đã góp phần khơi dậy sức sáng tạo; làm sống dậy các tiềm năng, các nguồn lực của xã hội và do đó, góp phần  tạo nên những thành quả đáng kể về sự phát triển kinh tế và sự tiến bộ xã hội của đất nước ta.

Tuy nhiên, hệ thống thể chế kinh tế của Nhà nước hay nói cách khác là từng bộ phận thể chế kinh tế của Nhà nước vẫn đang còn tồi tại nhiều khiếm khuyết như: hệ thống luật pháp về kinh tế vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, nhiều đạo luật quan trọng chưa được hình thành hoặc chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường; công tác định hướng phát triển kinh tế – xã hội còn nhiều thiếu sót, trong hệ thống chính sách kinh tế đã xuất hiện những yếu tố làm chậm tiến trình của công cuộc cải cách theo hướng thị trường; các chính sách, quy định còn lúng túng trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đảm bảo mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội; năng lực kiến tạo và vận hành thể chế của bộ máy nhà nước còn những hạn chế; tính thích ứng của thể chế trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO vẫn còn mờ nhạt.

Vậy nên hoàn thiện thể chế kinh tế của nhà nước Việt Nam theo hướng nào? Nên xem thể chế kinh tế là điều kiện hay động lực cho quá trình phát triển khi Việt Nam đã gia nhập WTO? Mối quan hệ ràng buộc và tính độc lập giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị và các thiết chế văn hoá nên được xác lập như thế nào? Vai trò của một xã hội dân sự nằm ở đâu trong quá trình hình thành thể chế kinh tế của nhà nước? Để góp phần trả lời những câu hỏi trên, bài viết này trình bày các quan điểm chiến lược hoàn thiện thể chế kinh tế của nhà nước Việt Nam trong bối cảnh chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

1. Hoàn thiện thể chế kinh tế của nhà nước là một quá trình thường xuyên, liên tục, vừa có những định hướng chiến lược, vừa có những điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và bối cảnh kinh tế thế giới trong những giai đoạn nhất định.

Continue reading

SỞ HỮU NHÀ NƯỚC, KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

GS.TS. TRẦN MINH ĐẠO

Kể từ Đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, trong Văn kiện bắt đầu xuất hiện thuật ngữ kinh tế nhà nước để chỉ một thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam. Thành phần kinh tế này được sử dụng để thay thế cho tên gọi của thành phần kinh tế quốc doanh, được xác định từ các Đại hội trước của đảng ta.Từ đó đến nay thuật ngữ thành phần kinh tế nhà nước được sử dụng phổ biến ở nước ta.Thành phần kinh tế nhà nước, được khẳng định, bao gồm bộ phận phi doanh nghiệp và hệ thống doanh nghiệp nhà nước.

Nhưng kinh tế nhà nước dựa trên nền tảng của chế độ và/hoặc hình thức sở hữu nào, trong khi nhiều đối tượng thuộc kinh tế nhà nước hiện nay lại thuộc sở hữu toàn dân( Được ghi trong Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam). Thêm vào đó, nhiều ý kiến đổ lỗi cho sở hữu toàn dân là căn nguyên của tình trạng vô chủ. Chính vì những điều này  nên nhiều công trình nghiên cứu đề nghị dùng thuật ngữ sở hữu nhà nước thay thế cho thuật ngữ sở hữu toàn dân. Điều đó có nên không? Bài viết này sẽ tham gia vào trả lời câu hỏi hóc búa đó.

Như chúng ta đã biết, cho đến nay trong văn kiện của Đảng đã chính thức sử dụng thuật ngữ sở hữu nhà nước, kinh tế nhà nước hàm ý thay thế cho sở hữu toàn dân và kinh tế quốc doanh. Việc dùng thuật ngữ sở hữu nhà nước hàm ý thay thế sở hữu toàn dân xuất phát từ 3 lập luận: Một là, trong suốt chặng đường xây dựng CNXH ở Việt Nam các đối tượng thuộc sở hữu toàn dân, không những không được quản lý chặt chẽ để bảo toàn mà, thậm chí còn bị hao tổn và thất thoát. Nguyên nhân của tình trạng trên được quy về là do thuật ngữ sở hữu toàn dân dẫn đến hậu quả là không có ai sở hữu, tức là vô chủ. Hai là, nhà nước của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước “ của dân, do dân, vì dân”, do đó nói sở hữu nhà nước, đã tất yếu bao hàm nghĩa toàn dân, đồng thời lại góp phần làm sáng tỏ hơn chủ thể sở hữu. Ba là, khi xác định chủ thế sở hữu là nhà nước, thì nhà nước ấy không có nghĩa chỉ có Chính phủ, mà nhà nước trong trường hợp này bao hàm cả Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội và Đảng. Cho nên, khái niệm nhà nước trong trường hợp này không hề chỉ là một chủ thể đại diện cho một nhóm người, hay cho một giai cấp, mà cho nhân dân lao động nói chung.

Continue reading

QUI ĐỊNH VỀ ĐÌNH CÔNG CẦN THỰC TẾ HƠN

TUẤN HOÀNG

Năm 2007, chương XIV Bộ luật Lao động được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa các thủ tục cần thiết cho việc tổ chức một cuộc đình công theo trình tự pháp luật quy định. Thế nhưng, đình công tự phát vẫn xảy ra. Dự thảo lần 3 Bộ luật Lao động sửa đổi cũng tiếp tục có những thay đổi, tuy nhiên so với các quy định trước đây, dự thảo lần này không có sự thay đổi lớn.

Quy định pháp luật về đình công: xa rời thực tế

Những thay đổi trong quy định về điều kiện và thủ tục đình công tại chương XIV Bộ luật Lao động có hiệu lực từ năm 2007 đã không đáp ứng được nhu cầu của thực tế giải quyết đình công. Việc xây dựng và sửa đổi luật vẫn chưa đi sâu nghiên cứu thực tiễn của hiện tượng đình công tại Việt Nam. Hậu quả tất yếu là các quy định đó không được áp dụng trên thực tế.

Thứ nhất, quyền đình công chỉ được thực hiện đối với các tranh chấp về lợi ích, là những tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới hơn so với quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các thỏa thuận khác với doanh nghiệp (điều 157 Bộ luật Lao động 2007).

Những tranh chấp về quyền, là tranh chấp về việc thực hiện các quy định pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan nhà nước, chỉ được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên, chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện và tòa án nhân dân (điều 165 Bộ luật Lao động 2007).

Thế nhưng, có những tranh chấp mà nội dung của nó không thể xác định được là tranh chấp về quyền hay tranh chấp về lợi ích.

Đơn cử trường hợp doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp bữa ăn trưa cho người lao động.

Continue reading

TRANH CHẤP DÂN SỰ: KIỆN ĐÒI HƠN 55 TRIỆU USD TIỀN THẮNG CƯỢC

LÊ NGA

TAND Q.1, TP.HCM vừa ra thông báo thụ lý vụ kiện đòi tiền thắng cược qua trò chơi điện tử có thưởng tại Câu lạc bộ Palazzo (khách sạn Sheraton Sài Gòn) với số tiền lên đến trên 55 triệu USD.

Theo đơn của nguyên đơn là ông Ly Sam (SN 1951, thương nhân mang quốc tịch Mỹ, đang kinh doanh tại VN) khởi kiện bị đơn là Công ty liên doanh Đại Dương (khách sạn Sheraton Sài Gòn), ngày 25.10.2009 ông Ly Sam có tham gia trò chơi có thưởng tại máy số 13 của Câu lạc bộ Palazzo tại khách sạn Sheraton Sài Gòn (một hình thức đánh bạc với máy). Quá trình chơi, ông Ly Sam được máy báo kết quả trúng thưởng 55.542.291,70 USD. Người quản lý ở đây hứa sẽ trả thưởng trong vòng 3 ngày nhưng không chịu ký vào biên bản ghi nhận kết quả.

Vì vậy, ông Ly Sam ghi lại hình máy số 13 và lập biên bản ghi nhận sự việc trúng được cùng chữ ký của một số người chơi tại đây với vai trò người làm chứng. Sau đó, ông Ly Sam liên hệ để đòi số tiền thắng cược này nhiều lần nhưng không kết quả vì đại diện của Công ty liên doanh Đại Dương cho rằng nguyên nhân ông Ly Sam thắng cược là do máy bị sự cố nên kết quả này bị vô hiệu. Không đồng ý với lý lẽ này, ông Ly Sam khởi kiện vụ án ra tòa.

Trong đơn khởi kiện, ông Ly Sam phân tích: thời gian trước đó cho đến thời điểm (10 giờ 30 ngày 25.10.2009) máy 13 báo người chơi trúng thưởng, máy này không có bất kỳ thông báo hoặc lưu ý nào được dán lên cảnh báo người chơi máy bị lỗi hoặc hư hỏng. Công ty nhận khoản tiền của người chơi qua máy có nghĩa là người chơi và công ty chấp nhận mọi kết quả thắng hoặc thua.

“Đây là trò chơi giữa người với máy điện tử được cài sẵn chương trình, do đó việc trúng thưởng hay không tùy thuộc vào sự khéo léo của người chơi và may rủi của máy tính, nếu máy báo không trúng thì người chơi mất tiền, không ai có thể đổ lỗi cho máy và ngược lại máy tính báo kết quả trúng thưởng bao nhiêu thì công ty phải trả thưởng bấy nhiêu”, ông Ly Sam lập luận.

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 1478/LĐTBXH-KHTC NGÀY 11 THÁNG 5 NĂM 2010 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU, NGUỒN VÀ PHƯƠNG THỨC CHI THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 28/2010/NĐ-CP

Kính gửi:

Các đơn vị trực thuộc

Thực hiện Thông tư số 62/2010/TT-BTC ngày 21/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc năm 2010 theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ; Bộ yêu cầu các đơn vị trực thuộc báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí để thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của đơn vị, cụ thể như sau:

1. Về nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung:

1.1. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung là số thực có mặt tại thời điểm báo cáo (số có mặt tại thời điểm 01/5/2010) và không vượt quá tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt (được xác định theo hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ), bao gồm:

+ Biên chế hành chính nhà nước;

+ Biên chế sự nghiệp.

Đối với biên chế tăng thêm trong năm 2010 so với số biên chế tại thời điểm báo cáo, nếu trong phạm vi tổng mức biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt thì nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện Nghị định 28/2010/NĐ-CP của số biên chế này được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh lương năm sau.

Đối với số biên chế vượt so với tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt thì nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 28/2010/NĐ-CP của số biên chế này do cơ quan, đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định 28/2010/NĐ-CP của đơn vị.

Continue reading

TRANH CHẤP HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH: CON HẮT HỦI, CHA MẸ CÓ THỂ KIỆN CẤP DƯỠNG?

HOÀNG YẾN

Con cái phải có nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng cho cha mẹ, nếu không sẽ phạm luật.

Ông bà P. năm nay xấp xỉ 70 tuổi. Trước đó, ông bà dự tính khi qua đời sẽ để lại tài sản cho con gái.

Bị con đối xử tệ

Ba năm trước, người con gái bảo với cha mẹ cần tiền làm ăn nên có ý định mượn căn nhà đi thế chấp. Nghĩ rằng trước sau gì nhà cũng của con, ông bà liền tặng tài sản cho con. Tuy nhiên, khi nhà đã đổi chủ, người con thay đổi thái độ, luôn nói móc nói khóe cha mẹ là kẻ ăn nhờ ở đậu, chướng tai gai mắt trong nhà. Có bận người con còn khóa cửa không cho cha mẹ vào nhà… Buồn tủi, ông bà sang họ hàng ở nhờ.

Nhưng biết không thể ăn nhờ ở đậu mãi, ông bà đến tòa định khởi kiện để đòi lại căn nhà đã cho. Nhưng theo hồ sơ, ông bà đã tặng cho con không điều kiện nên khó có căn cứ để lấy lại.

Cán bộ thụ lý ở một tòa quận tại TP.HCM đang bức xúc và định hướng dẫn cho vợ chồng già này kiện con gái đòi cấp dưỡng.

Có thể kiện đòi cấp dưỡng

Trước vấn đề này, luật gia Đặng Đình Thịnh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật – Hội Luật gia Việt Nam, cho biết ông bà P. có thể khởi kiện đòi con cấp dưỡng. Bởi đây cũng là một trong những loại việc hôn nhân gia đình có thể khởi kiện. Trong trường hợp nếu người con bị buộc thi hành án không chấp hành theo bản án thì có thể quy tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu nghiêm trọng hơn có thể quy vào tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ…

Continue reading

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT Ở PHÁP

PHẠM THỊ DUYÊN THẢO – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Sau Cách mạng Pháp năm 1789, việc phân chia quyền lực ở nước Pháp được thực hiện triệt để. Tòa án có vai trò rất lớn, thẩm phán đã từng được ví như “cái miệng của pháp luật”. Trong Bộ Dân luật Pháp 1804 (thường được gọi là Bộ luật Napoleon), có một nguyên tắc đặc biệt nổi tiếng, đó là nguyên tắc thẩm phán không được phép nại vào lý do không có luật hay luật không rõ ràng để từ chối giải quyết vụ việc. Nếu vi phạm nguyên tắc này, thẩm phán sẽ phải chịu trách nhiệm. Thẩm phán có quyền, đồng thời có nghĩa vụ giải thích luật (Điều 4, Bộ Dân luật Pháp). Tất nhiên, trong thực tế từng vụ việc cụ thể có thể tác động nhất định đến mức độ và phạm vi quyền lực của thẩm phán trong việc ra các phán quyết. Nguyên tắc này tồn tại cho đến cuối thế kỷ XX. Điều đó cho thấy sự phát triển của hệ thống tư pháp, vai trò của thẩm phán, cũng như các giá trị mà nguyên tắc này mang lại.

Cũng như hầu hết các quốc gia khác, Pháp cho rằng, lý do phải tiến hành giải thích một văn bản pháp luật là vì trong quá trình lập pháp, nhà lập pháp không thể lường trước được tất cả những tình huống cũng như những khó khăn khi mang văn bản pháp luật vào cuộc sống, sự tương thích của văn bản với thực tế không cao, nghĩa của các đạo luật không phải luôn rõ ràng, và việc áp dụng pháp luật gây tranh cãi… Do vậy, việc giải thích pháp luật là thực sự cần thiết.

Ở Pháp, Nghị viện cũng có thể giải thích các đạo luật của chính họ bằng cách đưa ra một đạo luật sau đó, gọi là đạo luật mang tính giải thích. Tuy nhiên, các thẩm phán rất miễn cưỡng áp dụng các đạo luật này (đặc biệt là các quy định mang tính hồi tố), mặc dù chúng chỉ chiếm một số lượng không đáng kể. Các nghị sĩ cũng thường xuyên đưa ra những câu hỏi liên quan đến giải thích đạo luật tới các Bộ trưởng, và sự trả lời của Bộ trưởng thường là chỉ bày tỏ quan điểm và phụ thuộc vào sự giải thích tối cao của Tòa án.

Giải thích đạo luật cũng có thể được thực hiện thông qua các thông tư của Chính phủ, tuy nhiên, những thông tư mang tính giải thích này không có tác động pháp lý lên các cá nhân và thẩm phán, chúng không ràng buộc các thẩm phán về ý nghĩa và phạm vi của các điều khoản pháp lý mà họ đang giải thích. Tuy vậy, các thông tư này vẫn thường xuyên được các luật gia và các thẩm phán xem xét trong thực tế.

Continue reading

THỰC TIỄN HỢP ĐỒNG: LỠ MUA NHÀ BỊ NGĂN CHẶN, KHỔ ĐỦ ĐƯỜNG

TIẾN HIỂU

Khi mua, không cơ quan chức năng nào thông báo đây là nhà bị ngăn chặn. Mua rồi thì hợp thức hóa không xong…

Sau hơn hai năm miệt mài gõ cửa các cơ quan chức năng khiếu nại, mới đây bà Đào Thị Kim Chi đã khởi kiện Chi cục Thi hành án quận Gò Vấp ra tòa nhưng tòa không thụ lý vì không thuộc thẩm quyền.

Không biết nhà bị phong tỏa

Theo bà Chi trình bày, ngày 19-1-2007, bà làm hợp đồng mua căn nhà số 26 đường Lê Lai, phường 3 (quận Gò Vấp) của bà Nh. Việc mua bán được làm hợp đồng hẳn hoi và có công chứng tại Phòng Công chứng số 5 TP.HCM.

Sau đó, bà Chi đã thực hiện hết nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất và đóng lệ phí trước bạ. Vì căn nhà mới chỉ có giấy trắng nên bà đến UBND quận Gò Vấp nộp đơn đề nghị cấp giấy hồng. Một thời gian sau, bà tá hỏa khi được UBND quận Gò Vấp cho biết căn nhà này đã bị Thi hành án quận ngăn chặn chuyển nhượng, mua bán từ 10 năm trước (ngày 25-6-1997).

Quá bất ngờ vì lúc làm hợp đồng mua nhà, không một cơ quan chức năng nào cho biết là căn nhà đang bị ngăn chặn, bà Chi tức tốc chạy đến Phòng Công chứng số 5 để hỏi cho rõ ngọn ngành. Phòng công chứng cho bà biết vào thời điểm chứng nhận hợp đồng mua bán nhà cho bà thì họ chưa nhận được bất kỳ công văn ngăn chặn nào của cơ quan thi hành án. Mãi đến ngày 4-12-2007, phòng công chứng mới nhận được công văn ngăn chặn việc mua bán, sang nhượng, thế chấp đối với căn nhà nói trên để đảm bảo cho việc thi hành một bản án ngày 25-7-2005 của TAND quận Gò Vấp.

Bà Chi quay về làm đơn khiếu nại gửi Thi hành án quận Gò Vấp. Cơ quan này trả lời rằng căn nhà này đã bị ngăn chặn từ năm 1997 để thi hành một bản án khác của TAND quận Gò Vấp. Hợp đồng mua bán nhà giữa bà Chi và bà Nh. là trái pháp luật. Bà Chi không liên quan gì đến vụ thi hành án nên không có tư cách khiếu nại…

Một căn nhà, hai lần bị ngăn chặn

Gặp rắc rối, bà Chi lặn lội đi tìm nguồn gốc của căn nhà và phát hiện ra rằng căn nhà này đã hai lần bị cơ quan thi hành án ra quyết định ngăn chặn không cho mua bán, chuyển nhượng để đảm bảo thi hành án trong… hai vụ khác nhau.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn