admin@phapluatdansu.edu.vn

TẠI SAO DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KHÔNG ĐƯỢC GÓP VỐN

LS. NGUYỄN NGỌC BÍCH

Một doanh nghiệp tư nhân (DNTN) muốn góp vốn với một công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng bị Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM từ chối với lý do DNTN là loại hình trách nhiệm vô hạn. Sự từ chối đó là đúng, nhưng lý do thì không hẳn như thế vì vô hạn hay hữu hạn thì cũng là chịu trách nhiệm. Lý do của nó khác, liên quan đến những khái niệm pháp lý nền tảng về công ty.

Hai cách phát triển trái ngược nhau

Sự phát triển của định chế công ty ở ta so với định chế tương tự của các nước đi đầu trên thế giới thì ngược hẳn nhau. Ở các nước kia, công ty có trước sau đó mới có luật pháp điều chỉnh nó. Lý do là ở đó do nhu cầu của cuộc sống người ta phải giao ước, hứa hẹn (vay nợ, mua bán, lập hội). Sau đó họ cãi nhau; bèn thưa ra chính quyền; nơi này giải quyết và kết quả giải quyết tạo nên luật pháp. Ở đó thực tại cuộc sống có trước, luật pháp có sau. Đó là sự diễn tiến tự nhiên của lịch sử.

Ở ta luật pháp tạo nên thực tại cuộc sống. Và định chế công ty ở ta đã hình thành trong hoàn cảnh này. Trước năm 1990, không có DNTN hay công ty. Chính Luật Công ty năm 1990 tạo nên chúng; sau đó Luật Doanh nghiệp 2000 và 2005 tiếp tục cải tiến chúng. Vì từ luật pháp mà ra nên các loại hình doanh nghiệp được sắp xếp theo sự hợp lý: DNTN, hợp danh, trách nhiệm hữu hạn… Ở các nước khác, chúng không đi theo trình tự hợp lý đó. Lý do là từ trong cuộc sống chúng nảy sinh và không chính quyền nào muốn đụng cho đến khi có sự tranh chấp xảy ra trong nội bộ của chúng; chính quyền can thiệp và chúng trở thành một định chế theo luật pháp. Chẳng hạn ở Anh, nước phát triển nhất trong thế kỷ 19 và trở thành mẫu mực cho các nước khác về các loại hình doanh nghiệp, thì luật công ty cổ phần của họ có vào năm 1862, trong khi luật công ty hợp danh mãi đến năm 1890 mới có, còn DNTN không có luật! Đấy là vì người ta coi DNTN là một con người (một thể nhân trên 18 tuổi) và hoạt động của nó bị chi phối bởi các luật căn bản dành cho thể nhân kia (hợp đồng, dân sự…). Thành ra nếu chúng ta lấy các khái niệm pháp lý trong luật pháp của mình, vốn phát sinh theo sự hợp lý, để suy ra những thứ tương tự trong luật của các nước, vốn phát sinh theo nhu cầu cuộc sống, thì nhiều lúc thấy khó hiểu và dễ hiểu sai. Do đó phải đi riêng lẻ vào từng khái niệm pháp lý nhất định.

Continue reading

CHUYỂN NỢ THÀNH VỐN GÓP: VƯỚNG TỪ CƠ CHẾ

THS. PHẠM MẠNH THƯỜNG – Bộ Tài Chính

Chuyển nợ thành vốn góp cổ phần gắn với xóa nợ như một mũi tên trúng hai đích: vừa giúp xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước, vừa giúp cổ phần hóa các công ty nhà nước yếu kém về tài chính. Tuy nhiên, quá trình này đang gặp những vướng mắc từ cơ chế.

Yêu cầu từ thực tiễn

Nghị định số 187 (ban hành ngày 16-11-2004) của Chính phủ và Thông tư số 126 (năm 2004) của Bộ Tài chính quy định điều kiện để cổ phần hóa (CPH) các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là phải còn vốn nhà nước và điều này trở thành áp lực đối với các doanh nghiệp bị âm vốn nhà nước khi CPH. Do không dễ xóa nợ lãi tiền vay ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), xóa nợ ngân sách… theo các quy định hiện hành nên để được CPH, các doanh nghiệp thường tính “vống” giá trị tài sản của mình sao cho đủ bù số âm vốn nhà nước. Với cách này, sau CPH doanh nghiệp thường tiếp tục kinh doanh sa sút do không có thực lực tài chính để hoạt động. Trường hợp âm vốn quá lớn không thể bù đắp từ tăng khống giá trị tài sản, nếu không được các NHTMNN xóa nợ, các doanh nghiệp này cũng không CPH được và do đó sẽ tiếp tục tồn tại lay lắt chờ được bán, giao hay giải thể, phá sản. Với doanh nghiệp yếu kém về tài chính thì việc xóa nợ gắn với chuyển nợ thành vốn góp được xem là lựa chọn hợp lý cho NHTMNN để đổi lấy kỳ vọng thu hồi vốn sau này, và cũng là giải pháp khả dĩ để CPH các doanh nghiệp này.

Bất cập của cơ chế

Xét về cơ chế, trước hết, đó là sự bất cập trong cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu khi CPH. Theo Thông tư 126, việc chuyển nợ thành vốn góp phải tuân thủ các quy định về quyền mua cổ phần lần đầu với giá cổ phần xác định qua đấu giá. Tại mục A, phần V của thông tư này, cơ cấu cổ phần lần đầu gồm cổ phần nhà nước; cổ phần bán ưu đãi giảm giá cho người lao động; cổ phần bán ưu đãi giảm giá cho nhà đầu tư chiến lược và cổ phần bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư.

Continue reading

QUẢN TRỊ THÔNG QUA VAI TRÒ NGƯỜI ĐẠI DIỆN

THÀNH TRUNG

Tái cấu trúc công ty trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động đang là một trong những ưu tiên quan trọng của các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang diễn ra.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là một định chế tài chính đặc biệt, được thành lập với nhiệm vụ thay mặt Nhà nước để quản lý phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông nhà nước thông qua người đại diện phần vốn này tại doanh nghiệp.

SCIC thực hiện việc chuyển vốn và đầu tư vốn để tối đa hóa hiệu quả vốn nhà nước trong các doanh nghiệp cùng với việc tối đa hóa tăng trưởng vốn và lợi nhuận của các DNNN được đặt tại các khu vực khác nhau thông qua đầu tư và tái đầu tư.

Tính đến ngày 31-7-2009, SCIC đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 746 doanh nghiệp với tổng giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán là 7.687 tỉ đồng. Có tổng số 914 người đại diện phối hợp với SCIC thực hiện quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, trong đó 740 người đại diện giữ các chức danh lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp (ban giám đốc), chiếm 81%; 150 người đại diện kiêm nhiệm là cán bộ các đơn vị thuộc các bộ, ngành, địa phương, chiếm 16%; và 24 người đại diện là cán bộ của SCIC, chiếm 3%.

Tại hội nghị người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp khu vực phía Bắc, vừa được SCIC tổ chức, vấn đề nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp (QTDN) trong các DNNN cổ phần thông qua vai trò của người đại diện đã được đặt ra.

Continue reading

TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP: TÒA KHÔNG CHO DOANH NGHIỆP “CHẾT” THEO LUẬT ĐỊNH

HỒNG NGÂN

Làm ăn liên tục thua lỗ, nợ lương công nhân và nợ ngân hàng, Công ty CP xi măng Vĩnh Phú xin mở thủ tục phá sản theo luật định nhưng Tòa lại khước từ. Hàng trăm công nhân đang đứng trước nguy cơ không nhận được một cắc tiền nợ lương.

Chúng tôi có mặt tại tỉnh Phú Thọ khi dư luận đang xôn xao về chuyện Công ty CP xi măng Vĩnh Phú xin được phá sản để trả nợ lương cho toàn bộ công nhân công ty và Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Phú Thọ nhưng lại bị Tòa từ chối.

Quyết định từ chối của Tòa đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các công nhân vì toàn bộ số tiền hơn 5 tỉ đồng nợ ngân hàng có thể phải chuyển đủ cho Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Phú Thọ trong khi định giá sơ bộ tài sản của doanh nghiệp hiện không còn nhiều.

Theo tìm hiểu, Công ty CP xi măng Vĩnh Phú làm ăn thua lỗ nghiêm trọng trong nhiều năm là sự thật. HĐQT của công ty đã nhiều lần họp bàn việc xin mở thủ tục phá sản doanh nghiệp và tính phương án trả nợ ngân hàng, trả nợ lương công nhân.

Tại Nghị quyết họp HĐQT Công ty CP xi măng Vĩnh Phú ngày 8/7/2009 do ông Phan Hồng Phong, Chủ tịch HĐQT ký có nêu việc thanh toán các khoản nợ sau khi bán đấu giá tài sản công ty sẽ: “Trả nợ gốc món vay trung hạn, ngắn hạn và một phần lãi trong hạn, xin miễn lãi phạt (trả nợ ngân hàng); trả nợ ngân sách Nhà nước, bảo hiểm xã hội, thuế đọng, lương CBCNV…”.

Ngày 29/6/2009, Công ty CP xi măng Vĩnh Phú có công văn số 41/XMVP gửi Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Phú Thọ đề nghị mở thủ tục phá sản nhưng điều khó hiểu là sau 15 ngày (ngày 14/7), TAND tỉnh mới nhận được công văn này.

Continue reading

CHỈ THỊ SỐ 1408/CT-TTg NGÀY 1 THÁNG 9 NĂM 2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM

Sau gần mười năm thực hiện Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể, sự chăm lo cho trẻ em của mỗi gia đình, cộng đồng, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ; đã đạt hoặc vượt nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đến năm 2010 về chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho trẻ em.

Tuy nhiên, trên thực tế, một số quyền của trẻ em chưa được thực hiện tốt, một số chỉ tiêu đến năm 2010 về bảo vệ trẻ em của Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 (Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ) và Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 – 2010 (Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ) có khả năng không đạt, đặc biệt là chỉ tiêu giảm số lượng trẻ em bị xâm phạm tình dục, bị lạm dụng sức lao động, bị mua bán, bị bạo lực, bị tai nạn, thương tích, nhiễm HIV, phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng. Nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, xâm hại tình dục, bạo lực và mua bán trẻ em đã gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do: hệ thống luật pháp, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đầy đủ, đồng bộ; đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực chuyên môn, đặc biệt ở cấp xã; hệ thống dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa được hình thành đầy đủ và chưa đáp ứng được yêu cầu; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, cha mẹ, giáo viên và công dân chưa tốt; kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em của nhiều gia đình và trẻ em chưa đầy đủ; hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đầy đủ, thiếu tin cậy.

Continue reading

KẼ HỞ TRONG THỦ TỤC CÔNG CHỨNG

H. VŨ

Trưởng phòng Công chứng số 6 cho biết hiện nay tại các phòng công chứng chỉ cập nhật dữ liệu lưu chỉ trong phạm vi nội bộ phòng, chưa có hòa mạng trên toàn thành phố giữa các phòng công chứng. Do vậy, mới có chuyện 1 căn nhà được công chứng bán 2 lần tại 2 phòng công chứng.

Với mục đích lừa đảo, Đào Thị Hà (47 tuổi) ĐKHK tại 144 Cầu Giấy, phường Quan Hoa, Hà Nội đã dùng sổ đỏ ngôi nhà của mình bán cho 2 người khác nhau. Điều đáng nói là trong cả 2 lần mua bán, Hà đều đưa người mua đến làm thủ tục tại các phòng công chứng để làm hợp đồng chuyển nhượng. Sau khi mua nhà của Hà, người mua tiếp tục bán lại cho người khác và đã hoàn thành thủ tục sang tên sổ đỏ mới…

Một nhà, bán cho 2 người

Tháng 10/2005, vợ chồng Đào Thị Hà và Nguyễn Văn Hòa dùng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ) do UBND TP Hà Nội cấp tại địa chỉ 144 Cầu Giấy để thế chấp tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Láng Thượng vay số tiền 400 triệu đồng.

Đến tháng 11/2006, để có tiền thanh toán cho ngân hàng, vợ chồng Đào Thị Hà thỏa thuận và ký hợp đồng bán ngôi nhà trên cho chị Nguyễn Thị Bích Lưu ở tổ 29 Yên Hòa với giá 1 tỷ đồng. Chị Lưu đã đưa tiền để Hà ra ngân hàng giải chấp lấy sổ đỏ về.

Ngày 16/11/2006, vợ chồng Hà cùng chị Lưu làm thủ tục mua bán, chuyển nhượng ngôi nhà 144 Cầu Giấy tại Phòng công chứng số 3 TP Hà Nội. Sau khi công chứng xong, chị Lưu nhận toàn bộ giấy tờ nhà và cho anh Nguyễn Văn Hòa – chồng Đào Thị Hà thuê lại ngôi nhà trên để kinh doanh.

Continue reading

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN: MUA NHẦM VƯỜN TRÀM “VỊT TRỜI”

TRỌNG MẠNH

Tin tưởng bên bán có vườn tràm trong tay, bên mua vội vã giao tiền cọc, đến khi gặp rắc rối mới biết vườn tràm là… của người khác.

Gần đây, TAND quận Thủ Đức (TP.HCM) đã xét xử một vụ tranh chấp hợp đồng mua bán cây tràm khá ngộ nghĩnh.

Giao tiền xong mới biết… tràm “vịt trời”

Theo hồ sơ, tháng 9-2008, ông T. (ngụ huyện Long Thành, Đồng Nai) đã tin tưởng ký hợp đồng mua một đám cây tràm bông vàng (chưa khai thác) của ông H. (ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM) với giá 230 triệu đồng, đặt cọc trước 30 triệu đồng. Sau đó, chỉ trong vòng gần một tháng, ông T. đã ba lần đưa cho ông H. tổng cộng 50 triệu đồng.

Một thời gian sau, thấy đặt cọc đã lâu mà ông H. vẫn không cho khai thác tràm như thỏa thuận, ông T. gặng hỏi thì ông H. cứ tìm đủ thứ lý do để “ầu ơ ví dầu”. Bực mình, ông T. cương quyết làm căng thì lúc này ông H. mới thú nhận mình vốn chỉ làm “cò” đứng ra bán giùm tràm cho người khác chứ thực ra chả có cây tràm nào trong tay cả! Giờ chủ vườn tràm “lật kèo”, đổi ý không muốn bán nữa nên ông cũng đành bó tay, “cắn lưỡi” mà không biết phải làm sao!

Xin trả mỗi tháng một triệu đồng

Bị một vố đau, ông T. ngậm đắng nuốt cay yêu cầu ông H. trả lại cho mình 50 triệu đồng tiền cọc nhưng cũng không xong. Tháng 4-2009, ông đành phải đâm đơn kiện ông H. ra TAND quận Thủ Đức.

Sau nhiều lần hòa giải không thành, gần đây TAND quận Thủ Đức đã đưa vụ kiện ra xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, ông H. không đi mà ủy quyền cho người khác đến tham dự. Người đại diện của ông H. xác nhận đúng là ông H. có nhận cọc 50 triệu đồng từ ông T. Tuy nhiên, hiện ông H. đang gặp khó khăn về tài chính nên xin trả dần mỗi tháng… một triệu đồng (tức 50 tháng mới trả xong nợ).

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn