admin@phapluatdansu.edu.vn

TUỔI NGHỈ HƯU CỦA LAO ĐỘNG NỮ ĐỐI VỚI VIỆC SỬA ĐỔI LUẬT LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

NGUYỄN ANH MINH – Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam

BHXH là một chính sách cơ bản trong hệ thống an sinh xă hội của Đảng và Nhà nước đối với người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Trong các giai đoạn lịch sử phát triển kinh tế – xă hội của đất nước, Đảng và Nhà nước đă có những chính sách xă hội phù hợp với điều kiện của lao động nữ. Trong lĩnh vực BHXH, lao động nữ được hoàn toàn b́nh đẳng với nam giới về nghĩa vụ tham gia BHXH. Tuy nhiên, chính sách BHXH cũng có nhiều sự quan tâm đối với lao động nữ hơn trong việc hưởng một số chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí.

Chế độ hưu trí về cơ bản căn cứ vào hai yếu tố là điều kiện về tuổi đời và điều kiện về thời gian đóng BHXH. Việc quy định tuổi nghỉ hưu được xây dựng trên cơ sở người lao động phải có thời gian nhất định tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động, đă đóng BHXH đủ một quăng thời gian theo quy định và có độ tuổi nhất định phù hợp với thực tế nước ta hiện nay. Trong các điều kiện này, điều kiện về tuổi đời giữ một vị trí đặc biệt trong việc xây dựng chế độ hưu trí. Tuổi nghỉ hưu bắt đầu khi t́nh trạng sức khoẻ của người lao động giảm sút và kết thúc ở các thời điểm khác nhau tuỳ thuộc sức khoẻ của mỗi cá nhân trong mỗi ngành nghề, lĩnh vực công tác khác nhau. Xác định hợp lư tuổi nghỉ hưu không chỉ có ư nghĩa quan trọng về chính trị, xă hội mà c̣n đảm bảo cân đối quỹ BHXH lâu dài. Bởi nếu giảm tuổi nghỉ hưu (không đồng thời với các điều chỉnh khác như điều chỉnh mức hưởng, mức đóng …) th́ quỹ BHXH tăng thời gian chi lương hưu, đồng thời giảm thu BHXH của mỗi người lao động sẽ là không phù hợp với một số nhóm lao động nữ c̣n có khả năng tiếp tục lao động, có nhu cầu phục vụ, cống hiến như lao động nữ làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, quản lư…. C̣n nếu tăng tuổi nghỉ hưu sẽ giảm bớt thời gian chi trả từ quỹ BHXH, đồng thời tăng nguồn đóng góp cho quỹ, đảm bảo hơn sự ổn định và cân đối quỹ BHXH lâu dài. Tuy nhiên, việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ không phù hợp với một số nhóm lao động nữ trực tiếp sản xuất, làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại có hại tới sức khỏe. V́ vậy, việc xác định tuổi nghỉ hưu phải trên cơ sở tổng hợp của các nhân tố kinh tế, xă hội, lịch sử của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Những năm gần đây, trên thế giới cùng với sự phát triển kinh tế – xă hội, các nhân tố về mức sống tăng cao, y tế và các dịch vụ xă hội phát triển, nên tuổi thọ của con người kéo dài hơn, đă trở thành sức ép đối với quỹ BHXH. Nhiều nước đă quy định tăng tuổi nghỉ hưu, nhằm giảm độ dài thời gian chi trả từ quỹ BHXH, có như vậy quỹ BHXH mới có thể cân đối và ổn định được lâu dài.

Ở Việt Nam gần đây có nhiều ư kiến khác nhau về vấn đề tuổi nghỉ hưu đối với người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng, trong đó tập trung vào hai ư kiến chính:

– Tuổi nghỉ hưu của nữ c̣n thấp chưa thể hiện quyền b́nh đẳng giữa nam và nữ, nhất là lao động nữ trong khu vực HCSN (quản lư Nhà nước, nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế…). Để đảm bảo b́nh đẳng giữa nam và nữ th́ cần phải nâng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60 tuổi, bằng với tuổi nghỉ hưu của nam giới.

– Để đảm bảo cân đối thu – chi quỹ BHXH lâu dài, nếu giữ nguyên mức đóng, mức hưởng như hiện nay th́ phải tăng tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ.

Từ trước đến nay, nói chung pháp luật về BHXH ở Việt Nam đều quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nữ sớm hơn nam là 5 tuổi nếu cùng điều kiện lao động: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện làm việc, môi trường làm việc và mức suy giảm khả năng lao động mà người lao động có thể nghỉ việc sớm hơn tuổi quy định. Cơ sở khoa học để có quy định độ tuổi nghỉ hưu của nữ sớm hơn hơn 5 năm là căn cứ vào tâm sinh lư, chức năng sinh đẻ, chăm sóc gia đ́nh và công tác xă hội của lao động nữ.

Theo số liệu thống kê về số người nghỉ hưu trong ba năm từ năm 2005-2007, cho thấy:

So với số người nghỉ hưu trong năm, nữ chiếm 57,8% – nam chiếm 42,2%. Trong đó, độ tuổi từ 40 tuổi trở xuống nữ chiếm 0,05% – nam chiếm 0,08%; từ trên 40 đến đủ 45 tuổi nữ chiếm 2,1% – nam chiếm 1,25%; từ trên 45 tuổi đến đủ 50 tuổi nữ chiếm 34,23% – nam chiếm 4,92%; từ trên 50 tuổi đến đủ 55 tuổi nữ chiếm 26,5% – nam chiếm 44,8%; từ trên 55 tuổi đến đủ 60 tuổi nữ chiếm 36,84% – nam chiếm 25,4%; từ trên 60 tuổi trở lên nữ chiếm 0,30% – nam chiếm 23,5%.

Tuổi nghỉ hưu b́nh quân chung 53 tuổi (nam là 55 tuổi, nữ là 51 tuổi); tuổi thọ b́nh quân của người nghỉ hưu là 72,5 tuổi (nam là 71,1 tuổi; nữ là 73,9 tuổi). Thời gian hưởng lương hưu b́nh quân là 19,5 năm (nam là 16,1 năm, nữ là 22,9 năm).

Qua số liệu thống kê trên nổi lên mấy vấn đề đáng quan tâm sau:

– Hầu hết số lao động nữ nghỉ hưu trong ba năm từ năm 2005-2007 đều nghỉ hưu ở độ tuổi từ 50 – 55 tuổi, điều này cho thấy, cùng với sự ổn định và phát triển kinh tế – xă hội của đất nước, điều kiện sức khỏe của lao động nữ được nâng cao, việc làm của lao động nữ cũng dần được ổn định, không có những biến động lớn về đời sống xă hội, tạo cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng có điều kiện và mong muốn được lao động, công tác dài hơn.

– Số lao động nữ nghỉ hưu ở độ tuổi dưới 45 chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng số lao động nữ về hưu. Như vậy, số lao động nữ về hưu khi tuổi đời c̣n trẻ không nhiều, trong số này chủ yếu là lao động nữ làm việc trong điều kiện môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, dẫn đến suy giảm khả năng lao động.

– Tuổi thọ b́nh quân của lao động nữ sau khi nghỉ hưu cao hơn nam, trong khi đó tuổi nghỉ hưu b́nh quân đối với nữ thấp hơn nam. Do vậy, thời gian hưởng lương hưu của nữ dài hơn nam.

– Số lao động nữ nghỉ hưu ở độ tuổi từ 60 trở lên chiếm tỷ trọng rất nhỏ, một mặt do quy định của chính sách, nhưng phần lớn lao động nữ, những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất không đủ sức khoẻ để làm việc đến tuổi 60.

Qua phân tích t́nh h́nh thực tế đối tượng nghỉ hưu trong những năm gần đây cho thấy tuổi nghỉ hưu của người lao động là phạm trù tổng hợp do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động tới và chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế – xă hội của đất nước. Do vậy, không thể áp đặt một cách chủ quan và duy ư chí v́ một yếu tố nào đó để điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu đối với người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng mà phải nghiên cứu, xem xét một cách khoa học để lựa chọn phương án chính sách tốt nhất đề xuất cho việc hoạch định chính sách BHXH đối với người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Trên cơ sở đó, chúng tôi có một số ư kiến và kiến nghị sau:

– Mức sống của người Việt Nam hiện nay được nâng cao, sức khoẻ của người lao động và tuổi thọ b́nh quân được nâng lên nhiều so với trước. Do vậy, hoàn toàn có thể nghiên cứu, xem xét nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động cao hơn so với quy định của pháp luật hiện hành.

– Quy định tuổi nghỉ hưu thấp đối với lao động nữ sẽ gây lăng phí rất lớn về lực lượng lao động, tăng chi phí về BHXH và ảnh hưởng đến sự công bằng xă hội. V́ đa số lao động nữ ở độ tuổi 40-50 có sức khoẻ, tŕnh độ lao động và khả năng lao động tốt, mong muốn được cống hiến nhiều hơn. Hàng tháng nhận lương hưu nhưng vẫn tham gia lao động sản xuất và các hoạt động xă hội khác. Tuy nhiên quy định tuổi nghỉ hưu thấp hơn đối với lao động nữ nói riêng và người lao động nói chung vẫn cần áp dụng đối với những người làm công việc, ngành, nghề đ̣i hỏi có sức khỏe tốt hoặc ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe làm suy giảm khả năng lao động sớm.

– Vấn đề nâng tuổi nghỉ hưu đối với một số nhóm lao động nữ làm công tác quản lư, nghiên cứu khoa học, y tế, giáo dục… nói riêng và lao động nữ nói chung cần được nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc, bởi nó liên quan đến quyền lợi, nguyện vọng về sức khỏe của lao động nữ và truyền thống gia đ́nh với đặc điểm giới tính và vai tṛ làm vợ, làm mẹ của phụ nữ Việt Nam và trong tổng thể chung về tuổi nghỉ hưu của lao động nữ trong các lĩnh vực công tác khác nhau.

– Xét về điều kiện kinh tế -xă hội của nước ta hiện nay việc nâng độ tuổi nghỉ hưu đối với người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng nhằm tăng lực lượng lao động xă hội để làm ra nhiều sản phẩm, tạo sự giàu có cho xă hội là điều cần thiết. Khi đất nước c̣n nghèo th́ mọi người càng phải làm việc nhiều hơn, thời gian nghỉ hưu phải ít hơn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng t́nh h́nh kinh tế thế giới, nhiều khó khăn do sức ép thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp cao ở cả thành thị và nông thôn nên đây cũng là vấn đề cần cân nhắc và nghiên cứu kỹ.

Từ phân tích trên, trong một vài năm tới cần sửa Luật Lao động và Luật BHXH theo hướng lao động nữ từ 55 tuổi đến 60 tuổi, có 20 năm đóng BHXH được nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí. Quy định này vừa phù hợp với sức khỏe, các nhóm ngành nghề khác nhau, đồng thời vẫn có sự ưu đăi với lao động nữ. Từ quy định này Chính phủ có căn cứ hướng dẫn phù hợp với tùng nhóm lao động nữ.

Để đảm bảo cân đối và ổn định lâu dài quỹ BHXH, ngoài việc điều chỉnh mức đóng và mức hưởng cho phù hợp th́ vấn đề điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ cũng phải được thực hiện theo chiều hướng tăng dần và tăng đều độ tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ so với quy định hiện hành. Trong 10 năm tới tuổi nghỉ hưu của nam và nữ có thể nâng lên 5 năm. Tuy nhiên, quá tŕnh điều chỉnh này phải nằm trong bối cảnh kết hợp hài hoà các yếu tố kinh tế – xă hội và tâm lư người lao động và phải có một lộ tŕnh điều chỉnh hợp lư./.

SOURCE: TẠP CHÍ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Trích dẫn từ: http://www.tapchibaohiemxahoi.org.vn/index.asp?action_menu=BaiViet_Detail&BaiViet_ID=1621&MucLuc_id=825

106 Responses

  1. Ở Việt Nam dân số đông, tỉ lệ độ tuổi vàng( người trẻ tuổi) nhiều, số lượng công việc không nhiều, mà kéo dài tuổi lao động, thì tỉ lệ thất nghiệp tăng, vấn đề không phải quỷ BHXH không đủ chi trả mà vấn đề thu thuế không hợp lý, thất thu đối với người thu nhập khủng,tận thu người lao động, chi sai mục đích. Những người nữ nào muốn kéo dài tuổi lao động, thì chuyển sang làm chuyên viên nghiên cứu, giảng dạy, nếu đủ tiêu chuẩn bằng cấp, và chuyên môn và ứng tuyển tham gia thi tuyển theo quy định, tuyệt đối không làm công tác quản lý, đối với các cơ quan tư pháp thì không làm các chức danh tư pháp. trừ những đại biểu do dân bầu.Khi tăng tuổi nghĩ hưu thì đồng thời Nhà nước trợ cấp cho những người thất nghiệp, những người không có việc làm. Tôi có nhiều người bạn, khi về hưu họ tự mở công ty tư nhân, một số bạn bè làm luật sư, công chứng tư, và mở phòng mạch tư đầu cần làm trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước. Theo tôi muốn công hiến , muốn lao động thì có thể làm tư nhân, không nhất thiết làm trong các cơ quan nhà nước, cơ quan nhà nước nên dành cho người trẻ tuổi, năng động, bằng cấp chính quy
    Các nước Bắc Âu độ tuổi lao động nam nữ như nhau 65 tuổi, song thực tế được biết nhiều người muốn nghĩ hưu sớm.Dân số các nước Bắc Âu ít, tuổi lao động cao, song số việc làm có giới hạn, vì thế có nhiều người không thể có việc làm, nếu không đáp ứng công việc,song đối với người thất nghiệp, người không có việc làm nhà nước có chính sách trợ cấp hữu hiệu, đảm bảo cuộc sống cho họ, người già, người tàn tật, trẻ em cũng thế

  2. Phụ nữ nên nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 55 trong đa số các ngành nghề. Chỉ có những phụ nữ ở những ngành nghề có thu nhập cao hoặc có quyền thế thì học muốn làm việc lâu hơn để được hưởng lợi. Nhiều người sắp đến tuổi lãnh BHXH bị bệnh hoặc tai nạn giao thông chết đầy. BHXH vẫn không cần chi trả mà, cần gì phải viện lí do để tăng tuổi nghỉ hưu của phụ nữ để bắt đóng tiền BH.

  3. Xu hướng hiện nay, cùng đọ tuổi nam giới già hơn phụ nữ, bởi rất nhiều người uống rượu và hút thuốc. Phụ nữ trên 50 tuổi đa số đều sung mãn về gia đình, công việc. Không nên mất nhiều thời gian bàn cãi mà nên có quyết định phù hợp với xu hướng chung trên thế giới và khu vực. Từ 55-60 tuổi nên để phụ nữ có quyền quyết định , như vây mới ưu việt và phải đạo.
    Nếu Phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 55 thì nên rút ngắn thang, bậc lương, không là 36 tháng mà nên 30 tháng để họ được hưởng hết bậc lương như nam giới.

  4. Không biết người nào đề xuất ý kiến nâng tuôi về hưu cho nữ giới. Đó mà là đòi quyền bình đẳng ư? nâng mức trợ cấp và có những ưu tiên cho phụ nữ để họ được quyền nghỉ ngơi và hưởng thụ cuộc sống đó mới là ưu tiên. Khoa học thế giới đã nghiên cứu về tâm sinh lý của người phụ nữ rồi. Đừng đi ngược lại quy luật của tạo hóa. Chúng tôi thật sự muốn nghỉ ngơi ở độ tuổi 55. Nếu ai có nguyện vọng thì làm đơn xin được ở lại. Quả thật chỉ có ở Việt Nam mới có sự đòi hỏi trái khuấy này.

  5. Tôi rất đồng tình với những ý kiến trên, nên nâng tuổi nghỉ hưu của nữ thuộc hành chính sự nghiệp lên 58 tuổi, vì tuổi thọ hiện nay của nữ cao hơn nam. Tuổi nữ giáo viên và nghề y độ tuổi này có kinh nghiệp hơn, và sự cống hiến nhiệt tình hơn vì con cái đã trưởng thành.

  6. ban ve nghi huu, on 08/03/2012 at 21:25 said: Phản hồi của bạn đang chờ được xét duyệt.

    theo tôi tuổi nghỉ hưu của Nam và nữ nên bằng nhau vì nước ta hiện nay Phụ nữ không thua kém gì nam giới, nếu phải nghỉ hưu trước 5 năm thì không khuyến khích các chị hăng say nghiên cứu học tập khi đã đến tuôi 50 và tất nhiên chất lượng sản phẩm lao động của những đối tượng này không được như vốn có của nó, thật là lãng phí cho Xã hội.
    Tuy nhiên cũng nên ưu tiên cho những chị muốn về hưu trước tuổi khi đã có thời gian đóng BHXH đủ theo quy định

  7. theo tôi tuổi nghỉ hưu của Nam và nữ nên bằng nhau vì nước ta hiện nay Phụ nữ không thua kém gì nam giới, nếu phải nghỉ hưu trước 5 năm thì không khuyến khích các chị hăng say nghiên cứu học tập khi đã đến tuôi 50 và tất nhiên chất lượng sản phẩm lao động của những đối tượng này không được như vốn có của nó, thật là lãng phí cho Xã hội.
    Tuy nhiên cũng nên ưu tiên cho những chị muốn về hưu trước tuổi khi đã có thời gian đóng BHXH đủ theo quy định

  8. Tôi là một cán bộ phụ trách công tác tổ chức GD&ĐT của một huyện miền núi tỉnh Sơn la. Qua nắm bắt thông tin và nguyện vọng của nữ viên chức trong ngành giáo dục và căn cứ vào địa bàn của huyện thì đối với lao động nữ của các tỉnh miền núi nghỉ hưu từ 50 – 55 là phù hợp vì địa bàn đi lại rất khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, năng suất lao động giảm, trong khi lực lượng lao động trẻ không được tuyển dụng, tỷ lệ thất nghiệp tăng.

  9. tôi cũng mong quốc hội có chính sách hợp lý cho GVMN miền núi chúng tôi bởi vì ngoài công việc chính là hoàn thành tốt nhiệm vụ ở lớp mẫu giáo chúng tôi còn phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với gia đình và với dòng họ của người dân tộc miền núi nữa chúng tôi cũng mong muốn về nghỉ hưu ở tuổi 50 lắm đây cũng là mong muốn của chị em GVMN ở địa bàn và khu vực miền núi .

  10. Cái việc về hưu của phụ nữ thật rắc rối quá ha. Phụ nữ 50 tuổi là lẩm cẩm nhiều lắm rồi và chật vật lao động nốt quãng thời gian còn lại chờ đợi đến 55 tuổi để nghỉ hưu. Bây giờ có mấy bả ngồi trên cao được mặc đẹp, có tiền thuê ô sin, không phải lao tâm khổ tứ thì thích 60 tuổi mới nghỉ. Còn 95% lao động nữ phải lao động cực nhọc, vừa đi làm vừa nuôi con thì sao? Đối với lực lượng này thì tuổi nghỉ hưu 55 đã là một vấn nạn khổ ải. Mong rằng QH sáng suốt nhìn vào thực tế của 95% phụ nữ là CNLĐ trực tiếp và thấu hiểu các ngành nghề để QĐ tuổi nghỉ hưu hợp lý. Tránh tình tràng luật không rõ ràng rồi người LĐN muốn về hưu lại phải xin xỏ lạy lục mấy người trong việc giám định sức khoẻ khi về hưu trước tuổi ????

  11. Các Bác quốc hội ơi, phải xem xét lại cái vụ phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 60 thôi. Cái tuổi bà nội, bà ngoại rồi mà cứ phải đi lang thang trên khắp các nẻo đường để sửa chữa, để vá víu…. và làm các công việc khác xa nhà thật bất cập. 50 tuổi với công việc này cũng đã là quá lắm rồi, nay các bác lại còn nâng đén 60t thì chắc chết, chết. Phụ nữ 50 tuổi đã lẫn cẫn rồi cố gắng đến 55t thôi. Còn trên tuổi đó thì chỉ có mấy bả ngồi trên cao nhìn xuống, núp dưới bóng tùng quân, có nhiều tiền bạc thuê ô sin làm việc nhà để rảnh rỗi đi phè phỡn thôi chứ làm được việc gì nữa. Trong chuyện này tui cũng thành thật xin lỗi vài chị có năng lực thực sự

  12. Bạn Phát văn tiền ơi! Vậy lục phủ ngũ tạng của các thằng cha cứ hết giờ làm việc lại la cà nhậu nhẹt, cà phê thuốc lá… như bạn là tốt chắc! Sao tự tin thế bạn? Không biết mèo nào hơn miểu nào đâu? Đừng có giở cái giọng đó nữa nghe thối lắm! Vậy Tôi khuyên bạn hãy nhanh chóng nghỉ việc để tạo thêm một việc làm cho thế hệ trẻ đi. Tôi đoán chắc bạn chỉ ngồi choáng chỗ thôi chứ chẳng ra trò trống gì đâu.

  13. vậy đối với những trường hợp sau khi xác định lại giới tính từ nam sang nữ, hoặc ngược lại thì tuổi nghỉ hữu sẽ được ác định như thế nào?

  14. Chẳng qua là phụ nữ ngày nay siêng làm đẹp nên nhìn bề ngoài trẻ trung vậy thôi chứ lục phủ ngũ tạng hư hết rồi, vào làm việc uể oải kém hiệu quả lại choáng chỗ của lũ trẻ nhiệt tình năng nổ

  15. Hãy hỏi đối tượng 90% lao động nữ.
    Tại sao không thấy các chị là lao động nữ ở các công, nông trường, nhà máy muốn nghỉ hưu ở tuổi 60 nhỉ, các chị ấy chiếm đến 90% lao động nữ ấy chứ. Chỉ có một số không cảm nhận được sự mệt mỏi của lao động trực tiếp ở cái tuổi 55-60 mới muốn làm thêm thôi.

  16. chị em phụ nữ không thể về hưu tuổi nam được.có lẽ phải bớt xuống con 50 tuổi vi:
    – trí tuệ, sức khoẻ không thể làm việc đến 50 tuổi, một số chi em lao động chân tay trong ngành nghề vất vả như: công nhân cạo mủ, công nhân than mỏ,công nhân quét đường, vv,v..vv.
    chúng ta cần xem lại và tuổi hưu không nên đưa tuổi hưu của chị em phụ nữ là 55 tuổi

  17. Cứ để theo quy định củ đi sao cứ thay đổi làm gì để gây bàn cải. Ơ đơn vị chúng tôi cũng có bà A làm giám đốc, Năm nay đã 51 tuổi rồi mà người thờ thẩn, không nhớ việc gì lại việc gì? Vậy câu hỏi đặt ra là ? Hỏi bà A 60 tuổi có đủ minh mẩn để lãnh đạo tốt không? Trong khi xã hội đang cần những người tài giỏi để kinh doanh và để nâng đất nước ngày càng giàu đẹp sánh bước cùng các nước khác ! Nêu để nữ 60 tuổi khỏi mất bình đẳng thì sẽ ảnh hưởng đến sự suy thoái chất xám! cũng như sự bền vũng của một đất nước?
    Hi vọng “lưu ý cái chung của đất nước chứ không phải cái riêng là “bình đẳng” ” Trong khi ai cũng biết rõ ràng nam giới vẫn vẫn có bản lĩnh và sự minh mẫn khéo léo trong mọi việc hơn là phụ nữ !

  18. Mấy ngày hôm nay rất nhiều thông tin từ Quốc hội về vấn đề bình đẳng giới trong chế độ nghỉ hưu: phụ nữ nghỉ hưu 60 tuổi? khi chúng tôi nhận được những thông tin này thật sự rất bàng hoàng. Chúng tôi trân trọng những ý kiến đó, tuy nhiên với giáo viên mầm non thì quả thật là tin chẳng vui chút nào. Do đặc thù nghề nghiệp, giáo viên mầm non 50 tuổi đã khó đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay, nào múa, hát, kể chuyện, đọc thơ, rồi cô là mẹ, các cháu là con…thật chẳng dễ dàng chút nào. Dù gì phụ nữ cũng có những khó khăn riêng về tâm sinh lý, thiên chức làm mẹ đã làm cho phụ nữ mất rất nhiều sức khỏe, nhiều chị em phải mổ nhiều lần…Vậy nếu như phục vụ đến 60 tuổi liệu cô giáo mầm non có còn là cô giáo hay tới bà giáo. Rất mong các Đại biểu Quốc hội xem xét, cân nhắc kỹ trước khi Ban hành luật để GVMN được hưởng những điều đáng được hưởng. Thật sự, thời điểm này rất nhiều GVMN 50 tuổi đang mong chờ có sức khỏe để làm việc tốt tới 55 tuổi. Thế mà thông tin nhiều Đại biểu xin Quốc hội xem xét cho phụ nữ nghĩ hưu 60 tuổi làm cho nhiều cô giáo rất lo ngại. Nếu Quốc hội thống nhất theo ý kiến các Đại biểu, tôi xin mạo muội đề nghị: hãy có chế độ chính sách riêng với GVMN.

  19. Chúng tôi là những cán bộ, giáo viên mầm non sắp đến 55 tuổi, đang rất mong đến ngày được nghỉ hưu. Vì chúng tôi nhận thấy công việc ngày càng nhiều trong khi sức khỏe không cho phép. Nay nghe đại biểu Quốc hội đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu của phụ nữ bằng nam giới là 60 tuổi thì chúng tôi rất lo lắng. Nếu trở thành Luật thì thật buồn chúng tôi . Mong Quốc Hội xem xét và có quy định riêng cho phụ nữ ở từng ngành, từng lĩnh vực công tác cho phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của chị em phụ nữ và nhu cầu của xã hội.

  20. 55 tuổi là phù hợp để về hưu đối với cán bộ công chức nữ giới. Theo tôi, ngày càng có nhiều một lực lượng lớn đội ngủ sinh viên ra trường, lao động VN thuộc loại lao động vàng……….nếu như kéo dài tuổi về hưu thì sẽ mất khá nhiều thời gian và chiếm chổ quá lâu…dẫn đến mất cơ hội cho thế hệ trẻ được cống hiến cho đất nước. Dù đội ngủ cán bộ gạo cội có nhiều kinh nghiệm nhưng cán bộ trẻ có tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình và tiếp cận khoa học và phương thức quản lý nhanh nhạy, tiến bộ hơn so với thế hệ đi trước. Hơn nữa, ở độ tuổi từ 45-50, nhiều phụ nữ đã quá tất bậc với công việc nhà, con cái, cơm nước….hằng ngày….dẫn đến hiệu quả công việc không cao, mất tập trung vào công việc……..ngốn một khoảng kinh phí không nhỏ từ NSNN.

  21. qua nhung tam su và mong mỏi của chị em phụ nứ trên, tôi rất tán thành và đồng tình những ý kiến của chị em, rất mong QH quan tâm và đưa ra quyết định sớm để chị em được tiếp tục cống hiến cho đất nước nhiều hơn nữa.

  22. Nói tới bình đẳng làm chi cho mệt, nếu quí vị ko quyết nhanh thì các vị cứ việc trả lương hưu như thống kê là xấp xỉ 20 năm/ người với mức lương hưu trung bình khá cao,trong khi các vị thu vào quĩ BHXH của lực lượng trẻ được mấy đồng.
    VD: một sinh viên mới tốt nghiệp lương khởi điểm 2,34, lương TTC đang là 830.000đ,thì hàng tháng nộp BHXH 28,5% là : 553.527,đ,
    Một người về hưu HS 4,99 mức lương hưu khoảng 2.400.000,đ vậy cứ 4,3 người nộp đủ nuôi 1 người về hưu, mà y học phát triển chắc chắn nhiều người sống đến trên 90T vậy quĩ BHXH sẽ ra sao?còn nhiều vấn đề khác nữa chứ…

  23. Tôi nói cấm có sai: Khi nào đàn ông hết định kiến, tự cho mình cái quyền phải được vợ cung phụng, được quyền nhậu nhẹt bê tha, được tự do gái gú, được chiễm chuệ trên cương vị đang nắm giữ lâu hơn nữ giới… Thì lúc đó mới có bình đẳng thực sự và đương nhiên tuổi nghỉ hưu mới được bình đẳng. Các chị em chỉ còn cách phấn đấu là: Lõ mình là con gái rồi thì cố gắng tính toán để sinh cho được thằng Cu để sau này nó khỏi chịu thiệt thòi giống mẹ nó, còn mình thì cương quyết kíp sau không làm con gái nữa, thế là xong!

  24. @nguyễn xuân Lân: Tôi thấy câu nói của bạn mới chính là “hành vi thiếu văn hóa”! Yêu cầu được cống hiến không phải là “tham quyền cố vị”, đó là nhu cầu lao động, và giữa nam và nữ thì cần có sự bình đẳng thực sự, đặc biệt là những người đã được đào tạo cấp cao! Thật vô lý khi xã hội đang ra sức phấn đấu học hành, thì các nữ tiến sỹ 50 tuổi đã chuẩn bị tư thế để ‘hạ cánh” rồi! Không có cơ hội nào khác ngoài chờ đợi sự thay đổi chính sách vận hành hết sức chậm chạp!

  25. bất kể nam hay nữ đủ năm đóng bảo hiểm xã hội đều phải
    về hưu không kể tuổi tác không phải trừ lương , việc cân đối tuổi thọ và quỹ BH cần xây dựng có bài bản trên cơ sở tính toán khoa học và dài hạn , không nên tham quyền cố vị đó rách ngáng chỗ đẻ cho lớp trẻ có nhiều cơ hội cống hiến thì xã hội mới phát triển được
    nhân tài thiếu gì cố vị là có tội với đảng là hành vy thiếu văn hóa

  26. Chị Em chúng tôi hiện đang công tác tại lò gạch, mỗi ngày phải hít thở một lượng khói và bụi cũng giống như các ông đàn ông, thực sự sức khỏe chúng tôi không còn đáp ứng đủ cho công việc khi đến 50 tuổi, bệnh tật cứ đeo đuổi cái cuộc đời chúng tôi, rất mong được sớm nghỉ ngơi để được lao động công việc nhà và chăm sóc con cháu, thật sự tầng lớp chúng tôi không có đủ điều kiện và tri thức để góp ý trên internet, thật khó và rất khó để chúng tôi có cơ hội được góp ý kiến trên internet,

    Thân ái,
    Lao động thường dân

  27. Mọi người nói làm gì cho phí cả công vì Các vị lãnh đạo toàn là nam giới mấy đời các vị chịu nhường ghế cho chị em, khg bao giờ có bình đẳng đừng có mơ!

  28. da binh dang gioi , nam nu tuoi nghi huu phai bang nhau. tuoi tho nu cao hon nam,

  29. Mỗi người chúng ta có 1 suy nghĩ và nhìn nhận về quyền bình đẳng giữa Nam và Nữ khác nhau. Tuy nhiên trong công việc thì lại khác, có bạn nói Nữ giới đến tuổi 55 thì thường không còn đầy đủ độ minh mẫn và khỏe mạnh cũng đúng, nhưng chưa hẵn hoàn toàn đúng. Con người (cả Nam lẫn Nữ) khi bước qua tuổi 50 đều có mức độ khác nhau về sức khỏe, tùy theo thể trạng và sự vận động hằng ngày. Thực tế tôi thấy cũng có nhiều Nam giới chỉ mới 50 thôi cũng đã … nên về hưu non rồi.
    Thôi để vấn đề trên cho các bộ phận chuyên môn nghiên cứu. Hy vọng sẽ làm thỏa mãn hết tất cả mọi người.
    Nghe các chị em phản bác cũng thấy sợ sợ (he he)

  30. Chừng nào tuổi nghỉ hưu của nữ và nam bằng nhau lúc ấy mới có bình đẳng!

  31. Họ nói rằng ưu tiên phụ nữ nhưng thực chất Họ( Chủ yếu là nam) có chịu nhường ghế cho chị em đâu. Còn việc lý luận PN Nghỉ hưu sớm để tạo việc làm cho lớp trẻ thì thật là bất công! Tại sao các Ông( trong đó không ít Ông thật bất tài, phi đạo đức) vẫn ngồi chiễm chuệ ra đó để lĩnh lương đủ 60 tuổi?) Biết chừng nào có được bình đẳng thực sự đây chứ nói gì đến ưu tiên!

  32. mẹ tôi là người buôn bán quán ở chợ từ lúc lên 10 , rồi lấy chồng ,rồi sinh con , rồi những lúc đói no tất cả trông vào quán hàng khô nhỏ của mẹ mà anh chị em tôi được nên người, ba tôi bằng tuổi của mẹ tôi và đã nghỉ hưu hai năm rồi , bây giờ ba tôi chỉ ở nhà đọc báo và thỉnh thỏang ốm đau nhưng mẹ tôi vẫn hãy còn buôn bán chạy chợ hàng ngày , rất khỏe mạnh và tinh tường. Và nhiều gia đình có phụ nữ buôn bán cũng giống như gia đình tôi.Như vậy đàn bà giỏi hơn đàn ông là chuyện bình thường.Tại sao lại ngăn trở khi đàn bà còn có thể làm việc mà có khi nam cũng không thể.

  33. ai dám chắc đàn ông sẽ từ giã cỏi đời sau phụ nữ là 5 năm mà lại hạn chế quyền học hỏi và cống hiến của phụ nữ là 5 năm trước đàn ông?

  34. ai dám chắc đàn ông sẽ từ giã cỏi đời sau phụ nữ là 5 năm mà lại hạn chế quyền học hỏi và cống hiến của phụ nữ là 5 năm?

  35. Toi hoan toan dong y voi kieu cho phu nu duoc quyen chon thoi gian nghi huu khi ho co du nam dong bao hiem .
    Neu PN cu di lam tong khi ho ko muon di lam nua , trong luc lop tre lai khong co viec ma lam ( tot nghiep DH han hoi ) AI ko co nhu cau lam thi cu cho nghi
    Vay thoi

  36. Vậy cho em hỏi sự chênh lệch tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ có phải là bất bình đẳng giới không?cụ thể như thế nào?

  37. Thôi đi các Anh chị ơi! Bình luận chi cho lắm, không giải quyết được vấn đề gì cả đâu, vì UBTV QH đã quyết rồi còn gì. Ta nói ta nghe. Họ quyết cứ quyết chứ đâu cần tham khảo ý kiến ai đâu mà bình luận!

  38. Kính thưa các vị
    Chỉ các vị nữ hay nam, muốn làm việc trên 60 ,70 tuổi khi mà ở ví trí gặt hái được thôi còn người lao động thuần túy chỉ mong sao về sớm nghỉ cho nhanh 60 tuổi làm công nhân may ư, 60 tuổi cần xẻng súc than ư, v.v. Thật chớ triêu,
    Nước Pháp chuẩn bị đưa mức nghỉ hưu ở tuổi 62.Nhân dân đang biểu tình ầm lên các vị không thấy sao.
    Về mặt lý luận nghỉ hưu cao tuổi thì lợi thuộc về Công ty BH.

  39. Tại sao “HỌ” lại đem quyền lợi của Chị em ra để “Cân, đong, đo, đếm nhỉ” Vậy mà lúc nào cũng cao giọng” Ưu tiên, bình đẳng” Đúng! Hỡi Chị em ! “đừng bao giờ nghe họ hô, chỉ nhìn họ làm” thôi là thấy quá rõ rồi!

  40. Tôi nghĩ rằng, bàn cãi mãi vẫn chỉ là bàn cãi. Liệu những “đóng góp ý kiến” của các anh chị nêu lên trên đây có đến với những người có quyền quyết định?. Còn nếu có thì chắc chắn rằng chẳng còn lý gì mà nhà nước không thực thi quyền bình đẳng bằng cách trao cho chị em quyền tự quyết tuổi nghỉ hưu của mình.

  41. Có ai đó bảo rằng những công nhân làm đường, cạo mủ cao su… muốn về hưu sớm thì e ra hơi chủ quan, bỡi thực tế tôi thấy Chị gái tôi đến tuổi 54 nhưng vẫn miệt mài với công việc và chị rất lo: Sang năm về hưu lương hưu thấp không đủ trang trải cho các cháu đi học( Chồng chị cũng công nhân nên lương rất thấp) chỉ mong sao Nhà nước cho làm thêm được năm nào mừng năm nấy!

    • Nếu thực sự chị bạn muốn làm tiếp vì về hưu lương thấp hơn thì ban nên giải thích rằng: chị còn sức khỏe để làm ra 100% lương nếu làm tiếp, thì với sức khỏe đó chị chắc sẽ làm ra nhiều hơn 25% lương bị trừ khi về hưu (hơi toan tính cá nhân một chút)

  42. Các vị lãnh đạo cao cấp, các Nghị sĩ quốc hội, các nhà làm luật, những quan chức có quyền quyết định quyền lợi của chị em – hơn 90% trong số họ là đàn ông. Chẳng có gì là lạ khi nghe họ hô rất to “Bình quyền, bình đẳng”. Tuy nhiên, nếu “Bình quyền, bình đẳng” được thực thi thì “ghế” của họ bị mất. Các chị em, các chị không thấy đó là sự thật sao? Đừng nghe họ hô, hãy nhìn họ làm

  43. Đàn ông thật là ích kỷ. Và Họ cũng không đủ tự tin để cạnh tranh lành mạnh với Phụ Nữ, do đó điều duy nhất để họ được tiếp tục chiễm chuệ ngồi ráng những cái ghế mà đáng ra phải là PN bằng cách: Cho mấy bà về hưu sớm để ghế trống cho tôi ngồi ! Đã vậy còn bắt chị em phải mang ơn là “được ưu tiên” Tội cho thân phận phụ nữ!

  44. Thật là bất công sờ sờ ra đấy. Vậy mà lúc nào họ cũng nói là ưu tiên cho nữ. Chỉ ước sao có thể thay đổi: SÁNG RA THỨC DẬY TOÀN BỘ ĐÀN ÔNG BIẾN THÀNH ĐÀN BÀ VÀ NGƯỢC LẠI để họ thấu hiểu tâm trạng của chị em!

  45. Họ chỉ hô khẩu hiệu “ưu tiên nữ, tăng tỷ lệ nữ trong các cấp lãnh đạo” thôi còn thực sự thì họ sợ Nữ đến 55 tuổi vẫn còn làm chiếm mất ghế nên không bao giờ chịu nhường cho nữ đâu, hơn nữa họ sợ thua kém chính vợ mình nên càng có nhiều lý do để biện hộ. Vậy Chị em hãy cao thượng nhường ghế cho các ông khi đến tuổi 55 và để các ông 55 tuổi “hãy còn trẻ” Ôm trọn quyền hành cho thế giới thấy Bình đẳng của VN!

  46. Tôi đồng cảm với bức xúc của bạn Nguyệt Minh. Đúng vậy, bây giờ là năm bao nhiêu rồi? So với thế giới ta đang ở đâu trong lĩnh vực này.? Nếu nói như bạn Thanh Tuyền thì đất nước ta chỉ còn cách là mãi mãi tụt hậu thôi! Và thân phận của PN chỉ biết lo cho chồng con không hay sao? Vậy trách nhiệm của những ông chồng “gỏi giang” kia với vợ mình ở đâu? Hãy bỏ cái kiểu tư duy kiểu ấy đi bạn ạ!

  47. Xin lỗi tác giả Thanh tuyền. Nếu bạn là nam thì thật đáng thất vọng cho một đấng nam nhi thời hiện đại vì bạn quá ích kỷ chỉ muốn vợ phục vụ cho mình thôi. Sống thiếu trách nhiệm với vợ con như vậy mà cũng gọi là Nam nhi sao? Còn nếu bạn là nữ thì lại càng thất vọng hơn vì bạn thiếu ý chí phấn đấu mà chỉ biết lo cho chồng con như những năm 30 của thế kỷ trước!
    Chẳng lẽ PN không được quyền làm chính trị?

  48. đàn bà nên về hưu sớm để lo cho chồng con ! 55 tuổi là quá hợp lý không có gì phải bàn cãi ! chỉ có những phụ nữ vì lo làm chính trị đã bỏ bê chồng con thì mới thích về hưu muộn mà thôi !

  49. Chừng nào các nhà Lãnh đạo cấp cao hết định kiến, chịu nhường ghế cho Phụ nữ, tôn trọng thực sự, sự cống hiến của phụ nữ, lúc ấy mới có bình đẳng đúng nghĩa, còn bây giờ thì các chị vẫn cứ chịu thiệt hoài hoài, nói cho lắm cũng thế thôi! 55 tuổi về hưu cho khuất mắt!

  50. Nhà nước đối xử với Phụ nữ bất công như vậy mà tại sao lúc nào cũng nói “Ưu tiên?” Không lẽ các Nhà lãnh đạo vẫn chưa nhận rõ sự bất đình đẳng kéo dài đã làm thiệt thòi cho chị em phụ nữ biết cỡ nào hay sao?

  51. Vấn đề đương nhiên như vậy, sao họ phải “bàn” quá lâu, trong lúc chờ đợi, hàng loạt cán bộ khoa học, kể cả các nữ tiến sỹ phải ngậm ngùi buông các công trình và ý tưởng dang dở để về hưu! Xin các nhà hoạch định chính sách hãy nhanh chân lên nữa!

  52. Tối nay xem chương trình thời sự trên Đài truyền hình VN thấy có đưa tin: Tỷ lệ Nữ vào BCH ở cấp Đảng bộ Huyện của một Tỉnh quá thấp, không đạt với chỉ tiêu đề ra, trong đó có nêu nhiều nguyên nhân, nhưng theo Tôi còn thiếu một nguyên nhân cơ bản là TUỔI VỀ HƯU CỦA NỮ SỚM HƠN NAM 5 NĂM. Vậy để giải quyết được vấn đề thì phải ngay lập tức điều chỉnh tuổi về hưu của nữ ngang bằng nam, còn không thì chúng ta MÃI MÃI HÔ KHẨU HIỆU SUÔNG THÔI!

  53. Dẫu biết là ý kiến trong diễn đàn này không phải là ý kiến quyết định, song tôi tin đó cũng là những thông tin rất bổ ích cho các Ông(Bà) được quyền quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước trong đó có tuổi nghỉ hưu của người lao động(kể cả nam và nữ) tham khảo, cân nhắc cho nên tôi muốn có một số ý kiến như sau:
    – Muốn chứng tỏ nước ta đã bình đẳng thực sự thì hãy tôn trọng quyền được tuyển dụng, làm việc, đào tạo, bổ nhiệm… và thời điểm nghỉ hưu của chị em giống như nam giới. Không tước đi 5 năm so với nam như hiện nay.
    – Muốn thể hiện sự ưu tiên cho chị em thì hãy để chị em tự chọn thời điểm nghỉ hưu(không bắt buộc). Và kêu gọi các Ông hãy bỏ đi cái luận điệu “Phụ nữ còn phải lo việc nhà, sinh con, đẻ cái, lo cơm áo, gạo tiền, nuôi dạy con cái trong gia đình…Như vậy các Ông không thấy mình quá thiếu trách nhiệm và ích kỷ lắm hay sao? Phụ Nữ cũng là con người, tạo hóa gán cho Phụ nữ Thiên chức làm Mẹ đã quá đủ rồi, tại sao các ông chồng còn bắt Phụ nữ phải lo toan việc nhà và về hưu sớm để phục vụ các ông?
    Đây không phải là ý kiến cá nhân Tôi mà là ý kiến của rất rất nhiều chị em thông qua các cuộc họp, hội thảo với chủ đề” Vì sự tiến bộ của Phụ nữ” phát biểu. Và mọi người đều thống nhất cho rằng cốt lỗi vấn đề là PHỤ NỮ NGÀY NAY VẪN CÒN PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TỪ TƯ DUY CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO ĐẾN CHÍNH SÁCH CỤ THỂ có đúng không thưa các vị Lãnh đạo cao cấp?

  54. Tôi đã đọc khá nhiều bài viết bàn về tuổi nghỉ hưu của nữ trên nhiều tờ báo khác nhau từ khi luật bình đẳng giới được đưa ra bàn, và suốt từ đó đến nay tôi vẫn liên tục theo dõi với hy vọng các cấp lãnh đạo sẽ có cái nhìn thoáng hơn với phụ nữ nghĩa là tạo điều kiện để phụ nữ bình đẳng với nam trong việc cống hiến tài năng, trí tuệ cho đất nước điều đó được thể hiện ở việc, quy hoạch, đào tạo, đề bạt…và đương nhiên điều này có liên quan đến tuổi nghỉ hưu của nữ . Tuy nhiên thật thất vọng khi mà ước nguyện được làm việc bằng nam của Chị em bị đem ra cân ,đong, đo, đếm liên tục và cuối cùng cũng không có gì thay đổi so với những năm 70, 80 của thế kỷ trước. Điều này cũng lý giải phần nào cho việc tỷ lệ nữ trong các cấp lãnh đạo quá thấp. Thật buồn khi miệng thì lúc nào cũng hô khẩu hiệu” Ưu tiên cơ cấu nữ nhưng thể hiện trên thực tế thì ép nữ phải về hưu sớm hơn nam đến 5 năm thì còn cơ hội đâu là cơ cấu? Quá hay cho chính sách khi Chị em Phụ nữ bị lừa một cách trắng trợn mà cứ tưởng mình được ưu tiên. Quá buồn cho thân phận Phụ nữ!

  55. Tôi mong những ý kiến trong diễn dàn này được các cấp lãnh đạo cao nhất đọc đến. Tôi tin nếu các các cấp lãnh đạo hiểu được tâm lý của Chị em thì mọi việc sẽ giải quyết ổn thỏa. Vì theo tôi là rất có cơ sở để để quyết định theo đề xuất của các Nhà nghiên cứu rồi: Nghĩa là Thời gian bắt đầu làm việc và nghỉ hưu giữa Nam và nữ giống nhau, nhưng có ưu tiên cho nữ nếu chị nào muốn về hưu sớm nhưng không ảnh hưởng đến mọi chế độ.
    Tha thiết mong được các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho chị em đạt nguyện vọng muốn làm việc thêm thời gian bằng nam.( Các Nhà lãnh đạo thử đặt mình vào vị trí chị em mà xét)

  56. Tôi rất mong các Bác lãnh đạo cao cấp của Nhà nước ta ( Chủ Yếu là nam) hãy nghỉ giúp cho Chị em chúng tôi. Thử hỏi các bác bị cho về hưu sớm hơn nữ 5 năm thì trạng thái tâm lý các bác thế nào? Tài năng, trí tuệ Các bác có gì nghê gớm hơn chị em chúng tôi đâu, chẳng qua là bị về hưu sớm nên không có tâm trạng để phấn đấu học hỏi đấy thôi, và nếu có học hành đến nơi đến chốn, tư cách đạo đạo đức có rèn dũa đến mấy thì cũng không bằng các bác có lắm chiêu nhiều cách để mua chức mua quyền mà chị em chúng tôi không lthể làm được cho nên rất dễ hiểu là trong các cơ quan lãnh đạo ở cả TW lẫn địa phương tỷ lệ nữ đều không đến 15% . Vậy mà các Bác cho rằng ưu tiên cho nữ sao?

  57. Tôi không hiểu nổi tại sao nguyện vọng chính đáng của chị em là được làm việc được cống hiến tài năng trí tuệ cho đất nước một cách tâm huyết và có phải là quá lắm đâu, chỉ yêu cầu đựoc ngang bằng với nam giới thôi mà vậy mà phải tốn quá nhiều công sức, qua nhiều năm mà vẫn không quyết được. Thiết nghĩ đã quá đủ để các Nhà lãnh đạo quyết rồi, vì nếu còn chần chừ thì còn nhiều chị em bị thiệt thòi. Ai bảo đó là được ưu tiên? bị phân biệt đối xử, trọng nam khinh nữ thì có!

  58. Vấn đề tuổi nghỉ hưu của nữ đã được bàn nhiều khi Luật bình đẳng giới chuẩn bị thông qua. Ấy vậy mà giờ này vẫn chưa biết là có được sửa đổi ở luật lao động không? Tại sao Phụ nữ vẫn luôn chịu thiệt thòi cho dù lúc nào và ở đâu cũng được cho là ưu tiên nữ. Gần đây nhân đọc được một thông tin trên báo tôi thấy đúng là quá tội cho chị em, chuyện là: Tiến sĩ Trần thị Phương Thu GĐ Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh, đến tháng 8/2010 thì đúng 55 tuổi theo quy định hiện hành là nghỉ hưu, nhưng Sở Y tế TP HCM lại cho làm quy trình để bổ nhiệm lại GĐ BV 5 năm nửa vì cho rằng TS Thu là TS khoa học… Tuy nhiên bài báo lại phân tích lòng vòng và kết luận TS Phương Thu không phải là Tiến sỹ khoa học…. cho nên nếu muốn tiếp tục công tác thì không được giữ chức nữa … Tôi chưa từng biết TS Thu là người thế nào nhưng theo quan điểm cá nhân tôi thì: Phụ Nữ phai chịu nhiều áp lực từ phía gia đình, xã hội mà cố gắng học tập để được bằng tiến sỹ là quá nể phục, vậy tại sao lại phải nghỉ hưu khi người ta đang còn trí tuệ, tâm huyết phục vụ nhân dân? Và chắc chắn còn nhiều trường họp tương tự nữa. Do đó Tôi cũng tha thiết mong các Nhà Lãnh đạo hãy xóa bỏ định kiến bao đời để Chị em được bình đẳng với nam giới trong đào tạo tuyển dụng, đề bạt và nghỉ hưu( Trong mọi lĩnh vực đời sống XH chỉ có vấn đề này là chưa được bình đẳng thôi)

    • Việc tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là chính đáng, không cần gì phải bàn cãi và so sánh. Tôi đả được đọc những bài phản kháng việc tăng tuổi nghỉ hưu của nử hầu như là của các bác nam giới, thôi thì đủ mọi phong cách!!!!!!! Vậy, Quốc hội, các vị Lãnh đạo hãy thóang hơn trong tư tưởng và ra quyết định ngay “tuổi nghỉ hưu của nữ bằng nam giới: 60 tuổi”. Nếu các chị muốn về sớm thì các chị được ưu tiên – thế mới là quan tâm đến phụ nữ.
      Tôi cũng là phụ nữ, nghiên cứu viên cao cấp, thuộc diện được xem là cây đa cây đề trong lĩnh vực của mình, ngồi xe đi công tác hằng nghìn cây số một ngày vẫn cứ khỏe, băng đồng, lội nước. Các em trẻ, thậm chí các bạn thanh niên đi cùng vẫn còn phải tắc tỏm mong ước được sự dẻo dai như cô. Vậy mà ngày về hưu của cô chỉ còn tính được bằng tháng.
      Tôi còn mong mỏi được cống hiến nhưng thời gian được phép lại không còn nhiều nữa.
      Rất mong được sự quan tâm của những người làm luật, những người cho quyết định ủng hộ cho việc tăng tuổi nghỉ hưu của nữ để chúng tôi cảm thấy có sự ưu tiên, quan tâm và bình đẳng.

  59. Kính gửi: Các Ông( Bà) Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc Hội và Nhà Nước:
    Qua đọc được những ý kiến phân tích, bình luận, đề xuất của 36 tác giả trên ( Cả những ý kiến có vẻ là hờn dỗi) Tôi thấy mình cũng có trách nhiệm góp thêm tiếng nói.
    Kính Thưa các Ông(Bà) Lãnh đạo: Trên thực tế Chị em Phụ nữ đã phải chịu nhiều thiệt thòi để cố gắng học tập nâng cao trình độ, tận tụy trong công việc để đạt thành tích cao trong mọi lĩnh vực, và Chị em tha thiết được làm việc, cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Trong khi đất nước ta còn nghèo thì đó là những suy nghĩ rất đáng được trân trọng và phải được chấp nhận chứ tại sao lại phải tính toán so đo?

  60. Chào các anh chị, sau khi đọc nội dung bài viết và các ý kiến phản ánh, tôi xin phép được nêu trường hợp của tôi ra làm ví dụ:

    Tôi là một nữ công nhân công tác tại lĩnh vực công nghệ thông tin: phân tích thiết kế hệ thống, quản trị dự án(13 năm kinh nghiệm), đã có 3 bằng đại học. Đó là sự đầu tư không nhỏ về thời gian và trí tuệ và tiền của để phục vụ đất nước. Mặc dù tuổi của tôi đã sắp vào hàng nghỉ hưu (51), nhưng đây là thời điểm tôi tích luỷ nhiều kinh nghiệm về phân tích thiết kế hệ thống kết hợp tốt với các chuyên môn khác như Quản trị kinh doanh (vừa tốt nghiệp cách đây 3 năm), Sinh học thực nghiệm (13 năm kinh nghiệm)… Sức khoẻ khá tốt (khám sức khoẻ hàng năm loại 2) nên tôi làm việc hết sức tự tin và hiệu quả thì cũng là lúc tôi sắp tới tuổi nghỉ hưu!!!!!

    Vì thế tôi nghỉ rằng chúng ta cần có giải pháp hợp lý về LUẬT PHÁP để bảo vệ nguồn lực cho đất nước trong quá trình hội nhập của đất nước đồng thời vẫn giữ được tốt sức khoẻ cho người dân trong lao động là điều cần thiết phải làm cho xã hội chúng ta!

    • Hình như Cô có vẽ thích quảng bá Bằng cấp của mình quá nhỉ. Như tôi không có bằng cấp thì không được góp ý trên diễn đàn này hay sao?

    • Mở công ty riêng, đem kiến thức ra giảng dạy, sợ gì khi không có năng lực, còn không có điều kiện thử xin ký hợp đồng làm thêm xem thế nào, Có tài không sợ không được trọng dụng. Đất nước ở những vùng sâu vùng xa cần người tài giỏi, vì không có người giỏi đến làm việc, thật bất công khi người giỏi ở Tp, để người nghèo ở nộng thôn được hưởng dịch vụ tốt , những nơi không tuyển được người thì những người muốn làm thêm ngoài tuổi lao động nên tình nguyện đến nơi này và nhà nước có chính sách khuyến khích nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi muốn làm thêm về những nơi này làm việc

  61. Tôi nghĩ có góp ý, hội thảo, nghiên cứu bao nhiêu đi nữa thì Phụ nữ VN vẫn luôn bị thiệt thòi vì cái suy nghĩ thiển cận của những nhà lãnh đạo, bỡi tư tưởng TRỌNG NAM KHINH NỮ chưa được các cấp lãnh đạo cao nhất quyết liệt xóa bỏ chẳng qua chỉ nói để lừa chị em thôi, Nếu thật sự muốn trả lại công bằng cho PN thì phải từ chủ trương của Đảng( Hiện nay nước ta Đảng lãnh đạo cao nhất và toàn diện mà) chứ đâu cần đến luật này luật nọ từ năm này đến năm khác? Bàn cho lắm mà Đảng cao nhất vẫn còn mang nặng tư tưởng TRỌNG NAM KHINH NỮ thì thôi đừng bàn, đừng nghiên cứu, tốn không biết bao nhiêu công sức của mọi người mà ở đó chắt là của Chị em là chính. Thôi thì phải an phận và kiếp sau xin đừng làm người PN Việt nam nữa để khỏi bị khinh thường dẫu cho có cố gắng gấp nhiều lần so với mấy ông Nam giới phè phỡn như ônng TÔ vẫn được cất nhắc lên Chủ tịch Tỉnh còn gì. May mà đã phát hiện được. Còn bao nhiêu Ông Tô nữa chưa phát hiện đây?

  62. Rất dể hiểu những bức xúc của Chị em vì vấn đề lý thuyết suông trong việc bình đẳng, hoặc ưu tiên cho nữ quá rõ. Ưu tiên gì mà lại đi tước đoạt cái quyền được công tác bằng thời gian với nam? được cơ cấu các vị trí chủ chốt phải kêu gọi mãi để cho được khoảng >15% tỷ lệ nữ thì gọi là thành công, và thật buồn khi nhìn thấy trên hàng nghế Chủ Tịch Đoàn của Đại Hội Đảng Bộ một Thị Xã trực thuộc Tỉnh có đến 7 vị nhưng cả 7 đều là NAM. Đó mà gọi là ưu tiên ư? Tủi buồn cho thân phận chị em. Bỡi thế nếu có ai đó cho Tôi một điều ước và điều ước ấy sẽ trở thành sự thật thì Tôi sẽ ước: NGAY LẬP TỨC MÌNH ĐƯỢC TRỞ THÀNH NAM GIỚI để khỏi phải được mang ơn xã hội là được “ưu tiên”

  63. Tôi đề nghị các vị có mặt trong kỳ họp quốc hội nên bỏ tư tưởng TRỌNG NAM KINH NỮ đi và hãy chấp nhận đề đatj nguyện vọng của chị em ngay trong năm 2010 và không nên chần chừ gì nữa hãy cho chị em toại nguyện đi đừng để chị em chờ đợi nữa. tại sao các nước người ta rất quan tâm đến quyền được làm ciệc của chị em như vậy trong khi đó ở vn lại phân biệt vậy, có phải chăng các quan chức trong quốc hội toàn là nam nên không cần thấu hiểu cho chị em chúng tôi muốn làm việc tiếp tục để cống hiến nhiều hơn cho đất nước và kiếm thêm thu nhập nuôi sống gia đình chứ trông vào đồng lương hưu ít ỏi thì làm sao đủ ăn được. rất mong quốc hội sớm quyết tăng tuổi nghỉ hưu cho nữ lên 60 tuổi ngay tù bây giờ không nên chần chừ lâu thêm nứa. cảm ơn

  64. Tôi thấy chẳng có gì là khó khăn khi tăng tuổi nghỉ hưu cho chị em nữ công nhân từ 55 tuổi lên 60 tuổi ngay trong năm 2010 này cả, như phương án đề ra là chị em nào thích về 55 tuổi thì cứ việc còn chị em nào thiéch làm việc đến 60 tuổi thì cứ việc làm, chỉ có thế thì chẳng ảnh hưởng đến ai cả và đáp ứng tất cả các nguyện vọng của chị em. Đúng vậy, tôi thấy có khó là ở chỗ quốc hội toàn là các vị nam giới nên hẹp hòi quá không thèm hiểu cho tâm tự nguyện vọng của chị em, theo tôi không nên bàn ra bàn voà mãi vấn đề này nữa mà quốc hội nên có ý kiến biểu quyết thông qua bộ luật lao động và nâng tuổi nghỉ hưu cho lao động nữ ngay từ năm 2010 chứ không cần chờ đợi đến bao giờ nữa và không cần phải có lộ trình nữa vì chúng tôi sang năm đã nghỉ hưu rồi nếu cứ chần chừ thì phần đông lứa tuổi chúng tôi không được hưởng quyền lợi đó mà phải tự thân buơn chải kiếm việc làm không phù hợp ở ngoài xã hội để kiếm thêm thu nhập lo cho cuộc sống gia đình vì lương hưu không đủ sống trong khi đó giá cả cứ tăng vùn vụt, trong khi đó chúng tôi vẫn còn đủ sức khoẻ năng lực và nhiệt huyết và kinh nghiệp làm việc cực tốt luôn, Tại sao các vị lại cứ cho là kéo dài tuổi hưu cho chúng tôi mà ảnh hưởng đến việc làm cho tuổi trẻ, theo tôi không ảnh hưởng gì đó, tại sao các ông nam giới thì sao? tôi đề nghị hãy cho chúng tôi được toại nguyện ngay và phải cho chúng tôi được bình đẳng với các ông nam giời

  65. Không biết bao giờ thì Quốc Hội cho thông qua việc sửa đổi Luật Lao động? Tôi Nhớ có đọc ở đâu đó là đến kỳ họp cuối năm 2010, nhưng sao lâu nay không thấy thông tin gì liên quan đến vấn đề này nữa cả. Quốc Hội thay đổi kế hoạch hay sao?
    Tôi tha thiết mong được sớm có sự thay đổi và thay đổi đó là chấp nhận ý nguyện của Lao động nữ: ĐƯỢC BÌNH ĐẲNG NHƯ NAM GIỚI Ở TẤT CẢ MỌI LĨNH VỰC TRONG ĐÓ CÓ TUỔI NGHỈ HƯU và đương nhiên phải tùy thuộc vào đặc thù ngành nghề để quy định cho phù họp hoặc cho PN được ưu tiên chọn thời điểm nghỉ hưu khi thời gian đóng BHXH đã đủ( Nếu được thì cả nam cũng thế)

  66. Tôi không biết những ý kiến trong diễn đàn này có được QH ghi nhận không? Hay cũng lại những luận điệu cũ như hồi luật bình đẳng giới,? và cuối cùng Chị em vẫn cứ chịu thiệt Xin QH hãy hiểu rằng: Việc này còn đưa ra chứng tỏ đa số chị em còn chưa thỏa mãn với sự ” ƯU TIÊN NHƯ HIỆN NAY” Tôi cũng thế. Tôi không thể chấp nhận sự ưu tiên quá bẽ bàng như vậy, Tôi chỉ thấy rõ SỰ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ thôi. Lúc nào và ở đâu cũng nói ưu tiên nhưng thực chất, bản chất của vấn đề là LỪA CHỊ EM. Tôi nhận thức như vậy vì tôi thấy quá rõ ràng ngay tại Nghị trường Quốc Hội có được bao nhiêu đại biểu nữ? Vì sao ư? Vì chị em về hưu ở tuổi 55 thì 51, 52 tuổi ai lại đi cơ cấu vào nữa trong khi ở tuổi này mấy ông vẫn còn trẻ?
    Còn các chị lao động ở môi trường nặng nhọc ư? Nếu ưu tiên thì vẫn có thể cho chị em chọn thời điểm nghỉ hưu kia mà? Theo tôi không cứ gì nữ mà là tất cả người lao động ai thấy không còn muốn công tác nữa(cho dù lý do gì) nếu họ đủ điều kiện nghỉ hưu thì cứ cho họ nghỉ, Tại sao khi xin vào làm việc rất khó nhưng khi muốn nghỉ lại còn phức tạp và khó khăn hơn? Thật không thẻ hiểu nổi quy định kiểu gì?

  67. Nói chung vấn đề ưu tiên cho phái nữ đã được tuyên tuyền qua rất nhiều kênh và nhiều hình thức khác nhau do đó hầu như ai cũng biết điều đó. Tuy nhiên từ chỗ biết đến việc thể hiện những vấn đề cụ thể liên quan đến việc này thì xa xăm vô cùng, chả phải nói nhiều ai cũng thấy điều đó. Vấn đề mấu chốt là tại sao ai cũng hiểu nhưng lại không khắc phục được?
    theo tôi : Đó là vấn đề TRỌNG NAM KINH NỮ vẫn còn nặng nề trong tìm thức của mọi người trong đó có vấn đề TUỔI NGHỈ HƯU CỦA NỮ, do đó rất mong các nhà lãnh đạo hãy thực hiện đúng lý thuyết, đừng có lý thuyết suông nữa: Nghĩa là tuổi nghỉ hưu của nữ phải được bình đẳng như nam

  68. Ôi thân phận của người PN sao cứ đem ra bàn đi tán lại nhiều dữ vậy? Bộ các Nhà Lãnh đạo không thấy sao: Ngày nay có việc gì mà không có bóng dáng của nữ, điều đó chứng tỏ Các chị đã cố gắng nhiều, khắc phục mọi khó khăn để tự khẳng định mình chứ không chờ đến sự ưu tiên. Vậy tại sao tuổi nghỉ hưu lại không được bình đẳng với nam để các chị có cơ hội tham gia vào các vị trí lãnh đạo nhiều như nam? Rất tiếc vì các nhà lãnh đạo đa số là nam nên không thấu hiểu nỗi lòng của Phụ nữ. Mọi người hãy xem vậy là bình đẳng được sao?

  69. Lịch sử VN đã chứng minh vai trò của PN trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị xã hội là rất rõ. Nhà nước ta luôn luôn tuyên truyền ” Ưu tiên cho PN” Nhưng thử nhìn lại xem từ bao thế hệ nay vị trí của PN trong XH có được như lý thuyết? Cứ nhìn tỷ lệ nữ trong các cấp lãnh đạo từ cơ quan dân cử, Nhà nước rồi đến các cơ quan Đảng từ cơ sở đến TW là thấy ngay đấy mà! Điều này cũng dễ hiểu thôi vì Nữ phải về hưu trước 5 năm so với nam trong khi tiêu chuẩn đề bạt đâu có được ưu tiên trước 5 năm.
    Đó là vấn đề nữ lãnh đạo, số còn lại chưa chắc ai cũng muốn về hưu sớm, giống như một số ý kiến ở trên “một khi về hưu nhưng thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống buộc họ phải bươn chải ngoài xã hội để kiếm thêm” như vậy có phải ưu tiên cho các chị không? Chị em còn phải tiếp tục xin việc mới khi đã đến tuổi 55! Thật là một kiểu ưu tiên quá phũ phàng!
    Do đó Tôi rất mong QH đừng chần chừ nữa bỡi đã quá muộn, Chị em không bao giờ và mãi mãi không bao giờ muốn mình được ưu tiên như hiện nay. Nếu thật sự ưu tiên xin QH hãy để Chị em tự chọn thời điểm nghỉ hưu khi đã đủ điều kiện

  70. Ở đâu và bất cứ lúc nào chúng ta đều nói nam nữ bình đẳng (kể cả vận động việc KHHGĐ )cũng nói nam nữ bình đẳng . Nhưng chúng ta thực sự đã bình đẳng chưa? Theo tôi Quốc hội cũng không nên phải đưa ra bàn về tuổi nghỉ hưu của nữ nữa mà nên QĐ cho đúng theo nghĩa NAM NỮ BÌNH ĐẲNG ,còn nếu Nhà nước ưu tiên thì ưu tiên những chị em có nhu cầu về hưu trước tuổi ( thế mới gọi là ưu tiên chứ) . Trên thực tế chúng tôi thấy nữ làm việc rất chu đáo và có trách nhiệm .Hãy để phụ nữ được bình đẳng như nam giới

  71. Ở đâu và bất cứ lúc nào chúng ta đều nói nam nữ bình đẳng (kể cả vận động việc KHHGĐ )cũng nói nam nữ bình đẳng . Nhưng chúng ta thực sự đã bình đẳng chưa? Theo tôi Quốc hội cũng không nên phải đưa ra bàn về tuổi nghỉ hưu của nữ nữa mà nên QĐ cho đúng theo nghĩa NAM NỮ BÌNH ĐẲNG ,còn nếu Nhà nước ưu tiên thì ưu tiên những chị em có nhu cầu về hưu trước tuổi ( thế mới gọi là ưu tiên chứ) . Trên thực tế chúng tôi thấy nữ làm việc rất chu đáo và có trách nhiệm .Hãy để phụ nữ được bình đẳng cho như nam giới

  72. Tôi hoàn toàn thông cảm và chia sẻ với những trăn trở của các chị. Thật không công bằng khi chúng ta tiếp cận chưa đầy đủ với nghĩa của “Bình đẳng giới”. Quyền lợi chính đáng của chị em vẫn bị “xem xét, cân nhắc” dưới những lăng kính thiếu thiện chí. Nên chăng, các nhà làm luật, các nhà hoạch định chính sách sớm trao quyền “tự quyết” cho chị em trong việc lựa chọn tuổi nghỉ hưu của minh.

  73. Quan điểm tôi thì không phải đi xin nâng tuổi nghỉ hưu để có thu nhập cao hơn, vì tôi nghĩ như vậy vô tình mình lại đi xin xỏ “miếng ăn”, thà chết đói cũng không thèm! Tuy nhiên việc đề nghị nâng tuổi nghỉ hưu của nữ là muốn đòi được quyền bình đẳng thật sự chứ không phải lý thuyết suông, Đã mất không biết bao công sức, giấy mực, thể hiện đủ mọi hình thức là “Bình đẳng giới ” nhưng thực sự đã được bình đẳng chưa? Mấy ông ích kỷ đời nào cho, vì như vậy mấy ông lấy ghế đâu cho nhiều mà ngồi mặc dù các ông chưa chắc đã giỏi tài gì cho đáng!

  74. Như vậy đa số ý kiến cho rằng nên nâng tuổi nghỉ hưu của nữ, còn Quốc Hội thì sao? Xin Quốc Hội đừng ưu tiên nữ như lâu nay nữa đi, đấy là cách biện minh cho những ông sợ nữ thăng tiến các ông thiếu ghế ngồi chứ chả tốt đẹp gì trong đó đâu. Nếu thật sự quan tâm sao không chịu nghe ý kiến của đa số chị em. Tất nhiên tôi đồng ý nên ưu tiên cho chị em chọn thời điểm nghỉ hưu một khi các chị đã đến tuổi 55.

  75. Tôi thấy trên thế giới các nước đều tăng tuổi nghỉ hưu của nữ từ 60 tuổi trở lên rùi mà việt nam lạc hậu thế luật đặt vị trí chị em phụ nữ quá thấp hèn từ thuở xa xưa cho tới nay mà vẫn không hề thay đổi và vẫn một giọng ưu tiên chị em nghỉ hưu sơm. thực chất đây có phải là ưu tiên đâu mà là đẩy chị em về hưu sơm để rùi bươn trải ngoài xã hội để kiếm sống chứ trông vào đồng lương hưu trong thời buổi ngày nay chỉ đủ để mua quà vặt cho cháu thôi. rất mong quốc hội có cái nhìn thấu đáo mà quyết định sớm trong năm 2010 khi vẫn còn chưa muộn.Thanks

  76. Nâng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60 tuổi là nguyện vọng chính đáng của Chị em Phụ Nữ vẫn còn mong muốn được tiếp tục công tác khi đã đến tuổi 55. Như vậy tại sao Ta không đáp ứng nguyện vọng ấy của Chị em trong khi ta luôn tuyên truyền ” Ưu tiên nữ” . Theo tôi đã đến lúc quyết định rồi không nên để kéo dài từ luật Bình đẳng giới đến sửa đổi luật lao động nữa( Rồi còn luật gì liên quan đến vấn đề này để sửa nữa không?)Thời gian như vậy là đã quá đủ để để Quốc hội đưa ra quyết định. Có quá nhiều Chị mỏi mệt chờ sửa luật và đã rất chán nản khi phải buộc miệng thốt lên” Nói vậy thôi chứ Quốc Hội đa số là Nam và được bao nhiêu Nam ủng hộ Nữ đây?” Rồi lại buồn…! Riêng Tôi hy vọng lần này chắc QH sẽ quyết định một cách thật sáng suốt để chị em không phải tiếp tục đấu tranh hết hình thức này đến hình thức khác tội chị em lắm! bỡi được ưu tiên kiểu cho về hưu sớm chị em chỉ thấy bị đối xử bất bình đẳng chứ không thấy mình được ưu tiên thật sự( trên thực tế có cái gì được ưu tiên đâu ngoài bị nghỉ hưu sớm!).; Nên có cơ chế mở nếu chị em nào thích nghỉ hưu 55 tuổi thì cứ việc không nên gò ép nhưng không được vì thế mà kéo sự mong muốn cống hiến sức mình cho đất nước của những chị em còn đầy nhiệt huyết. Tôi rất mong quốc hội lần này quyết định ngay trong năm 2010 để những chị em còn đầy nhiệt huyết mà sang năm phải giã từ công việc thường ngày của mình vẫn làm tốt rồi phải bươn trải ngoài xã hội để kiếm sống để mưu cầu cuộc sống bởi đồng lương hưu không đủ sống trong thời buổi giá că sinh hoạt tăng vòn vọt. rat mong quốc hội quyết ngay không chần chừ gì nữ

  77. Trên thực tế không phải ông nam nào đến 55 tuổi vẫn minh mẫn, hoạt bát, làm việc hiệu quả. vậy tại sao cứ để mấy ông này ngồi choáng chỗ lớp trẻ? Thật không công bằng khi chỉ có nữ mới phải chịu trách nhiệm nghỉ hưu sớm để tạo cơ hội cho lớp trẻ” ai đó đã nói như vậy nếu người đó là nam thì họ đã trắng trợn xem thường phụ nữ và thể hiện rõ tinh gia chủ, còn người đó là nữ thì quả thật đáng thất vọng vì ngày nay mà còn có phụ nữ phải cam chịu số phận không biết tự mình vươn lên để giải phóng chính mình!
    Những ai cho rằng bước vào phòng làm việc sẽ thấy thoải mái và thân thiện nếu ở đấy là những người trẻ đầy sức sống và nhiệt huyết… Thì càng đáng thất vọng và lo lắng cho vận mệnh của đất nước hơn vì còn trẻ mà đã không biết tính kế thừa, không tôn trọng người đi trước. Đáng lo thực sự

  78. Tôi thì thích bà xã nghỉ hưu ở tuổi 55( Vì lúc ấy tôi cũng vừa nghỉ hưu). Tuy nhiên xét cho cùng đấy cũng chỉ là nguyện vọng của mấy ông chồng như Tôi. Còn thực tế tại nơi công tác: Đúng là có nhiều chị đến trên 50 thì đã bắy đầu lười, và có tư tưởng” xìu xìu, ễnh ễnh” làm việc kém hiệu quả, nhưng ngược lại cũng có nhiều chị mà cánh đàn ông phải thật sự kính nể: Họ làm việc quá chín chắn, hết sức trách nhiệm,năng suất, chất lượng không chê đi đâu được nhất là những chị có trình độ học vấn cao công việc bố trí phù họp. Chính vì vậy nên theo tôi:
    – Thứ nhất:Hãy để Phụ Nữ nghỉ hưu bằng tuổi nam nhưng có ưu tiên nữ nếu họ muốn nghỉ sớm hơn quy định
    – Thứ hai: Những người có trình độ từ đại học trở lên( kể cả nam và nữ) mức độ hoàn thành công việc của 2 năm liền kề( từ 53-55 tuổi) vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì tiếp tục công việc đến sau 55 nhưng từ 55 trở đi họ muốn về hưu lúc nào thì tổ chức đồng ý lúc đó, số còn lại thì động viên họ nghỉ ở tuổi 55( kể cả nam)

    • Thật không công bằng khi chỉ có nữ mới phải chịu trách nhiệm nghỉ hưu sớm để tạo cơ hội cho lớp trẻ” thế còn các ông nam giới còn ngồi đó thì sao? ai đó đã nói như vậy nếu người đó là nam thì họ đã trắng trợn xem thường phụ nữ và thể hiện rõ tinh gia chủ, còn người đó là nữ thì quả thật đáng thất vọng vì ngày nay mà còn có phụ nữ phải cam chịu số phận không biết tự mình vươn lên để giải phóng chính mình!
      Những ai cho rằng bước vào phòng làm việc sẽ thấy thoải mái và thân thiện nếu ở đấy là những người trẻ đầy sức sống và nhiệt huyết…Đó là người ta chỉ nói về hình thức, xin nói thẳng đây là môi trường làm việc chứ không phải là sàn trình diễn thời trang….. Thật thất vọng và lo lắng cho vận mệnh của đất nước hơn vì còn trẻ mà đã có cái nhìn quá ngông nghênh, không biết tính kế thừa, không tôn trọng người đi trước. Đáng lo thực sự

  79. Tôi thì mong tuổi nghỉ hưu của Nam và nữ bằng nhau còn cụ thể 50, 55, 60… thì do Nhà nước tính toán để phù họp với đất nước mình bỡi như vậy mới gọi là bình đẳng, còn nếu được ưu tiên thì cho nữ chọn thời điểm nghỉ hưu cho thích họp với từng cá nhân cụ thể

  80. Tại sao mọi người cứ ham làm nhiều thế nhi. TRong khi rất nhiều phụ nữ sức khỏe yếu , họ mệt mỏi và muốn được nghỉ ngơi , nhưng họ vẫn phải cố gắng đi làm vì chưa đủ tuổi nghỉ hưu . Thực tế Phụ nữ lớn tuổi sẽ không còn đủ minh mẫn và sức khỏe để làm việc . đến cơ quan họ hay nhăn nhó , cáu gặt , mặt hằm hằm gây một không khí nặng nề cho lớp trẻ trong khi lam việc và 1 sự phản cảm đối với những người đến tiếp xúc làm việc với cơ quan . Bước vào một văn phòng làm việc người ta sẽ cảm thấy thoái mái và thân thiện nếu ở đó là những người trẻ đầy sức sống và nhiệt huyết . Chúng ta đừng có tham công tiếc việc , lớn tuổi rồi nên rút lui về phía sau để thế hệ trẻ con cháu chúng ta co cơ hội phát triển . Cứ ngồi ôm mãi cái ghế là một kiểu tham quyền cố vị . Hoàn toàn không phải vì lợi ích của đất nước mà chỉ vì ích kỉ cá nhân . Để dung hòa nhà nước nên giữ một độ tuổi chuẩn để nghỉ hưu , nhưng có chính sách khuyến khích động viên hoặc hỗ trợ Phụ nữ nghỉ hưu sớm ở tuổi 50 , và tạo điều kiện cho những Phụ nữ đã đủ năm công tác được nghỉ hưu sớm nếu họ có nhu cầu .

  81. Mẹ mới nghỉ hưu chưa đầy 6 tháng nhưng già đi trông thấy, ở nhà không có việc gì làm nhiều, Bố hay đi công tác, Chị đi làm xa, em cũng đi học xa, thỉnh thoảng mới về thăm Mẹ, lần này thấy Mẹ tiều tụy rõ rệt. Em gặn hỏi thì được biết “Buồn quá vì đang còn làm việc tốt mà phải nghỉ hưu, nhớ công việc nhớ cơ quan, bạn bè…Giá như cho làm đến 60 tuổi Mẹ vẫn làm tốt…” Em liền vào TUỔI NGHỈ HƯU CỦA NỮ thấy diễn đàn này hay quá nên tham gia ý kiến “Sao các Bác các Cô. Chú cho Phụ nữ nghỉ hưu khi còn đang làm việc tốt? Họ vừa buồn, xuống sức, lại tiếc cho Nhà nước vì còn làm việc tốt mà ! Để đến 60 tuổi cũng tốt chứ sao

  82. Theo tôi nên có sự cân nhắc tính toán kỹ, đối tượng nào nên cho nghỉ hưu theo nguyện vọng, đối tượng nào nên bắt buộc phải thực hiện đúng luật lao động( kể cả nam và nữ ngang nhau), bỡi trên thực tế có quá nhiều người kể cả nam và nữ đến tuổi 55 hoạt động không còn hiệu quả nữa đặc biệt là những đối tượng lao động ở môi trượng nặng nhọc, hoặc những người làm việc trong các cơ quan hành chánh hoặc đơn vị sự nghiệp nhưng trình độ chuyên môn không có hoặc bố trí công việc không phù họp( do lịch sử để lại) nhưng mấy ông Nam vẫn cứ yên vị nhàn nhã đến 60 tuổi thật không công bằng chút nào! Trong khi có nhiều chị 55 tuổi vẫn say sưa, nhiệt huyết với nhiệm vụ được giao, họ còn đủ năng lực, sức khỏe nhưng lại bắt về hưu để trống chỗ cho mấy ông “Dựa bắp cày ăn cỏ” ngồi chơi xơi nước, làm qua quýt cho hết ngày tiếp tục dây dưa choáng chỗ của người khác, thật vô lý!
    Tóm lại: Theo tôi TUỔI VỀ HƯU VÀ NGUYỆN VỌNG ĐƯỢC VỀ HƯU KHI ĐÃ ĐỦ ĐIỀU KIỆN CẦN PHẢI BẰNG NHAU GIỮA NAM VÀ NỮ

  83. Tất nhiên ai cũng có quan điểm là nữ phải được ưu tiên hơn, tuy nhiên vấn đề ưu tiên cho nghỉ hưu sớm thì chưa chắc đã thật sự ưu tiên mà theo tôi đấy là sự phân biệt đối xử, sự xem thường phụ nữ , chỉ làm cho phụ nữ không còn đường tiến khi đã đến tuổi 50 và đương nhiên đến tuổi này chị em bắt đầu giảm đi nhiệt huyết vì biết rằng có cố gắng lắm thì cũng chẳng bằng mấy ông ngang tuổi mình mà lại “tằng tằng” . Tất nhiên cũng có người thật sự có nguyện vọng muốn về hưu khi đến tuổi 50, như vậy ta có thể ưu tiên cho các chị muốn về hưu sớm, ngược lại chị nào chưa muốn thì hãy tạo điều kiện được tiếp tục công tác và về hưu cùng tuổi với nam. Các vị lãnh đạo và Quốc Hội thấy sao?

  84. Đã đến lúc Quốc Hội đưa ra quyết định NAM NỮ BÌNH ĐẲNG VỀ TUỔI NGHỈ HƯU rồi, bỡi nếu chần chừ thì Nước ta lại tiếp tục tục lãng phí một lực lượng lao động đáng kể trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao không ít, hơn nữa đó cũng thể hiện được sự bình đẳng và tôn trọng Phụ nữ(Chưa nói đến ưu tiên). Bỡi ngày nay Phụ nữ khác xưa quá nhiều, họ đã có mặt ở tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội và rất nhiều lĩnh vực phụ nữ đã thành công một cách xuất sắc, Vậy tại sao Ta không tạo điều kiện để Chị em cống hiến hết tài năng, trí tuệ của mình cho đát nước?

  85. Theo Tôi vấn đề nghỉ hưu của nữ cũng phải theo xu thế chung của Thế giới bỡi ngày nay ta và thế giới đâu còn phân cách?( Họ đã nghiên cứu chán ra rồi bây giờ chỉ vận dụng thôi) Vậy tại sao đa số nước trên thế giới tuổi nghỉ hưu của nữ và nam bằng nhau còn ta lại phải bàn nữa? Phải chăng ta hay hơn thế giới?

  86. Thỉnh thoảng vào web thấy tuổi nghỉ hưu của nữ vẫn còn bàn, Tôi chỉ đọc chứ không bình luận gì, nhưng lần này tôi thật thấy mình cũng phải góp tiếng nói dẫu biết ý kiến của mình không thể quyết định được điều gì:
    Qua đọc các ý kiến trên quả thật Tôi thấy nguyện vọng của các chị thật đáng trân trọng, thật xin lỗi các chị bỡi lâu nay Tôi chả bao giờ để ý đến vấn đề tâm lý và nguyện vọng được làm việc thêm một thời gian nữa của các chị cả. Quá đúng khi các ý kiến này đều đề xuât tuổi nghỉ hưu của nam và nữ nên ngang bằng nhau. Tôi ủng hộ 100% vì những phân tích của các ý kiến trên đã quá đủ không cần phân tích thêm

  87. Tuổi nghỉ hưu của nữ lại tiếp tục bàn chứng tỏ Chị em Phụ Nữ vẫn còn mong muốn được tiếp tục công tác khi đã đến tuổi 55. Như vậy tại sao Ta không đáp ứng nguyện vọng ấy của Chị em trong khi ta luôn tuyên truyền ” Ưu tiên nữ” . Theo tôi đã đến lúc quyết định rồi không nên để kéo dài từ luật Bình đẳng giới đến sửa đổi luật lao động nữa( Rồi còn luật gì liên quan đến vấn đề này để sửa nữa không?)Thời gian như vậy là đã quá đủ để để Quốc hội đưa ra quyết định. Có quá nhiều Chị mỏi mệt chờ sửa luật và đã rất chán nản khi phải buộc miệng thốt lên” Nói vậy thôi chứ Quốc Hội đa số là Nam và được bao nhiêu Nam ủng hộ Nữ đây?” Rồi lại buồn…! Riêng Tôi hy vọng lần này chắc QH sẽ quyết định một cách thật sáng suốt để chị em không phải tiếp tục đấu tranh hết hình thức này đến hình thức khác tội chị em lắm! bỡi được ưu tiên kiểu cho về hưu sớm chị em chỉ thấy bị đối xử bất bình đẳng chứ không thấy mình được ưu tiên thật sự( trên thực tế có cái gì được ưu tiên đâu ngoài bị nghỉ hưu sớm!)

    • nghe tin quốc hội thảo luận vấn đề này hình như chỉ có một số các chị ở các vị trí lãnh đạo đương chức gần hưu…. khoái, vì ở họ với điều kiện, môi trường công tác tốt thì ngu gì về, đang hồi xuân, bổng lộc có, được ăn được nói được gói mang về mà…. cái tuổi và các vị lại đem cái luật bình đẳng giới ra để mà đòi quyền lợi cá nhân thôi, đất nước đổi mới điều kiện xã hội phát triển các người nói thế chức nếu đất nước ở giai đoạn khó khăn như sau giải phóng hoặc giai đoạn bao cấp, có mấy chị em phụ nữ nào gắn bó với nhà nước, lúc đó lại đem luật bình đẳng giới ra để kêu la là không ưu tiên chị em. các người có biết hiện tới hơn 80 % số chị em hiện đang ở độ tuổi này và đang ” đương chức” với nghề lao động nặng ở cơ quan, xí nghiệp, công trường, nhà xưởng .v.v.họ mong được đến tuổi nghỉ hưu không, hay chỉ nghĩ đến nhóm phụ nữ còn cái chức, cái quyền, cái lợi lộc đang đợi ??????? tôi nghĩ chỉ nên xem xét cho người có sức khỏe tốt, khả năng cống hiến tốt chứ không xem xét kẻ còn sức khỏe nhưng không năng lực, không biết xây dựng cái lợi ích chung chỉ biết lợi dụng cái điều ” bình đẳng giới” ” ưu tiên chị em” ” núp bóng tùng quân” để hưởng lợi, tham ô, nói phét ….mà không khéo đây là vấn đề kẻ hở cho kẻ chạy chức chạy quyền đây !? hãy nghĩ lại xem

      • Chắc bạn được nhiều bỗng lộc lắm nhỉ?! Bạn không phải là người VN rồi, dân nước VN có đủ tiền của để cho bạn nhiều bộc lộc không nhỉ? Lương tụi mình mỗi tháng khoảng 5 triệu, mình có thấy có bỗng lộc gì thêm đâu, vậy mà mình vẫn muốn đượctiếp tục làm việc, được cống hiến…nếu về hưu ở tuổi 55 thì phí quá, mình năm nay 54 tuổi rồi, thế mà sức khỏe của mình vẫn tốt lắm, cường độ làm việc của mình rất cao, những bạn trẻ vẫn tỵ nạnh với mình đấy. nếu về hưu ở tuổi 55, mình đang nghỉ mình sẽ đi chơi khắp đất nước VN vì mình có dư sức khỏe mà, bạn có thấy như vậy là phí tiền của xã hội không? nếu bạn muốn về hưu sớp thì cứ việc, chúng minh hoan nghênh luật sửa đổi tuổi nghỉ hưu của phụ nữ là 60, hi hi!

  88. Tôi rất đồng tình với 6 ý kiên trên, thiết nghĩ Nhà nước rất nên ghi nhận và tôn trọng sự mong muốn được cống hiến thêm một phần nhỏ năng lực của các chị cho đất nước bỡi để có những cán bộ có học thức cao năng lực công tác tốt thì phải mất cả một quá trình lâu dài bền bỉ để tích lũy kinh nghiệm nhưng phải nghỉ hưu trong khi lòng nhiệt huyết, sức khỏe và ước mơ được làm việc tiếp của các chị vẫn còn. Điều này thực sự là một lãng phí lớn và làm cho tâm lý các chị lúc nào cũng thấy mình không được sự quan tâm của Nhà nước như đã từng nói” Vì sự tiến bộ của Phụ nữ”

    • Cống hiến có nhiều cách, nếu họ muốn, có thể học tập Bác sĩ Carlo Urbani (người Italy) đến những nơi xa xôi, y tế khó khăn để khám chữa bệnh, hay những nơi không thể tuyển được người và tình nguyện đến nơi đó làm việc, đến những vùng sâu, vùng xa giảng dạy cho học sinh nghèo. Chỉ sợ khi ấy lại đòi về hưu sớm

  89. Tôi cũng tán thành tuổi nghỉ hưu nữ bằng nam giới trong một số lĩnh vực, đặc biệt là ngành y, giảng viên đại học, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội. Thực tế hiện nay các lĩnh vực này rất thiếu cán bộ có chuyên môn cao trong khi các nhà khoa học nữ 55 tuổi vẫn còn rất trẻ, khỏe và còn khả năng nghiên cứu giảng dạy tôt. Nhà nước đào tạo được một nhà khoa học có bằng Tiến sĩ tốn kém là thế mà sau khi đào tạo xong , sớm thì có chị chỉ còn làm việc được độ 15 năm, muộn thì có khi chỉ còn mươi năm, rất lãng phí.

  90. Theo tôi tuổi nghỉ hưu của Nam và nữ nên bằng nhau vì nước ta hiện nay Phụ nữ không thua kém gì nam giới, nếu phải nghỉ hưu trước 5 năm thì không khuyến khích các chị hăng say nghiên cứu học tập khi đã đến tuôi 50 và tất nhiên chất lượng sản phẩm lao động của những đối tượng này không được như vốn có của nó, thật là lãng phí cho Xã hội.
    Tuy nhiên cũng nên ưu tiên cho những chị muốn về hưu trước tuổi khi đã có thời gian đóng BHXH đủ theo quy định

  91. Tôi rất đồng tình 2 ý kiến của Thanh Trúc và Phương Khanh, ngày nay Chị em Phụ Nữ đã cố gắng nhiều để không bị thiệt thòi, Vậy Nhà nước cũng nên tạo điều kiện để chị em có nhiều cơ hội hơn bỡi vì nếu về hưu ở tuổi 55 thì đến khoảng 50 đã không còn được quan tâm cất nhắc chị em rất buồn và không còn cách nào khác là phải “an phận”. Như vậy quá thiệt thòi cho chị em.
    Theo Tôi nên để chị em chọn thời điểm nghỉ hưu khi thời gian đóng BHXH đã đủ, ai có nguyện vọng nghỉ sớm thì cho nghỉ sớm, ai còn đủ điều kiện có nguyện vọng làm việc tiếp thì nghỉ bằng tuổi nam giới. Vậy mới gọi là ưu tiên cho nữ chứ!

  92. Tôi rất mong tuổi nghỉ hưu của nữ được ngang bằng nam giới vì thực tế ngày ngày nay phụ nữ đã có mặt ở hầu hết lcác ĩnh vực nhưng vì sao tỷ lệ nữ trong các vị trí lãnh đạo lại thấp? Đó chẳng phải là do nữ nghỉ hưu sớm hơn nam hay sao? 50 tuổi với Phụ nữ đã bị loại khỏi danh sách quy hoạch các chức vụ lãnh đạo còn 50 tuổi với nam thì còn trẻ! Vậy mà bình đẳng sao các vị Lãnh đạo? Nếu gọi là ưu tiên tại sao khi xét những vấn đề thuộc quyền lợi khác lại bình đẳng(Bậc lương khởi điểm, thời gian giữ bậc, khen thưởng, kỷ luật, tiêu chuẩn đề bạt…)?

    • cuối cùng cũng là vì cái chức danh lãnh đạo khi không đưa vào quy hoạch ở lứa tuổi quy định, chứ đâu có ai biết có nhưng công nhân nữ lao động trực tiếp độ tuổi này họ cần có thời gian để nghỉ ngơi chăm sóc gia đình mà khi đó nhóm lao động nữ này nhiều chứ nhóm mấy bà lãnh đạo thì có bao nhiêu, chính vì thế ý kiến trên là chỉ của một nhóm quý bà có chức, đang đương chức, hoặc chuẩn bị lên chức… sợ mất phần…. đúng không

  93. Tôi rất mong lần này sửa đổi luật lao động, các Đại biểu Quốc Hội có cái nhìn tích cực hơn với chị em Phụ Nữ vì trong thực tế phần lớn Các chị rất cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ, nếu được kéo dài thêm thời gian làm việc thì đó là nguồn động viên cổ vũ để các chị cố gắng hơn nữa, bỡi về hưu ở tuổi 55 nhiều chị còn sức khỏe trí tuệ và nhiệt huyết với công việc,thật tội nghiệp cho các chị vì quá buồn khi phải nghỉ hưu trong khi còn đủ điều kiện cống hiến cho xã hội. Và đó cũng thật lãng phí cho xã hội.

    • Bác sĩ mở phòng mạch tư, giáo viên xin vào các trường dân lập tư thục, Tòa án, Kiểm sát, tư pháp, mở Văn phòng Luật sư, công chứng,làm các công ty luật đây vẫn là cống hiến mà, hay sợ không làm được việc

  94. Tôi mong được các Nhà lãnh đạo cân nhắc kỹ tuổi nghỉ hưu của Nữ vì như hiện nay thì quá lãng phí cho xã hội bỡi trong thực tế có rất nhiều chị đến 55 tuổi nhưng sức khỏe vẫn tốt và đặc biệt là năng lực công tác không thua kém gì nam giới,. Tôi rất đồng tình việc lưu tâm đến một số lĩnh vực như Quản lý nhà nước, công tác khoa học, giáo dục, y tế… ( trong khi cả nước đang thiếu BS trầm trọng).

    • chỉ là số ít các chị nhà có điều kiện khá giả thôi chứ đại đa số tuổi này các chị đã có sức khỏe đi xuống với lại chịu nhiều áp lực về gia đình như con cái đang độ tuổi sắp trưởng thành, và nhiều vấn đề khác cho nên theo tôi nghĩ chỉ duy trì như quy định cũ, hoặc có chăng nên áp dụng cho cán bộ cấp tỉnh trở lên vì đa số các chị này có điều kiện khá giả, điều kiện, môi trường làm việc thoải mái như làm việc môi trường tốt, đi lại cũng sướng, ít lo lắng về thu nhập . . .mà hình như nhũng ý kiến trên đưa ra cũng từ những người này, phải chăng họ muốn kéo dài TG công tác để được hưởng nhiều … chưa muốn về, chứ thực tế dưới cơ sở không mấy người đồng tình. vì vậy mong quốc hội sớm xem xét thấu đáo

    • Xin cho biết QH hiện nay đã qui định độ tuổi về hưu của nữ CBCNVC là 60 tuổi ? tôi là nữ BS đến hết tháng chín 2012 này là nghĩ hưu (55 tuổi)

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading