admin@phapluatdansu.edu.vn

NHÂN THÂN VÀ TÒA ÁN

HIỆU MINH

Có những giá trị chung của nhân loại được cả thế giời công nhận như “pháp luật thượng tôn”. Phải chăng đưa yếu tố nhân thân tốt nhằm giảm nhẹ tội đôi khi đã làm pháp luật không còn nghiêm minh?

Đạo diễn Roman Polanski bị bắt

Ngày 27/09, Washington Post đưa tin, Roman Polanski- đạo diễn nổi tiếng người Mỹ, gốc Ba Lan, bị bắt vì tội quan hệ tình dục với trẻ em từ hơn 30 năm trước. Ông này đã bị cảnh sát Thuỵ Sỹ đưa vào trại hôm Thứ Bảy, 26/9/2009, khi tới dự liên hoan phim Zurich.

Ông đã thừa nhận hành vi này vào năm 1977. Tuy nhiên, Polanski đã trốn khỏi nước Mỹ nên chưa hoàn thành vụ xét xử dù ông đã sống trong tù 42 ngày để kiểm tra tâm lý. Hiện ông đang sống yên ổn tại Pháp vì giữa Pháp và Hoa Kỳ không có hiệp ước dẫn độ tội phạm.

Có vụ bắt giữ là do chính quyền Mỹ đã liệt ông vào dạng truy nã trên toàn cầu suốt từ năm 2005 tới nay. Vị đạo diễn 76 tuổi nhiều khả năng bị dẫn độ về Mỹ do yêu cầu của tòa án liên bang Hoa Kỳ.

Mấy năm trước một vị giám đốc nhà ta cũng bị xích tay khi đi dự triển lãm tại đất nước có hồ Leman thơ mộng vì đã vi phạm luật cạnh tranh của Mỹ. Anh chàng Thụy Sỹ này rất thích giúp bắt nghi phạm cho các nước khác.

Nhân thân của Polanski rất hoành tráng. Ông là người đóng góp lớn cho nghệ thuật Thứ 7 thế giới những bộ phim nổi tiếng với các giải cao trên phim trường quốc tế như Chinatown" hay "Rosemary’s Baby". Phim “The Pianist – Dương cầm” từng đoạt giải Oscar 2003 dành cho đạo diễn, nhưng lần đó ông không tới dự và ban tổ chức đã trao giải vắng mặt, chắc sợ bị cảnh sát Hoa Kỳ bắt tại Hollywood.

“Thân” nhân của Polanski còn mạnh hơn thế. Là một người nổi tiếng nên khi nghe tin ông bị bắt, ban tổ chức liên hoan phim Zurich đã bị sốc và kinh hoàng, trong khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp choáng váng, rất lo lắng cho số phận của Polanski.

Continue reading

“HOUSE” HAY “HOME”: TẦM MINH TRIẾT CỦA PHÁP LUẬT

NGUYỄN ĐỨC LAM

image Hai từ “house” và “home” trong tiếng Anh đều nghĩa là nhà. Nhưng khi xử một vụ kiện, mô tả về sự việc ngôi nhà bị cháy, Toà phúc thẩm ở Anh đã dùng từ “house”, có thể dịch là ngôi nhà. Còn khi nói về mối liên hệ giữa bà chủ và ngôi nhà của bà, Toà lại dùng từ “home”, có thể dịch là tổ ấm.

Năm 1987 Toà phúc thẩm của Anh (Court of Appeal) xử vụ bà Attia kiện Công ty cung cấp gas Anh (British Gas). Theo truyền thống xét xử của Anh, Toà phúc thẩm khi xử vụ này đã dựa trên quyết định của vụ MacLoughlin kiện O’Brian do Viện Nguyên lão Anh (House of Lords) xét xử. (Xem Box)

Box: Vụ Atia kiện Công ty cung cấp gas Anh: Attia gọi người của Công ty đến lắp hệ thống sưởi ấm cho nhà bà, nhưng trong lúc làm việc, do sơ ý, họ để lửa bén vào gác xép. Khi đội cứu hoả đến, lửa đã lan khắp nhà, và bốn tiếng sau, ngọn lửa thiêu rụi toàn bộ ngôi nhà cùng tài sản trong đó. Bà Attia đệ đơn lên toà với hai khoản kiện: đòi bồi thường thiệt hại ngôi nhà và tài sản; và đòi bồi thường thiệt hại do bị sốc về tinh thần khi phải chứng kiến ngôi nhà của mình bị thiêu rụi. Công ty cung cấp gas đồng ý bồi thường thịêt hại về tài sản, nhưng từ chối bồi thường cho cú sốc tinh thần. Toà sơ thẩm cũng đồng ý với lập luận của bị đơn và bác khoản kiện thứ hai của bà. Bà Attia kiện tiếp lên Toà phúc thẩm của Anh. Toà này đã chấp thuận khoản kiện và buộc bị đơn phải bồi thường thiệt hại tinh thần cho bà Attia.

Vụ MacLoughlin kiện O’Brian: O’Brian là tài xế xe tải, do sơ ý đã đụng phải chiếc xe con do ông MacLoughlin lái chở ba người con. Kết cục là ông MacLoughlin và hai người con bị thương nặng, người con thứ ba chết ngay. Bà MacLoughlin lúc ấy đang ở nhà cách đó hai dặm, được một người đi mô tô đến báo và chở bà đến bệnh viện. Bà MacLoughlin đã kiện O’Brien phải bồi thường thiệt hại tinh thần do bà bị sốc khi nghe tin dữ, sau đó càng sốc hơn khi thấy một đứa con chết, tình cảnh chồng và hai đứa con khác bị thương nặng đang đau đớn, kêu la. Toà sơ thẩm và Toà phúc thẩm đều bác đơn kiện của bà, nhưng Viện Nguyên lão đã chấp thuận, buộc bị đơn phải bồi thường cho bà.

Continue reading

ĐỎ, HỒNG, XANH: NHỮNG SẮC MÀU GIAN TRUÂN CỦA TRƯỚC BẠ

PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Cao vọng của đăng ký bất động sản là gì và vì sao vừa mới công bố, dự luật về giấy xanh đã vấp phải sự phê phán của công luận. Hợp lòng dân thì luật sống, trái với lòng dân thì luật chết. Kế tiếp Luật đất đai năm 2003, Bộ luật dân sự năm 2005 vừa mới được ban hành sẽ là Luật kinh doanh bất động sản, Luật đăng ký bất động sản, Luật nhà ở và vô số các đạo luật khác về nhà đất. Liệu những đạo luật đồ sộ này có sống được trong tâm thức của người dân nước ta.

Minh định sở hữu và bảo hộ quyền tài sản tư: Người dân thời nào cũng mong nhà nước công nhận, bảo hộ nhà đất và công sức tôn tạo như một quyền tài sản tư thiêng liêng của họ. Trong kinh doanh, doanh nhân muốn có được quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài bằng chi phí thấp nhất như có thể. Nói cách khác, (i) minh định về sở hữu và (ii) bảo hộ quyền tài sản tư về nhà đất là dân nguyện thời nay. Luật pháp, nếu làm rõ điều đó thì chi phí giao dịch giảm, kinh doanh phát triển, có lợi cho quốc dân. Ngược lại thì đất đai sẽ không có chủ rõ ràng, nguồn tài nguyên khan hiếm này được sử dụng kém hiệu quả, quốc gia sẽ đói nghèo. Hệ thống chước bạ sinh ra trước hết để bảo vệ quyền tài sản tư về nhà đất của người dân, sau đó bảo vệ các bên hữu quan trong giao dịch và góp phần thúc đẩy thị trường này phát triển công khai. Tạo an toàn pháp lý và làm cho nhà đất dễ dàng biến thành hàng hoá là mục đích chính, bảo đảm quản lý nhà nước và tăng thu thuế từ nhà đất chỉ là mục đích phụ.

Ghi nhận quyền tài sản: Nếu nhìn nhận như vậy thì sổ đỏ cho quyền sử dụng đất, sổ hồng cho sở hữu nhà, sắp tới đây có thể là sổ xanh cho đăng ký bất động sản, và biết đâu Bộ tài chính lại nghĩ thêm ra sổ tím cho nhà đất đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước.. tất cả những giấy tờ đó không thể xác lập ra quyền tài sản. Cũng như giấy khai sinh không đẻ ra con người, tài sản tư của người dân về nhà đất được xác lập một cách tự nhiên, thủa hoang sơ thì do tranh đoạt, trong nền văn minh thì do tổ tiên để lại, hoặc qua tôn tạo, hoặc qua mua bán, tặng cho.. mà có. Luật pháp thường ghi nhận những quyền tài sản được hình thành một cách tự nhiên như thế, chứ hi hữu người làm luật mới có cái quyền ban phát sở hữu cho người dân. Ghi nhận đúng thì công lý và an toàn xã hội được xác lập, ghi nhận lệch lạc thì vòng xoáy của các xung đột lợi ích về nhà đất khó mà chấm dứt.

Continue reading

THỰC TRẠNG, NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TRONG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM

THANH MAI (Tổng hợp)

Đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) là một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh trong thương mại, nên đã có không ít đối thủ cạnh tranh thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm hại đến các đối tượng SHCN để thu lợi bất chính trong kinh doanh. 27/08/2009

Điều 39 Luật Cạnh tranh xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mà cụ thể là sở hữu công nghiệp; bao gồm:

– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;

– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ

– Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên, nếu việc sử dụng của người đại diện hoặc đại lý đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng

– Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục địch chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

Có thể thấy, khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được mở rộng và làm rõ hơn so với khái niệm “chỉ dẫn gây nhầm lẫn” (một trong các dạng biểu hiện cụ thể của hành vi cạnh tranh không lành liên quan đến sở hữu trí tuệ) mà Luật Cạnh tranh đã đưa ra trước đây. Đồng thời, để bảo vệ chủ thể bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã quy định để cho các chủ thể này có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự cũng như biện pháp hành chính theo pháp luật về cạnh tranh.

Continue reading

BÌNH THƯỜNG VÀ “BÌNH THƯỜNG”

TỪ SƠN

Sau hơn một tháng du ngoạn châu Âu, tuần cuối cùng tôi không may bị đau thần kinh tọa khiến chân trái cứng đơ không đi lại dược. Tình hình sức khoẻ như vậy khiến tôi và “bà xã” hết sức lo lắng. Con trai tôi (đang sống và làm việc tại Thụy sĩ) gọi diện thoại cho hãng hàng không Air France (hãng bay nối tuyến Hanoi- Zurich- Hanoi với Vietnam Airline) và cho văn phòng đại diện Vietnam Airline đề nghị họ bố trí dịch vụ chăm sóc hành khách bị đau ốm bất ngờ hồi hương thuận lợi và an toàn. Hãng hàng không trả lời con tôi: “Xin ngài yên tâm. Đây là trách nhiệm của chúng tôi”.

Sáng sớm 12-9 – 2009, con trai tôi đưa tôi và vợ tôi ra sân bay Zurich. Làm thủ tục xong, nhân viên hàng không đưa chúng tôi dến phòng chờ dành cho người tàn tật. Mấy phút sau, một nam nhân viên đưa xe đẩy tới, mời tôi ngồi lên xe và bảo vợ tôi cùng đi theo. Anh nhân viên nhẹ nhàng đẩy xe đưa tôi theo một đường dành riêng vắng vẻ, lên xuống thang máy và các cửa an ninh đến vài ba lần mới tới được chỗ xe ô tô chuyên dụng đón người ốm ra tận cầu thang máy bay. Nhân viên xe đẩy bàn giao hết sức kỹ lưỡng và dặn dò lái xe đưa chúng tôi đi sao cho chu đáo.

Lái xe nhanh chóng mang hành lý xách tay của chúng tôi đặt lên xe rồi dìu tôi lên chỗ ngồi, tự tay thắt dây an toàn cho vợ chồng tôi và luôn miệng nói: “Tốt, tốt rồi. Ông bà yên tâm”. Đến cầu thang chiếc máy bay City Jet mang số hiệu 5111 của Air France, anh lái xe bảo chúng tôi ngồi yên tại chỗ để anh đi lo thủ tục với phi hành đoàn. Mang hành lý, dìu tôi lên máy bay đều do nhân viên phi hành đoàn lo liệu. Mọi việc xong, lái xe và nhân viên phi hành đoàn ký biên bản bàn giao. Anh lái xe bắt tay chúng tôi, chúc lên đuờng bình yên. Chúng tôi hết lời cám ơn anh. Anh nói: “Đây là nhiệm vụ của chúng tôi. Bình thường thôi mà”.

Trên đường bay tới Paris, tôi bàn với vợ: “Chân anh đã đỡ nhiều có thể túc tắc đi làm tiếp thủ tục check-in ở sân bay Charles De Gaulle được, khỏi phải làm phiền bạn”. Vợ tôi đồng ý vì biết đến Paris chúng tôi còn 3 tiếng đồng hồ chờ đợi mới đến giờ bay về Việt Nam.

Continue reading

DỰ ÁN LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ SỰ TIẾP CẬN CÁC CHUẨN MỰC QUỐC TẾ

THS. VŨ ÁNH DƯƠNG – Phó Tổng thư ký Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam

Theo dự kiến, tại Kỳ họp thứ 7 diễn ra đầu năm 2010, Quốc hội Khóa XII sẽ xem xét, thông qua Dự án Luật trọng tài thương mại. Đây là dự án Luật có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của nước ta. Để góp phần vào việc nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật, bài viết đề cập đến quá trình hình thành, thực trạng pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam, những hạn chế, nguyên nhân và yêu cầu, định hướng hoàn thiện nhằm tiếp cận các chuẩn mực trọng tài thương mại quốc tế.

1. Pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam

1.1. Trước khi có Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003

Trước khi có Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 (Pháp lệnh TTTM 2003), ở Việt Nam tồn tại hai loại hình trọng tài, đó là trọng tài kinh tế nhà nước và trọng tài phi chính phủ. Trọng tài kinh tế nhà nước là mô hình trọng tài do Nhà nước thành lập ra, có chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, thực chất, trọng tài kinh tế nhà nước là cơ quan của Nhà nước, vừa thực hiện chức năng quản lý kinh tế, vừa thực hiện chức năng giải quyết các tranh chấp kinh tế giữa các tổ chức kinh tế nhà nước (1). Mô hình này được hình thành đầu tiên bằng Nghị định số 20/TTg ngày 14/4/1960. Sau đó, được nâng lên bằng Pháp lệnh Trọng tài kinh tế nhà nước năm 1990, theo đó, trọng tài được tổ chức ở ba cấp, đó là Trọng tài kinh tế nhà nước, Trọng tài kinh tế tỉnh và Trọng tài kinh tế huyện. Mô hình này tồn tại đến năm 1993 và bị thay thế bởi hệ thống tòa án kinh tế theo Luật sửa đổi một số điều của Luật Tổ chức tòa án năm 1993. Bắt đầu từ thời điểm này, các tòa án kinh tế sẽ giải quyết các tranh chấp kinh tế.

Đối với trọng tài phi Chính phủ, tồn tại hai mô hình khác nhau. Mô hình thứ nhất ra đời từ năm 1963 bằng Nghị định số 59/CP ngày 30/4/1963 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Trọng tài ngoại thương. Tiếp sau đó, ngày 5/10/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 153/CP về việc thành lập Hội đồng Trọng tài hàng hải. Đến ngày 28/4/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 204/TTg về việc thành lập Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài ngoại thương và Hội đồng Trọng tài thương mại hàng hải. Mô hình trọng tài thứ hai là các trung tâm trọng tài kinh tế được thành lập theo Nghị định số 116/CP ngày 05/09/1994 của Chính phủ. Có 05 trung tâm trọng tài được thành lập theo Nghị định này (02 Trung tâm tại thành phố Hà Nội, 01 Trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh, 01 Trung tâm tại Cần Thơ và 01 Trung tâm tại Bắc Giang).

Continue reading

BÁO CÁO SỐ 234/BC- UBTVQH12 NGÀY 10 THÁNG 6 NĂM 2009 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI KHÓA 12 VỀ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI TỪ KỲ HỌP THỨ 4, QUỐC HỘI KHÓA XII ĐẾN NAY

Kính thưa: Các vị đại biểu Quốc hội

Việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri là vấn đề quan trọng, luôn được cử tri và Quốc hội quan tâm. Ủy ban thường vụ Quốc hội xin báo cáo Quốc hội về tình hình giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri từ kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đến nay như sau:

1/ Về việc tiếp nhận và chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII, thông qua báo cáo của 63 Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nhận được 2466 ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước gửi tới kỳ họp. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã phối hợp với Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trình bày báo cáo này tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội. Đồng thời, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ban Dân nguyện tập hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri để gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội. Tất cả các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Sau khi phân loại những ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước ở địa phương, những ý kiến, kiến nghị đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết từ trước kỳ họp thứ 4, còn lại 651 ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc trách nhiệm xem xét, giải quyết của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cụ thể là: 94 ý kiến, kiến nghị của cử tri có nội dung liên quan đến hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; 547 ý kiến, kiến nghị với Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ; 09 ý kiến, kiến nghị với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 01 ý kiến, kiến nghị với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ngay sau khi kết thúc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ban Dân nguyện kịp thời chuyển các ý kiến, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Continue reading

NHÌN LẠI CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THỜI GIAN QUA VÀ MỘT VÀI ĐỀ XUẤT

NGUYỄN HÒA BÌNH – Chủ tịch HĐQT VCB

1. Điều hành chính sách tiền tệ 2008-2009 – những thành công lớn

Theo nhận định của nhiều chuyên gia tài chính trong và ngoài nước, của giới ngân hàng cũng như công luận nói chung, việc điều hành chính sách tiền tệ trong hai năm qua đã thực sự thành công. NHNN đã có những quyết định hết sức nhanh nhậy, kịp thời trong điều hành lãi suất, tỷ giá, … và những liệu pháp đó đã nhanh chóng có tác động điều tiết rõ rệt đối với thị trường. Có thể điểm lại một số ví dụ.

– Về lãi suất

Sau hơn hai năm giữ ổn định ở mức 8,25%/năm, lãi suất cơ bản (LSCB) đã được NHNN điều chỉnh tăng lên mức 8,75% từ 01/02/2008 và nhảy vọt lên mức 12% từ 19/05/08. Chưa đầy 1 tháng sau đó, từ ngày 11/06/09, LSCB đã được đẩy lên mức đỉnh – 14%. Cùng với LSCB, lãi suất tái chiết khấu (LSTCK), lãi suất tái cấp vốn (LSTCV) cũng liên tiếp được điều chỉnh tăng với đỉnh tương ứng là 13% và 15% áp dụng trong khoảng thời gian từ 11/06/08-20/10/08. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD cũng được điều chỉnh tăng trong khi lãi suất DTBB bị điều chỉnh giảm. NHNN còn phát hành trên 20.000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các NHTM.

Hình 1: Diễn biến LSCB của Việt Nam thời gian qua

clip_image002

Nguồn: NHNN Việt Nam

Chính sách tiền tệ thắt chặt với hàng loạt các động thái quyết liệt trên đã tạo ra một lực hút mạnh thu hút tiền từ lưu thông đồng thời làm giảm mạnh cấp tín dụng từ các NHTM ra thị trường. Và kết quả là lạm phát đã bị chặn đứng và đẩy lùi từ đỉnh điểm 3,91%/tháng (tương đương 25,2%/năm) trong tháng 5 xuống các mức thấp hơn trong quý 3 và thậm chí âm trong các tháng cuối năm. Tỷ lệ lạm phát cả năm 2008 chỉ còn là 19,89%.

Continue reading

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUI ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC (Dt 1)

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án.

Điều 2. Xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

1. Nhà nước chỉ bồi thường đối với các trường hợp thiệt hại được quy trong phạm vi của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi có đủ các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết trong các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép;

b) Thiệt hại xảy ra trong điều kiện vì người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn;

c) Các trường hợp do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết khác theo quy định của pháp luật.

Continue reading

ĐIỀU TRẦN TẠI ỦY BAN: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

NGUYỄN ĐỨC LAM

I- MỞ ĐẦU

Trong thời gian qua, trên đường chuẩn bị tiến tới chuyên nghiệp, Quốc hội đã có những bước đổi mới, trong đó có đổi mới trong quy trình lập pháp. Nằm trong tiến trình chung đó, một số giải pháp đã được thực hiện nhằm nâng cao vai trò của các uỷ ban trong hoạt động của Quốc hội nói chung và trong quy trình lập pháp nói riêng. Chẳng hạn như mới đây Uỷ ban Pháp luật cũ đã được tách thành Uỷ ban Pháp luật và Ủy ban Tư pháp. Tuy nhiên, nói chung dấu ấn của hệ thống uỷ ban vẫn còn chưa đậm nét. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng vị thế, vai trò của các uỷ ban của Quốc hội trong quy trình lập pháp hiện nay?

Bài viết này thử nhìn ra ngoài một chút, cụ thể là tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức phiên điều trần của uỷ ban một số nghị viện trên thế giới trong quy trình lập pháp, những ích lợi mà hình thức này mang lại đối với hoạt động làm luật của nghị viện. Từ đó, đối chiếu với giai đoạn thẩm tra trong quy trình lập pháp ở nước ta để nghiên cứu khả năng áp dụng thủ tục điều trần trong hoạt động thẩm tra của các Uỷ ban của Quốc hội nước ta. Bài viết này sẽ chứng minh rằng, mặc dù gặp phải một vài khó khăn, nhưng có thể ứng dụng những khía cạnh hợp lý của hình thức điều trần vào giai đoạn uỷ ban trong quy trình lập pháp Việt Nam.

II – Giới thiệu chung về điều trần

1. Định nghĩa, tầm quan trọng của điều trần

Điều trần là phiên họp của UB nghị viện một số nước như Mỹ, Canada, Úc, Braxin, Thuỵ Điển, Na Uy, Philipinnes[1], thường là mở công khai, để thu thập thông tin và ý kiến về một dự luật nào đó, hoặc để tiến hành điều tra về một vấn đề thời sự nào đó, hoặc để giám sát, đánh giá hoạt động của chính phủ hoặc việc thực thi pháp luật. Trong một số trường hợp, điều trần hoàn toàn mang tính chất giải thích, cung cấp những chứng cứ hoặc số liệu về một vấn đề đang diễn ra. Có bốn loại điều trần: điều trần lập pháp, điều trần giám sát, điều trần điều tra, và điều trần thông báo[2]. Trong số này, điều trần lập pháp là phổ biến nhất, và thậm chí nhiều khi các dạng điều trần khác cũng phục vụ cho hoạt động lập pháp. Mục đích của bài viết này cũng chính là bàn về dạng điều trần lập pháp này.

Continue reading

TRANH CHẤP THỪA KẾ: THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TÍNH THEO TUỔI

HOÀNG LAM

Đối với người thừa kế chưa thành niên, thời hiệu khởi kiện đòi chia di sản thừa kế là 10 năm tính từ ngày đương sự trưởng thành.

Chị V. (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) là cháu kêu vợ chồng ông L. là bác ruột. Ông nội chị V. mất từ năm 1975, còn bà nội mất vào tháng 6-1995. Năm 2003, chị V. khởi kiện yêu cầu bác ruột trả lại tài sản là quyền sử dụng đất do ông bà nội chết để lại. Năm 2005, khi TAND tỉnh Tiền Giang xử phúc thẩm vụ án, chị V. thay đổi yêu cầu khởi kiện thành “xin hưởng thừa kế thế vị của cha đối với tài sản do bà nội chết để lại”.

Việc xác định tài sản rối đến mức vụ án đã qua ba lần sơ thẩm, ba lần phúc thẩm nhưng đến nay vẫn chưa kết thúc vì bị cấp giám đốc thẩm hủy án. Riêng cách tính thời hiệu khởi kiện dành cho chị V. cũng khác nhau giữa các cấp tòa.

Không tính thời gian chưa trưởng thành

Ông bà nội chị V. có bốn người con ruột. Trong đó, bác cả và cha của chị V. đã mất trước bà nội. Bác cả có ba người con ruột nên theo luật, họ cũng thuộc trường hợp thừa kế thế vị tương tự như chị V.

Khi chị V. thay đổi yêu cầu khởi kiện, TAND huyện Cai Lậy giải quyết vụ án lại từ đầu và tính lại thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Theo luật định, thời hiệu này là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản mất). Bà nội chị V. mất từ tháng 6-1995, tính đến tháng 6-2005 thì thời hiệu khởi kiện đã hết. Trong khi đó, chị V. đổi yêu cầu khởi kiện thành chia thừa kế tại phiên xử phúc thẩm diễn ra vào tháng 8-2005. Nghĩa là vào tháng 8-2005, chị V. mới kiện thừa kế.

Continue reading

MÔ HÌNH MỚI CHO QUAN HỆ LAO ĐỘNG

TÂY GIANG

Một thiết chế mới về quan hệ lao động đang được nhóm nghiên cứu xây dựng và đề xuất tại một dự thảo đề án lớn sẽ được trình trong thời gian tới. Điểm đáng lưu ý của thiết chế mới này là nó xây dựng lên một mô hình quan hệ lao động hoàn toàn mới, khác hẳn với những quy định đang được phản ánh qua hệ thống văn bản pháp luật hiện nay.

Trao đổi với báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông Nguyễn Mạnh Cường, vụ trưởng, giám đốc trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động (CIRD) cho biết, mô hình quan hệ lao động mới này sẽ xác định hai vấn đề phát triển cốt lõi, đó là công đoàn và đối thoại thương lượng. Với chủ đích của mình, Nhà nước sẽ không thể dùng các công cụ hành chính như hiện nay mà sẽ chủ yếu điều phối quan hệ lao động bằng những giải pháp mềm.

Dự kiến, một hội đồng ba bên quốc gia về quan hệ lao động sẽ được thành lập bao gồm cơ quan nhà nước, công đoàn và đại diện giới chủ. Hội đồng này sẽ giống như một cơ quan tham vấn cho Chính phủ về các chính sách lao động và quan hệ lao động. Đây không phải là một tổ chức, mà chỉ là cơ chế hoạt động tham vấn ý kiến ba bên về lĩnh vực này. Tuỳ theo yêu cầu thực tiễn, hội đồng sẽ thành lập ra các tiểu ban về lương tối thiểu, an toàn vệ sinh lao động, năng suất lao động… Các tiểu ban này sẽ tổ chức ra những cuộc thương lượng cấp quốc gia về các vấn đề tiêu chuẩn lao động như vậy nhằm định hướng cho các cuộc thương lượng ở cấp dưới.

Hội đồng lao động này sẽ được thành lập ở cấp doanh nghiệp, cơ chế này tồn tại song song với công đoàn và không thay thế công đoàn. Ở những doanh nghiệp có tổ chức công đoàn thì công đoàn sẽ tham gia, ở những doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn cơ sở, người lao động có thể bầu ra các đại diện cho mình để tham gia vào hội đồng này.

Continue reading

Vài ý kiến về sự ra đời của CÁC NHÀ NƯỚC Ở PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

0_PxaAOthcqH8vfosg THS. BÙI XUÂN PHÁIKhoa Pháp luật Hành chính – Nhà nước, Đại học Luật Hà Nội

Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự xuất hiện của nhà nước. Các công trình đó ít nhiều đã chỉ ra những nội dung khoa học cho biết về cách thức, thời gian, điều kiện cho sự ra đời của các nhà nước như công trình nghiên cứu có tính chất kinh điển[1], các giáo trình lịch sử hay lý luận nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật…

Nó cho thấy sự phức tạp của việc nghiên cứu quá trình ra đời của nhà nước. Sự phức tạp đó không chỉ ở chỗ các nguồn tư liệu rất phong phú, có rất nhiều quan điểm chưa phải là đã nhất trí với nhau mà còn ở chỗ biểu hiện của bản thân sự ra đời của nhà nước. Hiện nay, có một quan điểm có thể coi như được thừa nhận chung là nhà nước ra đời trên cơ sở của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định với sự xuất hiện của chế độ tư hữu sau khi có sự phân công lao động xã hội và trong xã hội đã xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp.

Tuy nhiên, cho đến nay, những thông tin có được từ các hoạt động như khảo cổ với những thư tịch cổ, các công cụ lao động, sinh hoạt… của con người thời kỳ cổ đại, từ các công trình nghiên cứu lịch sử đã cho chúng ta những cách nhìn toàn diện hơn về sự ra đời của các nhà nước cũng như pháp luật. Bài viết này là sự bày tỏ một số suy nghĩ của bản thân về sự xuất hiện của nhà nước, trong đó có sự so sánh và đưa ra cách luận giải về sự khác nhau trong sự xuất hiện của các nhà nước ở phương Đông và phương Tây và ý nghĩa của việc xác định sự khác nhau đó.

Trong bài viết này, xin được ngược dòng thời gian để trở về quá khứ, thông qua những kết quả của lịch sử để lại và hiện thực cuộc sống để lý giải về sự xuất hiện của nhà nước dưới các góc độ văn hóa, kinh tế, chính trị…

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn