admin@phapluatdansu.edu.vn

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 1 – MODUL 1: KHÁI NIỆM CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

   

Những câu hỏi thuộc vấn đề này chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào.

Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức. Để đảm bảo khách quan, việc trích dẫn lại đề nghị ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com

 

Số lượng và nội dung các câu hỏi sẽ được Civillawinfor chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật

 

CÂU HỎI TỰ LUẬN

  1. Phân biệt các thuật ngữ: giao lưu dân sự, quan hệ dân sự, quan hệ pháp luật dân sự;
  2. Hãy xác định phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2005;
  3. So sánh phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005;
  4. Hãy cho biết vai trò của Bộ luật dân sự trong Hệ thống pháp luật Việt Nam và sự cần thiết của việc ban hành Bộ luật dân sự năm 2005;
  5. Phân biệt các thuật ngữ: luật dân sự, ngành luật dân sự và môn luật dân sự;
  6. Xác định hiệu lực của Bộ luật dân sự năm 2005;
  7. Hãy nêu các ngành luật (ngoài luật dân sự) có đối tượng điều chỉnh là quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân;
  8. Phân biệt đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của luật hành chính;
  9. Phân biệt đối tượng điều chỉnh của luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của luật hỉnh sự;
  10. Hãy nêu 10 ví dụ về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và 10 ví dụ về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật khác;
  11. Những dấu hiệu nào quyết định một quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự;
  12. Nêu các đặc điểm của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
  13. Hãy nêu 5 ví dụ về quyền nhân thân của một tổ chức kinh tế;
  14. Hãy nêu 5 ví dụ về quan hệ nhân thân gắn với tài sản;
  15. Hãy nêu 5 ví dụ về quan hệ nhân thân không gắn với tài sản;
  16. Phân biệt quan hệ nhân thân không gắn với tài sản với quan hệ nhân thân gắn với tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự;
  17. Nêu các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
  18. Nêu các nguyên tắc cơ bản đặc trưng của luật dân sự;
  19. So sánh nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự theo Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005;
  20. Phân biệt giữa các thuật ngữ: tự do thỏa thuận, tự nguyện, tự định đoạt;
  21. Bằng những dấu hiệu nào để khẳng định A và B bình đẳng khi tham gia một quan hệ dân sự;
  22. Hãy nêu các biện pháp bảo vệ khi quyền dân sự bị xâm phạm;
  23. Phân biệt giữa các biện pháp bảo vệ quyền dân sự với các chế tài trong luật hành chính, hình sự;
  24. Phân biệt phương pháp điều chỉnh của luật dân sự với phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính và luật hình sự;
  25. Nêu cá́c yếu tố quyết định đến hiệu quả của áp dụng luật dân sự;
  26. Nêu hậu quả pháp lý của việc áp dụng luật dân sự;
  27. Phân biệt giữa áp dụng luật dân sự, áp dụng tương tự luật dân sự và áp dụng phong tục, tập quán;
  28. Phân biệt thuật ngữ thiện chí với thuật ngữ trung thực trong nguyên tắc thiện chí, trung thực của luật dân sự;
  29. Phân loại nguồn của luật dân sự. Hãy nêu ít nhất 15 văn bản pháp luật thuộc nguồn của luật dân sự có giải thích rõ tại sao nó là nguồn;
  30. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự có nhiều văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh;
  31. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự đã được qui định trong Bộ luật dân sự nhưng chưa được qui định cụ thể;
  32. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự chưa được qui định trong Bộ luật dân sự;
  33. Nêu 10 ví dụ phong tục, tập quán có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự;
  34. Xác định các điều kiện để một phong tục, tập quán có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự.

KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

  1. Tất cả các quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
  2. Các quan hệ có đối tượng là tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.

  3. Quan hệ thu chi ngân sách nhà nước là quian hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

  4. Trong một pháp nhân là cơ quan nhà nước không có quan hệ tài sản nào thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.

  5. Tài sản của Nhà nước không thể là đối tượng của các quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

  6. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động là loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

  7. Chủ thể của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chỉ có thể là cá nhân.

  8. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh thuộc loại quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản;

  9. A được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao quyền sử dụng 5 000 m2 đất nông nghiệp để trồng lúa trong thời hạn 20 năm. Đây là một loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

  10. B được cơ quan chủ quản hóa giá căn hộ tập thể mà B đang ở và B có quyền sở hữu căn hộ đó. Đây là một loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

  11. Chủ thể tham gia quan hệ dân sự bình đẳng với nhau về tổ chức và tài sản, trừ các quan hệ có một bên là cơ quan nhà nước.

  12. Trong tự nguyện có tự định đoạt.

  13. Trong tự định đoạt có tự do thỏa thuận.

  14. Chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự mà không phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác.

  15. Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự trên lãnh thổ Việt Nam.

  16. Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có một bên chủ thể là công dân Việt Nam.

  17. Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có hai bên chủ thể là công dân Việt Nam.

  18. Một quan hệ dân sự được qui định bởi nhiều văn bản qui phạm pháp luật thì ưu tiên áp dụng Bộ luật dân sự.

  19. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự

  20. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự là nguyên tắc đặc trưng của luật dân sự.

  21. Nguyên tắc thiện chí, trung thực là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự.

  22. Quan hệ thừa kế là quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.

  23. Các chủ thể hoàn toàn có quyền định đoạt việc tham gia, chấm dứt quan hệ dân sự.

  24. Các quan hệ dân sự phải được điều chỉnh bới Bộ luật dân sự.

  25. Hai điều kiện cần và đủ để các chủ thể bình đẳng trong quan hệ dân sự là độc lập về tổ chức và tài sản.

  26. Nhà nước khi tham gia quan hệ dân sự cũng bình đẳng với các chủ thể khác, trừ khi pháp luật qui định khác.

  27. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình đây là một hoạt động áp dụng Luật dân sự.

  28. A và B xác lập một hợp đồng mua bán, theo đó B có quyền sở hữu tài sản do A bán. Đây là một trường hợp áp dụng Luật dân sự.

  29. Các quan hệ liên quan đến bất động sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

  30. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự.

"Các bài giảng của giáo sư, cho dù có đầy đủ, xúc tích đến đâu, có chứa chan tình yêu tri thức của bản thân giáo viên đến đâu, thì về thực chất, mà nói, đó chẳng qua cũng vẫn chỉ là chương trình, là những lời chỉ dẫn tuần tự để điều chỉnh trật tự nhận thức của sinh viên. Người nào chỉ biết ngồi nghe giáo sư giảng chứ bản thân mình trong lòng không cảm thấy khát khao đọc sách, thì có thể nói tất cả những điều người ấy nghe giảng ở trường đại học cũng sẽ chỉ như một tòa nhà xây trên cát mà thôi"

I.A. GONTCHAROV

18 Responses

  1. hãy trả lời giúp em với!!!
    Hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Tại sao?
    1. Năng lực pháp luật của các cá nhân khác nhau là không giống nhau.
    2. Năng lực hành vi của các cá nhân khác nhau là không giống nhau tùy thuộc vào độ tuổi của họ.

  2. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự luôn luôn là tài sản đúng hay sai?

  3. ai cho mình xem đáp án xem .mình làm đúng hay sai

  4. chào thầy ! thầy cho em hỏi sự khác và giống nhau của áp dụng luật dân sự, áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật được không ạ ….em cảm ơn !!

  5. tôi tìm hoài thấy chết liền

  6. em chào thầy ạ! thầy cho em hỏi là đáp án của những câu hỏi trên có không ạ?

  7. sap thi roi ,hoc nhiu wa , minh can dap an luat dan su 1 … co ai co ko chio minh xin

  8. cho e hoi la Cac quan he nhan than trong xa hoi thuoc su dieu chinh cua luat dan du la dung hay sai, va tai sao?

  9. Thua thay !

  10. Thua thay! lam sao de em co the biet duoc minh tra loi dung’. Tai vi co rat nhieu cau hoi se phai tra loi cho ca 2 truong hop ca Dung va Sai…
    Em rat phan van ko biet the nao…
    Mong thay co giup do…

  11. Mọi người có thể giúp tôi câu hỏi này được không ạ?
    Tuyên bố mất tích, tuyên bố chết là gì? Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố mất tích, tuyên bố chết?

  12. Em cảm ơn thầy đã giải đáp thắc mắc giúp em.

  13. thua thay trong cau 5 bai tap dan su ca nhan tuan 1co phan hay neu nhan xet cua ca nhan ve viec phap luat cho phap ap dung tap quan phap.e muon hoi huong nhan xet o day la gi a.

  14. Thưa thầy, khi yêu cầu bài tập là “xây dựng một tình huống có nd của 1 quan hệ pháp luật và tài sản cụ thể để qua đó xđ qhệ tài sản đó mang tính chất hàng hoá tiền tệ và chỉ ra những qhệ tà sản trong xã hội không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự” thì theo em hiểu, đề bt là ko cần xây dựng kết quả hay hậu quả của tình huống đó. Nếu hiểu theo vậy là đúng hay sai? Mong thầy giải đáp giúp em!

    • Chào Sake,
      Vời đề bài như vậy em chỉ cần xây dựng một tình huống cụ thể về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự và chỉ rõ nó mang tính chất hàng hóa – tiền tệ ở điểm nào? Những quan hệ tài sản không có đặc điểm của quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của LDs thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự.

  15. tại sao các thầy lại không đưa ra câu trả lời hoặc gợi ý luôn cho các câu hỏi thảo luận ạ?^^

    • Chào la bich,
      Bạn sẽ không nhân được gì có sẵn đâu, vì mình nghĩ các thầy không phải những nhà cung cấp thức ăn nhanh để những sinh viên thụ động chờ hái quả, nhưng không biết quả vì sao có.
      Theo tôi, nếu có câu hỏi nào bạn chưa giải đáp được nên trao đổi thêm với bạn bè và thầy cô ngay tren trang này hay trên lớp học.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading