admin@phapluatdansu.edu.vn

TÍNH NGHIÊM MINH CỦA PHÁP LUẬT

GS. TƯƠNG LAI

Một trong những thành tựu quan trọng nhất của nước ta từ đổi mới là sự vận hành guồng máy xã hội đã từng bước dựa vào pháp luật ghi nhận trình độ văn minh của một xã hội hiện đại mà chúng ta đang xây dựng. Nói “từng bước” là vì tinh thần thượng tôn pháp luật của người cầm quyền cũng như người công dân đang còn có nhiều trở lực. Quả là còn xa để biến một ước vọng tốt đẹp sau đây thành hiện thực: “Có cách gì làm cho người cầm quyền tăng thêm được tri thức về những việc họ phải quản lý và làm cho người thừa hành thêm hứng thú khi họ tuân lệnh”.

Ước vọng đó được đưa ra từ những năm 30 của thế kỷ XVIII xem ra vẫn đang trên một hành trình quá gập ghềnh. Những bức xúc của công luận về cách hành xử của các cơ quan pháp luật trong một số vụ án cho thấy tính nghiêm minh của pháp luật chưa được thực sự tôn trọng. Nguyên nhân do đâu? Do “tri thức về quản lý” hay là còn do những nguyên nhân nào khác nữa? Trả lời thật tường minh về điều này xem ra không hề đơn giản! Chẳng hạn như, đã có không ít “kịch bản” được dàn dựng xoay quanh một vụ án mà những lời đồn đoán, không biết thực hư, rằng do chúng động chạm quá nhiều. Người ta sợ “rút dây thì động rừng”, cây con dễ chặt nhưng cây lớn khó đốn vì rễ nó chằng chịt, lại chui rất sâu, chỉ riêng cây đổ cũng rúng động một góc rừng! Ấy vậy mà,“trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu” vốn là sức mạnh của luật pháp, thể hiện ý chí và khát vọng muôn đời của người dân dưới bất cứ thể chế chính trị nào. Không thực hiện được điều đó thì rồi sẽ còn có nhiều “kịch bản” điêu luyện được dàn dựng để diễn ra nghịch lý của pháp luật từng bị lên án từ xa xưa, nơi “ruồi to chui lọt, ruồi con mắc lưới”.

Để góp phần trao đổi về nỗi bức xúc của công luận, xin không phải nói về những sự kiện cụ thể vì người viết như “ếch ngồi đáy giếng” không thể hiểu tất cả những tình tiết phức tạp của sự kiện và diễn biến, chỉ xin được cung cấp một số hiểu biết chung vềtính nghiêm minh của pháp luật ngõ hầu tham gia một cách gián tiếp tháo gỡ những bức xúc nói trên.

Continue reading

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM QUA CÁC CUỘC ĐIỀU TRA GẦN ĐÂY

GS.TSKH. NGUYỄN QUANG THÁI

Có thể nói, các doanh nghiệp (DN) là một động lực của nền kinh tế, dù đó là doanh nghiệp nhà nước (DNNN), DN ngoài Nhà nước hay DN có vốn đầu tư nước ngoài. Các cuộc điều tra DN gần đây do Tổng Cục Thống kê tiến hành điều tra toàn diện các DN đến năm hết 2006 và một số cuộc điều tra bổ sung 2007 khi Việt Nam đã trở thành nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho thấy một số tín hiệu đáng ghi nhận, có thể từ đó suy nghĩ về kế sách phát triển trong tương lai.

Số lượng DN tăng nhanh

DN Việt Nam đang phát triển nhanh chóng trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển. Theo điều tra toàn diện, đến ngày 31/12/2006, tức là khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập chính thức WTO, tổng số DN cả nước có đăng ký và thực sự hoạt động, đóng thuế là 131.332 DN, chưa tới 2/3 số DN đã đăng ký. Trong số các DN này, có 3.720 DNNN (cả Trung ương và địa phương), giảm mạnh trong quá trình “cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê” (từ mức 4.597 DN cuối năm 2004). Các DN ngoài Nhà nước đã tăng nhanh từ mức 84.003 DN cuối năm 2004 lên 105.167 DN cuối năm 2005 và 123.392 DN cuối năm 2006 (bình quân tăng hơn 20%/năm, bao gồm các DN tập thể, DN tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH tư nhân, Công ty cổ phần có vốn Nhà nước và Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước). Các DN có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tăng nhanh, từ 3.156 DN cuối năm 2004, lên 3.697 DN cuối năm 2005 và đạt 4.220 DN cuối năm 2006, với tốc độ tăng trưởng đạt bình quân trên 15%/năm.

386722

Continue reading

SỬA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỂ HỢP CHUẨN MỰC QUỐC TẾ

XUÂN BÁCH

Bộ luật Dân sự có hiệu lực ngày 1-1-2006, Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực ngày 1-7-2006 đã tạo hành lang pháp lý an toàn khuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo. Tuy nhiên, sau hai năm thi hành, Luật Sở hữu trí tuệ đã bộc lộ một số thiếu sót, đặc biệt là những tồn tại liên quan đến các chuẩn mực quốc tế.

Trong phiên họp toàn thể tại hội trường sáng nay, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh (ảnh bên) đã trình bày trước Quốc hội những điểm hạn chế của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Theo đánh giá chung của Tờ trình thì sau hai năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ, nhận thức của các đối tượng có quyền và nghĩa vụ liên quan đã được nâng lên một bước thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật. Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật của nhiều tổ chức, cá nhân đang là vấn đề nổi cộm, thách thức đối với hoạt động thực thi, đặc biệt là bên khai thác sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ. Nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhà nước chưa gương mẫu chấp hành Luật Sở hữu trí tuệ.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng về cơ bản, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn đã đáp ứng được nhu cầu bảo hộ tại quốc gia và hội nhập quốc tế. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 11-1-2007. Tuy nhiên, việc bảo hộ chưa đạt kết quả như mong muốn.

Hầu hết các lĩnh vực đều có vi phạm, ở một số lĩnh vực vi phạm nghiêm trọng như: làm hàng nhái, hàng giả, sao chép bản ghi âm, ghi hình, sách, chương trình máy tính; thu nhận tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã mã hóa, môi trường kỹ thuật số (báo điện tử, trang Web, dịch vụ truyền thông). Một số quốc gia, tổ chức, cá nhân nước ngoài đã đề cập đến tình hình vi phạm này và yêu cầu sớm được cải thiện. Theo chuyên gia của WIPO thì việc thực thi có hiệu quả là vấn đề còn hạn chế tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Continue reading

CẦN PHÂN ĐỊNH RÕ THẾ NÀO LÀ ĐỀ TÀI KHOA HỌC

GS. HOÀNG TỤY

Tôi cho rằng, việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là cần phân định rõ thế nào là nghiên cứu khoa học và thế nào là nghiên cứu nghiệp vụ của bản thân từng cơ quan. Ví như, cái bàn và cái ghế đều quan trọng, chúng ta đều cần cả. Nhưng đáng lẽ cái gọi là cái bàn thì chúng ta lại gọi là cái ghế, rồi chúng ta lại than phiền không có chỗ mà viết dù có đủ sách vở, bút giấy. Tình trạng của chúng ta cũng giống như vậy.

Tôi đã tham gia nhiều hội nghị về các đề tài khoa học cấp Nhà nước của một số ngành. Theo tôi, những cái gọi là đề tài khoa học ấy thực ra thuộc về chức trách, nhiệm vụ của họ. Chẳng hạn, làm giáo dục thế nào cho tốt thì đấy là công việc mà cơ quan lãnh đạo giáo dục cần phải nghiên cứu. Nhưng rồi, việc đó của họ lại thành một đề tài khoa học cấp Nhà nước, được cấp kinh phí, theo tôi dự đoán là khoảng gấp mười, gấp trăm các đề tài nghiên cứu khoa học tự nhiên. Nhiều cơ quan khác cũng có tình trạng đó. Họ đã được Nhà nước cấp cho bao nhiêu phương tiện để làm nhiệm vụ của mình, nhưng rồi họ lại “biến” nhiệm vụ đó thành không biết bao nhiêu đề tài nghiên cứu (vì chúng ta quản lý không minh bạch nên khó mà biết được số lượng thế nào). Chẳng hạn như việc nghiên cứu, giảng dạy và viết sách giáo khoa là việc hết sức quan trọng cho giáo dục. Việc đó cần được Bộ Giáo dục khuyến khích và có kinh phí khuyến khích. Nhưng việc đó là thuộc Bộ Giáo dục. Về phương diện khoa học, không thể coi sách giáo khoa là một công trình khoa học được. Trừ khi trong sách giáo khoa đó có nhiều điểm mới về khoa học thực sự có thể coi là công trình khoa học.
Tôi rất thấy làm lạ khi có nhà báo đưa cho tôi một tập các đề tài khoa học của thành phố Hà Nội, trong đó, nhiều đề tài đọc đầu đề lên đã thấy không đâu trên thế giới này coi là đề tài khoa học. Đấy là ở cấp thành phố. Ở cấp Bộ, tôi chắc cũng có nhiều trường hợp như thế. Tôi dự tính đến 70-80% kinh phí khoa học là để cấp cho các “đề tài” kiểu đó. Còn lại khoảng 20-30% cấp cho đề tài khoa học công nghệ. Bản thân tôi rất coi trọng tất cả các công trình nghiên cứu nghiêm túc ở tất cả các ngành. Tôi không gộp những cái đó vào đây, nhưng quả thật có nhiều công trình không có một giá trị gì cả. Đã vậy lại nhận kinh phí gấp trăm gấp ngàn lần các đề tài khác.

Continue reading

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT: HỢP ĐỒNG TAY LẠI “MẠNH” HƠN “GIẤY ĐỎ”

VĂN ĐOÀN

Theo viện kiểm sát, tòa sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Chuyện nghe có vẻ trái tai trên đang xảy ra với ông R., ngụ phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Tranh chấp 35 m2 đất ngoài hợp đồng

Gửi thư đến Báo Pháp Luật TP.HCM, ông R. cho biết: Tháng 3-1999, ông R. có mua của ông Đ. (ngụ cùng địa phương) một miếng đất ở có diện tích gần 150 m2. Để né bớt tiền thuế, hai bên thỏa thuận không đưa 35 m2 đất phía trước nhà vào hợp đồng mua bán.

Tuy chưa đi công chứng và chưa làm thủ tục sang tên nhưng vì đã giao đủ tiền nên ông R. vẫn được ông Đ. giao đất. Sau đó, ông R. đã cải tạo lại nhà, xây tường xung quanh mà không bị gia đình ông Đ. phản đối. Năm 2000, khi nghe nói quy định thuế đã thay đổi, hai bên làm lại hợp đồng mua bán mới và lần này hai bên chỉ ghi diện tích nhà, không ghi diện tích khuôn viên đất. Đến tháng 12-2000, ông R. được UBND TP Đà Nẵng cấp “giấy đỏ” với gần 150 m2 đất.

Về phía ông Đ., sau khi bán bớt một phần đất thì ông còn lại 175 m2 đất. Năm 2007, ông Đ. và vợ là bà T. được UBND quận Thanh Khê cấp “giấy đỏ” cho phần đất này. Vụ việc tưởng êm xuôi cho đến khi ông Đ. qua đời vào đầu năm 2008. Bấy giờ, bà T. và các con đã dùng hợp đồng tay năm 1999 để khởi kiện ông R. đòi lại 35 m2 đất mà theo họ ông Đ. đã nhận dư.

Ngày 9-1-2009, TAND quận Thanh Khê mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án. Cho rằng hai bên đã mua bán không đầy đủ diện tích, TAND quận này xử buộc ông R. thanh toán cho bà T. 224 triệu đồng là giá trị của 35 m2 đất. Không đồng ý với cách xét xử nói trên, ông R. đã kháng cáo.

Sai hình thức lẫn nội dung

Ngày 12-2, VKSND TP Đà Nẵng cũng đã có văn bản kháng nghị bản án sơ thẩm với lý do TAND quận Thanh Khê có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong quá trình tố tụng.

Theo VKSND TP Đà Nẵng, việc các con bà T. viết giấy ủy quyền cho bà T. khởi kiện ông R. nhưng lại không cung cấp giấy báo tử của ông Đ. là không đúng quy định. Chưa hết, án sơ thẩm của TAND quận Thanh Khê còn xác định không rõ ràng tư cách tham gia tố tụng của tám người con của bà T. khi không nêu rõ họ là đồng nguyên đơn.

Đáng nói hơn nữa, bản án sơ thẩm đã căn cứ vào hợp đồng mua bán nhà năm 1999 để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà T. là không có cơ sở. Bởi lẽ hợp đồng đó không có giá trị pháp lý vì không được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền. Hợp đồng chỉ có chữ ký của ông Đ. (đại diện bên bán) và ông R. (đại diện bên mua) mà không có chữ ký của vợ ông Đ. và vợ ông R. Ngoài ra, hợp đồng còn vi phạm quy định về hình thức khi chỉ ghi năm mà không ghi ngày, tháng.

Lại nữa, án sơ thẩm còn bỏ quên một nội dung rất quan trọng, đó là UBND TP Đà Nẵng đã cấp “giấy đỏ” cho gia đình ông R. với diện tích gần 150 m2. Khi cấp “giấy đỏ” này, UBND TP Đà Nẵng đã dựa vào biên bản xác định hiện trạng ranh giới, mốc giới thửa đất được Sở Địa chính-Nhà đất lập năm 2000 thể hiện ông R. đang sử dụng gần 150 m2 đất và không bị tranh chấp. Mặt khác, hồ sơ xin cấp “giấy đỏ” của ông Đ. lập sau đó (năm 2006) cũng thể hiện ông Đ. chỉ còn lại 175 m2 đất và không hề có 35 m2 đất tranh chấp.

Từ các sai phạm nêu trên, VKSND TP Đà Nẵng đã đề nghị TAND TP Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng sửa toàn bộ bản án sơ thẩm, bác toàn bộ đơn khởi kiện của bà T.

Tại phiên xử phúc thẩm ngày 29-6, TAND TP Đà Nẵng cho rằng án sơ thẩm đã xử đúng. Bởi lẽ ông R. không xuất trình được chứng cứ thể hiện ông đã trả tiền cho 35 m2 đất nguyên thuộc quyền sử dụng của ông Đ. Tòa phúc thẩm đã bác kháng nghị của VKSND Đà Nẵng và giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm.

Theo VKSND TP Đà Nẵng, án phúc thẩm xử không hợp lý. Vì không có căn cứ để buộc ông R. phải trả lại 35 m2đất khi gia đình ông Đ. đã từ bỏ quyền sử dụng số đất này kể từ khi ký tứ cận cho ông R. làm giấy đỏ.

VKSND TP Đà Nẵng đã gửi văn bản đề nghị VKSND tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để hủy cả hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm trên và đình chỉ giải quyết vụ án.

HỮU KHÁ

SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM

Trích dẫn từ: http://www.phapluattp.vn/news/ban-doc/view.aspx?news_id=254754

THÔNG TIN CẬP NHẬT:

Ngày 26/6/2009, TAND TP Đà Nẵng đã tiến hành xét xử phúc thẩm và đã  xử buộc ông R. thanh toán cho vợ con ông Đ. 224 triệu đồng là giá trị của 35 m2 đất. Lý do: ông R. không xuất trình được chứng cứ thể hiện ông đã trả tiền mua 35 m2 đất nguyên thuộc quyền sử dụng của ông Đ.

Ngày 11/9/2009, VKSND tối cao đã có văn bản kháng nghị bản án phúc thẩm trên theo trình tự giám đốc thẩm. Theo viện này, khi làm hồ sơ xin cấp giấy đỏ, vợ chồng ông Đ. không kê khai phần đất tranh chấp. Điều này cho thấy ông Đ. đã bán số đất này cho ông R. Ông R. đã sử dụng ổn định, được cấp giấy đỏ nên việc tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm buộc ông R. trả lại cho vợ ông Đ. giá trị 35 m2 đất bằng tiền là chưa đủ căn cứ.

Ngoài ra, tòa phúc thẩm cũng đã vi phạm luật định khi không ra quyết định thành lập hội đồng định giá mà lại dùng kết quả định giá của một công ty bên ngoài với nguyên đơn để buộc ông R. thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn.

HỮU KHÁ – BÁO PLTPHCM

LUẬT PHÁP CÁC NƯỚC: ĐƯỢC CẢI BIÊN TÁC PHẨM NẾU GÂY CƯỜI

NGUYỄN HẢI VÂN (Pháp)

Sửa đổi lời bài hát, biếm họa tranh của các họa sĩ, đóng nhại nhân vật của một tác phẩm sân khấu… là chuyện thường thấy trong sinh hoạt đời thường. Những chế, nhại này xét theo vẻ bề ngoài như là vô thưởng vô phạt, vì chủ yếu cũng chỉ để vui cười. Thông thường, ít ai quan tâm đến khía cạnh pháp lý của hành vi này. Trong chừng mực các quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của VN, cải biên tác phẩm nghệ thuật chính là đang xâm phạm quyền tác giả, chí ít là quyền về nhân thân của tác giả.

Tạo sự vui vẻ cho công chúng

Pháp luật một số nước trên thế giới cho phép cải biên và có những quy định chặt chẽ cụ thể trong luật hoặc trong án lệ. Xin giới thiệu một ví dụ trong Luật sở hữu trí tuệ của Pháp. Luật này quy định khi một tác phẩm được công bố, tác giả không thể ngăn cấm việc nhại, chế, cải biên tác phẩm đó bởi vì tuân theo quy luật cần thiết, tính đa dạng của sở thích.

Tác phẩm cải biên khác với tác phẩm gốc có thể là do có thêm tính khôi hài hay tính phê phán (trên tinh thần xây dựng). Nếu cải biên dựa trên cơ sở quyền tự do bày tỏ ý kiến mà làm tổn hại, đôi khi nghiêm trọng, đến quyền của tác giả về tài sản cũng như tinh thần (nhân thân) thì vẫn được cho phép như một ngoại lệ.

Khi cải biên, cần tuân thủ một số điều kiện. Ðó là thiện chí tạo sự vui vẻ cho công chúng, do đó tác phẩm cải biên không thể gây buồn phiền. Nói cách khác, mục đích gây cười phải được thể hiện thật rõ ràng và đặc biệt phải tránh xa sự phỉ báng. Nhìn ở góc độ lập pháp, thiện chí này được coi là điều kiện cần để thực hiện cải biên. Xét theo các án lệ, khi mọi hành vi bắt chước các tác phẩm nghệ thuật gây cười được sẽ không bị chế tài. Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn