admin@phapluatdansu.edu.vn

CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI ĐỘNG THÁI NGOẠI THƯƠNG CỦA SINGAPORE MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN – THS. VÕ ĐẮC KHÔI

Giới thiệu

Kể từ những năm 1990 đến nay, giữa các quốc gia thành viên cũng như chưa gia nhập WTO đã hình thành nhiều hiệp định thương mại khu vực (RTA) và hiệp định thương mại tự do song phương (FTA). Hiện có khoảng 380 FTA đã được thông báo cho GATT/WTO. Trong số này, 204 FTA đang có hiệu lực. WTO dự báo, đến năm 2010 sẽ có xấp xỉ 400 FTA đi vào thực hiện. Trong số đó, hình thức khu vực thương mại tự do chiếm hơn 90% và hình thức liên hiệp thuế quan chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10%. Trong khu vực Đông Nam Á, cho đến thời điểm tháng 10 năm 2008, đã có 158 RTA/FTA ký bởi các thành viên ASEAN. Trong đó, có 49 hiệp định đang trong giai đoạn thực hiện (Bảng 1).

Để phân tích vai trò của các RTA/FTA trong việc thay đổi động thái ngoại thương của các nước ở Đông Nam Á, trước hết, ở phần I, bài viết sẽ tiến hành điểm qua các RTA và FTA của khối ASEAN. Phần II là tình huống nghiên cứu, đi sâu phân tích thay đổi động thái thương mại của Singapore và vai trò của các FTA. Cơ sở xem xét gồm xu thế tăng trưởng hàng hóa xuất, nhập khẩu và tăng trưởng đầu tư trực tiếp (FDI) đi vào và đi ra nước ngoài gắn với tiến trình ra đời hàng loạt các FTA của Singapore kể từ sau năm 2000. Phần III của bài viết sẽ bàn về những gợi ý cho chính sách ngoại thương của Việt Nam.

Bảng 1:Số lượng RTA/FTA của các quốc gia ASEAN

image

Nguồn: Asian Regional Integration Center,http://aric.adb.org/ftatrends.php.

I. Điểm qua tình hình phát triển các hiệp định thương mại tự do chủ yếu của khối ASEAN.

1. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).

Mặc dầu AFTA là nền tảng và chất xúc tác cho việc giải phóng thương mại của ASEAN, tăng trưởng ngoại thương bên trong khu vực chỉ chiếm 1/4 tổng khối lượng xuất khẩu của ASEAN. Đầu tư trực tiếp giữa các nước trong ASEAN cũng chỉ chiếm tỷ trọng 9,69%. Dòng chảy FDI của ASEAN chủ yếu đến từ các khu vực và quốc gia bên ngoài ASEAN, dẫn đầu là EU, thứ nhì là Nhật Bản. Thành viên ASEAN thu hút đầu tư trực tiếp FDI lớn nhất là Singapore, tiếp đến là Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

Nhìn chung, có thể nhận định: tiến tới một thị trường chung ASEAN cần có nhiều nỗ lực và con đường vẫn còn dài. Có lẽ vì thế mà bên trong AFTA cũng đã hình thành các hệ thống quan hệ song phương để thúc đẩy cho cả hệ thống cùng tiến tới mục tiêu chung. Chẳng hạn, từ tháng 02/2002, Thái Lan và Singapore tuyên bố hình thành Hệ thống tăng cường quan hệ kinh tế Singapore-Thái Lan (STEER[1]). Tháng 4/2003, Thái Lan hình thành “Chiến lược phát triển kinh tế” với Lào, Campuchia và Myanmar. Theo sau các nỗ lực này, tháng 10/2003 Hội nghị ở Bali, các lãnh đạo ASEAN đã đồng ý hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm tiến tới loại bỏ hoàn toàn thuế quan và các hàng rào phi thuế (NTBs) vào năm 2020.

Continue reading

QUẢN LÝ HỘ TỊCH BẰNG CẢM TÍNH

PHẠM VĂN PHONG

Điều 2 Nghị định 158/NĐ-CP quy định “Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về KT-XH, ANQP… Thực tế hiện nay, một số địa phương đã thực hiện khá tốt công tác quản lý hộ tịch, giảm phiền hà cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số địa phương tắc trách trong công tác này và hậu quả thì người dân phải chịu.

Ông Đặng Văn Phi và bà Phạm Kim Thúy thường trú ấp 1, xã TP, huyện VL, Đồng Tháp, do cuộc sống quá khó khăn nên chỉ lo làm ăn mà không quan tâm đến việc đăng ký khai sinh và nhập hộ khẩu cho con. Sau đó, vợ chồng ông Phi xa quê hương đi làm thuê và gửi cháu Hiền lại cho vợ chồng người em ruột là ông Đặng Văn Tý và bà Trần Thị Xê nuôi dưỡng. Cháu Hiền đến tuổi đi học, ông Tý đến UBND xã TP đăng ký khai sinh cho cháu Hiền và “lợi dụng” cán bộ Tư pháp xã TP “không nắm địa bàn” nên ông Tý đã khai vợ chồng ông là cha, mẹ ruột và đề nghị ghi vào phần khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh của cháu Hiền. Từ đó, ông Tý, bà Xê từ chú, thím “biến thành” cha mẹ của Hiền và đương nhiên, một số giấy tờ cá nhân (trong đó có bản sao giấy khai sinh, hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân,…) của Hiền đều có ghi nhận ông Tý, bà Xê là cha mẹ ruột, vì được UBND xã TP thừa nhận và đã đăng ký trong giấy khai sinh, sổ đăng ký khai sinh hợp pháp(?)

Sau một thời gian đi làm ăn xa, ông Phi, bà Thúy trở lại quê nhà và “xin” vợ chồng ông Tý “trả” cháu Hiền lại cho vợ chồng ông tiếp tục nuôi dưỡng. Khi ông Phi đến UBND xã TP đăng ký khai sinh cho cháu Hiền thì được cán bộ Tư pháp xã TP cho biết Hiền đã được cha mẹ ruột (là ông Đặng Văn Tý và bà Trần Thị Xê) đăng ký khai sinh, hiện UBND xã TP còn lưu sổ đăng ký khai sinh, nếu ông muốn có giấy khai sinh của Hiền thì ở đây chỉ cấp lại bản sao. Đương nhiên,  “cha mẹ” cháu Hiền ghi trong khai sinh không phải là ông Đặng Văn Phi và bà Phạm Kim Thúy (theo sổ đăng ký khai sinh). Sau khi tranh cãi quyết liệt, ông Tý đã thừa nhận việc “lừa” cán bộ Tư pháp hộ tịch xã TP để đăng ký khai sinh cho Hiền là con của vợ chồng ông; Sự thật là ông Đặng Văn Phi và bà Phạm Kim Thúy mới đích thực là cha mẹ ruột của Hiền; Ông Phi yêu cầu UBND xã TP cải chính phần ghi về cha mẹ của cháu Hiền và ghi tên của vợ chồng ông vào giấy khai sinh của con ông đúng sự thật. Tại UBND xã TP, theo hướng dẫn của cán bộ Tư pháp hộ tịch muốn “cải chính” nội dung trên thì giữa vợ chồng ông Phi và vợ chồng ông Tý phải làm “bản cam kết” với nội dung: vợ chồng ông Tý không phải là cha mẹ ruột như trong khai sinh mà vợ chồng ông Phi mới đúng là cha mẹ ruột của cháu Hiền. Từ đó, giấy khai sinh, hộ khẩu của Hiền có ghi tên ông Đặng Văn Phi và bà Phạm Kim Thúy là cha mẹ ruột…mà không làm thủ tục cải chính theo quy định(?).

Continue reading

SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI THEO HƯỚNG TÍCH TỤ ĐẤT

MINH HUỆ

Mặc dù đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, song theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong thời gian tới Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đe doạ sự mất ổn định an ninh lương thực (ANLT). Để hướng tới đảm bảo vững chắc ANLT với dân số ổn định ở mức 120 – 130 triệu dân, có ý kiến cho rằng cần phải sửa đổi Luật Đất đai năm 2003.

Trưng dụng ồ ạt đất lúa

Trong một cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát cho rằng, việc mất ANLT quốc gia hoàn toàn có thể xảy ra nếu mức độ trưng dụng và chuyển đổi đất lúa diễn ra ồ ạt như những năm qua và không được điều chỉnh kịp thời. Từ năm 2000 đến năm 2007, diện tích đất trồng lúa đã giảm 361.935ha, bình quân giảm gần 51.705ha/năm. Với diện tích bị giảm như vậy, sản lượng thóc bị thâm hụt khoảng 400.000 – 500.000 tấn/năm. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và việc làm của ít nhất 100.000 hộ nông dân/năm.

Nếu kiểu trưng dụng đất lúa ồ ạt như trên không được kìm chế, dự báo đến năm 2020, quỹ đất lúa nước ta chỉ còn khoảng 3,4 triệu hecta. Ngay cả tính đến phương án khai thác thêm 100.000ha đất nhờ đầu tư thuỷ lợi vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và một số vùng khác thì quỹ đất lúa cũng chỉ đạt 3,5 triệu hecta. Điều đáng nói là nguy cơ giảm diện tích đất trồng lúa tại ĐBSCL và một số vùng ven biển rất cao khi phải đối mặt với hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Theo tính toán của các nhà khoa học, chỉ cần nước biển dâng khoảng 1m, sẽ có tới 70 – 80% diện tích đất lúa bị ngập mặn.

Trong khi đó, theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, để đáp ứng nhu cầu lương thực của 130 triệu người vào năm 2035, chúng ta cần tới 36 triệu tấn thóc. Và muốn đạt được sản lượng thóc này cần duy trì tối thiểu 3 triệu hecta đất chuyên trồng lúa 2 vụ để có 6 triệu hecta gieo trồng/năm.

Nhằm đảm bảo ANLT quốc gia, hướng tới xuất khẩu trong điều kiện đất đai ngày càng thu hẹp, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã trình Chính phủ đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, với mục tiêu chấm dứt tình trạng thiếu đói cục bộ vào năm 2012, nâng cao mức độ ANLT cho các nhóm có nguy cơ thiếu đói lương thực, cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho người dân, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi đến năm 2020 còn dưới 5%… Để đạt được những con số này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề ra mục tiêu duy trì diện tích trồng lúa tối thiểu là 3,5 triệu hecta đến năm 2020 (trong đó có 3,1 triệu hecta chuyên trồng lúa) và mức này sẽ duy trì lâu dài. Nhiều ý kiến cho rằng, để quỹ đất lúa được bảo vệ, phải sửa đổi Luật Đất đai hiện hành.

Continue reading

TRUYỀN THỐNG DÂN CHỦ TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM

CAO TỰ THANH

Khởi đi từ cách hiểu “Dân chủ là sự thể hiện các quyền tự do và bình đẳng của con người và sự ý thức của họ về các quyền lợi ấy, sự thể hiện này là một phạm trù lịch sử ăn khớp với các điều kiện và quá trình xã hội cụ thể, gắn liền với các thiết chế và quan hệ xã hội nhất định đồng thời thông qua các lực lượng và phương tiện xã hội xác định”, bài viết đặt vấn đề tìm hiểu nội dung và tính chất, động lực và cơ cấu cũng như các quy luật và đặc điểm của sự phát triển truyền thống dân chủ trong xã hội Việt Nam.

Bài viết nêu ra một số hạn chế của truyền thống dân chủ trong xã hội Việt Nam và cho rằng việc kế thừa đồng thời cải tạo nó là “cuộc cách mạng duy nhất đảm bảo cho dân tộc Việt Nam giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh để hòa nhập vào thế giới hiện đại, cuộc đấu tranh mà trong đó con người Việt Nam vừa phải Trở lại chính mình vừa phải Vượt khỏi chính mình”.

Cần minh định về khái niệm dân chủ. Theo Từ điển triết học giản yếu, NXB. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987 thì dân chủ là “Hình thức Nhà nước trong đó chính quyền về mặt pháp lý thuộc về nhân dân”, còn theo Từ điển chính trị vắn tắt, NXB. Tiến bộ, Matxcơva và NXB. Sự thật, Hà Nội, 1988 thì dân chủ là “Hình thức chế độ chính trị dựa trên cơ sở công nhận những nguyên tắc về quyền lực nhân dân, quyền tự do và bình đẳng của nhân dân”. Tuy nhiên các định nghĩa nói trên chỉ mới đề cập tới dân chủ như một khái niệm chính trị và trong phạm vi xã hội hiện đại, nên để có thể nhìn thấy truyền thống dân chủ trong xã hội Việt Nam thì phải tìm về nguồn gốc lịch sử và văn hóa của khái niệm này.

Không thể tách rời khái niệm dân chủ với tự do và bình đẳng, dù rằng trong thực tế có những khi dân chủ không song hành với bình đẳng và tự do. Bước vào xã hội có giai cấp, con người cũng bước vào một thời kỳ phân hóa trên cả các mặt kinh tế và văn hóa, chính trị và xã hội. Khoảng cách và mâu thuẫn giữa các giai cấp và các nhóm xã hội về quyền lợi kinh tế – văn hóa và địa vị chính trị – xã hội đã trở thành chướng ngại đối với sự phát triển toàn diện của từng cá nhân và vững chắc của toàn xã hội. Tư tưởng về quyền tự do và bình đẳng vì vậy đã hình thành như định hướng phát triển tối ưu cho xã hội loài người, và thước đo trực tiếp của các quyền lợi ấy chính là dân chủ.  Hơn thế nữa, trong lịch sử đã có vô số các trường hợp bình đẳng mà không tự do hay tự do mà không bình đẳng, nên dân chủ luôn là bạn đồng hành với pháp luật trong việc điều chỉnh sự lệch hướng và điều tiết sự lệch pha giữa tự do và bình đẳng, quy tụ chúng lại trên một đường hướng, một mục tiêu chung. Cho nên có thể nói dân chủ là sự thể hiện các quyền tự do và bình đẳng của con người và sự ý thức của họ về các quyền lợi ấy, sự thể hiện này là một phạm trù lịch sử ăn khớp với các điều kiện và quá trình xã hội cụ thể, gắn liền với các thiết chế và quan hệ xã hội nhất định đồng thời thể hiện qua các lực lượng và phương tiện xã hội xác định. Từ cách hiểu này, có thể bước đầu tìm hiểu nội dung và tính chất, động lực và cơ cấu cũng như các quy luật và đặc điểm của truyền thống dân chủ trong xã hội Việt Nam.

Continue reading

SỨC MẠNH NHÀ NƯỚC VÀ SỨC MẠNH VÔ HÌNH

TS. NGUYỄN SỸ PHƯƠNG (CHLB Đức)

Lạm phát lương thực thực phẩm đang là đề tài nóng bỏng trên toàn thế giới. Ở nước ta, bốn tháng đầu năm nay, giá lương thực đã tăng tới 25,12%, thực phẩm tăng 33,63%.

Cùng thời gian, theo Chương trình Lương thực Liên hiệp quốc (WFP), giá lương thực thế giới cuối tháng 3 đã tăng tới 70% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá bột mì tăng 88%, bắp tăng 65%, gạo 63%, đậu tương tăng 71%. Chỉ số trên tại Đức đối với bột mì là 34%, sữa 31%, pho mát 26% và mì sợi là 26%.

Nhiều chuyên gia, tổ chức cho rằng, trước năm 2005, công nghiệp hóa nông nghiệp đã giúp giữ giá lương thực thực phẩm rẻ tới 30 năm, nhưng bây giờ mức giá đó buộc phải thay đổi theo mặt bằng mới, bảo đảm tỷ lệ hợp lý đối với các mặt hàng giá luôn tăng khác. Có thể nhận thấy điều đó qua kim ngạch xuất khẩu gạo trong một năm của hàng chục triệu nông dân Việt Nam không bằng giá của dăm chiếc Boeing hay Airbus.

Điều đó cũng giải thích phần nào cho cuộc biểu tình của nông dân nuôi bò sữa ở Đức đòi tăng giá sữa vào đầu tháng này và lan sang các nước Áo, Bỉ, Hà Lan, Pháp. Tuy thu nhập năm 2007 của một nông dân Đức đã tăng 12%, lên 25.300 euro/năm, mức cao kỷ lục trong 10 năm nay, nhưng yêu sách của họ cũng đã được thỏa mãn. Các tập đoàn bán lẻ của Đức buộc phải nâng giá mua sữa thêm 10 cent/lít, pho mát 20 cent/250 gam, dẫn đến giá bán lẻ tiếp tục tăng.

Giá lương thực thực phẩm tăng còn được lý giải do yếu tố cung cầu. Lấy ví dụ người Trung Quốc, cách đây 20 năm chỉ tiêu dùng hết 20 ki lô gam thịt/người/năm thì nay lên tới 50 ki lô gam. Để sản xuất 1 ki lô gam thịt đó, đối với heo cần 3 ki lô gam lương thực, còn bò tới 8 ki lô gam, khiến nhu cầu lương thực tăng lên gấp cùng số lần tương tự.

Yếu tố tác động tiếp theo nằm ở chương trình sản xuất nhiên liệu sinh học của Mỹ, tiêu tốn tới hai phần ba sản lượng bắp của nước này suốt từ năm 2005 đến nay. Năm 2008 con số đó được dự báo có thể lên tới 138 triệu tấn và trong 15 năm tới, sản lượng bắp phải đáp ứng được một nửa nhu cầu nhiên liệu của nước Mỹ.

Theo tính toán của Viện International Food Policy Research, 70% mức tăng giá lương thực hiện nay bắt nguồn từ nguyên nhân nói trên. Ngoài ra, góp phần đẩy giá lương thực thực phẩm lên còn do dân số thế giới tăng nhanh, mỗi năm tới 80 triệu người, và thiên tai dịch bệnh gây mất mùa ở nhiều nước.

Trong khi đó, một số trường phái khác lại cho rằng, lạm phát giá lương thực thực phẩm không phải do tình trạng khan hiếm. Bằng chứng được Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) đưa ra là sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2007 tăng tới 5% so với năm trước đó và, cho dù thiên tai xảy ra ở nhiều nơi, năm 2008 con số trên có thể sẽ còn tăng nữa. Trong khi đó, dân số thế giới chỉ tăng 1,2% mỗi năm.

Continue reading

THỰC THI BẢN QUYỀN: VẪN LÀ CHUYỆN DÀI

QUỲNH TRANG

Khoảng 80%-90% bản ghi lưu hành trên các trang web mà không hề xin phép.

Hôm qua (23-4), tại TP.HCM, Thanh tra Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã tổ chức hội nghị bàn tròn nhằm trao đổi thông tin về công tác quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan giữa: Cơ quan quản lý nhà nước (Thanh tra Bộ, Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật Việt Nam) với các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan (Hiệp hội Công nghiệp ghi âm – RIAV, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam – VCPMC, Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam – VLCC) và các tổ chức khai thác, sử dụng tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, văn học và chương trình phát sóng trên Internet.

Đây là một trong những hoạt động thực hiện Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg ngày 31-12-2008 của Thủ tướng về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

Ngang nhiên vi phạm!

Ông Đinh Trung Cẩn, Giám đốc phía Nam của VCPMC, cho biết: “Hiện tại chỉ có 19 trang web âm nhạc trực tuyến có ký sử dụng các tác phẩm âm nhạc với chúng tôi. Còn hơn 100 trang web khác chưa hề có ý kiến của chúng tôi nhưng vẫn hoạt động, trong đó khoảng 50 trang web có máy chủ đặt ở nước ngoài”. Những trường hợp máy chủ đặt ở nước ngoài thì VCPMC lẫn cơ quan quản lý cũng đành chịu thua. Thế nhưng ngay cả những đơn vị mà VCPMC biết vi phạm và biết nơi để đòi tiền nhưng VCPMC vẫn phải chịu lép. Như một số trang web chỉ ký sử dụng 100 tác phẩm với VCPMC nhưng thực tế lại tải lên 3.000-4.000 tác phẩm.

Ở lĩnh vực đầu số, với dịch vụ tải nhạc chuông, nhạc chờ… thông qua các cơ quan truyền thông, đài phát thanh, truyền hình với gần 40 đơn vị, chỉ có 22 đơn vị chịu thực thi bản quyền tác giả. “17 đơn vị còn lại không chịu thực hiện do các cơ quan truyền thông, đài phát thanh truyền hình bao che. Tôi khẳng định có sự ăn chia giữa các đơn vị” – ông Cẩn bức xúc.

Các sản phẩm bản ghi âm, ghi hình thuộc quản lý của RIAV cũng ngang nhiên bị vi phạm. Khoảng 80%-90% bản ghi lưu hành trên các trang web không hề xin phép. Ông Cẩn cho rằng việc các trang web không xin phép vẫn tải nhạc lên mạng không nguy hiểm bằng việc các thành viên của trang web lấy nhạc về rồi chế lời mới. Khi phía VCPMC liên lạc với chủ các trang web này thì nhận được trả lời rằng việc chế lời không thuộc quản lý của họ bởi họ không thể quản lý tất cả thành viên!

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn