admin@phapluatdansu.edu.vn

CHÍNH SÁCH VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BỊ CHÔN GIẤU, BỊ CHÌM ĐẮM ĐƯỢC PHÁT HIỆN

CỤC QUẢN LÝ CÔNG SẢN, BỘ TÀI CHÍNH

Theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Dân sự thì một bộ phận tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được chủ sở hữu thì được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Tại Bộ luật Hàng hải, Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hoá, Nghị định số 86/2005/NĐ-CP ngày 8/7/2005 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước, Nghị định số 18/2006/NĐ-CP ngày 10/2/2006 của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm ở biển đã quy định về xác định chủ tài sản chìm đắm; trục vớt, bảo quản, giao nhận tài sản chìm đắm; thăm dò, khai quật, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dưới nước; khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp cổ vật, di vật, bảo vật quốc gia v.v…

Thời gian vừa qua, ngoài việc trục vớt các tài sản gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải để đảm bảo an toàn giao thông đường biển, Nhà nước đã thực hiện nhiều cuộc khai quật, tìm kiếm, trục vớt các tàu cổ chìm đắm tại vùng biển ở một số địa phương (Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang, Quảng Nam, Bình Thuận, Cà Mau…). Các cổ vật trục vớt được từ các con tàu cổ này chủ yếu được chuyển giao cho các Bảo tàng của Nhà nước (như Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử tại thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Nhà nước một số tỉnh, thành phố…) để thực hiện quản lý, lưu giữ, trưng bày theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Một số trường hợp, sau khi phân loại, đưa vào lưu giữ tại các Bảo tàng của Nhà nước đối với các hiện vật độc bản hoặc tập hợp thành các bộ sưu tập có giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học (khoảng 10% số hiện vật trục vớt được), số hiện vật còn lại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu để bán đấu giá tại nước ngoài (như cổ vật trục vớt tại Cù Lao Chàm – Quảng Nam, cổ vật trục vớt được tại vùng biển Bình Thuận, Cà Mau v.v…).

Continue reading

GIẢI PHÁP CHO NÔNG DÂN CÓ ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ THU HỒI THEO QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

PHÒNG TÀI NGUYÊN – ĐẤT, CỤC QUẢN LÝ CÔNG SẢN, BỘ TÀI CHÍNH

Theo Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 của cả nước thì chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được phê duyệt là 645.200 ha. Nếu tính trung bình 1 ha đất nông nghiệp liên quan đến 1-2 lao động nông nghiệp thì số nông dân bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc thu hồi đất nông nghiệp từ năm 2006-2010 không dưới 1 triệu người.

Tuy chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư đã được đổi mới, hoàn thiện, đảm bảo người nông dân được trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư xứng đáng với giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi theo cơ chế thị trường nhưng với khả năng quản lý tài chính hạn chế, nhận được khoản tiền bồi thường lớn, đa số nông dân thường sử dụng vào mục đích tiêu dùng mà chưa chú trọng vào việc dùng tiền đầu tư sản xuất kinh doanh hay thậm chí gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi suất tiêu dần trong tương lai. Trong khi đất nông nghiệp bị thu hồi, không còn tư liệu sản xuất, người dân không biết làm gì để sống, thường kéo nhau lên thành phố làm thuê tự phát dẫn đến mất ổn định an ninh, dễ pháp sinh tệ nạn xã hội.

 Trước tình hình đó, bài toán đặt ra là phải tạo ra một cơ chế để đảm bảo cho người dân có được nguồn tài chính đảm bảo đời sống lâu dài khi bị “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” diện tích đất họ đang trồng cấy. Nghị quyết số 26 – NQ/T.Ư ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đưa ra giải pháp cho vấn đề này là chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế cho nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Cơ chế này không những đảm bảo giúp người dân có nguồn tài chính lâu dài để ổn định đời sống mà còn giúp doanh nghiệp giảm tải gánh nặng giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, đặc biệt giúp các doanh nghiệp nông lâm nghiệp hình thành và ổn định vùng nguyên liệu. Ngoài ra, khi đời sống nông dân mất đất được cải thiện thì nhà nước cũng giảm được áp lực về phúc lợi xã hội để ổn định an sinh xã hội cho nông dân mất đất.

Vấn đề là xây dựng cơ chế cho nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất như thế nào cho phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan cũng như thực sự đi vào đời sống? Câu trả lời là để xây dựng được một khung pháp lý hoàn chỉnh, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, nếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp vào dự án sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì người dân sẽ phải chuyển mục đích sử dụng đất. Số tiền sử dụng đất để được chuyển mục đích sử dụng đất là rất lớn, trên thực tế luôn vượt quá khả năng tài chính của người dân. Do đó, nên chăng quy định phạm vi nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào dự án sản xuất lâm, nông nghiệp (không phải chuyển mục đích sử dụng đất). Còn đối với các dự án sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì người dân được góp vốn bằng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

 
Hai là, cơ chế này sẽ tạo một số ưu đãi nhất định cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp theo quy hoạch nên cần có quy định tránh tình trạng dân thành thị đầu cơ đất nông nghiệp tại các vị trí có quy hoạch thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư rồi đưa vào góp vốn để hưởng các ưu đãi đó. Có thể hạn chế tình trạng trên bằng các quy định cụ thể đối tượng hộ nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất chỉ giới hạn là những hộ nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi có quy hoạch sử dụng đất.
 
Ba là, về thẩm quyền quyết định cho phép góp vốn nên giao cho cấp Huyện hay cấp Tỉnh? Nếu giao cho cấp huyện thì sẽ tiết kiệm được chi phí hành chính cũng như đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của người dân hơn do là cơ quan “gần dân” hơn cấp Tỉnh. Tuy nhiên, cấp Tỉnh lại có khả năng rà soát lựa chọn được những dự án sử dụng đất khả thi để đảm bảo nông dân góp vốn sẽ thu được lợi tức, vấn đề tiên quyết của cơ chế này. Nếu dự án kém hiệu quả kéo dài thì mục tiêu ổn định đời sống cho người dân mất đất sẽ không thực hiện được.
 
Bốn là, về xác định giá trị quyền sử dụng đất góp vốn: Giá trị quyền sử dụng đất góp vốn được thể hiện trong hợp đồng góp vốn. Nên quy định giá trị quyền sử dụng đất góp vốn là giá thoả thuận giữa các bên góp vốn? giá trị quyền sử dụng đất theo bảng giá đất do UBND cấp Tỉnh ban hành hàng năm hay chỉ bằng một phần giá trị thực của quyền sử dụng đất nông nghiệp vì sau thời hạn góp vốn thì đất vẫn thuộc quyền sử dụng của các hộ nông dân? Để đảm bảo quyền lợi của các bên, nên chăng quy định giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng góp vốn. Chỉ khi các bên không có hoặc không thể thoả thuận thì các cơ quan nhà nước mới can thiệp để xác định.
 
Năm là, thực hiện việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất: Nên quy định theo hướng hộ nông dân được nhận giá trị vốn góp bằng cổ phần của các tổ chức nhận vốn góp tương ứng với phần giá trị vốn góp và được lựa chọn loại cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Vấn đề là nếu tổ chức nhận góp vốn là doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán thì tính giá trị quyền sử dụng đất góp vốn theo giá nào của cổ phần? Theo mệnh giá cổ phần hay theo giá thị trường của cổ phần tại thời điểm góp vốn? Nên chăng quy định mở là giá trị góp vốn được xác định bằng cổ phần theo giá do hai bên thoả thuận. Quy định này đảm bảo được nguyên tắc góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tự nguyện, cùng thoả thuận, đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.
Sáu là, trường hợp doanh nghiệp cổ phần sản xuất kinh doanh chưa có lãi trong những năm đầu thực hiện dự án thì nông dân góp vốn không có cổ tức để đảm bảo đời sống. Giải quyết vấn đề này, nên chăng có quy định bên góp vốn hưởng trợ cấp khi Công ty chưa có cổ tức. Mức hỗ trợ cụ thể do hai bên tự thoả thuận và ghi cụ thể vào Hợp đồng góp vốn; Đồng thời, hộ nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất được ưu tiên thanh toán trước các cổ đông khác giá trị cổ phần tương đương với giá trị quyền sử dụng đất đã góp vốn khi doanh nghiệp nhận góp vốn phá sản, giải thể phải phát mãi tài sản của doanh nghiệp để thanh toán nợ.
Trên đây là một số gợi ý về cơ chế cho phép nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, đây là cơ chế hoàn toàn mới, cần phải được thực nghiệm từng bước thận trọng trước khi áp dụng rộng rãi. Do đó, Bộ, ngành có thẩm quyền nên xây dựng cơ chế thí điểm để thực hiện trong một số dự án điển hình; sau đó đúc rút kinh nghiệm thực tế và dần hoàn thiện chính sách cho phù hợp. Hơn nữa, để cơ chế này thực sự khả thi trên thực tế thì sau khi cơ chế này được ký ban hành, cơ quan nhà nước tại địa phương nên thể chế hoá thành quy chế cho phép nông dân góp vốn quyền sử dụng đất nông nghiệp với những quy định cụ thể và riêng biệt phù hợp với đặc điểm của từng địa phương./.
SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC QUẢN LÝ CÔNG SẢN, BỘ TÀI CHÍNH

Continue reading

ĐẨY MẠNH VIỆC SẮP XẾP LẠI. XỬ LÝ NHÀ ĐẤT THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

CỤC QUẢN LÝ CÔNG SẢN, BỘ TÀI CHÍNH

Đất đai là nguồn tài nguyên quý của đất nước, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức và doanh nghiệp nhà nước, đất đai là một trong số ít tài sản có giá trị rất lớn mà Nhà nước giao cho các cơ quan này quản lý, sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu là dưới các hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.

Đất đai là nguồn tài nguyên quý của đất nước, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức và doanh nghiệp nhà nước, đất đai là một trong số ít tài sản có giá trị rất lớn mà Nhà nước giao cho các cơ quan này quản lý, sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu là dưới các hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
Trước đây, khi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước được nhà nước cấp đất thường là ở các vị trí thuận tiện, diện tích lớn, việc cấp đất ít quan tâm đến định mức, nhu cầu và hiệu quả sử dụng,… Khi chuyển sang kinh tế thị trường, đối với hầu hết các cơ quan của nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp thì đất đai được nhà nước giao đã trở thành tài sản, nguồn vốn lớn của nhà nước trang cấp ban đầu cho đơn vị chưa được xác định đầy đủ cả về giá trị và giá trị sử dụng. Mặt khác, trải qua một thời kỳ dài bị buông lỏng nên việc quản lý sử dụng nhà đất là trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước đã và đang diễn ra tình trạng phổ biến là: sử dụng nhà, đất lãng phí, không hiệu quả, không đúng mục đích được giao, bị lấn chiếm, bị chiếm dụng,… việcsử dụng đất đai vẫn còn mang nặng tính bao cấp, xin cho; tiêu cực trong quản lý đất đai gây thất thu cho ngân sánh nhà nước, khó khăn trong quản lý quy hoạch.
Nhận thức được các vấn đề nêu trên và nhằm chấn chỉnh tình trạng này đểsử dụng hiệu quả hơn nguồn lực tài chính từ đất đai phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần chỉnh trang quy hoạch đô thị, Bộ Tài chính đã phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 80/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 thí điểm thực hiện việc bố trí, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; việc thực hiện Quyết định này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả từ việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước áp dụng trên phạm vi cả nước với mục tiêu: (1) Tăng cường vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước đối với tài sản công là đất đai thuộc sở hữu nhà nước; (2) Thực hiện chỉnh trang đô thị theo quy hoạch, đảm bảo môi trường; (3) Sử dụng hiệu quả và khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Continue reading

TRANH CHẤP QUYỀN PHÁT SÓNG PHIM

HOÀNG YẾN

Đòi bồi thường hơn 800 triệu đồng vì cho rằng bị đơn xâm phạm quyền phát sóng phim Hoàng Phi Hồng, Dì Thập Tam và Đấu Sỹ Thiên Vương.

Gần hai năm trước, Công ty Ảnh Vương đã nộp đơn kiện Công ty Phượng Tùng ra TAND TP.HCM vì cho rằng “đối thủ” đã xâm phạm đến quyền phát sóng độc quyền, làm thiệt hại 100% tiền mua bản quyền của mình. Tuy nhiên, đeo được một thời gian, nguyên đơn đã rút yêu cầu…

Bị phát sóng trước

Ảnh Vương trình bày công ty đã mua quyền phát hành bộ phim Hoàng Phi HồngDì Thập Tam từ Công ty San Yang (Mỹ). Vì thế, từ năm 2005 đến 2010, công ty được độc quyền phát hành phim trên truyền hình ở Việt Nam.

Đến đầu năm 2008, San Yang giao giấy chứng nhận bản quyền, chuyển hai bộ phim trên cho Ảnh Vương để phát sóng trên Đài PT-TH Bình Dương… Tiếp đó, sau khi đã nhận ủy thác nhập khẩu của Ảnh Vương, Trung tâm Dịch vụ PT-TH Bình Dương đã nhập khẩu 40 đĩa phim này từ San Yang.

Nhưng trong khi Ảnh Vương đang làm thủ tục xin giấy phép phổ biến phim thì Phượng Tùng lại cung cấp hai bộ này cho đài TH Bắc Giang, Bắc Ninh phát sóng vào tháng 7, tháng 8-2008.

Ảnh Vương liền khởi kiện, yêu cầu ngay lập tức đình chỉ phát sóng hai bộ phim trên hai đài Bắc Ninh, Bắc Giang, đồng thời buộc Phượng Tùng bồi thường hơn 800 triệu đồng cho các khoản mua bản quyền, tổn thất cơ hội kinh doanh… Continue reading

CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI – CHẶNG ĐƯỜNG 15 NĂM ĐỔI MỚI

LÊ NGỌC KHOA – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Công sản, Bộ Tài Chính

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Công tác quản lý đất đai nước ta đã được thể chế hoá, nâng lên thành Luật từ năm 1993, sau đó là Luật sửa đổi năm 1988, năm 2001.

Theo đó đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý đất đai. Nhà nước giao đất hoặc hợp pháp hoá việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có các quyền về sử dụng đất theo quy định của pháp luật và phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đất đai đối với nhà nước, gồm: nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, các khoản thuế, phí, lệ phí trong quá trình sử dụng đất. Các cơ chế tài chính đất đai tại thời điểm này đã đạt được những thành công nhất định: (i) Bước đầu hình thành và hoàn thiện khung pháp lý về tài chính đất đai về cơ bản phù hợp với quan hệ đất đai trên thực tế; (ii) Được thiết kế phù hợp với chính sách tài chính đất đai của các nước trên thế giới có điều kiện kinh tế xã hội tương tự Việt Nam; (iii) Từng bước thực hiện khai thác nguồn tài chính tiềm năng từ tài nguyên đất đai, biến tiềm năng thành hiện thực tạo thêm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước; (iv) Góp phần khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả. 

Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu đổi mới trong công tác quản lý đất đai, Luật Đất đai 2003 ra đời đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách tài chính đất đai bằng hàng loạt các tư tưởng đổi mới mang tính tiến bộ, phù hợp với cơ chế thị trường: Theo đó các Nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 đã từng bước đưa Luật vào thực tế cuộc sống xã hội phù hợp với cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, đặc biệt là các chính sách tài chính đất đai như: Chính sách thu tiền sử dụng đất (Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004); Chính sách thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/10/2005); Chính sách về giá đất (Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004); Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004); Chính sách về đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất (Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005) và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Chính phủ về các Chính sách trên (Nghị định số 17/2006/NĐ/CP ngày 27/1/2006; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007; Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 9/4/2008; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009),… do đó đã mang lại một số tiến bộ sau:

Continue reading

LIỆU CON CHÁU CHÚNG TA CÓ CÒNG LƯNG TRẢ NỢ

image TRẦN TRỌNG THỨC

Kinh nghiệm từ một số quốc gia sử dụng ODA cho thấy một khi những đồng vốn này nếu không đầu tư đúng hướng giúp nền kinh tế phát triển thì dễ rơi vào tình trạng “mua đắt hiện tại, bán rẻ tương lai”.

Thông tin từ Bộ Giao thông – Vận tải cho biết dự án Đường sắt cao tốc Hà Nội – TP HCM do Bộ này đệ trình sẽ được Quốc hội xem xét và quyết định chủ trương đầu tư trong kỳ họp diễn ra vào tháng 5 tới.

Theo báo cáo của Liên doanh tư vấn Việt Nam – Nhật Bản, dự án đường sắt cao tốc nói trên dài 1.570km gồm 27 ga, sử dụng công nghệ Nhật Bản, tốc độ khai thác có thể lên đến 300km/giờ, khi hoàn thành sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Thế nhưng, tiền đâu để thực hiện dự án khi mà ba năm trước đây chỉ dự toán khoảng 33 tỷ USD chủ yếu là vốn vay ODA, mà nay đã lên đến 55,8 tỷ USD, một khoản tiền khổng lồ tương đương hơn phân nửa tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) của chúng ta vào thời điểm xem xét dự án? Chủ trương đầu tư này khiến chúng ta nghĩ đến chuyện nợ nần đời sau phải gánh nặng.

Ngày xưa ông bà ta thường nói, trong bao nhiêu điều sung sướng ở đời, không có điều nào hơn là "không mắc nợ". Ngày nay ở các xã hội tiên tiến thì "có nợ mới nên người" bởi chủ nợ dù là ngân hàng hay bạn bè thân thiết đi nữa thì cũng đều "xem mặt mà bắt hình dong", ai không có khả năng trả nợ thì đừng hòng vay mượn được.

Trong phạm vi lớn hơn, nợ nần không chỉ là chuyện trong đời sống con người mà còn là chuyện đời sống kinh tế một đất nước và chủ nợ nào cũng phải chọn mặt gửi vàng.

Hồi năm 1993, Nhật và Pháp giúp chúng ta trả khoản nợ 140 triệu USD tồn đọng từ thời chế độ cũ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế để Việt Nam có thể trở lại với cộng đồng tài chính. Có thể nói, đó là thời điểm cộng đồng tài chính quốc tế mỉm cười với một đất nước dứt khoát giã từ bao cấp, hướng về kinh tế thị trường. Từ đó đến nay, trong vòng 17 năm chúng ta đã có được 50 tỷ USD đồng vốn ODA cam kết từ các nhà tài trợ. Nếu chỉ tính khoản tiền 11 tỷ USD được giải ngân trong ba năm vừa qua (trong đó viện trợ không hoàn lại chỉ hơn 900 triệu USD) thì trên vai mỗi người dân VN hiện đang gánh gần 130 USD tiền nợ nước ngoài.

Continue reading

QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC – CHẶNG ĐƯỜNG 15 NĂM NHÌN LẠI

PHẠM ĐÌNH CƯỜNG – Cục trưởng Cục Quản lý Công sản, Bộ Tài chính

Sau 15 năm hoạt động, nhìn lại chặng đường đã qua không hẳn chỉ là bằng phẳng thuận lợi mà cũng khá nhiều khó khăn, thử thách, thậm chí có những thời điểm hết sức khó khăn.

Hiến pháp năm 1992 quy định: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn do Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, công trình thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là TSNN, đều thuộc sở hữu toàn dân. Tài sản nhà nước (TSNN) giữ vị trí là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia; việc sử dụng TSNN tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa kinh tế – chính trị – xã hội. Tuy nhiên, trong những năm đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác quản lý TSNN chưa thực sự được quan tâm, tình trạng sử dụng TSNN còn lãng phí, kém hiệu quả… phần nào làm suy giảm nguồn lực công phục vụ phát triển kinh tế của đất nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội giữa nhiệm kỳ của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), Chính phủ giao ngành tài chính nhiệm vụ quản lý TSNN. Để triển khai nhiệm vụ nặng nề đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính có Quyết định số 347TC/QĐ/TCCB ngày 26/4/1995 thành lập Cục quản lý Công sản (QLCS). Với 9 nhiệm vụ cụ thể sau: (1) Nghiên cứu soạn thảo các chính sách chế độ về quản lý tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và quản lý tài chính đối với tài nguyên quốc gia để Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành áp dụng thống nhất trong cả nước; (2) Tham gia nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản thuộc sở hữu Nhà nước cho từng đối tượng sử dụng trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp; (3) Hướng dẫn các cơ quan hành chính sự nghiệp trong việc thực hiện các chế độ quản lý tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và chế độ quản lý tài chính đối với tài nguyên quốc gia; (4) Tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và tài nguyên quốc gia; (5) Thực hiện kiểm kê và kiểm tra việc thực hiện các quyết định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và tài nguyên quốc gia. Kiến nghị xử lý và xử lý các trường hợp vi phạm quản lý tài sản, tài nguyên quốc gia; (6) Tham gia với các ngành chức năng thu hồi các tài sản, tài nguyên thuộc sở hữu Nhà nước và thực hiện việc điều chuyển tài sản Nhà nước thuộc khu vực hành chính sự nghiệp khi có quyết định điều chuyển của Bộ Tài chính hoặc Chính phủ; (7) Quản lý và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và tài nguyên quốc gia; (8) Chỉ đạo công tác quản lý công sản ở các tổ chức quản lý công sản thuộc ngành tài chính ở các địa phương; (9) Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

Continue reading

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

CƠ SỞ

Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá XII) đã ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Trong quá trình xây dựng Luật này, cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tài chính đã nhận được sự hỗ trợ rất tích cực của cơ quan Hợp tác phát triển Úc (AusAID) thông qua Dự án “Hỗ trợ xây dựng và ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước”.

Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án nêu trên, nhóm tư vấn độc lập đã tiến hành thực hiện đánh giá tác động của Dự án dựa trên các căn cứ sau:

– Báo cáo tình hình triển khai “Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước” của Bộ Tài chính;

– Báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2009, trình Quốc hội khoá 12 tại kỳ họp thứ tư (tháng 11/2009);

– Báo cáo đánh giá, khảo sát thực tế về tác động của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các tỉnh, thành phố như: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuân, Lai Châu, Lào Cai và Phú Thọ.

– Kết quả các cuộc hội thảo chuyên đề về:

+ Kết quả thực hiện Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về mua sắm tài sản, hàng hoá từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung (tổ chức tại Bình Thuận tháng 3/2009);

+ Đề án khu hành chính tập trung (tổ chức tại Đà Lạt tháng 7/2009).

Dưới đây, nhóm tư vấn xin báo cáo khái quát về kết quả triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và tác động của Luật trong thực tiễn quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Chính phủ, các Bộ, các địa phương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TRƯỚC KHI BAN HÀNH LUẬT

Hiến pháp năm 1992 quy định: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn do Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, công trình thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là tài sản nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân. Đây là tiền đề, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Continue reading

CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI – CHẶNG ĐƯỜNG 15 NĂM ĐỔI MỚI

LÊ NGỌC KHOA – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Công sản, Bộ Tài Chính

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Công tác quản lý đất đai nước ta đã được thể chế hoá, nâng lên thành Luật từ năm 1993, sau đó là Luật sửa đổi năm 1988, năm 2001.

Theo đó đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý đất đai. Nhà nước giao đất hoặc hợp pháp hoá việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có các quyền về sử dụng đất theo quy định của pháp luật và phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đất đai đối với nhà nước, gồm: nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, các khoản thuế, phí, lệ phí trong quá trình sử dụng đất. Các cơ chế tài chính đất đai tại thời điểm này đã đạt được những thành công nhất định: (i) Bước đầu hình thành và hoàn thiện khung pháp lý về tài chính đất đai về cơ bản phù hợp với quan hệ đất đai trên thực tế; (ii) Được thiết kế phù hợp với chính sách tài chính đất đai của các nước trên thế giới có điều kiện kinh tế xã hội tương tự Việt Nam; (iii) Từng bước thực hiện khai thác nguồn tài chính tiềm năng từ tài nguyên đất đai, biến tiềm năng thành hiện thực tạo thêm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước; (iv) Góp phần khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.

Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu đổi mới trong công tác quản lý đất đai, Luật Đất đai 2003 ra đời đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách tài chính đất đai bằng hàng loạt các tư tưởng đổi mới mang tính tiến bộ, phù hợp với cơ chế thị trường: Theo đó các Nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 đã từng bước đưa Luật vào thực tế cuộc sống xã hội phù hợp với cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, đặc biệt là các chính sách tài chính đất đai như: Chính sách thu tiền sử dụng đất (Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004); Chính sách thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/10/2005); Chính sách về giá đất (Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004); Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004); Chính sách về đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất (Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005) và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Chính phủ về các Chính sách trên (Nghị định số 17/2006/NĐ/CP ngày 27/1/2006; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007; Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 9/4/2008; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009),… do đó đã mang lại một số tiến bộ sau:

Continue reading

VỀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

TS. NGUYỄN MỸ TRANG & TS. QUANG PHƯƠNG

Thực hiện chính sách lao động đối với người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh khác nhau như tiền lương, việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề, điều kiện lao động, chăm sóc sức khoẻ… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến điều kiện làm việc của người lao động ở các DNNQD qua số liệu điều tra khảo sát của Trường Đại học Công đoàn Việt Nam, góp phần vào việc hoàn thiện chính sách lao động đối với người lao động nói chung, với các DNNQD nói riêng trong tình hình hiện nay.

Các DNNQD thuộc diện khảo sát được thực hiện 30 tỉnh thành phố trong cả nước, đại diện cho cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Khảo sát xã hội học về môi trường điều kiện làm việc của người lao động trong các DNNQD được thực hiện dưới các góc độ sau:

Môi trường, điều kiện làm việc của người lao động tại DNNQD

Môi trường, điều kiện làm việc trong các DNNQD tốt hay không tốt, phù hợp hay không phù hợp, một mặt cho thấy sự đầu tư thích đáng hay không thích đáng của chủ doanh nghiệp; mặt khác cho thấy việc thực hiện chính sách đối với người lao động theo quy định của Nhà nước cũng như thể hiện rõ sự quan tâm đối với người lao động của doanh nghiệp.

Điều kiện làm việc cụ thể của mỗi nhà xưởng được thể hiện ở nhiều tiêu chí như thoáng mát hay nóng bức, chật chội hay rộng rãi, đủ ánh sáng hay tối tăm… Trong số những công nhân được hỏi, ngoài 2,7% không có ý kiến, có 82,54% cho rằng nhà xưởng nơi họ làm việc có đầy đủ ánh sáng, 76,69% cho rằng rộng rãi, và thoáng mát là 69,4%. Bên cạnh đó, công nhân cho biết nhà xưởng nơi họ làm việc nóng bức (6,03%), lạnh (4,74%) và chật chội (4,1%)… Nhìn chung, môi trường, điều kiện làm việc theo đánh giá của người lao động tại các DNNQD được khảo sát của khu vực miền Trung ở mức độ tốt có tỷ lệ cao hơn so với khu vực miền Bắc và miền Nam.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn