admin@phapluatdansu.edu.vn

VẤN ĐỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN VÀ THẨM QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở CÁC NƯỚC TƯ BẢN

PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG – Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Hiến pháp các nhà nước tư bản không quy định vai trò lãnh đạo của đảng

Trong tác phẩm Lôgic chính trị Mỹ (The Logic of American Politic), với tiêu đề Đảng là đứa con ngoài ý muốn của Hiến pháp, tác giả Samuel Kernell và Gary Jacobsson viết: “Hiến pháp không hề đề cập đến các đảng phái chính trị. Trong suốt thời kỳ lập quốc, các đảng phái bị đông đảo người dân coi là mối đe dọa đối với một chính phủ tốt và trật tự công, đặc biệt là những người Cộng hòa. Trong một bầu không khí như vậy, không một nhà lãnh đạo tự trọng nào lại công khai kêu gọi thành lập đảng phái chính trị”.

Trong những năm đầu của việc thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, quan điểm chung của mọi người là phản đối kịch liệt các đảng phái chính trị. Benjamin Franklin đã phát biểu chống lại “sự lạm dụng lẫn nhau vô hạn định của đảng phái, phá hủy tan tành những đặc trưng tốt đẹp nhất” (1). Trong bài Những người liên bang số 10, J. Madison đã gọi đảng là những biến thể của các bè phái, có những ý định đi ngược lại các quyền của các công dân khác, hoặc ngược với lợi ích chung và vĩnh cửu của cộng đồng. G. Washington đã dùng bài diễn văn từ nhiệm của mình để cảnh báo – theo cách thức trọng thể nhất – về các tác động tai hại của tinh thần đảng phái nói chung, và người kế nhiệm ông, J. Adams đã khẳng định rằng việc chia nền cộng hòa thành hai đảng phái lớn phải bị coi là điều đáng ghê sợ nhất về chính trị theo hiến pháp của chúng ta. Ngay cả T. Jefferson cũng có lần tuyên bố: “Nếu tôi không thể tới thiên đường vì không mang theo một đảng phái, tôi thà không tới đó còn hơn” (2). “Bị tất cả mọi người coi thường, nhưng các đảng phái vẫn phát triển rầm rộ. Tu chính án thứ nhất của hiến pháp bảo đảm quyền tự do nói, viết và hội họp đã xác định rằng, các hoạt động của đảng phái là hợp pháp. Ngoài ra, các khung thể chế được thiết lập bởi hiến pháp đã tạo ra những động lực mạnh mẽ để tiến hành các hoạt động giúp cho sự ra đời và duy trì các đảng phái”.

Continue reading

NGHỊ ĐỊNH SỐ 95/2009/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH NIÊN HẠN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI XE Ô TÔ CHỞ HÀNG VÀ XE Ô TÔ CHỞ NGƯỜI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về niên hạn sử dụng đối với các loại xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người (sau đây gọi là xe ô tô) tham gia giao thông trên hệ thống đường bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô tham gia giao thông trên đường bộ, trừ:

a) Xe ô tô của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;

b) Xe ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái);

c) Xe ô tô chuyên dùng (xe ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt), rơ moóc, sơ mi rơ moóc.

2. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

Continue reading

KHÓ XỬ LÝ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TỐ TỤNG

PHẠM THÁI QUÍ

Một trong những trở ngại lớn ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ giải quyết các vụ án là hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án. Mặc dù bức xúc về vấn đề này, nhưng hiện nay nhiều Tòa án địa phương phải bó tay, vì các quy định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng vẫn mang tính nửa vời.

Thực trạng

Một trong những trở ngại lớn trong việc giải quyết các vụ án hiện nay là ý thức chấp hành pháp luật của một số cá nhân, cơ quan, tổ chức  rất hạn chế. Điều này  thể hiện ở các hành vi cản trở các hoạt động tố tụng của Tòa án. Hành vi cản trở không chỉ do những người tham gia tố tụng (chủ yếu là các đương sự) thực hiện nhằm đạt được lợi thế cho mình trong việc giải quyết vụ án, mà ngay cả các cá nhân, cơ quan, tổ chức không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án cũng tham gia, gây khó khăn cho Tòa án. Biểu hiện phổ biến và rõ nét nhất là các hành vi: người tham gia tố tụng cố tình không nhận, không chấp hành theo giấy triệu tập của Tòa án, tự ý bỏ về giữa chừng làm cho việc giải quyết phải hoãn nhiều lần. Hành vi từ chối khai báo hoặc khai báo không đúng sự thật; mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép để ngăn cản người làm chứng hoặc để họ khai báo gian dối; không chịu ký vào các biên bản làm việc của Tòa án. Các cá nhân, tổ chức cố ý tẩu tán, hủy hoại hoặc không cung cấp các tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc giải quyết các vụ án hành chính, các vụ, việc dân sự mà Tòa án yêu cầu cung cấp hoặc có quyết định thu thập chứng cứ. Các cơ quan chuyên môn không cử cán bộ tham gia Hội đồng định giá tài sản theo yêu cầu của Tòa án; đương sự cản trở hoạt động định giá tài sản, hoạt động xem xét tại chỗ. Hành vi cố ý không thực hiện, thực hiện không đúng việc cấp, tống đạt các văn bản tố tụng theo yêu cầu của Tòa án. Hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa, phiên hòa giải, xúc phạm lẫn nhau giữa các đương sự, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ Tòa án; đương sự, người nhà của đương sự cố tình xuyên tạc, tố cáo cán bộ Tòa án sai sự thật… Nói tóm lại, mỗi hoạt động tố tụng đều có thể xảy ra các hành vi cản trở tương ứng. Tất các các  hành vi cản trở hoạt động tố tụng, dù ở mức độ nào đều có ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Tòa án.

Continue reading

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH

THS. NGUYỄN THÁI MAI – Khoa Pháp luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội

Bí mật kinh doanh (BMKD) là một loại tài sản trí tuệ rất có giá trị vì nó tạo ra lợi thế riêng của chủ sở hữu BMKD so với các đối thủ cạnh tranh khác. Theo Điều 39 của Hiệp định TRIPs (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ – SHTT), việc bảo hộ quyền SHTT đối với thông tin bí mật (TTBM) là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới nhằm tạo dựng và phát triển các quan hệ thương mại lành mạnh và bình đẳng.

Ở nước ta, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với BMKD được ghi nhận tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) và một số văn bản hướng dẫn thực hiện Luật SHTT. Tuy nhiên, so với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới, pháp luật nước ta về bảo hộ BMKD vẫn chưa đầy đủ, đang bộc lộ những hạn chế nhất định cần tiếp tục hoàn thiện.

1. Thực trạng pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh

Theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành, việc bảo hộ quyền SHCN đối với BMKD tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

1.1. Phạm vi và điều kiện bảo hộ

Phạm vi bảo hộ

Tại Việt Nam, BMKD là đối tượng của quyền SHCN được pháp luật bảo hộ theo Khoản 1, Điều 750 Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó, BMKD là “thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh” (Khoản 23, Điều 4 Luật SHTT). Tuy nhiên, không phải bất cứ TTBM nào cũng được bảo hộ. Điều 85 của Luật SHTT đưa ra danh mục các loại thông tin không được bảo hộ với danh nghĩa BMKD bao gồm: “1. Bí mật về nhân thân; 2. Bí mật về quản lý nhà nước; 3. Bí mật về quốc phòng, an ninh; 4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh”.

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 2330/BXD-TTr NGÀY 27 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA BỘ XÂY DỰNG VỀ HOÀN TRẢ TIỀN TRƯNG MUA NHÀ

Kính gửi:

Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Xây dựng nhận được công văn số 5770/SXD-TT ngày 23/7/2009 của Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh xin ý kiến về việc hoàn trả tiền trưng mua căn nhà số 158A Trần Văn Kiểu, quận 5.

Theo công văn nói trên của Sở Xây dựng thì:

Căn nhà số 158A Trần Văn Kiểu nguyên thuộc sở hữu của ông Bùi Văn Sáu và vợ là bà Phan Thị Ri. Trong đợt cải tạo tư sản thương nghiệp năm 1978, bằng uỷ nhiệm chi số 000162/NĐ, Công ty Quản lý nhà đã chuyển 11.400 đồng vào tài khoản số 600.520 của Ngân hàng quận 5 để thanh toán tiền thanh lý căn nhà 158A Trần Văn Kiểu cho bà Phạm Thị Ri diện tư sản thương nghiệp. Năm 1986, Ngân hàng quận 5 đã gửi giấy mời để thanh toán tiền nhưng bà Ri không đến nhận tiền. Ngày 27/12/1986, số tiền trên được chuyển về Ngân hàng Công thương Thành phố và ngày 31/12/1986, số tiền này lại được chuyển tiếp lên Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Từ năm 1980 đến nay, Uỷ ban nhân dân quận 5 đã kiểm kê, tiếp quản và bố trí sử dụng ổn định căn nhà 158A Trần Văn Kiểu.

Bà Bùi Kim Hương, đại diện cho các thừa kế của ông Sáu và bà Ri có đơn xin được nhận lại số tiền trưng mua căn nhà 158A Trần Văn Kiểu. Năm 2009, Sở Tài chính Thành phố căn cứ các quy định tại điểm a, khoản 2 Thông tư số 03/2007/TT-BXD ngày 22/5/2007 của Bộ Xây dựng đã tính toán số tiền trưng mua căn nhà nói trên để trả cho bà Hương là 25.956 đồng. Vì số tiền quá thấp, nên Sở Xây dựng báo cáo và xin ý kiến xử lý của Bộ Xây dựng.

Bộ Xây dựng thấy rằng: mặc dù cho đến nay, bà Ri chưa nhận số tiền thanh lý căn nhà nói trên, nhưng vì số tiền này đã được gửi vào ngân hàng để thanh toán cho bà Ri từ năm 1978, nên việc các cơ quan chức năng của thành phố Hồ Chí Minh căn cứ quy định tại điểm a, khoản 2, Thông tư số 03/2007/TT-BXD ngày 22/5/2007 của Bộ Xây dựng để tính toán số tiền phải trả cho gia đình bà Ri là đúng pháp luật.

Tuy nhiên, vì số tiền quá thấp, nên để gia đình bà Ri đỡ thiệt thòi, Sở Xây dựng có thể trình Uỷ ban nhân dân Thành phố hỗ trợ cho bà Bùi Thị Kim Hương (đại diện các thừa kế hợp pháp của ông Sáu và bà Ri) cải thiện về nhà ở phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trần Nam

CÔNG VĂN SỐ 131/BXD-QLN NGÀY 27 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA BỘ XÂY DỰNG VỀ HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ SỬ DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN LÀ NHÀ BIỆT THỰ CÓ CÁC PHẦN HẠ TẦNG KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHUNG TRONG DỰ ÁN NHÀ Ở CÓ KHUÔN VIÊN RIÊNG BIỆT

Kính gửi:

Công ty Luật Kelvin Chia Partnership

Trả lời Văn bản của Công ty Luật Kelvin Chia Partnership – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đề nghị hướng dẫn quản lý sử dụng bất động sản là nhà biệt thự có các phần hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong Dự án nhà ở có khuôn viên riêng biệt, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:

1. Về việc quản lý sử dụng nhà biệt thự trong khuôn viên riêng biệt

Tại Điều 30 của Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 8/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định: "Đối với khu nhà ở có khuôn viên riêng biệt và có các phần hạ tâng kỹ thuật sử dụng chung thì có thể áp dụng những nguyên tắc quy định tại Quy chế này để quản lý". Theo đó, trường hợp Dự án nhà biệt thự nêu trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt có quy định về việc không phải bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật trong khuôn viên cho các cơ quan chuyên môn của địa phương thì có thể áp dụng những nguyên tắc quy định tại Quy chế này để quản lý.

2. Về quy định phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung

Phần diện tích thuộc sở hữu riêng của người mua nhà ở và phần diện tích thuộc sở hữu chung (vỉa hè, đường nội bộ, cây xanh, vường hoa và các phần khác thuộc sở hữu chung) phải được quy định cụ thể, rõ ràng và được ghi rõ trong Hợp đồng mua bán nhà ở và Quy chế quản lý sử dụng nhà ở kèm theo Hợp đồng. Trong trường hợp trong khuôn viên Dự án có những công trình, diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư hoặc của chủ sở hữu khác thì phải nêu rõ (ví dụ như: bể bơi, sân tennis, siêu thị hoặc các phần diện tích khác).

Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng để Công ty Luật Kelvin Chia Partnership – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh biết và thực hiện./.

TL. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ NHÀ VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nguyễn Mạnh Hà

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC ĐẾN QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ

NGUYỄN HỒI LOAN – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội

Trong quá trình vận động và phát triển của mỗi dân tộc trên thế giới, các dân tộc đều hình thành truyền thống văn hoá đặc trưng cho dân tộc mình. Văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên, nên mọi sự khác biệt trong truyền thống văn hoá của các dân tộc là do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý – khí hậu) và xã hội (lịch sử kinh tế) quy định.

Trong phát triển kinh tế hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế giữa các nước là một tất yếu và như vậy sẽ dẫn đến sự "va chạm" giữa các nền văn hoá khác nhau. Trong đó, những đặc điểm tâm lý của dân tộc là "cốt lõi" tạo nên sự thuận lợi hoặc cản trở trong quá trình hội nhập. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam (80% dân số Việt Nam làm nông nghiệp) ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập kinh tế hiện nay ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, người nông dân sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Họ sống cố định một chỗ, ở dưới một mái nhà với mảnh vườn của mình được bao bọc bởi luỹ trẻ làng bảo vệ. Trong sản xuất, người nông dân phụ thuộc vào nhiều hiện tượng của tự nhiên như trời, đất, nắng, mưa… Bởi vậy mà họ rất tôn trọng, hoà thuận với tự nhiên và phụ thuộc vào nó. Sống phụ thuộc vào tự nhiên làm người nông dân dễ trở nên rụt rè, thụ động. Người Việt đã tích luỹ được những kinh nghiệm hết sức phong phú trong sản xuất. Đó là hệ thống tri thức thu được bằng con đường kinh nghiệm chủ quan, cảm tính. Trong quan hệ ứng xử giữa con người với nhau từ gia đình đến làng xóm đều theo nguyên tắc trọng tình (duy tình). Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau là một môi trường thuận lợi để người nông dân tạo ra một cuộc sống hoà thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình (tục ngữ). Lối sống trọng tình cảm sẽ tất yếu đẩy cái "lý" (luật pháp) xuống hàng thứ hai.

Continue reading

BIẾT MÌNH VÀ BIẾT NGƯỜI

NGUYỄN VĂN TRỌNG

Một thời gian dài chúng ta tự cho mình thuộc về bộ phận tiên tiến nhất của nhân loại và nhìn mọi danh nhân văn hóa thế giới không thuộc bộ phận ấy đều có phần “hạn chế lịch sử”. Đầu năm 1970, đã có một nhà vật lý của ta đưa ra một lý thuyết vượt lên trên Thuyết tương đối của Einstein. Trong phần mở đầu của công trình, tác giả nhận định về hạn chế thế giới quan duy tâm của Einstein và cho rằng mình đạt được kết quả tốt hơn nhờ được soi sáng bởi một triết thuyết tiên tiến hơn. Công trình được gửi ra nước ngoài thẩm định, nhưng hình như không có hồi âm. Đến thời Đổi mới, tâm trạng này có vẻ bớt đi, nhưng có một thời gian thấy nói nhiều đến các giá trị châu Á và thành công của các nước con rồng.

Khổng giáo được nói đến như đặc điểm chung của ta và các nước đó cùng với Nhật Bản. Năm 1998 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở nhiều nước châu Á và đề tài này cũng phai nhạt dần. Các nhận định về văn minh phương Tây trên sách báo của ta về cơ bản không có mấy đổi thay: khủng hoảng và bế tắc của họ thỉnh thoảng được minh chứng bằng trích dẫn các phê phán từ chính bài viết của các học giả phương Tây. Tuy nhiên, thái độ chủ yếu là im lặng và lảng tránh đề tài này.

Người ta có thể cảm nhận được thái độ ấy qua sự giới hạn bàn luận về các lĩnh vực thuần túy chuyên môn như tin học, kỹ thuật, quản trị kinh doanh, du lịch… Trong khi đó nhiều biến đổi hình thức lặng lẽ được thực hiện theo cách mô phỏng bắt chước phương Tây: các đại học quốc gia được tổ chức theo khuôn mẫu của nước khác – hệ thống bằng cấp được sửa lại cho tương đồng với thiên hạ, mũ áo của các cử nhân trong ngày lễ tốt nghiệp cũng giống với đại học Oxford hay Cambridge. Các nhận định tự đánh giá mình khá mâu thuẫn: bên cạnh vài nhận định về ưu thế trí tuệ nào đó của ta trong nền kinh tế tri thức đang hình thành và sự hân hoan tự tin trước huy chương vàng của các học sinh đem về sau các kỳ Olympic quốc tế lại là các lời kêu ca về sự xuống cấp của nền giáo dục và khoa học. Một bộ phận dân chúng giàu lên, có nhà cao cửa rộng và đi du lịch sang các nước tự so sánh mình với thiên hạ và thấy mình chẳng kém ai: ôtô, nhà lầu và điện thoại cầm tay của họ còn sang nhiều giáo sư đại học ở Paris hay London. Các cổ động viên bóng đá với kèn trống cùng các cô gái giơ cao hàng chữ: “Em yêu anh Hồng Sơn?” trông cũng rất giống quang cảnh sân vận động của Ý hay Tây Ban Nha. Mặt khác, các cuộc lễ hội tưng bừng và tốn kém với khăn đống áo dài và hương khói nghi ngút diễn ra liên tục quanh năm ở khắp nơi. Phim ảnh truyền hình nói về vấn đề tranh chấp vai vế họ tộc ở nông thôn đã làm kinh ngạc những ai đã từng chứng kiến cuộc đấu tranh triệt để chống tàn dư phong kiến mấy chục năm về trước.

Continue reading

THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN BẢO HIẾN CÁC NƯỚC

NGUYỄN ĐỨC LAM

Như đã biết, các cơ quan bảo hiến (toà án hiến pháp, hội đồng bảo hiến, toà án tối cao…) được lập ra nhằm tạo nên cơ chế bảo vệ hiến pháp. Để làm được điều này, ngoài các yếu tố về mặt tổ chức, cơ cấu thành phần, các cơ quan bảo hiến còn được trao những thẩm quyền nhất định. Những thẩm quyền đó đều liên quan đến những vấn đề hiến định và  phạm vi, mức độ áp dụng chúng không đồng nhất ở các nước. Vậy các cơ quan bảo hiến các nước có những thẩm quyền gì và chúng được thực hiện như thế nào?

I. THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN BẢO HIẾN: GIỚI THIỆU CHUNG[1]

1. Xác định thẩm quyền

Trước khi xem xét từng thẩm quyền của các cơ quan bảo hiến, cần phải lưu ý đến một đặc điểm là ở mỗi mô hình cơ quan bảo hiến có phương thức xác định thẩm quyền của mình. Dưới đây chúng ta sẽ làm quen với thẩm quyền của cơ quan bảo hiến theo từng mô hình: mô hình Mỹ, mô hình châu Âu, mô hình hỗn hợp.

a. Mô hình Mỹ

Theo mô hình Mỹ cổ điển, hoạt động bảo hiến không tách rời khỏi hệ thống toà án nói chung. Tại đây không có dạng vụ việc đặc biệt về các vấn đề hiến định, chúng có thể có mặt ở bất cứ vụ việc nào, cho dù đó là vụ hình sự, dân sự,hành chính, và được phán xét ở các toà có thẩm quyền chung, theo một trình tự chung. Hiến pháp và các luật về tổ chức toà án chỉ xác định thẩm quyền chung, chứ không xác định thẩm quyền về các vụ việc hiến pháp (mặc dầu ở các nhà nước liên bang những tranh chấp giữa liên bang và các chủ thể liên bang và giữa các chủ thể liên bang với nhau được quy định riêng).

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn