admin@phapluatdansu.edu.vn

CƠ CHẾ BA BÊN TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

THS. NGUYỄN XUÂN THU

Trong lĩnh vực lao động, cơ chế ba bên theo cách gọi của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) là một cơ chế thông dụng ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, được sử dụng trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, tổ chức và quản lí lao động cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh, kể cả giải quyết tranh chấp lao động và đình công. Tuy nhiên, với các nước có nền kinh tế thị trường và quan hệ lao động chưa phát triển như Việt Nam, thì cơ chế ba bên còn là vấn đề mới mẻ và đang từng bước được ứng dụng. Vì vậy, tìm hiểu khái niệm cơ chế ba bên là việc làm cần thiết và tất yếu cho những quốc gia bắt đầu ứng dụng cơ chế này.

1. Cơ chế ba bên và những khái niệm liên quan

Theo Từ điển Tiếng Việt, “cơ chế” là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện” (1). Tương tự, các tác giả của cuốn Đại từ điển Tiếng Việt cho rằng cơ chế là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện.

Continue reading

LOGO HẢI YẾN CỦA CHỒNG HAY CỦA VỢ?

HOÀNG TÚ

Hai logo na ná nhau, một được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, một được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Ông Vĩnh Thanh – Giám đốc Công ty TNHH Thể thao Ngôi Sao vừa gửi đơn lên Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Tiền Giang yêu cầu xử lý việc Công ty Hải Yến vi phạm quyền tác giả đối với logo do ông sáng tác.

Tuy nhiên, trong quá trình xử lý, bà Huỳnh Hồng Thúy – Giám đốc Công ty Hải Yến lại cho rằng chính ông Vĩnh Thanh mới là người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của công ty bà.

Logo na ná

Trước đây, ông Thanh và bà Thúy từng là vợ chồng, cùng gầy dựng nên Công ty Hải Yến. Năm 2003, Công ty Hải Yến đăng ký lại nhãn hiệu Hải Yến và nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm cầu lông, dịch vụ thể thao… Năm 2005, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Công ty Hải Yến.

Continue reading

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI CÓ TÀI SẢN BỊ TRƯNG MUA, TRƯNG DỤNG

TS. NGUYỄN TRUNG TÍN

Khi tiến hành trưng mua, trưng dụng tài sản thì yêu cầu hàng đầu là làm cho mục đích của nó vẫn được thực hiện nhưng giảm thiểu tối đa các thiệt hại cho các đối tượng có tài sản bị trưng mua, trưng dụng cũng như hạn chế sự lạm dụng từ phía cơ quan có thẩm quyền. Chính vì vậy, việc ban hành Luật Thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản cần quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người có tài sản bị trưng mua, trưng dụng. Bài viết góp ý cho Dự án Luật này của Chính phủ ngày 30/8/2007 sẽ làm sáng tỏ vấn đề trên.

1. Các quyền của người có tài sản bị trưng mua, trưng dụng

1.1. Các quyền của người có tài sản trưng mua

Người có tài sản bị trưng mua, theo chúng tôi, có các quyền sau: được nhận quyết định về trưng mua tài sản; được thanh toán theo giá thị trường giá trị tài sản bị trưng mua; được thông báo về việc trưng mua tài sản trong trường hợp dự báo được về việc trưng mua; được thoả thuận với người có thẩm quyền về giá trưng mua tài sản; được quyền yêu cầu nhận lại tài sản trưng mua trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc xử lý tài sản trưng mua; được hoàn trả lại tài sản khi tiến hành xử lý tài sản trưng mua; được bồi thường thiệt hại khi được hoàn trả lại tài sản mà tài sản bị hư hỏng, giảm chất lượng; khiếu nại, tố cáo về trưng mua tài sản đối với các hành vi bất hợp pháp của các cơ quan có thẩm quyền. Theo chúng tôi, một vài quyền của người có tài sản trưng mua nêu trên trong Dự luật cần có sự bổ sung, sửa đổi. Cụ thể:

Continue reading

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn