admin@phapluatdansu.edu.vn

HIỆP ĐỊNH VỀ TÀI SẢN NGOẠI GIAO GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC AI-LEN.

Nhận thấy:

(A) Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len mong muốn phát triển quan hệ hai nước trên tinh thần hợp tác cùng có lợi;

(B) Trong Bản ghi nhớ ngày 29 tháng 8 năm 2003 giữa Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (Bản ghi nhớ), các Bên đã thống nhất sẽ dự thảo một Thỏa thuận về việc chuyển nhượng bốn tài sản ngoại giao nêu tại Phụ lục 1 cho Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Chính phủ Việt Nam) và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (sau đây gọi là Chính phủ Anh) thỏa thuận như sau:

Điều 1. Chính phủ Anh chuyển nhượng cho Chính phủ Việt Nam bốn tài sản ngoại giao nêu tại Phụ lục 1 theo các quy định tại Phụ lục 2.

Continue reading

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN LÀNH MẠNH VÀ BỀN VỮNG

THS. NGUYỄN THỊ MỸ LINH – Đại học Công nghiệp TPHCMKey

Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Hội nghị Trung ương 6 khóa X) đã nhấn mạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để các quyền về đất đai và bất động sản được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh và xác định rõ quyền sử dụng đất là một loại hàng hóa đặc biệt, được định giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước.

1 – Vai trò của thị trường bất động sản đối với sự phát triển ổn định kinh tế

Thị trường bất động sản (BĐS) ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị của con người, tác động đến tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Sự sụp đổ thị trường BĐS tại một số nước đã gây hậu quả rất nặng nề cho nền kinh tế – xã hội của những nước đó.

Ở Thái Lan, thị trường BĐS sôi động, đặc biệt là đầu tư vào chứng khoán BĐS đã đẩy giá BĐS lên mức rất cao dẫn đến sự sụp đổ của thị trường BĐS vào năm 1997, khiến đồng tiền của nước này bị mất giá mạnh, tạo ra phản ứng dây chuyền tàn phá nền kinh tế Thái Lan và nhiều nước Đông – Nam á. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính châu á năm 1997. Nhiều nhà phân tích cùng cho rằng, sở dĩ xảy ra khủng hoảng trên thị trường BĐS ở Thái Lan năm 1997 là do các chủ đầu tư triển khai xây dựng ồ ạt mà không tính đến nhu cầu thực tế.

Continue reading

CÔNG VĂN CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 164/2001/KHXX NGÀY 7 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM XÉT XỬ SƠ THẨM ĐỂ TÍNH LÃI SUẤT CHẬM TRẢ

Kính gửi: Toà án nhân dân tỉnh Kiên Giang

Sau khi nghiên cứu Công văn số 64/CV.TA ngày 12/7/2001 của Toà án nhân dân tỉnh Kiên Giang đề nghị hướng dẫn việc xác định thời điểm xét xử sơ thẩm để tính lãi suất chậm trả, Toà án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

Theo nội dung hướng dẫn tại điểm b, mục 1 Phần I của Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Toà án nhân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ tài chính “Hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản”, thì… “Trong trường hợp người có nghĩa vụ có lỗi thì ngoài khoản tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm”.

Continue reading

TRANH CHẤP DO MUA ĐẤT ĐỂ NGƯỜI KHÁC ĐỨNG TÊN

019 VĂN ĐOÀN

Nếu tòa căn cứ vào thực tế giao dịch để xét xử thì VKS lại dựa vào “giấy đỏ” để bênh vực người đứng tên.

Ngày 8-5, VKSND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã kháng nghị bản án đòi tài sản mà TAND huyện Chơn Thành xét xử vào tháng 4-2008 vì có nhiều tình tiết chưa đúng với thực tế.

Em nói Đông, chị nói Tây

Bà T. (ngụ phường 11, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và bà N. (ngụ phường 10, quận 6, TP.HCM) là hai chị em ruột.

Tháng 10-2007, bà N. kiện bà T. ra tòa để đòi lại hơn 100 ha đất tại huyện Chơn Thành, Bình Phước. Theo bà N. thì vào tháng 1-2003, bà đã mua diện tích đất trên với giá tiền gần 350 triệu đồng. Bà N.  đã đặt cọc cho hai chủ đất số tiền hơn 40 triệu đồng… Trước ngày bà giao đủ tiền cho hai chủ đất, người chị là bà T. có đến năn nỉ xin được đứng tên trên giấy tờ đất để “chứng minh tài chính cho con đi du học nước ngoài”. Vì thương chị nên bà N. đồng ý. Sau đó, bà N. gửi cho chủ đất một giấy ủy quyền cho phép bà T. được đứng tên trên “giấy đỏ”. Bà N. đã tự tay giao đủ tiền cho hai chủ đất có sự chứng kiến của cán bộ xã Minh Lập. Sau khi làm xong mọi thủ tục, bà N. giao cho anh mình quản lý, chăm sóc đất.

Continue reading

CÔNG VĂN SỐ 118/2004/KHXX NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2004 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO VỀ THI HÀNH MỤC 4 NGHỊ QUYẾT SỐ 32/2004/QH11 CỦA QUỐC HỘI KHÓA 11

Kính gửi:

– Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà án nhân dân tối cao

Ngày 15-6-2004, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 5 đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sựNghị quyết số 32/2004/QH11 “Về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự”.

Mục 4 của Nghị quyết quy định:

“Kể từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự được công bố cho đến ngày có hiệu lực:

a) Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Bộ luật tố tụng dân sự được công bố thì áp dụng theo quy định tương ứng tại Điều 73 và Điều 79 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Điều 77 và Điều 83 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Điều 75 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động;

b) Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động có hiệu lực pháp luật sau ngày Bộ luật tố tụng dân sự được công bố thì áp dụng theo quy định tại Điều 288 và Điều 308 của Bộ luật tố tụng dân sự”.

Continue reading

CÔNG VĂN CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 56/1999/KHXX NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 1999 VỀ VIỆC ĐÍNH CHÍNH MỘT SỐ ĐIỂM TRONG TTLT SỐ 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC NGÀY 25-1-1999

Kính gửi: Các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp

Do sơ suất khi chỉnh lý và in ấn Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 25-1-1999 “Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991 của Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội”, nên có một số chỗ chưa chính xác. Sau khi thống nhất với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao thông báo việc sửa lại một số điểm của Thông tư này như sau:

1. Điểm 1 Mục IV Thông tư được sửa lại như sau:

“Ví dụ: Thừa kế được mở ngày 01-5-1990. Theo quy định tại Điều 648 Bộ luật dân sự, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Nhưng theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế thì đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh thì thời hiệu được tính từ ngày công bố Pháp lệnh, tức là ngày 10-9-1990. Áp dụng khoản 2 Điều 17 của Nghị quyết số 58/1998, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong trường hợp cụ thể này đến ngày 10-3-2003, vì mười năm này được tính như sau:

Continue reading

MUA BÁN TRẺ EM VÀ PHỤ NỮ: MỘT THỰC TẾ NHỨC NHỐI

responsibility21. Mỗi ngày có ít nhất 2 phụ nữ và trẻ em bị bán

VTCnews – Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, đã có 193 vụ với hơn 430 phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài làm nô lệ tình dục hoặc bị cưỡng bức lao động (trung bình mỗi ngày có ít nhất 2 phụ nữ, trẻ em bị đem bán).

Thiếu tướng Vũ Hùng Vương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) vừa cho biết thông tin trên tại cuộc họp báo sáng nay, 27/6, công bố Thông tư liên tịch số 03/2008 hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh, tiếp nhận phụ nữ trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.

Theo Thông tư này, phụ nữ, trẻ em bị sử dụng vũ lực hoặc bị đe dọa sử dụng vũ lực, bị bắt cóc, bị ép buộc dưới nhiều hình thức để bán ra nước ngoài; bị lừa gạt, lợi dụng tình trạng dễ bị tổn thương để bán ra nước ngoài; đưa ra nước ngoài để nhận lợi ích vật chất khác… đều được xác định là nạn nhân của các vụ buôn bán ra nước ngoài nhằm mục đích bóc lột (cưỡng bức bán dâm hoặc các hình thức bóc lột tình dục khác, lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hoặc làm việc như tình trạng nô lệ hoặc lấy đi các bộ phận cơ thể).

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn