admin@phapluatdansu.edu.vn

KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU TIẾT SÁP NHẬP, MUA LẠI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

TS. PHẠM TRÍ HÙNG – Đại học Luật TPHCM

Vai trò của Nhà nước chính là tạo dựng một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, một khung khổ pháp lý khuyến khích đầu tư tư nhân và cạnh tranh, thực thi chính sách mở cửa hướng vào thương mại quốc tế . Theo nhà kinh tế học J. Stigliz, vai trò của Nhà nước là tạo dựng một kết cấu hạ tầng thể chế, bao gồm: hệ thống hợp đồng và pháp lý đảm bảo cho thị trường hoạt động một cách đúng đắn; các quyền sở hữu; hạ tầng vật chất (kể cả dịch vụ tài chính và viễn thông); và hạ tầng trí tuệ (thông qua giáo dục, nghiên cứu triển khai và công nghệ).

Xuất phát từ thực tế và các quan điểm kinh tế phổ biến, thể chế kinh tế thị trường đối với doanh nghiệp Việt Nam được hiểu là bao gồm toàn bộ hệ thống các quy định pháp luật, cơ chế chính sách và bộ máy thực thi của Nhà nước đối với doanh nghiệp theo nguyên tắc: Nhà nước tạo dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, hỗ trợ cho việc hình thành và tạo điều kiện để các loại thị trường vận hành có hiệu quả và bền vững; hình thành các khung khổ pháp lý khuyến khích đầu tư và cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ cách hiểu trên, chúng ta thấy trong thể chế thị trường, hệ thống các quy định pháp luật chính là khung pháp lý; nguyên tắc được nêu ra là Nhà nước hỗ trợ cho việc hình thành và tạo điều kiện để các loại thị trường (trong đó có thị trường mua bán doanh nghiệp) và hình thành các khung pháp lý khuyến khích đầu tư (trong đó có sáp nhập, mua bán doanh nghiệp như hình thức đầu tư).

Mục tiêu của bài viết này là nhằm góp phần vào việc xác định những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tiếp tục hình thành và hoàn thiện khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua việc làm rõ quan niệm về sát nhập, mua bán doanh nghiệp và đưa ra một số đề xuất nhằm xây dựng khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua bán doanh nghiệp như hình thức đầu tư trực tiếp ở Việt Nam và như cơ sở để hình thành thị trường mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam. Qua đây chúng tôi hy vọng có những đóng góp cụ thể cho dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.

Continue reading

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

THS. NGUYỄN THỊ MINH HUỆ

Hiện nay, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã được thành lập theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ và đã đi vào hoạt động. Các nội dung về hoạt động giám sát cũng đang từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Dưới đây xin đề cập đến các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát và thanh tra của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với các ngân hàng thương mại (NHTM).

1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát

Việc cơ cấu lại chức năng, nhiệm vụ của một số Vụ, Cục của NHNN hiện nay thành Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN đã và đang đảm bảo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ là cơ quan thực hiện đầy đủ một chu trình gồm 4 khâu: Cấp phép; Ban hành quy chế; Thực hiện giám sát (giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ); Xử phạt và thu hồi giấy phép.

Việc cơ cấu lại chức năng theo hướng trên nhằm hạn chế những bất cập trong việc tách bạch giữa các khâu này, tạo ra bức tranh toàn diện và sâu sắc hơn về từng NHTM, đảm bảo sự nhất quán và nâng cao hiệu lực của hoạt động giám sát.

2. Đổi mới phương pháp giám sát

Hiện nay, phương pháp giám sát tuân thủ với các nội dung giám sát theo các quyết định vẫn đang có hiệu lực đã tỏ ra kém hiệu quả và không theo kịp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như không phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, NHNN đã tiến hành xây dựng và đang thực hiện triển khai phương pháp giám sát theo CAMELS. Tuy nhiên, tiến độ triển khai vẫn chậm và các nội dung liên quan đến phương pháp giám sát này vẫn chưa được làm rõ về mặt pháp lý.

Continue reading

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở: GẶP RỐI KHI MUA NHÀ CỦA NGƯỜI MẮC NỢ

THANH LƯU

Nhà đã mua nhưng lại bị phong tỏa để bảo đảm thi hành án cho người bán.Tiền bảo đảm bao nhiêu thì vừa?

TAND TP.HCM vừa hủy một bản án sơ thẩm của TAND quận 11 do việc chứng minh, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ. Trong vụ này, cấp sơ thẩm đã chấp nhận một văn bản có chữ ký giả mạo để làm căn cứ xét xử.

Bị giả chữ ký

Tháng 4-2008, bà M. đặt cọc hơn 5 tỉ đồng để mua hai căn nhà ở quận 11, TP.HCM của ông C. với giá 7 tỉ đồng. Sau khi hoàn tất các giấy tờ liên quan, hai căn nhà trên đã được đăng bộ với tên bà M.

Bảy tháng sau, bà M. bất ngờ nhận được giấy triệu tập của Tòa án quận 11 yêu cầu bà cung cấp hợp đồng mua bán hai căn nhà trên. Trước đó tòa xác định bà là người có liên quan trong vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa ông C. và hai chủ nợ.

Đến tòa, bà M. được tòa cho xem một biên bản thỏa thuận có chữ ký của bà với cam kết sẽ giúp ông C. làm thủ tục vay ngân hàng để ông này trả nợ cho hai nguyên đơn 2 tỉ đồng.

Cho rằng đây là giấy tờ giả mạo, bà yêu cầu tòa trưng cầu giám định chữ ký. Tuy nhiên, trong một lần hòa giải sau đó, cả hai chủ nợ của ông C. đều khai chữ ký trên không phải của bà M. nên tòa không trưng cầu giám định chữ ký nữa.

Tại phiên sơ thẩm, dù không thừa nhận nợ nần nhưng ông C. khai chữ ký trong biên bản thỏa thuận trên là của mình. Từ đó, tòa đã xem biên bản thỏa thuận này là hợp đồng vay nợ giữa ông C. với hai chủ nợ và buộc ông phải trả cho mỗi người 1 tỉ đồng.

Continue reading

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

VĂN THANH

Với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhiều tổ chức tài chính nước ngoài đã tiếp cận thị trường tài chính-tiền tệ Việt Nam để tham gia vào thị trường này dưới nhiều hình thức khác nhau. Do việc áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, mở chi nhánh và các điểm giao dịch, dỡ bỏ dần hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND và khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng nên hoạt động của các ngân hàng nước ngoài ngày càng sôi động.

Kể từ khi Việt Nam mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đến nay, các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam luôn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài có mặt tại thị trường Việt Nam ngay từ đầu những năm 1990, sau khi hệ thống ngân hàng Việt Nam được phân thành hai cấp, với hai loại hình: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. Tuy nhiên, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2004 đã cho phép thêm một hình thức hiện diện thương mại mới, đó là ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Với sự xuất hiện thêm loại hình ngân hàng mới này đã làm tăng tính hấp dẫn và phong phú cho thị trường tài chính Việt Nam, nhưng cũng thêm một thách thức đối với các ngân hàng thương mại trong nước.

Tính đến nay, có 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg) được cấp Giấy phép hoạt động tại Việt Nam, trong đó có một số ngân hàng nước ngoài có 2 chi nhánh độc lập, 5 ngân hàng liên doanh với hơn 20 chi nhánh phụ thuộc. Ngoài ra, thực hiện các cam kết với WTO, Ngân hàng Nhà nước đã cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam đó là Ngân hàng HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong. Hầu hết, các ngân hàng nước ngoài đều mở chi nhánh tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Về phạm vi hoạt động của các NHNNg chủ yếu tập trung tại trụ sở của chi nhánh. Bên cạnh đó, còn có trên 50 văn phòng đại diện của các TCTD. Nhìn chung, các ngân hàng nước ngoài và văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đóng vai trò là cầu nối thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các tổ chức này là những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của các ngân hàng thương mại trong nước, nhưng cũng là kênh truyền dẫn vào Việt Nam những công nghệ ngân hàng hiện đại, những thông lệ quốc tế về quản trị tốt nhất và là nguồn tài chính không nhỏ bổ sung cho thị trường tài chính của Việt Nam.

Continue reading

THÔNG TƯ SỐ 01/2009/TT-TTCP NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2009 CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005);
Căn cứ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định trình tự, thủ tục, nội dung nghiệp vụ giải quyết tố cáo bao gồm chuẩn bị, tiến hành và kết thúc giải quyết tố cáo.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thuộc cơ quan hành chính nhà nước khi tiến hành giải quyết tố cáo.

2. Việc giải quyết tố cáo thông qua hoạt động của đoàn thanh tra thực hiện theo Quy chế hoạt động của đoàn thanh tra và các quy định khác có liên quan, đồng thời phải thực hiện các thủ tục quy định tại Điều 4 và Điều 21 của Thông tư này.

3. Việc giải quyết tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện

1. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, kịp thời, thận trọng, đúng nội dung, đối tượng, tuân thủ các quy định của pháp luật.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 113/2009/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2009 VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12;
Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

a. Nghị định này quy định về nội dung giám sát, đánh giá và việc tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư và hoạt động đầu tư trực tiếp sử dụng tất cả các nguồn vốn;

b. Việc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ;

c. Các quy định về theo dõi, đánh giá các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) khác với quy định tại Nghị định này, thực hiện theo pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA. Việc kiểm tra dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

d. Việc giám sát cộng đồng được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm: cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp và hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư.

Continue reading

QUYẾT ĐỊNH SỐ 2803/2009/QĐ-UBND NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 2009 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾVỀ GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2010 THUỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính Phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Nghị quyết số 13e/2009/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về giá các loại đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số /TTr-TNMT-QLĐĐ ngày tháng 12 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định giá các loại đất năm 2010 thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 và được áp dụng để xác định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2010.

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn