admin@phapluatdansu.edu.vn

VẤN ĐỀ 1

 

SỐ 1

Ông A và bà B là hai vợ chồng quyết định sử dụng tài sản chung của vợ chồng để thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Theo đăng ký ông A là người đứng tên sở hữu doanh nghiệp tư nhân này. Những vấn đề pháp lý phát sinh là:

1. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của ai: ông A hay của vợ chồng AB;

2. Lợi tức từ doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của ông A hay của vợ chồng AB;

3. Trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ tài sản, thì nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng tài sản nào: Tài sản của doanh nghiệp + tài sản riêng của ông A hay tài sản của doanh nghiệp + tài sản chung của vợ chồng AB.

Các văn bản Luật có liên quan: Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000Luật Doanh nghiệp năm 2005 , Luật Thi hành án dân sự … văn bản khác

XIN MỜI CÁC BẠN CÙNG THẢO LUẬN!

67 Responses

  1. Ngay trong dữ kiện của tình huống đưa ra đã có vấn đề: A và B thỏa thuận dùng tài sản chung vợ chồng để thành lập DNTN. Thực tế không có trường hợp nào như vậy. Vì DNTN do cá nhân làm chủ sở hữu nên chỉ có thể xác định A là người góp vốn thành lập DNTN đó và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của riêng A mà thôi. Nếu cả A và B đã thỏa thuận được việc dùng tài sản chung để thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó phải là Cty TNHH 2 thành viên chứ không thể là DNTN được. Khái niệm DNTN đã chi rõ là DNTN do 1 cá nhân làm chủ, sao có thể đưa tài sản của vợ vào được?

  2. Cho hoi khi hai vo chong song chu vo vay tien ma chong khong biet khi chong chet dong thua ke nhan thua ke vay so tien vay cua vo vay dong thua ke co phai chi tra khong

  3. Tôi xin mạn phép có ý kiến như sau:
    Nội dung Luật đã được các anh chị nói rõ ở trên rồi. Tôi không biết rõ hộ gđ ông bà AB có quyền thành lập 2 DNTN không? Nếu được thì đặt vấn đề là bà B cũng thành lập DNTN B. Vậy vấn đề lợi tức và trách nhiệm TS sẽ rõ ràng hơn. Mong các anh chị cho ý kiến.

  4. Xin hỏ Luật sư:

    Đối với Doanh nghiệp tư nhân A này khi dùng tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đứng tên vợ chồng AB thì khi ký hợp đồng thế chấp với Ngân hàng để vay vốn cho chính DNTN A thì NGân hàng sẽ ký hợp đồng thế chấp của bên thứ 3(bên vay: DNTN A; bên thứ 3: Vợ chồng AB;bên cho vay: Ngân hàng) hay ký hợp đồng thế chấp tài sản(bên vay: DNTN A mà đại diện là ông A làm Giám đốc đồng thời cả 02 vợ chồng AB cùng ký tên trên hợp đồng thế chấp; bên cho vay: NGân hàng).

    Trân trọng cám ơn

  5. Theo tôi, việc giải quyết tình huống trên phải thật thấu tình đạt lý. A và B dùng tài sản chung để thành lập DNTN (ví dụ thế chấp nhà là tài sản chung cho ngân hàng để vay 1 tỉ đồng). Khi kinh doanh có lời thì lợi nhuận được dùng vào việc chi tiêu trong gia đình, còn khi kinh doanh lỗ thì chỉ mỗi mình A chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản. Thật không công bằng.
    Kinh doanh giống như đánh bạc vì mang tính mạo hiểm và rủi ro cao. Khi B cùng A tham gia vào kinh doanh (canh bạc) thì mặc nhiên phải hiểu cả hai cùng nhau chia sẻ rủi ro. Khi giao dịch với A với tư cách chủ doanh nghiệp tư nhân, các doanh nhân không thể biết B có tham gia hùn hạp hay không. Do vậy khi có xảy ra tranh chấp thì cơ quan có thẩm quyền (ở đây là tòa án) sẽ triệu tập B với tư cách người có nghĩa vụ và liên quan để thẩm vấn nhằm làm rõ trách nhiệm liên đới với A trong hoạt động kinh doanh, chia sẻ lợi nhuận..
    Nếu B chứng minh được việc kinh doanh của A không liên quan đến khối tài sản chung và mình không hề biết việc này thì B không phải chịu trách nhiệm liên đới và ngược lại. Chứng cứ ở đây là hợp đồng thế chấp và vay tiền ngân hàng. Mặc dù pháp luật đã quy định rõ về các loại hình doanh nghiệp nhưng việc áp dụng pháp luật khi xét xử lại phụ thuộc vào trình độ, tâm tính của thẩm phán.
    Tóm lại nếu B có ý định dùng tài sản của mình tham gia vào việc thành lập doanh nghiệp tư nhân mà A làm chủ thì B phải có trách nhiệm liên đới cùng A thực hiện nghĩa vụ tài sản mặc dù luật doanh nghiệp không quy định. Tuy nhiên trách nhiệm chính vẫn là A nếu không đủ thì lấy tài sản chung của A và B để thực hiện nghĩa vụ. Có quyền tất phải có nghĩa vụ

  6. Đầu óc em đơn giản nên chỉ nghĩ được như thế này thôi
    1. Tài sản của Doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của ông A trước hết là căn cứ vào Khoản 1 Điều 141 Luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó Khoản 3 điều 28 Luật HNGĐ có quy định:”…việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận…”, tức là ông A và bà B có thể thỏa thuận việc dùng tài sản chung để kinh doanh chứ không bắt buộc là phải chia tài sản. Việc bàn bạc, thỏa thuận đó có thể có giấy tờ hoặc thỏa thuận bằng miệng. Nếu bằng giấy tờ thì bà B có cơ sở để bảo vệ quyền lợi của mình một khi hai người có ý định li hôn, sau này có tranh chấp xảy ra thì dựa vào căn cứ ấy mà chia tài sản. Còn việc ông A là chủ sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp đã quá rõ ràng rồi, nguồn vốn này là nguồn vốn hợp pháp đã được bà B đồng ý đưa ra sử dụng. Với lại khi kê khai tài sản thì chắc chắn cũng phải chứng minh nó là tài sản hợp pháp, từ đó mà dễ dàng chứng minh được tài sản này có nguồn từ đâu mà.
    2. Lợi tức từ doanh nghiệp tư nhân là của cả hai vợ chồng vì theo luật hôn nhân và gia đình thì:
    – nó là tài sản hợp pháp của ông A tạo ra do hoạt động sản xuất kinh doanh mà có(k1, Điều 27)
    – Do 2 người không phân chia tài sản chung nên lợi tức sinh ra vẫn thuộc về cả 2 vợ chồng Điều 30
    3. Từ câu 1có thể suy ra việc thực hiện nghĩa vụ tài sản trước hết phải sử dụng tài sản của doanh nghiệp, nếu chưa đủ thì dùng tài sản của ông A.hết
    Nói chung là em đồng tình với chị Nguyễn Thị Kim Anh.
    Sau khi thảo luận, e rất hi vọng được đọc một vài phản hồi của người đặt ra câu hỏi cho vấn đề này.
    ^^
    Mỗi ngày đến trường học dân sự là một niềm vui là lá la

  7. Theo tôi nhà làm luật không hề thiếu sót bất cứ vấn đề gì cho trường hợp trên đây. Đúng là phải căn cứ vào nguồn gốc tài sản khi thành lập doanh nghiệp có từ đâu? còn tất nhiên khi xẩy ra tranh chấp thì việc chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm quyền…nếu không những cơ quan có thẩm quyền nhà nước lập nên để làm gì…và cái gì cũng phải quy định rõ ràng đến từng chi tiết ai đọc vô cũng hiểu và cũng áp dụng được thì không còn là vấn đề, một môn khoa học nữa..tôi hoàn toàn thống nhất với cách trả lời của bạn có biệt danh tamtintaitien…còn bạn nào cho rằng đối với trường hợp này pháp luật cần quy định rõ hơn mặt này, mặt kia…theo tôi là không cần thiết như vậy đã quá rõ rồi..Luật doanh nghiệp 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, luật doanh nghiệp 2005 đã đủ rồi…đọc luật lại các bạn thấy ngay mà.

  8. Cãi nhau cái gì,
    Giải quyết vấn đề pháp lý là phải đi từ nguồn gốc căn bản của nó, Tiền để thành lập DNTN là từ đâu? Giấy CNDKKD đứng tên ai?từ đó mà suy ra Nghĩa vụ của DNTN thì do một mình A chịu, lợi ích thu được từ DNTN thì AB đều hưởng, có vậy thôi giải thích dài dòng.

  9. Theo tôi ban manh sy lap luan dúng quy dịnh của phap luat .

  10. 1. Vì AB sử dụng tài sản chung để thành lập doanh nghiệp tư nhân. Muốn xác định được tài sản của doanh nghiệp tư nhân là tài sản của A, B hay của AB thì phải xác định được ý chí của B trong trong trường hợp này. Ý chí đó được thể hiện trong biên bản thỏa thuận về việc quyết định dùng tài sản chung vào thành lập doanh nghiệp. Ví dụ như ký vào bản thỏa thuận, cùng nhau đi đăng ký kinh doanh…Nếu như không xác định được vấn đề này thì tài sản của doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của A. Vì A là người đứng tên chủ sở hữu doanh nghiệp.
    2. Xác định được chủ sở hữu tài sản thì văn đề thứ hai, thứ ba dc xác định rồi.

  11. a va b la vo chong.ca a vb deu muon thanh lap dntn do chinh minh lam chu.vay co vi pham phap luat ko?
    mong moi nguoi thao luan

  12. minh cung co mot bt lien quan den tai san cua 2 vo chong

  13. Theo mình để giải quyết vấn đề này cần phải xác định được 02 góc độ: (1) góc độ hành chính (hình thức, danh nghĩa), và (2) góc độ tố tụng (đích thực, truy cùng xét tận để tìm ra bản chất):

    (1) Dưới góc 1 (hành chánh) thì dựa vào Luật Doanh nghiệp, DNTN thuộc sở hữu riêng của chủ doanh nghiệp; hoa lợi lợi tức thuộc sở hữu riêng của chủ doanh nghiệp và nghĩa vụ phát sinh nếu DNTN không thực hiện nổi thì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.

    (2) Dưới góc độ tố tụng thì căn cứ vào Luật HNGĐ, BLDS thì nếu nguồn gốc tài sản khi thành lập doanh nghiệp tư nhân không được chủ doanh nghiệp không chứng minh được là tài sản riêng thì doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu chung của vợ chồng; hoa lợi, lợi tứcc thuộc tài sản chung, và nghĩa vụ phát sinh vẫn thuộc nghĩa vụ chung hợp nhất của vợ chồng.m

    Vì vậy, đối với các cơ quan như Sở kế hoạch và đầu tư hay công chứng chẳng hạn thì căn cứ vào Luật doanh nghiệp (danh nghĩa, hình thức) mà thực hiện. Giống như trường hợp một người bỏ tiền ra “mua” đất nhưng nhờ người khác đứng trên trên sổ đỏ, thì cơ quan hành chính, công chứng, đăng ký kinh doanh, vv.. chỉ biết người đứng tên trên sổ đỏ và vợ hoặc chồng của người đó mà chứng thực, xác nhận, v.v.. các quyền của người sửdụng đất, mà không biết người sở hữu đích thực là ai, mà nếu có biết thì “mặc kệ” miễn không có tranh chấp gì thì “cứ tiếp tục làm”.

    Tuy nhiên, trong trường hợp này, trường hợp mà chúng ta đang bàn luận ở đây là vấn đề giải quyết tranh chấp, tố tụng. Vì vậy, chúng ta phải quy vấn đề về góc độ “truy cùng, xét tận,” tìm ra người chủ sở hữu đích thực”, để xác định quyền và nghĩa vụ của họ. Trong trường hợp này như đã trình bày ở trên, người chủ DNTN không chứng minh được tài sản đưa vào vốn đăng ký của DNTN là tài sản riêng thì người sở hữu đích thực của DNTN là cả vợ và chồng. Theo đó, lợi tức cũng như nghĩa vụ phát sinh của doanh nghiệp cũng thuộc về hai vợ chồng.

    Trường hợp này giống như việc tranh chấp sổ đỏ do một người bỏ tiền mua đất nhờ người khác đứng tên hộ. Nếu không có tranh chấp gì và không ai biết gì thì pháp luật thừa nhận người đứng tên trên sổ đỏ. Còn nếu có tranh chấp xảy ra và người thực tế bỏ tiền ra mua (giả sử đủ điều kiện nhận chuyển nhượng QSD đất nhưng không muốn đứng tên) chứng minh được thực tế này thì lô đất sẽ thuộc về người thực tế bỏ tiền mua thông qua bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án.

    Tóm lại vấn đề là các bạn cần quan tâm ở đây là giải quyết tranh chấp, tìm ra cái đích thực, khác với sự công nhận, quy định pháp lý trên danh nghĩa, hình thức và hành chính.

    Chúng ta đang giải quyết tranh chấp đúng không các bạn nè!

    Như vậy, với tư cách là một luật sư hay một nhà tư vấn, chúng ta phải tư vấn cho chủ nợ như thế nào để đòi được tối đa số tiền, trong ngữ cảnh các thẩm phán nhà ta còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Ví dụ như nếu là luật sư cho ngân hàng thì khi cho doanh nghiệp tư nhân vay vốn cần phải yêu cầu người vợ hoặc chồng của chủ doanh nghiệp xác nhận tài sản của doanh nghiệp là tài sản chung và khi doanh nghiệp tư nhân không trả hết nợ thì vợ hay chồng chủ doanh nghiệp cùng chịu trách nhiệm liên đới với khoản nợ đó. Như vậy được không nào! Còn nếu làm “thầy dd uu iiii” cho vợ chồng chủ DNTN thì phải tư vấn ra sao để vợ chồng chủ doanh nghiệp tư nhân ít thiệt hại nhất với khoản nợ chất chồng trong tình hình tín dụng thắt chặt, kinh doanh vô cùng khó khăn như hiện nay (thời điểm tháng 06/2011, vì sợ lộn lịch sử), xin các bạn chỉ bảo. Mình không biết tư vấn thế nào đây.

    Xin chào.

  14. Tôi xin có một số ý kiến đối với trường hợp trên như sau:

    Theo quy định của Pháp luật thì Chủ DNTN sẽ chịu trách nhiệm vô hạn đối với tài sản của Công ty và cá nhân – người chủ sở hữu DNTN, vì vậy:
    1) Tài sản của DNTN sẽ là tài sản chung của Vợ chồng AB vì tài sản này được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, mặc dù lợi nhuận này là do DNTN có được thì cũng sẽ là tài sản chung của vợ chồng AB (Luật HON & GD 2000)
    2) Lợi tức của DN sẽ là tài sản chung của vợ chồng AB vì khi thành lập DNTN ông A không thỏa thuận chia tài sản riêng của vợ chồng ra để thành lập DNTN.
    3) Khi phát sinh tranh chấp thì nghĩa vụ tài sản sẽ là lợi tức của DNTN và tài sản riêng của ông A (tài sản riêng của ông A trước khi kết hôn với bà B và tài sản của ông A trong khối tài sản chung của AB trong thời kỳ hôn nhân)

    Trên đây là những phân tích ngắn gọn và cơ bản dựa theo quy định của PL hiện hành.
    Trân trọng !

  15. em la sinh viên luật,em có chút ý kiến sau mong nhận được phản hồi từ mọi người:
    em không đồng ý với ý kiến cho rằng tài sản doanh nghiệp là tài sản riêng của ông A vì ở đây chưa có sự phân chia tài sản chung, nếu đi theo chiều hướng trên thì trong trường hợp DN vẫn hoạt động bình thường nhưng ông A và bà B phát sinh mâu thuấn dẫn đến ly hôn vậy phần tài sản đưa vào hoạt động doanh nghiệp vốn là tài sản chung của vợ chồng sẽ không được đem ra chia theo luật hôn nhân gia đình,như vậy là không đảm bảo quyền lợi của bà B giữa ông A và bà B
    thiết nghĩ chủ doanh nghiệp vẫn là ông A nhưng lợi tức phát sinh thì lại là của chung 2 vợ chồng vì lợi tức này sinh ra rừ tài sản chung, theo luật doanh nghiệp chỉ qui định lợi nhuận doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự định đoạt chứ không nhất thiết là chỉ mình chủ doanh nghiệp hưởng nên ông A vẫn phải tuân thủ luật hôn nhân gia đình về tài sản chung trong việc định đoạt này và theo em như vậy cũng không có j là mâu thuẫn giữa 2 ngành luật về vấn đề này.
    về trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp thì bà B đã thống nhất đưa tài sản chung vào hoạt động của doanh nghiệp thì khi doanh nghiệp phát sinh trách nhiệm giao dịch thì số tài sản chung của vọ chồng cùng với số tài sản riêng của ông A sẽ dùng để được dùng để chịu trách nhiệm( vì ông A là chủ doanh nghiệp và là người trực tiếp kinh doanh)

  16. Mình xin nêu ra thêm 1 số vấn đề như sau để các bạn có thể hiểu rõ hơn:
    – Tài sản của DNTN trên sẽ thuộc về ông A và lợi nhuận trên củng thuộc về ông A. Vì tài sản này được sinh ra từ lợi nhuận tài sản riêng của ông A (Luật HN&GĐ đã nói rõ vấn đề này). Khi bà B đã góp tài sản vào, điều đó có nghĩa là bà B và ông A đã thỏa thuận phân chia tài sản rieng bằng hành vi.
    – Nếu phát sinh nghĩa vụ tài sản thì tài sản của DN phải được tính đầu tiên và tài sản riêng của ông A. Nếu 2 vợ chồng chưa thỏa thuận chia tài sản riêng thì lúc này phải chia tài sản riêng chủa vợ chồng AB ra để thực hiện nghĩa vụ.

    • mình không đồng tình theo cách lý giải trên, vì doanh nghiệp tư nhân được sinh ra trên tài sản chung chứ không phải tài sản riêng. Tài sản vợ chông là tài sản chung hợp nhất do đó nếu không có sự thỏa thuận trực tiếp giữa hai vợ chồng thì tài sản không thể phân chia, như vậy không tồn tại trường hợp phân chia tài sản bằng hành vi.
      Thực tế vụ án ly hôn có doanh nghiệp tư nhân thì vẫn được xác định là tài sản chung của vợ chồng, như vậy chủ sở hữu là chồng chỉ mang tính pháp lý trong quản lý doanh nghiệp, mình cho cách lý giải đó là suôn sẻ nhất.

  17. XIN CHÀO TẤT CẢ CÁC BẠN ĐÃ TRAO ĐỔI VỀ Ý KIẾN NÀY. THỰC RA VẤN ĐỀ NÀY KHÔNG CÓ GÌ QUÁ PHỨC TẠP CẢ. VẤN ĐỀ LÀ MÌNH HIỂU RÕ BẢN CHẤT CỦA LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THÌ SẼ CÓ CÂU TRẢ LỜI RÕ NHẤT. MÌNH XIN ĐƯA RA MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHƯ SAU:
    – Phải hiểu bản chất của DNTN là gì ? Theo quy định của Luật DN 2005 và các văn bản hướng dẫn có liên quan thì DNTN là 1 tổ chức do 1 cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hành vi của DN (Trách nhiệm chỉ đặt ra khi DNTN khi DN đó làm ăn thua lỗ hoặc có trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài sản phát sinh trong quá trình hoạt động của DNTN đó) và phải bồi thường thiệt hại khi hành vi của DNTN đó gây ra, nếu tài sản của DN ko đủ thì chủ DNTN phải lấy tài sản riêng của mình ra bồi thường cho hoạt động mà DN gây ra (khoản thiệt hại này không có thời hiệu). – Vì thế tài sản này thuộc về DNTD ông A, lợi nhuận thuộc về DNTN ông A, nghĩa vụ tài sản thì là nghĩa vụ tài sản của DNTN phải trả và nếu ko đủ thì lấy tài sản riêng của ông A để thực hiện nghĩa vụ của DNTN do ông A làm chủ sở hữu.

  18. Xin chào các anh chị và các bạn.
    Đọc tình huống và các ý kiến thảo luận của anh chị Sơn thấy sôi nổi quá. Sơn nghĩ chắc ác anh chị đều đang công tác trong lĩnh vực pháp lý hoặc có kiến thức về pháp lý nên những quy định của Luật DN về DNTN Sơn không nhắc lại. Tuy nhiên chi xin có mấy ý kiến sau:
    Thứ nhất: Đối với DN tư nhân là DN phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ phát sinh, nên ngoài tài sản của DN chủ DN phải mang tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ, nếu vẫn không đủ chủ DN tư nhân trở thành con nợ.
    Thứ hai: Trách nhiệm của chủ DN TN khi mà quan hệ hôn nhân đang tồn tại.
    Tài sản chung của vợ chồng là quan hệ sở hữu chung Hợp nhất. Do đó nêu chưa có sự thoản thuận bằng văn bản về việc chia tài sản chung vợ chồng thì Vợ – Chồng đều phải liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của nhau phát sinh.
    Trân trọng!

    • Nếu nghĩ như vậy thì có thể suy ra : DNTN là của một làm chủ nhưng nếu một người đăng ký mà người đó đang trong tình trạng có gia đình thì dù một người điều hành, hoạt động nhưng hậu quả đều do 2 người cùng chịu. Điều này là vô lý, bởi vì theo tôi biết chưa có văn bản pháp luật nào quy định trách nhiệm liên đới khi sử dụng vốn của chung vợ chồng trong loại hình DNTN. Vì vậy, mọi điều chỉ là suy luận. Tôi vẫn nghiêng về hướng, nếu không tính được % thì chia đôi, số vốn là vợ phân nữa, chồng phân nữa. Và người chồng khi tự hoạt động kinh doanh gây ra nợ riêng thì phải chịu bằng phần của mình. Vì người vợ không tham gia kinh doanh. Người vợ chỉ chịu trách nhiệm khi đồng ý trả nợ riêng cho chồng. Mà sao chưa có loại hình doanh nghiệp nào dành cho vợ chồng cùng kinh doanh nhỉ ?

  19. Thật sự là rất thú vị khi được đọc và theo dõi sự tranh luận rất sôi nổi của mọi ng.
    Và theo tôi nghĩ thì liệu đây có thể là một trường hợp mà pháp luật còn chưa toàn vẹn tạo nhiều lỗ hổng để những ng như ông A bà B vô tình hoặc cố tình tạo ra để gây nhiễu và lách luật không?
    Xin mọi ng được mạn phép nêu ra ý kiến không liên quan mấy

  20. Theo tôi, ở đây không hề có sự mâu thuẫn giữa luật DN và luật HN&GĐ. chúng ta có thể giải quyết vấ đề này bằng cách kwwts hợp các quy định luật lại với nhau.
    1. Theo khoản 1 điều 141 luật DN 2005 thì “DNTN là do một cá nhân làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt độngcủa DN” . vì vậy nếu như ông A là người đứng tên đăng ký thành lập DNTN thì ông A là chủ sở hữu DN và chịu trách nhiệm bằng số tài sản của mình, không cần biết số vốn ban đàu ông A lấy từ đâu.
    2. Lợi tức từ hoạt động kinh doanh của DN sẽ là tài sản của ông A, và theo luật HN&GĐ thì số tài sản này sẽ được góp vào tài sản chung của hai vợ chồng, vì đây là tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân (khoản 1 điều 27 luật HN&GĐ)
    3. Trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ tài sản thì DN phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của DN và bằng toàn bộ tài sản cảu ông A ( trách nhiệm vô hạn của DNTN), bao gồm cả phần tài sản của ông A trong khối tài sản chung với bà B,còn phần tài sản riêng của bà B sẽ được bảo toàn, vì bà không phải là đồng sở hữu DN.

    • Hoàn toàn nhất trí, vì Luật Doanh nghiệp không nêu rõ số vốn có phải là hoàn toàn của A không, mặc khác nếu không phải là tài sản chung vợ chồng nhưng vốn để thành lập DNTN là do của A đi vay thì A phải chịu trách nhiệm riêng về khoảng nợ này.
      Lợi tức thì thuộc tài sản chung vợ chồng nếu không có văn bản thỏa thuận khác của hai vợ chồng.
      Còn trường hợp thua lỗ thì ngoài tiền vốn của DNTN còn có tài sản riêng của A. Trường hợp này, vốn là tài sản chung của hai vợ chồng thì theo mình A phải chịu trách nhiệm về phần tài sản của vợ trong khối tài sản chung này (nếu không phải là tài sản của vợ mà vay của người khác thì A phải có trách nhiệm trả cho người này).
      Một vấn đề mà còn có quá nhiều cách hiểu và nghĩ khác nhau thì nhà làm luật nên xem lại để có quy định chung, cụ thể.

  21. Theo quan điểm riêng của cá nhân tôi thì:
    1. Tài sản để thành lập doanh nghiệp tư nhân là tài sản chung của vợ chồng. (tài sản hình thành trong quá trình hôn nhân).
    2. Người chồng đại diện tư cách nháp nhân trong việc quản lý doanh nghiệp tư nhân cũng như là đại diện quản lý, kinh doanh nguồn tài sản chung của vợ chồng hình thành trong qúa trình hôn nhân.
    * Từ 2 cách phân tích trên. theo cá nhân tôi việc phân chia tài sản của gia đình cũng như của doanh nghiệp mà người chồng là đại diện thì phải chia như tài sản chung của vợ chồng hình thành trong quá trình kinh doanh nhưng xét trên góc độ người có đóng góp nhiều hơn….

  22. Đọc các quan điểm giải quyết vụ việc của các thành viên tôi thấy mỗi người đều có cái lý riêng( tức là căn cứ pháp luật riêng). Và đó cũng là việc dẫn đến trong thực tế có nhiều cách giải quyết dẫn đến việc một vụ việc mà mỗi cấp lại có 1 cách giải quyết khác nhau.
    Ví dụ như ý kiến của 1 bác thẩm phán đã được đưa ra. Tôi thấy có lí. Nhưng có một vấn để phát sinh là:
    – thứ nhất: Vì người Vợ có thể không quan tâm lắm tới vấn đề kinh doanh và do tạo điều kiện cho chồng làm ăn nên bà đã quyết định để cho chồng mở doanh nghiệp tư nhân mà k có phản ứng gì. Vì bà nghĩ đơn giản rằng của chồng công vợ. Vấn đề đặt ra nếu như Thẩm phán nói rằng, tài sản đó là người Vợ đã đồng ý nhập tài sản chung vào tài sản riêng, thì trường hợp 2 vợ chông ly hôn, thẩm phán sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp này.
    Thứ nữa là tài sản mà chồng kiếm được từ lợi nhuận phát sinh từ công ty là tài sản riêng là không đúng. Vì tài sản phát sinh trong quá trình hôn nhân trong mọi trường hợp là tài sản chung của vợ chồng. Do đó lợi tức phải thuộc về tài sản chung.
    – Că n cứ vào những vấn để trên Chugns ta lại bàn đến vấn đề phát sinh ngĩa vụ của công ty. Nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân là nghĩa vụ không chỉ nằm trong tài sản của công ty mà giới hạn bởi tài sản của chủ doanh nghiệp. Chúng ta sẽ bắt buộc chủ doanh nghiệp chỉ chịu nghĩa vụ bằng tài sản riêng của mình hay tài sản chung của vợ chồng? Trong khi: – Nguồn gốc của tài sản thành lập doanh nghiệp là tài sản chung.- Lợi tức thu được từ hoạt động kinh doanh cũng nằm trong tài sản chung? Vậy chẳng lẽ nghĩa vụ lại chỉ nằm trong giới hạn tài sản riêng của Chồng?
    Từ những lập luận trên tôi đưa ra quan điểm rằng:
    – Mặc dù chủ doanh nghiệp tư nhân là người chồng, nhưng tài sản nằm trong doanh nghiệp đó vẫn có phần đóng góp là người vợ, và đương nhiên tài sản dó vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
    + Lơi tức thu được là lợi tức chung của A và B
    + Nghĩa vụ phát sinh tài sản thuộc về nghĩa vụ của cả A và B.
    Bởi vì trong luật không qui định rõ trường hợp này, nhưng thiết nghĩ trong thực tế mà xảy ra trường hợp này thì tòa án phải thống nhất 1 cách giải quyết và ra 1 quyết định của Hội đồng thẩm phán để làm tiền lệ cho các vụ án tương tự tiếp theo đẻ xử.
    Theo ý kiến của cá nhân tôi. Nếu xử theo cách trên thì thì vừa hợp tình vừa hợp lí, đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người. Người vợ sẽ không bị thiệt thòi khi tin tưởng và sát cánh với chồng làm ăn. Chủ nợ của doanh nghiệp không bị thiệt thòi vì trường hợp lách luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân không phải lúc nào cũng được hưởng lợi ích tối đa nhất.
    Pháp luật việt nam luôn có phương châm, ” thấu tình đạt lý”.

  23. Để hỗ trợ giải quyết tình huống trên tôi cũng xin đưa ra một vấn đề có liên quan như sau:
    VẤN ĐỀ HOA LỢI, LỢI TỨC CÓ TỪ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG LÀ TÀI SẢN CHUNG HAY RIÊNG
    Điều 27 và Điều 32 Luật HN&GD năm 2000 quy định như sau:
    Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng
    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
    Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.
    Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
    2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
    3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
    Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng
    1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
    2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
    Về cơ bản, 2 Điều luật trên đã quy định tương đối đầy đủ tài sản riêng và tài sản chung của vợ, chồng. Tuy nhiên, tôi đưa ra một số ý kiến sau để cùng thảo luận với mọi người:
    Thứ nhất, những hoa lợi, lợi tức thu được từ những tài sản riêng của vợ chồng quy định tại Điều 32 có thuộc tài sản chung của vợ chồng không?
    Thứ hai, sau khi chia tài sản chung rồi, vợ hoặc chồng mới có những tài riêng do được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân…. Như vậy, những hoa lợi, lợi tức từ những tài sản riêng này có thuộc tài sản chung của vợ chồng không?
    Hai vấn đề trên tôi có quan điểm như sau:
    – Vấn đề thứ nhất, theo tôi thì hoa lợi, lợi tức đó là tài sản chung của vợ chồng. Vì theo Điều 27 thì “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân…”, quy định này không phân biệt tài sản có từ bất cứ nguồn nào trong thời kỳ hôn nhân, miễn là hợp pháp thì đều là tài sản chung.
    Có quan điểm cho rằng, hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản riêng mà bên vợ hoặc chồng kia không có công sức đóng góp thì không được coi là tài sản chung. Ví dụ: A có 200 triệu và đã gửi Ngân hàng trước khi kết hôn với B, B không mất công sức để tạo dựng 200 triệu trên nên lãi suất có được chỉ là tài sản riêng của A.
    Theo quan điểm này, thì người vợ hoặc chồng đã có công sức để cải thiện, xây dựng làm tăng thêm giá trị cho tài sản riêng của chồng hoặc vợ thì sẽ được chia phần tăng thêm hoặc hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó theo công sức đóng góp.
    – Vấn đề thứ hai, Điều 30 quy định “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Theo quy đinh này, thì chỉ “những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia mới thuộc sở hữu riêng của mỗi người”. Vì vậy, những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ những tài sản còn lại (không phải là tài sản đã chia) đều thuộc tài sản chung của vợ chồng.
    Vấn đề thứ hai, cũng có quan điểm cho rằng, khi đã chia tài sản chung thì tất cả những tài sản riêng và hoa lợi, lợi tức từ những tài sản riêng có được sau khi chia đều là tài sản riêng. Chỉ những hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản chung chưa chia (nếu có) mới là tài sản chung.
    Trên đây là quan điểm của tôi, rất mong được mọi người quan tâm và cùng chia sẻ.
    Cảm ơn mọi người nhé!
    Các ý kiến có thể gửi về: vubathonghlu@yahoo.com.vn

  24. các bác tranh luận rất sôi nổi, tôi rất thích tình huống trên. Về phía bạn thân tôi xin đưa ra quan điểm như sau:
    – Trong các ý kiến trên, tôi thấy ý kiến của Nguyễn Hoàng là hợp lý.
    – Theo Luật DN thì đương nhiên tài sản thuộc về ông A, tuy nhiên xét về mặt tình nghĩa thì không thể coi khối tài sản của 2 người đưa ra thành lập doanh nghiệp là tài sản riêng được (đây là quy định không hợp lý của Luật DN, tức không quy định rõ tài sản dùng để tạo lập DN).
    – Theo Luật HN& GD thì hoa lợi, lợi tức thu được thuộc về khối tài sản chung của AB. Đây cũng như những trường hợp khác, kể cả hoa lợi, lợi tức hoặc nhữngc thu nhập hợp pháp khác từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng (phát sinh trong thời kỳ hôn nhân) cũng là tài sản chung. Dù DN thuộc của riêng A hay của cả AB thì lợi nhuận vẫn là tài sản chung (trừ trường hợp AB thỏa thuận là tài sản riêng của A).
    Vấn đề mà chúng tôi cần bàn ở đây là trách nhiệm khi DN phá sản. Cách xử lý của Nguyên Hoàng cũng hợp lý.
    Tuy nhiên, tôi chỉ băn khoăn về vấn đề xử lý tài sản khi xảy ra tình trạng phá sản doanh nghiệp. Nếu bà vợ không có trách nhiệm gì thì ông A sẽ hợp thức hóa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của ông cho bà B rồi tuyên bố doanh nghiệp phá sản. Thế là chủ nợ sẽ thiệt thòi. Cũng như ý kiến của nhiều bạn, rõ rằng Luật DN và Luật HN&GD có sự chồng chéo về vấn đề này. Vấn đề này phải được các cơ quan chức năng hướng dẫn trước khi chưa sửa đổi 2 Luật trên.
    – Theo tôi, tạm thời chúng ta nên cân nhắc áp dụng kiến của Nguyễn Hoàng. Tuy nhiên, cần áp dụng các biện pháp để tránh tảo tán tài sản như đã nêu ở trên.
    – Luật DN nên sửa theo hướng: Trong trường hợp 1 bên chồng hoặc vợ thành lập doanh nghiệp tư nhân thì hai người phải có thỏa thuận chia tài sản chung là điều kiện bắt buộc. Lúc đó sẽ giải quyết được các vướng mắc trên./
    cảm ơn mọi người

  25. Về đề số 1 này, tôi nghĩ nên có quan điểm thống nhất. Hiện nay, với tình huống này Thẩm phán sẽ đưa ra phán quyết thế nào..?
    Tôi mong có tình huống số 2 để mọi người cùng thảo luận

  26. Em muon hoi dat nha em su dung tu truoc den nay hom nay lai xay ra tranh chap lan sang phan dat cua em vay hoi dat do nhu the nao va em phai lam sao de duoc thoa dang .Em mong som nhan duoc loi giai dap

  27. Tôi thấy quan điểm đưa ra rất nhiều mà chưa có hồi kết. Tôi xin được chia sẻ quan điểm của tôi để mọi người cùng tham khảo.
    Thứ 1. Đây ta thấy có sự mâu thuẫn giữa Luật Doanh nghiệp và Luật Hôn nhân Gia đình mà đối tượng điểu chỉnh của các luật này khác nhau. Quan hệ pháp luật khác nhau. Chính vì vậy, vấn đề ở đây ta nên giải quyết vấn đề từ bản chất đó là mối quan hệ pháp luật gì? để tìm ra Pháp luật điều chỉnh mối quan hệ đó.
    Theo tình huống đề ra:
    1. Đây là mối quan hệ được điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp. (vì hỏi Tài sản Doanh nghiệp Tư nhân). Như vậy theo quy định của Pháp luật tài sản này thuộc về ông A.
    2. Đây là quan hệ nhân thân, tài sản được điều chỉnh bởi Pháp luật HNGĐ, vì vậy Lợi tức này sẽ thuộc về AB.
    3. Quan hệ này được điều chỉnh theo luật Doanh nghiệp, nên A chịu trách nhiệm.
    Xin cho ý kiến phản hồi nhé: dola2609@yahoo.com.vn

  28. Xin chào cả nhà, tôi có một vần đề còn vướng xin mọi người tư vấn.
    – ông A là giám đốc 1 công ty TNHH 1 thành viên, ông A muốn sử dụng tư cách pháp nhân của công ty để vay vốn ngân hàng và sử dụng tài sản riêng của mình là căn nhà để thế chấp tại ngân hàng. vấn đề phát sinh ở đây là:
    + Khi ký hợp đồng thế chấp QSH nhà và QSD đất thì dùng mẩu nào? nếu dùng mẩu thế chấp bên thứ 3, tức là ông A sẽ dùng tài sản riêng của mình thế chấp tại ngân hàng để đảm bảo cho công ty TNHH 1 thành viên của ông vay vốn thì bị vướng vì theo quy định tại khoản 5 điều 144 BLDS năm 2005 : “Nguời đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ 3 mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. nếu dùng mẩu hợp đồng thế chấp, tôi thấy không hợp lý vì căn nhà và đất là tài sản riêng của ông không phải tài sản của công ty. xin mọi người góp ý.

  29. 1. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của A. Doanh nghiệp tư nhân do 1 người đứng ra thành lập và làm chủ sở hữu;
    2. Lợi tưc thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của A, chủ doanh nghiệp tư nhân. Lợi tức phát sinh từ tài sản của người nào thì người đó được hưởng. Ở đây, A là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, nên lợi tức thu đựơc từ doanh nghiệp tư nhân đương nhiên là của A;
    3. Trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ tài sản, thì nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng: Tài sản của doanh nghiệp + tài sản riêng của ông A. Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình = Tài sản của doanh nghiệp + tài sản riêng của ông A (tài sản thuộc sở hữu riêng của A và tài sản của A trong khối tài sản chung vợ của chồng AB).
    Để đảm bảo hài hoà lợi ích, trong trường hợp này nên hướng dẫn A, B thành lập loại hình doanh nghiệp là Cty TNHH hai thành viên.

  30. tôi cũng có ý kiến đồng tình với bạn xuantram
    mặc dù trên danh nghĩa pháp luật ông A là chủ doanh nghiệp bởi luật Doanh Nghiệp quy định đứng đầu doanh nghiệp là 1 cá nhân nhưng ông A đã dùng tài sản chung của cả vợ chồng để thành lập doanh nghiệp nên doanh nghiệp đó thuộc quyền sở hữu của vọ chồng AB
    lợi tức phát sinh của doanh nghiệp là tài sản chung của vợ chồng ông bà AB, còn khi có tranh chấp xảy ra, nghĩa vụ phải được đảm bảo bởi tài sản của doanh nghiệp + tài sản chung của vợ chồng AB

    • Theo tôi, vấn đề này là do xung đột về mặt pháp luật. hiện tại, pháp luạt của chúng ta vẫn còn rất nhiều kẻ hở nhất là trong lĩnh vực dân sự. thực tiến cho thấy, vấn đề tài sản có rất nhiều xung đột với các quy định của các lĩnh vưvj khác như đất đai, khiế nại tố cáo, kinh tế, hôn nhân gia đình, lao động mà đây là một trường hợp điển hình của xung đột giữa luật dân sự , luật HNGD và luật doanh nghiệp.
      trước đây, bác Dương (hình như là Chánh án tôi cao thì phải) có trả lời quốc hội rằng “luật dân sự của ta xử thế nào cũng được”, tôi nghiệm trong thực tế thì thấy đúng thật (không biết có phải cái kiểu con chuột của nó nặng hơn nên nó thắng kiện hay không). vì thế việc xét xử những trường hợp như thế này rõ ràng là phụ thuộc rất nhiều vào nhận định chủ quan của vị thẩm phán vậy, chứ rõ ràng, luật chưa quy định rõ vấn đề này thì các bác có tranh luận đến mấy thì cũng chẳng thể khẳng định mình đúng hay sai được. có lẽ lúc xét xử thì bác thẩm phán phải xét hỏi để xem ý chí của A, B về khối tài sản khi lập doanh nghiệp như thế nào, quá trình xử lý lợi tức hay thua lỗ ra sao, bà B có ý kiến gì không, có hành vi thế nào với hoạt động của doanh nghiệp v.v… để rồi từ đó mới ra phán quyết. thế rồi nếu đương sự không hài lòng với bản án (dù nó đúng đi nữa) thì cũng sẽ viện dẫn các căn cứ như các bác đã tranh luận để kháng cáo. tòa cấp trên lại sẽ tiếp tục xử và lần này lại phụ thuộc chủ quan của vị thẩm phán mới. vị này chắc lại sẽ hỏi , bàn bạc và lại ra một quyết định mới có thể giống hoặc trái vơí bản án sơ thẩm nhưng căn cứ cũng chẳng chắc chắn hơn là bao.
      vì thế đểcó hướng giải quyết vụ này. tốt nhất là quốc hội nên làm việc và sửa luật cho chặt chẽ. theo tôi, cần xem lại luật hôn nhân gia đình, tách phần tài sản đưa thẳng vào luật dân sự luôn. trong đó quy định rõ các hình thức sở hữu cho các bên về tài sản trước trong và sau thời kỳ hôn nhân là xong.
      mấy ý kiến thô thiển, các bác góp ý cho em nhá.

  31. 1. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu vợ chồng AB;

    2. Lợi tức từ doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của vợ chồng AB;

    3. Trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ tài sản, thì nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng tài sản nào: tài sản của doanh nghiệp + tài sản chung của vợ chồng AB.

  32. Theo như đề bài đã khẳng định thì A và B đã sử dụng tài sản chung để thành lập doanh nghiệp tư nhân là điều không cần phải chứng minh nữa. Theo quy định tại Điều 141của Luật Doanh nghiệp 2005 thì ông A là chủ sở hữu Doanh nghiệp. Theo Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì lợi tức phát sinh từ hoạt động kinh doanh lại thuộc tài sản của AB. Đây thực sự là có sự chồng chéo giữa các luật. Tuy nhiên, nếu bạn là người thẩm phán giỏi, có đạo đức với nghề thì chắc hẳn bạn phải công nhận Doanh nghiệp trên cũng là tài sản chung của AB, vì trong thực tiễn vợ chồng chung sống với nhau thì việc làm ăn, kinh doanh lúc nào người vợ cũng hay để cho chồng quyết định, vì vậy bạn không thể cho rằng người vợ đã thực sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của mình sản cho người chồng. nếu bạn đưa ra quyết định như vậy thì chỉ hợp lý chứ chưa thực sự hợp tình, không làm cho người vợ không phục. Hầu hết những người vợ khi giao tài sản cho chồng kinh doanh, làm ăn không ai nghĩ là tài sản đó chỉ riêng của chồng mình. Vì vậy theo tôi là Doanh nghiệp, lợi tức phát sinh từ doanh nghiệp là tài sản chung của AB cũng như khi có nghĩa vụ tài sản phát sinh thì dùng tài sản Doanh nghiệp và tài sản chung đó. như vậy là hợp tình hợp lý hơn. Còn viêc quy định của pháp luật còn chồng chéo, chưa phù hợp thì chúng ta sẽ kiến nghị sửa đổi sau. chúc các bạn thành công!

  33. 1/ Theo Luật hôn nhân gia đình thì tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
    Ông A là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân nên xét ở góc độ pháp lý của doanh nghiệp thì tài sản của doanh nghiệp tư nhân này thuộc sở hữu của ông A. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ hôn nhân và gia đình thì tài sản trong doanh nghiệp tư nhân là tài sản chung của vợ chồng ông A bà B, nếu doanh nghiệp này thành lập trong thời kỳ hôn nhân.

    2/ Như đã nói trên, nếu xét trong phạm vi doanh nghiệp tư nhân thì lợi tức từ hoạt động sản xuất kinh doanh là của ông A. Nếu xét trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình thì lợi tức thuộc sở hữu của vợ chồng AB.

    3/ Vì doanh nghiệp tư doanh là doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn và chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Nếu phát sinh nghĩa vụ tài sản thì tài sản của doanh nghiệp và tài sản riêng của ông A sẽ được đem ra để đảm bảo.

  34. Vấn đề anh Dương đưa ra cũng là vấn đề nhức nhối bên bộ môn em khi xem xét về DNTN. Em cũng đưa ra một vài ý kiến này để mọi người tham khảo và rút ra kết luận cho mình:
    Thứ nhất, DNTN không có sự tách bạch tài sản với chủ DNTN vì chủ DNTN góp vốn nhưng không phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn ( điều 29 LDN 2005). Và vì vậy, cơ bản là DNTN không có tài sản…???
    Thứ hai, theo quy định pháp luật chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, nhưng khái niệm “tài sản của mình” thì không thấy có trong luật…
    Thứ ba, Luật HNGD thì lại chỉ cho chia tài sản chung vợ chồng khi vợ chồng có thỏa thuận. Vậy nếu thỏa thuận không được thì thôi, hòa cả làng???Nếu thế chỉ có ông chủ nợ là chịu thiệt…
    Theo em, để giải quyết câu chuyện này. Nhà làm luật chỉ cần tạo ra một cơ chế: trong những trường hợp này cho phép chủ nợ yêu cầu tòa án chia tài sản chung vợ chồng. Thế là xong, việc có chia hay không và chia thế nào chuyển sang cho các bác bên tòa. Về mặt luật thế làm êm, đỡ phải tranh cãi.
    Đây là ý kiến của em, mong các bác chỉ giáo.

  35. Mình xin đính chính bài viết trên một chút về phần tên gọi A, B)
    Nội dung các bạn đang trao đổi, quả thật là rất thú vị và cần phải đưa ra bàn bạc, chúng ta phải dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành mà giải quyết vấn đề. Mình xin góp một số ý kiến như sau:
    Theo quy định của Luật doang nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân, vấn đề này chúng ta không thể chối cãi.
    nhưng vấn đề tài sản chung đem đi thành lập doanh nghiệp mà đương nhiên trở thành tài sản riêng của doang nghiệp, thì vấn đề này hoàn toàn không phù hợp, bởi lẽ nếu nghĩ như vậy thì vô tình chúng ta giúp cho anh A thâu tóm toàn bộ tài sản thuộc về mình bằng một con đường dễ dàng. Chúng ta phải nghĩ rằng, chủ doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân thì tài sản để thành lập doanh nghiệp cũng phải thuộc tài sản riêng của cá nhân đó. Đo đó, trước khi anh A muốn biến tài sản đó thành tài sản của doanh nghiệp do anh đứng tên thì anh phải cùng chị B phân chia tài sản chung (việc phân chia này phải đúng thủ tục quy định).
    Nếu nói, việc anh A đứng tên chủ doanh nghiệp là danh nghĩa vì thực tế phần tài sản này là tài sản chung của A và B, A chỉ đại diện đứng tên, nói như vậy hoàn toàn không có cơ sở. Bởi vì, Bà B thực chất không có quyền hạn gì đối với tài sản của doanh nghiệp, nếu thừa nhận tài sản chung của vợ chồng AB xây dựng doanh nghiệp và thừa nhận luôn quyền đối với doanh nghiệp của B thì ngẫu nhiên ta lại biến doanh nghiệp tư nhân thành một loại hình Công ty TNHH hay Công ty cổ phần. Trên thực tế B chỉ có quyền đối với phần lợi nhuận của doanh nghiệp mà thôi, bởi lẽ tài sản mà A kiếm được từ hoạt động doanh nghiệp do A làm chủ; tài sản này kiếm được trong thời kỳ hôn nhân nên là tài sản chung của vợ chồng AB, điều này pháp luật hiện hành đã quy định rõ; B không có quyền gì đối với doanh nghiệp cả.
    Nếu nói B được hưởng lợi từ hoạt động doanh nghiệp nên B có trách nhiệm đối với khoản nợ của doanh nghiệp là hoàn toàn trái với quy định hiện hành. Vì B không có quyền nên đồng thời B cũng không có nghĩa vụ. Việc B được lợi từ lợi nhuận doanh nghiệp là mối quan hệ hôn nhân ( tài sản chung là tài sản có được trong thời kỳ hôn nhận) không thể gắn ghép việc hưởng lợi mà gắn ghép trách nhiệm được.
    Vì các lẽ trên, nên ta rút ra một số kết luận như sau:
    – Thứ nhất: Tài sản của doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của A;
    – Lợi nhuận doanh nghiệp có được thuộc quyền sở hữu của vợ chồng AB (tài sản chung)
    – Nghĩa vụ thanh toán nợ : Theo thứ tự sau:
    + Tài sản doanh nghiệp;
    + Tài sản của A;
    + Tài sản chung (nghĩa vụ thanh toán nợ là nghĩa vụ của cả hai vợ chồng AB, nếu TS của A không đủ);
    Còn tài sản riêng của B không phải là nghĩa vụ thanh toán nợ.
    Trên đây là căn cứ theo những quy định của luật hiện hành, nếu quy định này chúng ta thấy còn vướng mắc thì chúng ta có thể kiến nghị để sửa đổi, bổ sung.
    Chúc các bạn nhiều niềm vui và mạnh khỏe!

  36. Nội dung các bạn đang trao đổi, quả thật là rất thú vị và cần phải đưa ra bàn bạc, chúng ta phải dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành mà giải quyết vấn đề. Mình xin góp một số ý kiến như sau:
    Theo quy định của Luật doang nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân, vấn đề này chúng ta không thể chối cãi.
    nhưng vấn đề tài sản chung đem đi thành lập doanh nghiệp mà đương nhiên trở thành tài sản riêng của doang nghiệp, thì vấn đề này hoàn toàn không phù hợp, bởi lẽ nếu nghĩ như vậy thì vô tình chúng ta giúp cho anh A thâu tóm toàn bộ tài sản thuộc về mình bằng một con đường dễ dàng. Chúng ta phải nghĩ rằng, chủ doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân thì tài sản để thành lập doanh nghiệp cũng phải thuộc tài sản riêng của cá nhân đó. Đo đó, trước khi anh A muốn biến tài sản đó thành tài sản của doanh nghiệp do anh đứng tên thì anh phải cùng chị B phân chia tài sản chung (việc phân chia này phải đúng thủ tục quy định).
    Nếu nói, việc anh A đứng tên chủ doanh nghiệp là danh nghĩa vì thực tế phần tài sản này là tài sản chung của A và B, A chỉ đại diện đứng tên, nói như vậy hoàn toàn không có cơ sở. Bởi vì, Bà B thực chất không có quyền hạn gì đối với tài sản của doanh nghiệp, nếu thừa nhận tài sản chung của vợ chồng AB xây dựng doanh nghiệp và thừa nhận luôn quyền đối với doanh nghiệp của B thì ngẫu nhiên ta lại biến doanh nghiệp tư nhân thành một loại hình Công ty TNHH hay Công ty cổ phần. Trên thực tế B chỉ có quyền đối với phần lợi nhuận của doanh nghiệp mà thôi, bởi lẽ tài sản mà A kiếm được từ hoạt động doanh nghiệp do A làm chủ; tài sản này kiếm được trong thời kỳ hôn nhân nên là tài sản chung của vợ chồng AB, điều này pháp luật hiện hành đã quy định rõ; B không có quyền gì đối với doanh nghiệp cả.
    Nếu nói A được hưởng lợi từ hoạt động doanh nghiệp nên A có trách nhiệm đối với khoản nợ của doanh nghiệp là hoàn toàn trái với quy định hiện hành. Vì A không có quyền nên đồng thời A cũng không có nghĩa vụ. Việc A được lợi từ lợi nhuận doanh nghiệp là mối quan hệ hôn nhân ( tài sản chung là tài sản có được trong thời kỳ hôn nhận) không thể gắn ghép việc hưởng lợi mà gắn ghép trách nhiệm được.
    Vì các lẽ trên, nên ta rút ra một số kết luận như sau:
    – Thứ nhất: Tài sản của doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của A;
    – Lợi nhuận doanh nghiệp có được thuộc quyền sở hữu của vợ chồng AB (tài sản chung)
    – Nghĩa vụ thanh toán nợ : Theo thứ tự sau:
    + Tài sản doanh nghiệp;
    + Tài sản của A;
    + Tài sản chung (nghĩa vụ thanh toán nợ là nghĩa vụ của cả hai vợ chồng, nếu TS của A không đủ);
    Còn tài sản riêng của A không phải là nghĩa vụ thanh toán nợ.
    Trên đây là căn cứ theo những quy định của luật hiện hành, nếu quy định này chúng ta thấy còn vướng mắc thì chúng ta có thể kiến nghị để sửa đổi, bổ sung.
    Chúc các bạn nhiều niềm vui và mạnh khỏe!

  37. Theo điều 141 Luật doanh nghiệp 2005 thì doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, trong qua trình hoạt động của doanh nghiệp ông A luôn là người đại diện chủ sở hữu.
    Nhưng việc xác định tài sản của doanh nghiệp thuộc sở hữu của ai khi phát sinh vần đề pháp lý giữa ông A và bà B, căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản của doanh nghiệp có nguồn gốc là tài sản chung của ông A và bà B do vậy tài sản và lợi tức của doanh nghiệp đương nhiên là tài sản chung của hai vợ chồng ông A và bà B.
    Việc xác định nghĩa vụ tài sản khi phát sinh nghĩa vụ tài sản không thể căn cứ vào giá trị tài sản hiện có của vợ chồng ông A tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ tài sản mà phải căn cứ vào nguồn gốc hình thành của từng tài sản. Cụ thể những tài sản của doanh nghiệp, tài sản có nguồn gốc là tài sản dùng đề thành lập doanh nghiệp và tài sản có nguồn gốc từ lợi tức thu được mà có thì đương nhiên là tài sản vợ chồng ông A phải đưa ra để đảm bảo nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp. Những tài sản không thuộc các trường hợp trên của vợ chồng ông A sẽ không phải đưa vào tài sản đảm bảo nghĩa vụ tài sản của DNTN do ông A làm chủ.
    Cảm ơn!

  38. Ông A và bà B là hai vợ chồng quyết định sử dụng tài sản chung của vợ chồng để thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Theo đăng ký ông A là người đứng tên sở hữu doanh nghiệp tư nhân này.
    Thứ nhất theo Luật HNGD 2000 thì toàn bộ tài sản mang ra thành lập doanh nghiệp là tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy tài sản của doanh nghiệp cũng là tài sản chung của AB
    Thứ 2. Đây là doanh nghiệp tư nhân vì vậy lợi tức là lợi tức của chủ doanh nghiệp và cũng chính là lợi tức của AB (kết hợp luật HNGD và luật Doanh nghiệp).
    Thứ 4. Trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ tài sản thì đương nhiên nếu tài sản của doanh nghiệp không đáp ứng được thì tài sản chung của AB và tài sản riêng của A phải liên đới chịu trách nhiệm.
    thanks

  39. Một tình huống rất hay và thực tế,tôi ủng hộ quan điểm xác định tài sản doanh nghiệp đã thuộc tài sản riêng của nguời chồng (nguời đứng tên sở hữu doanh nghiệp). Tôi cũng cho rằng, pháp luật cho phép vợ chồng thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì nên áp dụng tương tự trường hợp này. Coi như tài sản chung đã được chia cho nguời chồng phần tài sản thuộc doanh nghiệp. Lợi tức và trách nhiệm từ doanh nghiệp do nguời chồng hưởng và chịu trách nhiệm thực hiện bằng tài sản của mình.
    Tôi chấp nhận công thưc: nợ = ts doanh nghiệp + TSR của A

  40. Bản thân tôi hoàn toàn với bài của anh Thẩm phán, và ở đây ta phải xem sự thoả thuận của ông A, bà B như thế nào, nếu có văn bản phân chia tài sản chung thì tài sản của DNTN là tài sản của ông A, nếu không có thỉ nó là tài sản chung của A,B; còn vấn đề quyết định thì trong Luật doanh nghiệp có quy định chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyềt định tài sản của DN; tuy nhiên tài sản của DNTN là không có sự tách bạch giữa tài sản DN với tài sản cá nhân, nên nếu tài sản nào đứng tên DN thì nó là tài sản DN, nếu tài sản nào đứng tên cá nhân thì nó là tài sản chung của A,B ( giả xử sự thoả thuận trên bị vô hiệu do không đáp ứng về hình thức).
    trên đây là ý kiến của bản thân, mong quy vị hướng dẫn thêm, cảm ơn.

  41. Về vấn đề của bạn Lê Rân đưa ra, đây chỉ thuần túy là quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Về thời hiệu khởi kiện, thời gian hoàn toàn tùy thuộc vào bộ luật tố tụng dân sự nếu có điều chỉnh, nếu không sẽ tùy vào bộ luật dân sự tron HDDS. Tôi sẽ trình bày rõ với bạn qua email, bạn vui lòng cung cấp để tôi liên hệ. Theo qun điểm của tôi tòa án vẫn thụ lý bình thường, bạn nên tiến hành thủ tục khởi kiện.

  42. Tôi đang công tác tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước xin có câu hỏi như sau:

    Ở đơn vị tôi đang tiến hành khởi kiện các khách hang nợ cước dịch vụ viễn thông, trong đó có một số khách hàng có thời gian nợ cước quá 02 năm như vậy Tòa án có thụ lý đối với các trường hợp này hay không ?

    Nếu vận dụng khoản 1, Điều 160 của BLDS 2005 để yêu cầu tòa án thụ lý có được không ?, hoặc bằng cách nào để tòa án xem xét, thụ lý ?

    Rất mong các bạn quan tâm chia sẻ./.

  43. Mình có ý kiến trao đổi với bạn minh Thành như sau:

    Theo mình khi ông A thành lập doanh nghiệp tư nhân, ta phải xét trên khía cạnh thực tiễn cuộc sống là việc kinh doanh này phải được vợ chồng cùng bàn bạc, vậy thì sự bàn bạc đó phải được coi là thỏa thuận (có thể bằng miệng, biên bản hay dưới một hình thức khác) để xác định khối tài sản đem vào kinh là gồm tài sản nào (trong khối tài sản chung hoặc tài sản riêng). Nếu vợ chồng không có sự thống nhất về việc thành lập công ty mà người vợ hoặc người chồng vẫn đứng ra mở công ty một mình thì phải hiểu là không có sự thỏa thuận về việc xác định tài sản đem vào kinh doanh. Không thể có việc tài sản chung bị biến thành tài sản của doanh nghiệp khi không có sự đồng thuận của đồng sở hữu về việc này. Trong thời điểm hiện tại, việc thành lập doanh nghiệp có thể tiến hành trong vài ngày, một người có thể lợi dụng sự vắng mặt của người kia để thành lập doanh nghiệp tư nhân là có thể xảy ra. Nếu như người kia biết và phản đối thì họ biết kiện ai để xóa tên doanh nghiệp khi mà người này không muốn tham gia kinh doanh cùng vợ hoặc chồng của họ? (việc này e rằng rất khó). Nếu như doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động mà không có sự đồng ý của người này thì trách nhiệm về tài sản của người đứng ra thành lập doanh nghiệp là tới đâu.
    Do đó, theo tôi nghĩ, luật dân sự và luật Hôn nhân gia đình đã có quy định rõ vè tài sản chung và tài sản riêng thì cần phải xác định rõ các thời điểm như sau:
    – Khi người vợ tự mình đứng ra thành lập doanh nghiệp tư nhân mà không có sự thỏa thuận hay bàn bạc với người kia về khối tài sản đem vào kinh doanh thì tài sản doanh nghiệp phải được hiểu là tài sản riêng của người này. Nếu vợ chồng chưa có thỏa thuận nào về khối tài sản chung và riêng trong thời kỳ hôn nhân thì tòa án sẽ quyết định phân chia theo luật định. Lợi nhuận sinh ra do kết quả của việc kinh doanh có thể được coi là tài sản chung hoạc riêng nếu như một người từ chối.
    – Nếu việc thành lập doanh nghiệp tư nhân có sự đồng thuận của cả vợ chồng về khối tài sản đem vào kinh doanh thì đương nhiên khối tài sản đó cũng đồng nghĩa với tài sản của doanh nghiệp (trừ những tài sản riêng của vợ hoặc chồng không đưa vào vào kinh doanh).

    Tuy nhiên điều này sẽ vấp phải một trở ngại về chứng cứ đối với sự đồng thuận hay phản đối của người còn lại vì thực tiễn cho thấy trong quan hệ vợ chồng ở nước ta ít khi xảy ra trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu tòa án phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân vẫn còn cơm lành, canh ngọt.

    Điều này cho thấy cần phải sửa đổi luật Doanh nghiệp liên qua đến doanh nghiệp tư nhân để xác định rõ khối tài sản đem vào kinh doanh là thuộc sở hữu của ai? Có nên chăng trong đơn xin đăng ký kinh doanh phải có cả ý kiến của vợ hoặc chồng về việc đó ?

  44. Tôi hiện đang công tác tại một doanh nghiệp, tôi xin phép được đưa ra một câu hỏi như sau:

    Trong trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật của một doanh nghiệp thì thời điểm có hiệu lực của sự thay đổi này là khi nào. Liệu có thể là từ thời điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền của doanh nghiệp (HĐQT) có hiệu lực hay là ngay sau khi doanh nghiệp được Phòng ĐKKD chấp thuận việc sửa đổi nội dung thay đổi người đại diện của doanh nghiệp trong giấy ĐKKD.

    Rất cảm ơn được các bạn quan tâm, chia sẻ.

    • Theo tinh thần của LDN 2005, tôi nghĩ việc thay đổi có hiệu lực kể từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận việc thay đổi. Chấp thuận của HDTV/HDQT không mang ý nghĩa thay thế cho chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước. Điều này được khẳng định một lần nữa khi LDN cũng đồng thời quy định trách nhiệm phải công bố nội dung thay đổi của doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận điều chỉnh.

      Trên đây là ý kiến của tôi, hy vọng có thể giúp ích cho bạn.

      Thân.

  45. đây là một đề tài hay, và còn nhiều vấn đề phaỉ bàn. tôi thiết nghỉ đây cũng là thiếu sót trong quá trình lập pháp; sự đan xen và mâu thuẫn giữa luật DN, luật DS và luật HN&GĐ.
    – theo luật DNthì doanh nghiệp tư nhân là thuộc sở hữu của cá nhân và trách nhiệm về vật chất cũng thuộc về chủ doanh nghiệp.
    – nhưng luật HN&GĐ thì quy định đây là tài sản chung của cả ông A và bà B, không thể có trưòng hợp khi tài sản chung cả hai người đưa vào để thành lập DN thì nó biến thành tài sản riêng của một người, nhưng điều đó lại xảy ratrong quy định của luật DN.
    – từ tài sản chung của ông A và bà B nhưng khi đưa vào DN thì nó trở thành tài sản riêng của ông A, nhưng lợi nhuận phát sinh từ tài sản riêng của ông A thì nó lại trở thành tài sản chung của ông A và bà B
    – khi phải chịu trách nhiệm trước cá chủ nợ thì chỉ có một mình ông A phải chịu trách nhiệm.
    Nói tóm lại luật quy định như thế thì ta phải làm theo tinh thần luật định, không thể có những suy nghĩ chủ quan của bản thân vì luật chỉ được hiểu thao một nghĩa, chứ không phải hiểu theo sự hiểu biết của mỗi người khác nhau. Trường hợp này chỉ có thể kiến nghị để thay đổi luật để phàu hợp hơn trong thực tế chứ không thể hiểu khác tinh thần của luật được.
    Trên là ý kiến của tôi mong các bạn tìm hiểu kỹ và gớp ý, cảm ơn!

  46. trước tiên tôi xin bày tỏ sự ngưỡng mộ về thắc mắc của bạn, rất sâu sắc và thực tế.
    về vấn đề này tôi xin trình bày quan điểm của mình như sau:
    – DNTN là hình thức DN phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản, có nghĩa là nó không có sự tách bạch giữa tài sản đưa vào kinh doanh hay tài sản dân sự của chủ DN.
    – DNTN theo nguyên tắc chỉ được phép đứng tên một chủ sở hữu, vì vậy theo pháp quy thì nó vẫn là tài sản của ông A bởi vì ông A là người trực tiếp phải chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật về tất cả mọi hoạt động của DN. Bà B chỉ liên quan đến tài sản của DN này với tư cách là quan hệ Dân Sự về tài sản, trong đó bao gồm cả quan hệ pháp luật Hôn Nhân và Gia Đình. Nếu trước khi thành lập DN, ông A và bà B đã làm thủ tục phân chia tài sản và chỉ dùng số tài sản riêng của mình theo quyết định của Toà án để mở CTy thì nó là tài sản riêng của ông A và ngược lại, nó là tài sản chung của vợ chồng ông A và ông đứng tên trên danh nghĩa.
    – Lợi tức của DNTN xét về hình thức thì nó là tài sản riêng của ông A, nhưng chỉ là phần lợi tức của ông A có được sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính. Tuy nhiên, xét về bản chất thì nó lại là tài sản chung của vợ chồng ông A, bởi lẽ:
    .\ Thu nhập của ông A là thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân.
    .\ Lợi tức trong hoạt động kinh doanh do DNTN đưa lại bà B vẫn sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày giống như lương của cán bộ công chức vậy, tức là sự tách bạch về tái sản không rõ ràng.
    .\ Bà B có hưởng quyền lợi về tài sản do lợi tức đưa lại thì tất yếu cũng phải có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm nếu DNTN phá sản hay là phát sinh nghĩa vụ về tài sản.
    – Vì đây là tài sản chung của vợ chồng ông A nên các nghĩa vụ về tài sản nếu phát sinh thì tài sản được bảo đảm sẽ là DNTN đó và toàn bộ tài sản chung của vợ chồng ông A.( Phải xác định tài sản riêng hợp pháp của bà B và khấu trừ ra)

    Đó là quan điểm của tôi, mong sự góp ý và thảo luận thêm của các anh chị.
    Nguyễn Mạnh Sỹ

  47. Tôi thấy đây là một nội dung rất sâu sắc cần tranh luận thấu đáo, xin cảm ơn mọi người đã đưa ra các ý kiến rất hay.
    Tôi cho rằng, doanh nghiệp tư nhân do ông A đứng tên cũng là một phần “tài sản” của khối tài sản chung của gia đình ông bà AB, Theo Luật DN thì DNTN không phải làm thủ tục chuyển sở hữu từ cá nhân sang Doanh nghiệp và như vậy việc đối xử với khối tài sản – là DNTN cũng sẽ không khác gì nhiều (tuy có khác ở chỗ cái xe này là một tài sản cụ thể còn DNTN là một tài sản với nhiều thuộc tính khác nhau) với việc tôi mua một cái xe máy chẳng hạn, khi đó chỉ đăng ký xe mang tên tôi nhưng thực chất tiền mua là của Gia đình – Hai vợ chồng, cả hai vợ chồng cùng sử dụng.
    Trên thực tế thì trách nhiệm đó (trách nhiệm về tài sản của DNTN) được hiểu là trách nhiệm chung, lợi nhuận được hưởng cũng sẽ được hưởng chung và lỗ hay việc khác cũng vậy – ông A chỉ là người đại diện theo Pháp luật của việc chunh đó thôi …

  48. mình không hiểu sao bạn lại đưa ra vấn đề này. mình đã nói rằng phải căn cứ vào quy định pháp luật. Nếu giấy chứng nhận QSDD và QSH nhà đứng tên ông B thì chẳng thể nào lại có thể là của ông A được. bạn không thể nói răng “nếu có cơ sở để chứng minh điều này” đây là bạn tự đưa ra. Tôi xin khẳng định răng trong mọi trường hợp nếu các giấy tờ trên đứng tên ông B thì những thứ đó luôn là ” của” ông B. Ở đây ta đang nói về khía cạnh luật pháp.

  49. Mình muốn hỏi bạn Giã Quỳ, nhà của Ông A nhưng Ông B đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền SDĐ và quyền SHNO (nếu có cơ sở để chứng mình điều này) vậy nhà này của A hay cua B? Ai có quyền định đoạt ngôi nhà này? Đương nhiên, để giải quyết bạn phải xác định được ai là chủ sở hữu đích thực trước rồi mới đề cập đến các quyền của chủ sở hữu.

    Việc xác định ai là sở hữu tài sản của DNTN nó liên quan đến nhiều quan hệ pháp luật, chẳng hạn như trong trường hợp phá sản, ly hôn. Bạn Giả Quỳ cho rằng vì trong giấy CN DKKD thê hiện A là chủ sơ hữu, và vì LDN quy định về những quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp nêu suy ra A tài sản doanh nghiệp là tài sản riêng của A.

    Mình nghĩ vấn đề nên được nhìn nhận theo hai hướng quan hệ tài sản của DNTN đó với bên thứ ba và quan hệ giữa vợ chồng A, B đối với khối tài sản DNTN.

  50. Mình thấy mọi người tranh luận về vấn đề này rất sôi nổi nên cũng muốn có vài ý kiến. Thiết nghĩ đây là một quan hệ được pháp luật điều chỉnh bởi vậy chúng ta nên căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, không thể đưa ra cách giải quyết theo cảm giác được.
    thứ nhất, nguồn vốn có được trước khi thành lập DN từ đâu(chung hay riêng) ta không bàn tới bởi lẽ theo quy đinh tại LDN 2005 thi DNTN là DN do một cá nhân làm chủ và chủ DN có toàn quyền quyết định mọi vấn đề của DN, là nguyên đơn, bị đơn trước tòa…người chịu trách nhiệm về hoạt động KD và về tài sản của DN là chủ DN do đó khi nguồn vốn được đầu tư vào DN là tài sản của DN sẽ thuộc sở hữu của chủ DN, vì thế trước đó nguồn vốn này từ đâu là một câu chuyện khác(quan hệ dân sự)
    và theo LDN thì lợi tức thu được từ hoạt động KD sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế thuộc toàn quyền định đoạt của chủ DN(k1, Đ143) do đó chủ DN có thể sử dụng cho gia đình thậm chí giao cho vợ.
    khi DN thua lỗ hoặc phá sản thì người chịu trách nhiệm đến cùng là chủ DN vấn đề này được quy đinh rất rõ tại khoản 1 Điều 141, vợ con không thể có liên quan đến trách nhiệm này.
    thư hai, vấn đề tài sản phát sinh trong thời kì hôn nhân là tài sản chung trừ… như các bạn có nêu ra. Theo tôi đây là quan hệ về hôn nhân và gia đình không ảnh hưởng đến quan hệ chúng ta đang xét. và như vậy sẽ giải quyết theo luật HN&GD. nếu hai vợ chồng có tiến hành chia tài sản chung trước khi thành lập DN và người chồng (vợ) sử dụng để thành lập DN thì không có gì bàn cãi mọi việc trong ngoài đều êm xuôi còn nếu không chia hoặc vợ(chồng ) có biết nhưng không im lặng hoặc đồng tình và không tiến hành bằng văn bản theo luật định thì sẽ có hai trường hợp như “doantpdl” đã nêu tuy nhiên nếu trong thời hạn do tòa án ấn định mà các bên không tiến hành hợp pháp hóa hình thức của việc chia tài sản chung thì điều này cũng không ảnh hưởng gì đến tài sản của DN cũng như hoạt động của DN mà vấn đề này sẽ do các bên giải quyết vì lỗi ở đây là của người đã thành lập DN bằng tài sản chung trong khi chưa tiến hành chia tài sản chung và đây là quan hệ giữa vợ và chồng không liên quan đến các quan hệ DN khác.
    Thiết nghĩ khi giải quyết vấn đề này ta phải bóc tách vấn đề ra một cách rõ ràng để giải quyết.
    Trên đây là ý kiến của tôi mong các bạn trao đổi thêm!

  51. Theo ý kiến của em,
    1. Tài sản của DNTN thuộc sở hữu của ông A. Vì theo luật DN thì DNTN do 1 cá nhân là chủ và chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ về tài sản của DN. Có thể xét việc dùng tài sản chung của hai vợ chồng để kinh doanh như việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (K1 Đ29 LHNGĐ). Và việc chia tài sản cần phải được lập thành văn bản.
    2. Như đã phân tích ở trên vì tài sản này thuộc sở hữu của ông A và là tài sản đã được chia trong thời kỳ hôn nhân nên hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là tài sản riêng của ông A.
    Nhưng nếu xem lợi nhuận phát sinh của DN là thu nhập của ông A thì lợi nhuận này lại là tài sản chung (K1Đ27 LHNGĐ). Em lại thiên về hướng giải quyết này nhiều hơn. Vì nó vừa hợp tình vừa hợp lý.
    3. Khi phát sinh nghĩa vụ về tài sản thì các khối tài sản đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ là tài sản của doanh nghiệp, tài sản riêng của ông A và phần tài sản của ông A trong khối tài sản chung.
    Mong mọi người cùng cho ý kiến.

  52. theo ý kiến của e
    1. của AB
    2. của A
    3. của DN & A

  53. Vậy thử đặt câu hỏi, tài sản khi ông A đưa vào thành lập DNTN với chủ sở hữu là ông A có đương nhiên trở thành tài sản riêng của ông A hay không?

    Trong thực tiễn nhà do một người đứng tên nhưng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xem suy đoán là tài sản chung, trừ trường hợp người đứng tên chứng minh được nó được tạo lập từ tài sản riêng của mình do được thừa kế, tặng cho riêng hay có trước hôn nhân.

    Hay ví dụ trường hợp vợ chồng ông H cùng góp vốn vào một công ty TNHH khác và đứng tên thành viên góp vốn là Ông H, vậy khi ly hôn phần góp vốn của ông H vẫn đưa vào tài sản chung của vợ chồng để chia tài sản khi ly hôn.

    Không thể coi việc im lặng của bà B trong tình huống nêu trên thì suy đoán là bà B đồng ý chuyển tài sản chung thành tài sản riêng nó mâu thuẩn trong logic pháp lý với các tình huống ví dụ nêu trên và cũng đi ngược lại với văn hóa Việt Nam mà pháp luật không là cái gì khác ngoài việc nó đi từ cuộc sống và giá trị văn hóa.

    Pháp luật hôn nhân có quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, nên chỉ xem là tài sản riêng của ông A khi nào ông A và bà B đã thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để ông A làm ăn riêng và ông A sử tài sản được chia này để thành lập DNTN của ông A.

  54. Tôi cũng đồng ý với ý kiễn của chú/cô sg2873 : “Tôi cho rằng khi ông A và bà B đã tự nguyện dùng TSC để thành lập doanh nghiệp tư nhân và đứng tên ông A, thì có nghĩa bà B đã chấp nhận chuyển sở hữu từ TSC sang tài sản riêng của ông A (bà B buộc phải biết hình thức sở hữu của Doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ)”

    Do đó tài sản DNTN là tài sản của ông A

    Lợi tức thu được từ DNTN thuộc sở hữu chung của A và B (vì đây là tài sản được vợ/chồng tạo lập trong thời gian hôn nhân)

    Về phần chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài sản thì tôi có ý kiến khác: Do ông A và bà B thống nhất dùng TSC để thành lập và cho DNTN hoạt động nên việc chịu trách nhiệm tài sản thì phải bằng tất cả tài sản riêng của ông A và cả phần TSC của hai vợ chồng.

    Tuy nhiên đây rõ ràng còn khúc mắc là làm sao xác định được phần nào là tài sản riêng, phần nào là tài sản chung nếu ông A và bà B có ý muốn “tẩu tán tài sản”. Vì vậy theo tôi thì luật nên quy định rõ là trong những trường hợp như trên thì phải báo cáo rõ đâu là tài sản riêng của vợ/chồng.
    Còn nếu đặt vấn đề vợ chồng A và B thật sự muốn vì lợi ích mà xâm hại đến quyền lợi của chủ nợ thì đành pó tay thôi. Vì luật chỉ đưa ra những chuẩn mực ứng xử nhầm hài hòa lợi ích của mõi người và của cộng đồng, xã hội. Còn đối với những kẻ bất chấp hậu quả thì không thể nào luật có thể quy định triệt để được.

    Mong mọi người góp ý !

  55. Trước hết cần nêu rõ các điểm sau:
    Thứ 1
    – Doanh nghiệp tư nhân do 1 cá nhân làm chủ
    – Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
    – Chủ DNTN có toàn quyết định về DN và lợi nhuận của DN
    – Việc sử dụng lợi nhuận thế nào là toàn quyền của ông A (trong đó có sử dụng cho gđ….)
    Qua đó cho thấy DNTN là tài sản của một cá nhân và ko ai có quyền tham gia định đoạt – Tức là tài sản riêng nên lợi tức từ đó cũng thuộc về ông A và tài sản đảm bảo là DNTN và tài sản của ông A
    Thư 2
    – Việc thành lập DNTN là chia tài sản chung- cả hai đồng ý ( tách ra tài sản riêng và chia tài sản chung ko có nghĩa là cả hai người đều phải có tài sản) – ko lập thành văn bản vi phạm về hình thức
    – Giao dịch vi phạm về hình thức thì Đ 134 BLDS “…theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu….” nên xảy ra hai trường hợp
    + TH1 giao dịch đó vô hiệu DNTN thành lập là lỗi của cả ông A, bà B thì hai ông bà này sẽ phải bồi thường thiệt hại liên quan đến giao dịch của DNTN
    + TH2 giao dịch có hiệu lực khi bổ xung về hình thức thì mọi chuyện bình thường

    Đó là ý kiến của tôi
    còn về các chủ nợ thì ko có sự khác biệt vì đó là bản chất của DNTN. Chủ DNTN có toàn quyền quyết định về DN (cho gđ hay cho….. cũng vậy thôi)

    • tôi thì không nhất trí với việc do không lập thành văn bản mà có hướng giải quyết theo quy địh về giao dịch vo hiệu. Vì luật hôn nhân gia đình có khác biệt đối với bộ luật dân sự, đó là nguyên tắc suy đoán pháp lý. Theo đó khi chia tài sản chung thì hình thức văn bản là 1 quy định bắt buộc, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nếu không có văn bản này thì xem xét có vô hiệu hay không, trong luật hôn nhân gia đình có nguyên tắc suy đoán pháp lý, do đó nếu không có văn bản và khi tranh chấp, bên cho rằng đó là tài sản riêng thì phải chứng minh, nếu không thể chứng minh thuyết phục thì suy đoán đó là tài sản chung, không thể giải quyết theo hướng giao dịch vô hiệu, vì vấn đề không có hình thức văn bản luật HNGD không hề ” bỏ lửng ” mà đã được nguyên tắc suy đoán pháp lý điều chỉnh.

  56. theo như tình huống đưa ra thì 2 vợ chông ông A và bà B đã “quyết đinh” sử dụng tài sản chung của vợ chồng để lập DNTN. do vậy có thể nói đây là i\ý kiến của cả 2 người. và như thế thì tài sản của dn sẽ là tài sản chung của cả A và B. Theo đó lợi tức từ dn cũng sẽ thuộc về cả 2 vợ chồng. và tất nhiên trong truờng hợp đó thi khi phát sinh nghĩa vụ tài sản thì phải được bảo đảm bằng tài sản của dn và tài sản của AB chứ ko thể chỉ có tài sản của dn và ông a được. vì nếu như vậy thì sẽ xảy ra trường hợp ông A dưa lợi tức thu được từ hoạt động của dn về cho bà b và những tài sản đó bà b đứng tên sở hữu thì khi xảy ra tình trạng phá sản ai sẽ đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ.
    mặt khác ở đây việc ông bà cùng quyết định đưa tài sản chung để thành lập dntn thì chứng tỏ bà B đã biết về việc này. pháp lật quy định những tài sản phải dăng ký thuôcj sở hữu chung của vợ chồng thì phải đứng tên cả 2 người nhưng trên thực tế thì thường chỉ có một người đứng tên. ví dụ như khimua xe máy dù đó là tiền mua do 2 vợ chồng cùng kiém và đóng góp, họ cùng nghĩ là xe chung của vợ chồng nhưng khi đi dăng ký thì thường chỉ có tên một trong 2 mà thội. đó có thể là những sơ hở trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật mà vấn đề ko chỉ ở người dân mà còn ở cả những người làm công tác áp dụng pháp luật. chú/ cô sg2873 có thấy như thế ko ạ? quan điểm cháu thì cháu thấy như vậy xin đưa ra mọingười cùng trao đổi

  57. Xin chào các bạn,
    Tôi là một thẩm phán, khi đọc tình huống mà civillawinfor đưa ra tối thấy thực sự rất thú vị hiện còn dduwwojc nhìn nhận ở nhiều góc đọ khác nhau. Tôi cho rằng khi ông A và bà B đã tự nguyện dùng TSC để thành lập doanh nghiệp tư nhân và đứng tên ông A, thì có nghĩa bà B đã chấp nhận chuyển sở hữu từ TSC sang tài sản riêng của ông A (bà B buộc phải biết hình thức sở hữu của Doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ).
    Căn cứ vào Đ 235 BLDS năm 2005 thì lợi tức từ doanh nghiệp phải thuộc sở riêng của ông A.
    Các trách nhiệm tài sản phát sinh từ doanh nghiệp phải được bảo đảm bằng tài sản riêng của ông A nếu tài sản của doanh nghiệp không bảo đảm đủ nghĩa vụ

    • theo tôi, không thể hiểu đơn giản như sg2873 được. Rõ ràng hôn nhân gia đình quy định rằng tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. vợ chồng muốn chia tài sản riêng để kinh doanh riêng phải chia tài sản bằng văn bản. nếu có văn bản chia tài sản trước khi thành lập doanh nghiệp rồi thì các vấn đề đặt ra ở trên không có gì phải bàn. Nhưng nếu chưa có văn bản chia tài sản chung mà bảo bà vợ cũng phải chịu trách nhiệm trong trường hợp trên thì không phù hợp với luật hôn nhân và gia đình. tôi đồng ý với youkhanga rằng đây là một thực tế mà luật doanh nghiệp cần phải điều chỉnh để đảm bảo quyên lợi cho chủ nợ.

    • Xin Chào!
      Tôi là Luật sư khi độc tình huống này thấy hay hay!
      tôi xin đưa ra quan điểm của tôi như sau:
      thứ nhất: Khi thành lập doanh nghiệp, thì yêu cầu bắt buộc chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký vốn điều lệ.
      điều này có nghĩa là bà B phải đồng ý đưa một số tài sản chung của vợ chồng vào thành lập doanh nghiệp.
      Như vậy, khi phát sinh nghĩa vụ của doanh nghiệp thì bà B chỉ chịu thiệt hại từ khoản tiền đưa vào thành lập doanh nghiệp tư nhân.
      – số còn lại thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về phần tài sản của mình.
      – khi có lợi nhuận, lợi tức. Theo luật hôn nhân và gia đinh năm 2000 có quy định: lợi tức mà hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì là tài sản chung của vợ chồng.

  58. – Theo khoản 1, điều 141, Luật DN thì 1 trong đặc điểm của DNTN là do 1 cá nhân làm chủ có nghĩa là DNTN thuộc sở hữu của 1 con người cụ thể, nhưng xét bản chất thì nguồn vốn thành lập DNTN lại là tài sản chung của vợ chồng thì cả vợ chồng là người sở hữu DNTN đó. Thiết nghĩ ở đây cần có chỉnh sửa trong luật DN, cần đưa thêm vấn đề tài sản chung của vợ chồng để xác định chủ sở hữu đích thực,
    – Theo điều 32 Luật Hôn nhân, gia đình 2000, tài sản riêng của vợ chồng là những ts người đó có trc hôn nhân, ts đc thừa kế riêng, tặng cho riêng..còn ts do vợ chồng tạo ra, kể cả ts đc tạo ra từ hoạt động kinh doanh trong thời kì hôn nhân laf tài sản chung của vc( điều 27 Luật HNGD) . Như vâyj, 1 vấn đề hiện nay đang diễn ra là: khi DNTN kinh doanh có lãi, họ có quyền sử dụng toàn bộ số tiền này mua sám tài sản chung cho cả gia đình, nghĩa là lợi tức từ hoạt động kinh doanh thì cả gia đình đó đều đc hưởng. Trong khi đó, khi họ kinh doanh thua lỗ t hì các chủ nợ chỉ có thể đòi đc nợ từ nửa số tài sản hcung đó, thực tế xảy ra: khi các chủ nợ kê biên ts của chủ DN thì vợ con hoặc chòng con đều nhận là ts của họ chứ ko phải của chủ DN. điều này là ko công bằng đối với các chủ nợ . như vậy, đang có sự mâu thuẫn trong vấn đề này khi mà chồng con, vợ con chủ DN có thể được hưởng chung lợi tức khi kd có lãi nhưng lại ko chịu trách nhiệm khi kd thua lỗ. Thiết nghĩ ở đây pl cần quy định cho các chủ nợ đc đòi nợ từ ts của cả gd, trừ những ts nào mà các thành viên khác trong gd chứng minh đc rằng đó là ts của riêng họ.

    • Ông A và bà B là hai vợ chồng quyết định sử dụng tài sản chung của vợ chồng để thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Theo đăng ký ông A là người đứng tên sở hữu doanh nghiệp tư nhân này. Những vấn đề pháp lý phát sinh là:
      1. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của ai: ông A hay của vợ chồng AB;
      2. Lợi tức từ doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của ông A hay của vợ chồng AB;
      3. Trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ tài sản, thì nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng tài sản nào: Tài sản của doanh nghiệp + tài sản riêng của ông A hay tài sản của doanh nghiệp + tài sản chung của vợ chồng AB.
      LUẬT SƯ TRẢ LỜI

      1. Khi A và B quyết định dùng tài sản chung để thành lập Doanh nghiệp tư nhân, thì căn cứ:
      – Khi thành lập DNTN thì theo quy định của luật Luật doanh nghiệp 2005: “DNTN do một cá nhân làm chủ và từ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp (theo khoản 1 điều 141 luật DN 2005), chủ doang nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kể cả việc sử dụng lợi nhận (theo khoản 1 điều 143 Luật DN 2005)”, có quyền cho thuê doanh nghiệp (điều 144 luật DN) hoặc bán DN (điều 145), chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của DN (Khoản 4 điều 143 LDN) và là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp (khoản 4 điều 143 LDN). Do vậy, trong trường hợp này, DNTN được thành lập A đứng tên sở hữu thì yêu cầu đặt ra là A và B phải thỏa thuận phân chia tài sản chung để sử dụng vào kinh doanh của DNTN.
      – Tài sản chung của A và B được phân chia trên căn cứ sau:
      + Khoản 2 điều 217 BLDS 2005 quy định: “Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất, các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung (Khoản 1 điều 219 BLDS 2005)”.
      + Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Khoản 1 điều 28 Luật HN&GĐ), Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận (Khoản 3 điều 28).
      + Áp dụng khoản 1, Điều 29 Luật TNGĐ 2000, quy định: “ Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết”.
      Kết luận: Khi thành lập DNTN do ông A làm chủ sở hữu, thì xảy ra hai trường hợp như sau:
       Trường hợp 1: Nếu A và B cùng thỏa thuận phân chia tài sản, nếu việc phân chia tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật như về đăng ký quyền sở hữu tài sản (đối với tài sản pháp luật yêu cầu phải đăng ký), được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực (nếu quy định) và việc phân chia này không nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản (Khoản 2 điều 29 luật HNGĐ) thì việc sử dụng phần tài sản của ông A sau phân chia để thành lập DNTN thì khi đó tài sản của DNTN do A làm đại diện sẽ thuộc sở hữu của A.
       Trường hợp 2: Nếu A và B chỉ thỏa thuận phân chia tài sản chung, không lập văn bản, không tuân thủ các quy định như đăng ký quyền sở hữu hoặc quy định về giao dịch có công chứng hoặc chứng thực….thì trường hợp này tài sản của DNTN do A đứng tên thành lập sẽ thuộc sở hữu của AB, đồng thời mọi nghĩa vụ liên quan về tài sản từ việc kinh doanh của DN sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của AB, mặc dù A đứng tên và là đại diện theo pháp luật.
       Khi đó:
      2. Như đã phân tích ở trên:
      – Việc thu lợi tức từ việc kinh doanh của DN sẽ thuộc sở hữu của A nếu có phân chia tài sản theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định, thì căn cứ Điều 30 Luật HNGĐ 2000: “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người”.
      – Ngược lại nếu việc phân chia tài sản này chỉ là do A B tự thỏa thuận thì khi đó phần tài sản do A sử dụng thành lập DN và kinh doanh vẫn thuộc sở hữu AB (sở hữu chung hợp nhất quy định tại điều 217 và 219 luật dân sự 2005), nghĩa vụ trách nhiệm của A khi đứng tên kinh doanh sẽ được đảm bảo bằng cả khối tài sản của A trong khối tài sản chung AB. Nếu có tranh chấp và có yêu cầu của B (hoặc A) thì tòa án sẽ phân chia tài sản và xác định trách nhiệm của A tương ứng với toàn bộ tài sản của A sau phân chia./.
      3. Trường hợp phát sinh nghĩa vụ về tài sản, Khi đó căn cứ trên cơ sở của pháp luật:
      – Căn cứ khoản 1 điều 141 luật DN 2005 thì: DNTN do một cá nhân làm chủ và từ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp.
      – Khoản 1 điều 143 Luật DN 2005 quy định: “chủ doang nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kể cả việc sử dụng lợi nhận”.
      – Chủ DNTN Có quyền cho thuê doanh nghiệp (điều 144 luật DN) hoặc bán DN (điều 145).
      – Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của DN (Khoản 4 điều 143 LDN) và là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp (khoản 4 điều 143 LDN).
      – Áp dụng khoản 1, Điều 29 Luật TNGĐ 2000, quy định: “ Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản”.
       Như vậy: Trên thực tế khi thành lập DNTN do A đứng tên và là chủ sở hữu đồng thời là người đại diện theo pháp luật, tài sản sừ dụng thành lập DN pháp luật đã quy định rõ “A phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của A về hoạt động của DN”, Luật dân sự và luật hôn nhân và gia đình đã quy định rõ (như đã phân tích ở trên), thì khi thua lỗ và phát sinh nghĩa vụ tài sản thì A chỉ phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp + Tài sản của A sau phân chia tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng (thuộc sở hữ riêng của A tách biệt khối tài sản chung của vợ chồng), kể cả trong trường hợp A và B chưa phân chia tài sản chung hoặc có thỏa thuận phân chia nhưng chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Khi đó B hoàn toàn có quyền yêu cầu tòa án phân chia tài sản chung của vợ chồng, mặc dù lợi ích thu được từ việc kinh doanh của DN do A đứng tên chi dùng cho cả hai vợ chồng trong đó có B.
      ——————————–
      Tên đây là một vài ý kiến của tôi xin thảo luận cùng các anh/chị
      trungvu808@yahoo.com

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn