admin@phapluatdansu.edu.vn

ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ PHỤC VỤ THỜI KỲ PHÁT TRIỂN MỚI CỦA ĐẤT NƯỚC

PGS.TS. HÀ HÙNG CƯỜNG – Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Cùng với sự phát triển của xã hội và pháp luật, nghề luật sư cũng ngày càng phát triển. Bên cạnh tư cách đại diện theo ủy quyền của khách hàng, luật sư còn tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Hoạt động của luật sư có tính phản biện xã hội, bảo đảm tính khách quan của vụ việc, giúp tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội.

1 – Có thể nói, tất cả các nước trên thế giới đều có sự quan tâm đặc biệt đến sự hình thành và phát triển của nghề luật sư. Tuy nhiên, ở mỗi nước, nghề luật sư được tổ chức theo các mô hình khác nhau. Sự đa dạng này xuất phát từ đặc thù lịch sử, văn hóa, hệ thống pháp luật và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Mặc dù vậy, các nước đều ghi nhận nghề luật sư là một nghề quan trọng trong xã hội, trước hết là công cụ hữu hiệu góp phần bảo đảm công lý, bảo vệ các quyền cơ bản của con người đã được Hiến pháp và pháp luật quy định, đồng thời có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua hoạt động tư vấn pháp luật ngày càng được đề cao.

Continue reading

NÊN CÓ TÒA ÁN RIÊNG BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG?

THANH TÙNG

Theo cuộc điều tra mới đây của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng VN (VINASTAS) chỉ có 36% số người được hỏi biết Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng, 64% còn lại không biết.

Trong 95% người tiêu dùng (NTD) đặt vệ sinh ATTP thực phẩm là điều  quan tâm hàng đầu thì 88% trong số họ khẳng định không  thể phân biệt được thực phẩm an toàn và không an toàn bằng mắt thường.

Không chỉ thế, luật sư Nguyễn Văn Hậu – Trưởng ban Tuyên truyền – Thành hội Luật gia TP.HCM cho biết: Trong tổng số 8 quyền mà NTD có (gồm: quyền về an toàn, quyền được thông tin, quyền được lựa chọn, quyền được lắng nghe, quyền thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, quyền đền bù, quyền giáo dục và quyền về môi trường có lợi cho sức khỏe) thì rất ít người biết đến. Theo thống kê, có trên 40% NTD Việt Nam không biết về 8 quyền cơ bản của họ, vốn được cho là “quyền lực mềm” có thể làm “kinh thiên động địa” ở nước ngoài. Họ cũng không biết bày tỏ thắc mắc với ai, ở đâu, và rất ngại khiếu nại khi bị xâm hại quyền lợi.

Continue reading

THỰC HIỆN QUYỀN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN: NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI ĐƯỢC THI HÀNH ÁN CẦN BIẾT (Phần 2)

LÊ THỊ KIM DUNG

1. Thực hiện quyền yêu cầu thi hành án như thế nào?

   1.1 Ai có thể là người yêu cầu thi hành án?

Người có quyền yêu cầu thi hành án gồm cả hai bên đương sự, người được thi hành án và cả người phải thi hành án. Người được thi hành án tức là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành. Người phải thi hành án tức là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.

Để thực hiện quyền yêu cầu thi hành án, người được thi hành án, người phải thi hành án là cá nhân có quyền tự mình yêu cầu thi hành án. Đối với những trường hợp mà người được thi hành án, người phải thi hành án là cá nhân là người chưa thành niên, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì thực hiện quyền yêu cầu thi hành án thông qua người đại diện theo pháp luật. Ví dụ: trong trường hợp bản án, quyết định của Toà án giải quyết việc ly hôn, khi giải quyết vấn đề con cái đã quyết định giao con cho người mẹ là bà B nuôi dưỡng, buộc ông bố là ông A phải cấp dưỡng nuôi cháu C mỗi tháng 400.000đ cho đến khi cháu C trưởng thành, thì đối với khoản cấp dưỡng, cháu C là người được thi hành án, nhưng do cháu là người chưa thành niên, nên việc thực hiện quyền yêu cầu thi hành án do người đại diện theo pháp luật của cháu là người mẹ, tức bà B thực hiện.

Continue reading

VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT, PHÂN CÔNG VÀ PHỐI HỢP QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

TS. LÊ QUỐC HÙNG

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”(1).

Tư tưởng đó đã được thể chế hóa trong Điều 2 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) như sau: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Việc nhấn mạnh nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở nước ta dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nước đang từng bước tổ chức xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn