admin@phapluatdansu.edu.vn

“IN-HOUSE COUNSEL” UNDER REVIEW: MỘT NGHỀ SINH VIÊN LUẬT CẦN TÌM HIỂU VÌ TƯƠNG LAI

"Thưa các bạn, nhu cầu tuyển dụng cử nhân luật hiện nay rất lớn. không chỉ đối với các văn phòng luật, công ty luật mà ngay cả các công ty hoạt động trong các ngành nghề khác. Nhân đây tôi muốn đưa ra một vấn đề mong được các bạn thảo luận, mà tôi biết là vấn đề này chưa được nhìn nhận và chú trọng: đó là khái niệm "In-house counsel", bạn có biết từ này không? đây có phải là một nghề luật? và liệu có thể phát triển ở Việt Nam không? và nếu muốn trở thành In-house counsel thì bạn cần phải chuẩn bị những gì khi đang còn trên giảng đường đại học?".

Luật sư. VIỆT HÀ

Xin mời các bạn trao đổi cùng với luật sư Việt Hà về vấn đề này

THAM KHẢO CÁC BÀI VIẾT VỀ LUẬT SƯ TẠI ĐÂY

80 Responses

  1. Chủ yếu các công ty ở VN đang là nhân viên pháp chế chứ chưa phải là in-house counsel. Nhiều việc hành chính cũng lôi pháp chế vào.

  2. HỘI THẢO: QUẢN TRỊ RỦI RO PHÁP LÝ XUYÊN BIÊN GIỚI VÀ VAI TRÒ CHIẾN LƯỢC CỦA IN-HOUSE COUNSEL.

    Lần đầu tiên, hội thảo chuyên đề về quản trị rủi ro pháp lý và vai trò của In-house counsel được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.
    Tại Hội thảo, các diễn giả và khách mời là các In-house Counsel kinh nghiệm tại Việt Nam, các chuyên gia về quản trị rủi ro và đại diện doanh nghiệp sẽ giành thời gian thảo luận sâu các chủ đề chính (Quản trị rủi ro pháp lý xuyên biên giới và Vai trò của In-House Counsel).

    Đơn vị tổ chức mong đợi đem đến những GIÁ TRỊ HỮU ÍCH cho cử toạ tham gia Chương trình:
    1. Nhận diện các rủi ro pháp lý xuyên biên giới mà doanh nghiệp phải đối diện trong bối cảnh mới của hội nhập;
    2. Nhận thức đúng đắn các yêu cầu thiết yếu về nâng cao năng lực quản trị rủi ro pháp lý xuyên biên giới của Doanh nghiệp;
    3. Tầm quan trọng chiến lược của đội ngũ In-house Counsel đối với sự an toàn và hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp trong quản trị rủi ro tổng thể, từ khâu hoạch định chiến lược, thu xếp vốn, tìm kiếm và giao kết đối tác, phát triển thị trường cho đến hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng ngày;
    4. Định hướng lộ trình phát triển cho đội ngũ In-house Counsel; Năng lực cốt lõi và kỹ năng thiết yếu của đội ngũ In-house Counsel nhằm giúp In-house Counsel đạt được thành công trên mọi phương diện: phát triển nghề nghiệp, vị thế và tài chính;
    5. Cơ hội kết nối và giao lưu cộng đồng In-house Counsel

    ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:
    – Nhân sự các cấp thuộc phòng Pháp lý và Tuân thủ của doanh nghiệp (In-house Counsel, Legal & Compliance)
    – Nhân sự các cấp thuộc bộ phận quản trị rủi ro doanh nghiệp
    – Nhân sự các cấp thuộc lĩnh vực quản lý nhân sự và cung cấp dịch vụ nhân sự
    – Đại diện doanh nghiệp
    – Đại diện tổ chức, hiệp hội nghề có liên quan

    THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM HỘI THẢO

    – Từ 08:30 đến 12:30 thứ Sáu, ngày 16/12/2016
    – Địa điểm: Phòng hội nghị tầng 10, VCCI HCM 171 Võ Thị Sáu, quận 3, TP. HCM.

    Lawlink Vietnam hân hạnh thông tin chương trình và tiếp nhận đăng ký tham dự của quý vị theo thông tin dưới đây:

    Người liên hệ: Mr Lê Việt Đức
    Số điện thoại: 08 2253 0067(106)
    Di động: 0917995968
    Email: duc.le@lawlinkvn.com

  3. Chào chị (LS) Hà và mọi người trong group.
    Em rất quan tâm đến lĩnh vực In-house counsel vì bản thân em cũng định hướng phát triển theo con đường này. Em rất mong muốn được tham gia vào hội In-house counsel của group mình ạ. Hiện em đang làm nhân viên pháp chế của Văn phòng Luật sư Denco.

    Nguyễn Thị Thanh
    email: thanhnguyen1986.mc@gmail.com

  4. This is my first time visit at here and i am actually pleassant
    to read all at alone place.

  5. Mình cũng buồn vì mãi chẳng thấy Hội được thành lập gì cả. Rất mong các bác tiền bối lên đạn lại để khởi động việc thành lập Hội ạ.

  6. Mình đã tham gia chuyên mục này từ lúc mình còn học năm 3 ĐH , giờ thì mình đã ra trường và đang làm việc tại một văn phòng luật sư ở Tp HCM. Ý tưởng lập hội đã hình thành từ rất lâu rồi, nhưng cho đến nay ý tưởng vẫn là ý tưởng, chưa trở thành hiện thực được. Điều đó cho thấy việc lập thành Hội thật không dễ tí nào cả. Mình mong mọi người có thể đóng góp ý kiến, giải pháp , hoặc phát thảo chi tiết tiến trình lập Hội để ý tưởng này trở thành hiện thực.
    Thân ái!

  7. Kính chào các bác!
    Em theo dõi diễn đàn rất thường xuyên nhưng dạo này thấy chuyên mục này của mình vắng bóng quá nhỉ? Hay là các bác đã chuyển sang diễn đàn khác hay gặp gỡ trực tiếp rồi ạ?
    Ước mơ suốt 4 năm đại học của e là được làm pháp chế, khi e còn là sv e cũng thường xuyên theo dõi mục này.
    Cho đến khi ra trường, e may mắn được làm pháp chế tại 1 công ty khá lớn. Nhưng có đến khi ra trường rồi e mới biết là kiến thức học đại học chỉ như muối bỏ bể so với công tác pháp chế doanh nghiệp. Em đã làm được 1 thời gian mà vẫn chưa có cảm giác tạm quen với công việc pháp chế (có thể là e có vấn đề về nhận thức chăng?) nhưng có một điều e biết chắc chắn rằng muốn làm được tốt thì còn phải trang bị thêm rất nhiều, những kiến thức “thời mài đũng quần trên ghế giảng đường”, rồi cả những kiến thức mà được những thế hệ tiền bối đi trước truyền lại ngay trong mục này mặc dù có ý nghĩa rất lớn nhưng hình như vẫn còn là quá ít.
    Với tinh thần ” vì một xã hội học tập” (như của Civilawinfo kêu gọi – 🙂 hihi), e rất mong các bác tiếp tục khởi động lại diễn đàn này thêm sôi động và chia sẻ kinh nghiệm với nhau (cũng là cho mình các bác nhỉ?)
    P/s: nếu các bác có “hội họp” gì thì thông báo trên diễn đàn cho “hậu bối” chúng e với nhé.
    Cảm ơn các bác rất nhiều!!!
    Vài lời tâm sự, nếu có gì mạo muội, mong các bác thông cảm nhé!

    • Hi all
      Tôi thực sự rất quan tâm đến vấn đề này cũng như diễn đàn này. Tôi cũng có nhiều năm làm công tác pháp chế ở các DN. Qua những trải nghiệm đó tôi học hỏi được rất nhiều điều trong đó có cách tư duy, kỹ năng của các doanh nhân. Tuy vậy, tôi vẫn thấy thiếu thiếu một điều gì đấy, cần phải làm ngay và tôi qđ mở cty luật để ĐƯỢC/PHẢI chịu trách nhiệm toàn bộ cho những gì mình làm.
      Tôi rất vui và sẵn lòng chia sẻ về vấn đề này với các bạn, nhất là những bạn tâm huyết với nghề luật; luôn mở rộng cho những ai muốn cùng tôi thử sức vượt qua thử thách của nghề trong điều kiện rất khó khăn hiện nay.
      Chào mừng bạn đến chia sẻ với tôi qua: nguyenhaidang@luatsurieng.net.vn
      Cảm ơn các bạn.

  8. Hi all
    Tôi thực sự vui khi tìm được diễn đàn này. Đọc những điều mọi người chia sẻ Tôi như được tiếp thêm sức mạnh.
    Câu chuyện chúng ta đang kể có tên là LS riêng hoặc LS Cty hoặc LS tư…, nhưng nói chung chúng ta đang trao đổi đến hoạt động của LS, những người hành nghề luật với vai trò tham mưu, tư vấn về luật pháp cho đối tượng là cá nhân, tổ chức; có tính chất gắn bó trong thời gian dài với cá nhân, tổ chức.
    Nếu đó là điều chúng ta muốn chia sẻ, tìm hiểu thì tôi cũng rất muốn được chia sẻ với mọi người thêm một khía cạnh nữa của vấn đề này. Đó là Luật sư thực hiện vai trò, tính chất như nêu trên cho cá nhân, tổ chức nhưng ĐỘC LẬP – TỰ DO, không phụ thuộc. Để làm được điều này không thể một sớm một chiều nhưng không phải là Không thể.
    Tôi đã nghĩ đến một mô hình là một tổ chức, là nơi tụ hội của những LS tâm huyết với câu chuyện này. Tạm gọi là LS Riêng với nghĩa “riêng tư”, “bí mật”, “cá nhân”, “cố vấn riêng” (tôi cũng đang lúng túng, chưa hiểu rõ). Cách thức thực hiện mô hình như sau:
    – Cung cấp DVPL cho khách hàng với phương châm: lợi ích lâu dài(không phải trước mắt) của khách hàng là danh dự của LS(từ chối yêu cầu của K.H nếu chỉ nhằm cho nhanh xong mà bỏ qua những cảnh báo về rủi ro trong tương lai của LS…..);
    – Dịch vụ PL cung cấp cho K.H là toàn diện, không phân biệt việc nhỏ, lớn miễn đảm bảo cho K.H yên tâm sẽ an toàn về pháp lý khi có LS Riêng;
    – Quan hệ giữa K.H với LS: mặc dù K.H là người thuê, LS là người nhận thuê nhưng sẽ khác với các quan hệ lao động thông thường đó là:
    + Độc lập-Bình đẳng;
    + không trên_dưới – lệ thuộc;
    + Nể trọng nhau.
    ……………
    Vấn đề này là điều tôi tâm huyết rất nhiều năm nay nên cũng rất muốn được chia sẻ với những người có tâm nguỵện như mình. Một lần giãi bày chỉ nói được một chút thôi, hẹn gặp lại, trao đổi vào dịp khác.
    Tôi rất vui được trò chuyện cùng các bạn.
    Cảm ơn LS Việt Hà, cảm ơn mọi người.
    Luật sư Hải Đăng.

  9. em đang học khoa dân sự trường đại học luật, em đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc học các môn luật chuyên ngành, đặc biệt là luật dân sự, mọi người có thể chia sẻ một số kinh nghiệm khi học các môn luật chuyên ngành được không. Thực sự là điểm số của em không đến nỗi tệ nhưng khi giải quyết những vấn đề thực tế em cảm thấy rất lúng túng đặc biệt là trong việc đọc, vận dụng luật vào tình huống thực tế.

  10. Hi các Anh, các Chị

    Em cũng vừa mới tốt nghiệp ra trường và đang làm ở bộ phận pháp chế của TRUNG NGUYEN GROUP.

    Hy vọng được tham gia cùng các Anh, Chị.

  11. Em là sinh viên năm nhất khoa quản trị kinh doanh chuyên ngành luật. Theo các luật sư và các anh chị đi trước, em nên trau dỗi những kĩ năng nào, để có được kinh nghiệm em phải làm thế nào ạ?

  12. Em cũng muốn tham gia. Nhưng mà cũng khó để trở thành một in house counsel thành công khi mà sinh viên luật vừa ra trường thường thiếu kĩ năng thực hành nghề.

  13. Xin chào mọi người,
    Mình hiện cũng đang làm công việc Pháp chế, rất vui vì đã có Topic này được mở ra. Topic này sẽ tạo điều kiện cho các bạn sinh viên mới ra trường, cũng như những người mới bắt đầu công việc còn nhiều mới lạ trong lĩnh vực này.
    Rất mong sự phát triển, trao đổi thêm cho hoạt động này.

  14. Xin chào các luật sư,
    lâu lắm rồi em mới quay lại topic này, và thấy rất vui vì các luật sư đã thống nhất thành lập hội In-house counsel
    Em mới tốt nghiệp ngành Luật thương mại quốc tế trường ĐH Kinh tế – Luật, và cũng mới vào nhận việc ở ngân hàng ACB, phụ trách phần pháp lý hợp đồng.
    Rất mong được các luật sư giúp đỡ trao đổi thêm về kinh nghiệm.
    Xin cảm ơn,

  15. Xin chào LS Việt Hà, chào admin.

    Tôi là Đặng Văn Tâm, đang công tác tại VIB, xin được đăng ký tham gia hội những luật sư in-house. Không biết hội đã hoạt động chưa nhỉ. Rất mong sự đóng góp, chia sẻ từ các thành viên của hội đối với member mới như tôi.

    Trân trọng!

  16. Ôi, hay quá. Có một nơi để mà trao đổi những kinh nghiệm thì còn gì bằng. Xin các đằng anh, đằng chị cho em tham gia với.

    Rất mong “forum” của chúng ta sẽ có ích cho nhiều người, nhất là những người mới vào nghề.

    “Buôn có bạn, bán có phường” phải không các anh chị?

  17. Em xin chào luật sư Việt Hà!
    Em rất vui vì sự trở lại của chị. Thật tốt vì chị đã ủng hộ viêc thành lập hội in-house counsle.
    Em xin đăng ký tham gia:

  18. Xin chào các bạn
    Vì quá bận với công viêc, nên đến hôm nay tôi mới có điều kiện để trở lại thăm mục này.
    Tôi hoàn toàn ủng hộ việc thành lập hội những luật sư in-house. Mong các bạn cho ý kiến để chúng ta có thể sớm thành lập hội.
    Tôi rất mong nhận được sự ủng hộ và hợp tác của Civillaw Network.

    Xin đăng ký tham gia:
    1) Luật sư Vũ Thị Việt Hà
    Legal Manager
    LG Electronics Việt Nam
    E-mail: havu7208@yahoo.com
    lawyers@fpt.vn

    2) Luật sư Nguyễn Văn Long
    Trưởng phòng pháp chế
    Tập đoàn BITEXCO
    E-mail: longnv.legal@bitexco.com
    longluatsu@yahoo.com

    • Chào LS. Việt Hà,
      Rất vui khi chị đã có thời gian quay trở lại diễn đàn. Civillawinfor sẵn sàng ủng hộ và làm cầu nối cho việc thành lập hội những luật sư in-house.
      Trân trọng và đón chào các LS tham gia vào mái nhà chung

  19. Xin kính chào Luật sư!
    Theo Luật sư đưa ra khái niệm “IN-HOUSE COUNSEL” theo em hiểu đó là luật sư riêng và có ký hợp đồng để thực hiện vụ việc riêng cho một cá nhân hoặc một pháp nhân hay là cả nhà nước. Hiện nay, tại Việt Nam theo em hiểu chưa có loại hình Luật sư này. Nhưng đã có những người đã thực hiện trên cơ sở bằng uy tín của chính mình. Em đang là sinh viên trường đại học Luật tới nay em rất muốn hành nghề Luật sư bởi theo em hiểu đó là nghề đã và đang được xã hội quan tâm. Nhưng em thấy nhiều người cho rằng nghề này thật lắm gian nan và thử thách và Luật sư chưa thật sự sống với nghề của mình được.
    Theo em để có thể theo nghề như khái niệm của Luật sư đưa trong quá trình học cần tập luyện khả năng chủ động công việc, phán đoán và làm việc độc lập cũng như tạo môi trường nhóm làm việc hiệu quả. Cũng như có trình độ ngoại ngữ giúp khách hàng của mình
    Trên đây là một vài ý kiến của em mong Luật sư quan tâm

  20. Chào luật sư và các bạn sinh viên có cùng ước mơ trở thành in-house counsle.
    Em đang là sinh viên năm 2 ĐH Luật TPHCM. Em cảm ơn luật sư Việt Hà đã đưa ra đề tài đầy hấp dẫn này.
    Em cũng xin bày tỏ một chút về quan điểm của mình. Một điều mà chúng ta điều biết là in-house counsel đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và vốn hiểu biết rất rộng đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn. Nhưng với chương trình đào tạo như hiện nay thì để có những yếu tố nói trên chúng ta chỉ có thể tự trau dồi và phát triển mà thôi.Nhưng để làm được điều này thật không dễ chút nào , vì chúng em chưa có một phương pháp đúng đắn, không có môi trường để tiếp cận thực tiễn, không có một sự dẫn dắt nào, bọn em như đang đi trong bóng tối. Vì vậy taị sao chúng ta không làm theo ý kiến của chị Nguyễn Kim Dung là thành lập hiệp hội in-house counsle
    Mong rằng mọi người sẽ tán thành ý kiến của em.

  21. Ở Việt Nam công việc này chưa phát triển nhưng đó là xu hướng tất yếu của tương lai khi kinh tế và chất lượng cuộc sống đc nâng cao.
    Theo em thì các doanh nghiệp cho rằng sv mới ra trường ko làm đc việc vì thiếu kiến thức thực tế nhưng có ai nghĩ rằng nếu giao nhiệm vụ cho họ liệu họ có làm đc ko?
    Nên chăng cần xây dựng mô hình cầu nối giữa các doanh nghiệp và trường đào tạo. Vừa thực tiễn vừa hiệu quả, khai thác 1 cách triệt để khả năng sáng tạo, nhiệt huyết, tri thức của sv. Đồng thời là cơ hội để sv tiếp xúc và vận dụng kiến thức vào thực tế. Một nguồn nhân lực dồi dào, kinh nghiệm mà ko phải đào tạo lại tốn kém thời gian và tiền bạc như thực trạng hiện nay.

  22. “In – house – counsel” hay Luật sư Nội bộ; Cố vấn pháp lý doanh nghiệp; Luật sư riêng, v.v… Đều là những người hành nghề tư vấn, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý cho những chủ thể đã tuyển dụng, thuê mướn họ.
    Vấn đề đặt ra là: Để có thể làm tốt công việc đó, phải học tập, nắm vững kiến thức pháp lý chung của quốc gia, kiến thức pháp lý, kiến thức kinh doanh về (và liên quanđến) lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị nơi mình hành nghề. Ngoài ra cũng cần chú ý đến những vấn đề như: Pháp luật quốc tế, thông lệ quốc tế, hiểu biết xã hội, tâm lý khách hàng, xu hướng vận động của xã hội, của thị trường, v.v…
    Chúc mọi người thành công trong sự nghiệp!

  23. Chào LS Việt Hà và toàn thể các bạn. Tôi cũng là 1 sv luật và cảm thấy rất hứng thú với đề tài mà chúng ta đang bàn luận. Nhưng thực tế hiện nay trong trường ĐH chỉ đào tạo kiến thức chuyên ngành và rất hạn chế về kiến thức kinh tế liên quan, rất ít bàn luận về thực tiễn áp dụng và dường như lý thuyết và thực tiễn khác quá xa nhau, bên cạnh đó sv hiện nay cũng ko trang bị đủ cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng đc yêu cầu của công việc nên khi va chạm với thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng. LS có ý kiến hoặc lời khuyên nào cho các bạn sv hiện nay để có thể thành công trong lĩnh vực này.
    Chào LS và các bạn.

  24. chao luat su Viet Ha e co’ cau hoi sau day:
    Khi toa an ra quyet’ dinh tam. dinh` chi giai quyet mot vu an’ dan su o dieu 192 khoang 1 diem C cua bo luat to tung dan su da co hieu luat thi hanh thi hau qua cua nguyen don, duoc tranh chap khieu’ nai. tiep tuc hay khong ?. Con` quyen` loi cua bi. don duoc nha nuoc bao ve nhu the nao?
    mong luat su tra loi dum` e.

  25. Chào chị Việt Hà,

    Thật thú vị khi tìm thấy topic này, em cũng đang làm việc liên quan đến legal trong một doanh nghiệp nước ngoài. Đọc các bài viết của các bạn khác, em nghĩ rằng tại sao không thành lập một hiệp hội In-house counsel, trong đó thành viên sẽ là các in-house counsel hoặc những người mong muốn trở thành in-house counsel. Thông qua hiệp hội này, mọi người sẽ giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi hội viên sẽ đóng góp một khoản tiền nhất định duy trì sinh hoạt hội và có lịch sinh hoạt hội hàng quý hoặc hàng năm để trao đổi thông tin và các kinh nghiệm đã trải qua. Không biết các bạn khác có ý kiến gì không?

  26. Xin chào tất cả các bạn!
    Trước hết tôi xin tự giới thiệu tôi cũng là một luật sư nội bộ của Doanh nghiệp.
    Tôi rất mừng khi đọc được những bài viết tâm huyết và những trao đổi có tính xây dựng cao cho nghề luật sư nói chung và luật sư nội bộ nói riêng. Về cá nhân tôi, trước khi quyết định trở thành luật sư nội bộ tôi đã có một khoảng thời gian hành nghề tại Văn phòng luật sư. Tuy nhiên, nhận thấy rằng, kiến thức, sự chuyên nghiệp của nghề luật sư của bản thân cần được nâng cao hơn nữa, tôi đã quyết định nộp đơn xin vào làm việc tại Techcombank.
    Qua một thời gian làm việc tại đây, tôi thấy rằng để trở thành một hướng phát triển mới cho nghề luật sư, thì luật sư tham gia khối (tôi tạm gọi như vậy) này cần trang bị cho mình những gì? cần tiếp thị về hoạt động của bản thân ra sao? phản hồi của khách hàng sử dụng dịch vụ do chúng ta cung cấp (gồm cả khách hàng của công ty và chính cả những ông chủ thuê chúng ta làm việc) có tích cực không? độ tích cực đến đâu? và xã hội nhìn nhận, chấp nhận chúng ta đến đâu?? là những câu hỏi tôi mong mỏi mọi người cùng tham gia bàn luận.
    Trong môi trường làm việc của một Doanh nghiệp, tùy cơ cấu tổ chức của đơn vị mà chúng ta có thể được cơ cấu trong các bộ phận: pháp chế, hoặc tư vấn pháp lý, hoặc cố vấn pháp lý, hoặc trợ lý của Ban điều hành….
    Khi chấp nhận trở thành “in-house counsel ” có thể bạn có cơ hội được thử thách mình trong một môi trường xã hội – pháp lý khá đa dạng; từ đó mang lại cho bạn đứng trước hai thái cực: (i)- lĩnh vực hành nghề luật sư của bạn chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành nghề hoạt động của Doanh nghiệp, và có không nhiều cơ hội giao thương, mở rộng cá mối quan hệ nghề nghiệp, và thường nhóm này làm việc cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc trong doanh nghiệp lớn nhưng được giao phụ trách mảng công việc nhỏ; (ii) – hoạt động hành nghề luật sư của bạn rất đang dạng, nó không bị bó hẹp bởi một lĩnh vực được giao phụ trách, mà bao trùm và không giới hạn bởi các công việc như: tư vấn các vấn đề pháp lý trong quá trình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp; kiểm soát tuân thủ của cả hệ thống; kiểm soát, rà soát hợp đồng; tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng, giao dịch; soạn thảo các tài liệu nội bộ liên quan đến vấn đề pháp lý hoặc tham gia góp ý kiến cho các tài liệu nội bộ; đại diện trong tố tụng theo ủy quyền….
    Để trở thành một luật sư “in-house counsel “, ngoài tố chất, tiêu chuẩn chung để trở thành luật sư như các quy định của pháp luật hiện hành, tôi cho rằng chúng ta cần có những phẩm chất và năng lựcsau.
    1./ Có tư duy pháp lý và khoa học xã hội, khoa học tự nhiên tốt;
    2./ Định vị được giá trị bản thân và có cá tính, kiến thức pháp lý vững vàng;
    3./ Có tư duy, suy luận gắn với khả năng hùng biện, làm việc nhóm tốt;
    4./ Khả năng, kỹ năng giao tế tốt;
    5./ Được lãnh đạo và đồng nghiệp tôn trọng, chia sẻ và đặc biệt là lãnh đạo tin dùng.

    Trên đây là một số điều trao đổi với các đồng nghiệp và các bạn sinh viên. Mong rằng chúng ta sẽ trở thành một luật sư thành đạt và nghề luật sư ngày càng được xã hội tôn vinh.

  27. Cách đây sáu tháng, tôi còn nhìn thấy rất nhiều mẩu quảng cáo “tuyển nhân viên pháp lý, luật sư nội bộ, chuyên viên pháp lý…” trên các báo, website tuyển dụng có uy tín. Bây giờ, thật là bói không ra một thông tin loại như vậy. Thị trường không cần cái nghề như chúng ta nữa ư? Hay là sau một thời gian “dùng thử” (vì cái đợt cách đây sáu tháng, một số đáng kể “con nhà luật” chúng ta đã được tuyển dụng vào các vị trí trên), nhà tuyển dụng thấy là hiệu quả mà chúng ta đem lại đã không đúng như họ mong đợi?
    Giám đốc một công ty cung cấp phần mềm tại TP. HCM phàn nàn với tôi: anh bị một luật sư nội bộ bắt ký vào cam kết trong hợp đồng cung cấp phần mềm rằng, chỉ được nhận tiền thanh toán sau khi khách hàng đã xài thử và không thấy bị lỗi. Điều khoản này không có thời hạn, nghĩa là cho dù bao nhiêu năm mà vị luật sư kia không “say ok” thì anh phần mềm kia đừng có hòng mà được nhận tiền! Anh phần mềm đứng dậy đi thẳng, khỏi chờ đối tác ký approve hợp đồng, sau khi ném cho luật sư một câu chát chúa: “Luật sư gì đâu mà đến cái điều khoản thời hạn của hợp đồng mà cũng không biết? Bộ tưởng làm luật sư nội bộ là muốn đè đầu cưỡi cổ thầu phụ sao cũng được hả?”. Đó là câu chuyện của năm 2007.
    Đây là câu chuyện của năm 2008: anh phần mềm được mời quay lại để ký hợp đồng và anh luật sư thì đã nghỉ việc. Không ai dám chắc về mối liên hệ giữa hai sự kiện này. Kết thúc, anh phần mềm buông một câu: “Hay quá!”. Tôi thấy buồn rười rượi cho con nhà luật!
    Chưa ai làm điều tra xã hội về nhu cầu thật sự của các doanh nghiệp đối với inhouse counsel. Chưa có thống kê chính thức về sự hài lòng/không hài lòng của khách hàng đối với chúng ta.
    Đôi khi tôi nghi ngờ là con nhà luật đang tự huyễn hoặc mình: nhu cầu xã hội ít mà chúng ta lại tưởng là nhiều, yêu cầu chuyên môn đối với nghề này cao mà chúng ta lại tưởng là thấp, nhiều người xem thường chúng ta, coi chúng ta như “vật cản, gai trong mắt” mà chúng ta lại tưởng họ trọng vọng mình!
    Có ai ngoài nghề (là các ông/bà chủ doanh nghiệp càng tốt) nói cho tôi hay họ đã từng “xài thử” luật sư nội bộ chưa và họ cảm nhận như thế nào về đối tượng này? Chúng tôi cần những lời nói thật để định hướng phấn đấu cho mình. Chao ôi, tôi không hề muốn mình trở thành một luật sư đáng ghét như câu chuyện vừa kể trên!

  28. Em xin chào LS Viet Ha cung tat ca moi nguoi !
    Em hien la SV nam 2 Nganh Luat Thuong Mai Quoc Te ,Khoa Kinh TE- ĐHQGTPHCM.
    Qua dien dan, em thay chu de nay that hap dan voi “dan luat”.
    Nhin chung, em thay SV Luat con nhieu mo ho lam ve nghe nghiep cua minh !
    Day qua that la linh vuc moi doi voi nhieu nguoi du no da co lau roi. Tro thanh “inhouse counsel ” uh?
    Do cung thuc su la mong uoc cua em khi da chon con duong Luat !
    Em hieu rang, de hoc Luat tot ko phai hoc thuoc Luat ma la phai biet ap dung no vao dau, ap dung nhu the nao…………..Nhung hien nay co rat it SV lam duoc nhu vay !
    Rieng em cung cam thay rat kho va nhu co cam giac “lac duong ” khi di den tri thuc ! Mong LS va moi nguoi co the chia se chut kinh nghiem nha !

    Cam on LS va moi nguoi rat nhieu !.

  29. chào Việt Hà, Tội học đại học luật thành phố hồ chí minh chuyên nghành hình sự khoá 21 – vì tôi có một người bạn cũng tên Việt Hà học chung lớp, nên hôm nay lên Weblog này thấy tên bạn nhưng không biết có phải hay không. Tôi tên ngọc diệp. hy vọng là bạn.

  30. chào các bạn
    theo các bạn thì luật sư đi theo hướng nào thì sẽ có tương lai nhất, là IH-C ư hay là luật sư tư vấn hay tranh tụng, toà án ……
    theo tôi còn có một con đường khác khó khăn và huy hoàng hơn rất nhiều, đó là thành lập một công ty và hãy mơ ước biến công ty của mình trở thành một cái gì đó thật vĩ đại………

  31. Trân trọng kính chào Luật sư Việt Hà, các anh, các chị và các bạn!
    Tôi hiện đang là sinh viên năm hai ngành QTKD-NT trường Đại Học Yersin Đà Lạt.
    Hôm nay là ngày học đầu tiên tôi tiếp cận với môn “Luật Kinh Doanh” được gặp gỡ và tiếp xúc với thầy Huỳnh Viết Tấn. Tôi thầm cảm ơn thầy vì thầy đã khơi đúng vào nỗi niềm không chỉ của riêng tôi mà tất cả các bạn sinh viên đều băn khoăn từ rất rất lâu.Đó là những môn học mà chúng tôi được học từ Trung học, Phổ thông rồi lên ĐH và cho đến khi chúng tôi ra trường thì đâu là môn học giúp cho công việc thực tế của chúng tôi sau này? Nhà kinh doanh họ cần gì nơi chúng tôi? Tiêu chuẩn tuyển dụng của họ ra sao?…
    Thầy đã cho chúng tôi biết chúng tôi cần chuẩn bị những gì cho tương lai sau này một cách xác thực hơn, chứ không phải là những lý thuyết suông bị nhồi nhét vào đầu một cách vô bổ, chẳng khác nào ” nước đổ đầu vịt “.Tôi tự hỏi liệu không biết có sinh viên nào giống tôi đang lo sợ cho chính bản thân mình hay không? Lo sợ cho chính kiến thức của mình nó đang tụt lại đằng sau trong khi cả thế giới đang ở một tầm cao mới. Trong thời buổi hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì tiêu chuẩn tuyển chọn nguồn nhân lực của các công ty trong nước và các công ty liên doanh nước ngoài ngày càng gay gắt, họ đòi hỏi chúng ta phải có trình độ học vấn vững chắc và kỹ năng chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó cần thiết cho công việc của họ.
    Là một nhà quản trị kinh doanh trong tương lai mà tôi lại không biết tí gì về luật kinh doanh, tôi lo sợ. Chính điều này đã đưa tôi đến đường link này.
    Cám ơn mọi người đã cho tôi những kiến thức bổ ích.
    Cảm ơn thầy, nhờ thầy soi sáng mà em đã tìm thấy đường đi cho mình, em không phải mò mẫm trong đêm nữa.
    Trên đây là cảm nghĩ của tôi về thực trạng của một số sinh viên hiện nay.
    Xin lỗi do kiến thức hạn hẹp nên tôi không thể nói gì về In-house counsel. Mong mọi người thông cảm!

    • Hi Thu Huyền,
      Bạn dừng quá lo lắng. Dẫu sao lo lắng cũng còn tốt hơn là bình chân như vại, nhưng tốt hơn hết là chúng ta nên có giải pháp cho vấn đề của bạn và cũng là “vấn đề không của riêng ai” này. Không chỉ sinh viên luật mà những người ra hành nghề, thậm chí inhouse-counsel đôi khi cũng bị “khủng hoảng” như bạn. À như vậy là mình đã giúp bạn có được đường link với chủ đề của diễn đàn này.
      Vậy trước khi trở thành inhouse counsel giỏi thì trước tiên phải giải quyết được cuộc khủng hoảng từ thời sinh viên này.
      Bạn có bao giờ vẽ sơ đồ cho những môn mình đang học và link nó đến tương lai: những kiến thức này sẽ được áp dụng ở đâu, như thế nào khi mình trở thành inhouse counsel? Nó hữu ích lắm đấy và phương pháp này gọi là mind-maps (sơ đồ tư duy) của Barry & Tony Buzan. Bạn thử xem!

    • Có vẻ Thu Huyền cũng rất băn khoăn về nhu cầu tuyển dụng cử nhân luật nói chung, inhouse-counsel nói riêng của các công ty?
      Mình xin gợi ý một phương pháp quy nạp ngược như thế này nhé: bạn đọc một mẩu quảng cáo tuyển chọn inhouse-counsel, bạn link nó với kiến thức/khả năng của một cử nhân luật/luật sư (trên bình diện chung mà bạn biết), sau đó thử kết nối với khả năng của bạn. Bạn sẽ thấy ngay điểm mạnh/yếu của bạn, chỗ hổng kiến thức mà bạn cần lấp và định hướng cho việc học tập của mình một cách hiệu quả.
      Các mẩu quảng cáo này thường viết bằng tiếng Anh, từ vựng chuyên ngành khá là cô đọng. Nó sẽ là một thử thách nho nhỏ rất thú vị đối với bạn và nó cũng là một gợi ý cực tốt giúp bạn đặt… ngón chân đầu tiên vào nghề inhouse-counsel ở công ty nước ngoài.
      Chúc bạn thành công và có thêm niềm tin ở nghề.

  32. Các vấn đề liên quan đến “In-house counselor”

    1.Tên gọi.

    “In-house counselor” có thể được hiểu là chuyên viên hoặc cố vấn (bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, luật pháp hoặc các vấn đề liên quan đến quản lý nội bộ hoặc quảng cáo) vì bản thân từ counselor (counsellor) có thể được dịch ra thành 2 nghĩa: chuyên viên ( cao cấp thì gọi là cố vấn) hoặc là Luật sư ( attorney at law: Luật sư đại diện tại toà ). Theo mình, để hợp với những vấn đề mà các bạn nói ở trên, mình đưa ra một gợi ý về tên gọi là “In-house lawyer” hoặc là “In-house law counselor”.

    2.Vị trí

    Thông thường, những người này trực thuộc 1 ban dưới quyền của tổng giám đốc hoặc giám đốc điều hành hoặc ban giám đốc.

    3.Công việc cụ thể và lĩnh vực của các In-house lawyers

    – Các lĩnh vực phổ biến là: Sáp nhập cũng như chia tách công ti, Luật thương mại và các tranh chấp hợp đồng, các vụ việc dân sự liên quan và các sai sót, vụ án về lao động liên quan trực tiếp đến quyền lợi của công ti, sở hữu trí tuệ.
    – Những người này ( In-house lawyer ) cùng với ban của mình có vai trò biến một dự án còn nằm trên giấy tờ hoặc một ý tưởng trở thành khả thi về mặt pháp lý.
    – Đóng vai trò quan trọng trong các vụ tranh chấp pháp lý đối với các đối thủ ở ngoài. Thông thường, khi một tranh chấp lớn xảy ra, các In house lawyer sẽ cùng với các công ti Luật được thuê để nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính công ti của mình.
    – Tư vấn về môi trường pháp lý đối với các tổng giám đốc hoặc giám đốc điều hành để triển khai các dự án đầu tư. Đối với các tập đoàn xuyên quốc gia, các In house lawyer sẽ cùng với các công ti Luật bản địa để bàn bạc về mức độ khả thi của các dự án cũng như tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để trong quá trình triển khai dự án đầu tư.
    – Kiểm tra về quyền lợi của thân chủ trong các hợp đồng.

    Thực ra, In-house lawyer ở Việt Nam vẫn chưa được hiểu một cách rõ nghĩa vì thực sự họ vẫn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau và có thể bị hiểu nhầm gọi là “nhân viên pháp chế”. Đối với các tập đoàn lớn, mức độ chuyên môn hoá của họ rất cao. Những In-house lawyer tại các “siêu công ti” chỉ chuyên biệt một lĩnh vực nhất định như hoặc là IP hoặc về sát nhập hoặc thành lập doanh nghiệp.

    4. Kĩ năng.

    – Thứ nhất, đấy là tiêu chuẩn của những người có năng lực kiểm được vài ba ngàn cho tới hàng chục ngàn Mĩ kim / 1 tháng.
    – Thứ hai, sự trung thực cũng như trung thành với những lãnh đạo của mình.

    B> Lạm bàn về Việt Nam.

    – Thứ nhất, các công ti có quy mô ở Việt Nam bất kể ngoại hay nội đều có In-house lawyer.
    – Thứ hai, cũng có thể coi phòng pháp chế ở một số công ti gọi là một dạng của In-house lawyer. Tuy nhiên là có hơi khập khiễng.
    – Thứ ba, không thể phủ nhận sự mập mờ trong thương mại tại Việt Nam. Nhưng xu hướng này sẽ giảm dần bởi vì khi trình độ văn hoá của xã hội càng cao thì con người sẽ khôn ngoan hơn trong việc kiếm tiền.
    – Thứ tư, chi phí đối với In-house lawyer rẻ hơn rất nhiều so với việc nếu bỏ tiền ra để thuê một công ti tư vấn.

  33. Vì chủ đề thảo luận chính là sinh viên cần chuẩn bị gì cho nghề in-house counsel nên mình nghĩ quan trọng nhất là trao đổi về: những kỹ năng, kiến thức chuyên môn cần thiết để làm nghề này.
    in-house counsel gần nghĩa với cố vấn/tư vấn pháp lý. Luật sư nội bộ thì hơi chung chung, nghe vừa hướng nội vừa hướng ngoại. In-house counsel thì hướng nội nhiều hơn. Thay vì doanh nghiệp đi nhờ dịch vụ pháp lý bên ngoài (soạn thảo hợp đồng, giải quyết tranh chấp…) thì tuyển một chuyên gia pháp lý (không nhất thiết phải là luật sư để:
    – tư vấn (trước khi tiến hành một quy trình pháp lý), phòng ngừa rủi ro (tìm kiếm các lỗi pháp lý),
    – giải quyết/hỗ trợ giải quyết tranh chấp nội bộ (có thể đứng ra dàn xếp như một trọng tài hoặc tư vấn cho chủ doanh nghiệp giải quyết): những việc này doanh nghiệp thường không đưa ra dịch vụ bên ngoài.
    – giải quyết, hỗ trợ giải quyết tranh chấp bên ngoài (đại diện doanh nghiệp tham gia tranh tụng): cố vấn pháp lý có thể kết hợp với dịch vụ pháp lý bên ngoài (đóng vai trò là người bảo vệ quyền/lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp),
    – lập hồ sơ pháp lý (cấp chứng nhận đầu tư, chứng nhận kinh doanh, đấu thầu, góp vốn liên doanh).
    Qua đó, có thể thấy một in-house counsel cần những kiến thức chuyên môn sau:
    – luật doanh nghiệp
    – luật dân sự
    – luật thương mại/đầu tư
    – luật hành chánh
    – luật lao động
    – luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi đầu tư
    – luật môi trường, luật tiêu chuẩn kỹ thuật (nếu làm trong các đơn vị sản xuất quy mô nhà máy)
    – luật đất đai (nếu việc kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến đất đai như thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất)
    – một số chuyên môn sâu khác như ngân hàng, xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế.
    Kỹ năng:
    – nghiên cứu văn bản luật, đưa ra các ý kiến tư vấn xác đáng với từng tình huống cụ thể,
    – trình bày một cách thuyết phục trước nhiều đối tượng khác nhau,
    – hoà giải một cách thấu tình đạt lý giữa các nhóm có lợi ích đối kháng
    Từ đó có thể thấy in-house counsel cần có hai tố chất nổi trội:
    – chuyên môn sâu: không những là người đã trải qua thực hành (vì nếu bạn lý thuyết suôn thì sẽ không ai nghe bạn “lên lớp) mà còn phải có khả năng khái quát thành những nguyên tắc, quy trình để hướng dẫn lại cho người khác.
    – bản lĩnh: bạn cũng là nhân viên nhưng vẫn phải tương đối độc lập với sếp, bạn vẫn cần có đồng nghiệp nhưng không được quá thân với một nhóm nào để tránh tình trạng bị “lờn” hoặc bị đánh giá là không khách quan.
    – đạo đức: cuộc sống riêng tư của bạn phải tương đối chuẩn để khi vào vai trọng tài, người huấn luyện, bạn vẫn đủ uy tín để nói chuyện với mọi người từ sếp đổ xuống.
    Đây là một nghề nhiều thách thức với những người trẻ tuổi.

  34. Chúng ta nên tập trung bàn sâu các vấn đề kỹ năng hành nghề của một “in-house counsel”. Trước tiên luật sư Việt Hà và các bạn có thể cho ý kiến về vấn đề đạo đức nghề nghiệp của một “in-house counsel”.

  35. em đang học năm thứ nhất trường ĐH Lụât Hà Nội.Ngay từ đầu e rất yêu thích công việc tư vấn luật cho các công ty hay trong các văn phòng luật.Nhưng e chưa biết mình phải làm những gì để có thể giúp ích cho công việc sau này.Mọi người có thể giúp e được k ạ?

  36. Toi rat vui khi doc dien dan nay. Hien tai in-house counsel la mot nghe tuong doi “nong” va hiem. Vi da so cac cong ty nuoc ngoai doi hoi khong nhung trinh do chuyen mon cao ma ngoai ngu phai gioi.
    Hien nay khach hang cua minh la mot tap doan dau khi nuoc ngoai o TP HCM can tuyen hai vi tri nhu sau,
    Legal Counsel 5-6 nam kinh nghiem
    Attorney Entry Level 3-4 nam kinh nghiem.
    Anh chi nao co muon biet them chi tiet, vui long email hj.jennifer@gmail.com

  37. Chào mọi người.
    Mình là sinh viên năm 3 khoa luật trường đại học ktqd.Theo mình biết thì đây chính là nghề luật sư nội bộ.ở việt nam nghề này còn rất mới,thường lĩnh vực hoạt động là trong doanh nghiệp. tức là bạn là một luật sư riêng cho một công ty nào đó.công việc của bạn là tư vấn và làm những việc liên quan tới lĩnh vực pháp luật trong quá trình hoạt động của công ty.lĩnh vực này rất rộng và đòi hỏi trình độ cao. tất nhiên trong mốt số lĩnh vực mà bạn k thạo lắm bạn có thể cùng hợp tác với các luật sư khác. nói nôm na thì bạn là người chăm lo đời sống pháp lý cho công ty của bạn.vì vậy để hoạt động được trong lĩnh vực này bạn phải học rất chăm vì bạn phải biết nhiều hơn một luật sư chi chuyên về một lĩnh vực nào đó. nhưng bù lại lương rất cao,vất vả mà. để biết rõ hơn về nghề này các bạn có thể đọc trong quyển sách ‘Đường vào nghề’ ý.tác giả thì mình quên tên rùi.mình cũng rất thích nghề này và muốn trở thành luật sư hoạt động trong lĩnh vưc này mà hổng bít có được k.

  38. em là một sv của dh khoa kinh tế đại học quốc gia chuyên ngành luật kinh doanh ,sau khi biết về “in-house counsel”thì em cảm thấy cơ hội làm việc của em càng được rộng mở trong xã hội hiên đại.Nhưng em muốn hỏi trong xã hội hiên đại ngày nay những điều kiện cơ bản để trở thành một “in-house counsel”giỏi …..ls có thể cho em biết rõ hơn về ngành nghề này….em muốn sau khi ra trường mở một văn công ty tư vấn luật cho các công ty ,liệu ý tưởng này của em có khả thi không ,mong ls góp ý giúp em.Em sẽ rất vui mừng khi nhận được sự hồi âm của luật sư

  39. Tôi thật sự cảm kích trước sự quan tâm của nhiều bạn đến lĩnh vực mà tôi đã mạn phép đưa ra thảo luận. Tôi đồng ý với ý kiến của bạn “Le Dung”, chúng ta nên đi vào thảo luận sâu hơn về công việc và nghề nghiệp của “In-house counsel”.
    1-Trước hết về nhu cầu tuyển dụng và sử dụng: Có thể nói rằng nhu cầu tuyển dụng “In-house counsel” là rất nhiều, thiết yếu cho mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được và nhận thức đúng về nhu cầu này.
    2-Một trong những cách thức để doanh nghiệp hiểu hơn, nhận thức đúng hơn về nghề “In-house counsel” thì bản thân người làm nghề cũng phải nâng cao năng lực hành nghề của mình. Tôi thấy nhiều bạn đã đề cập đến những kỹ năng cần thiết cho nghề “In-house counsel”, nhưng thực tế để luyện và vận dụng những kỹ năng đó, mỗi người làm nghề đều phải tự nỗ lực.Chúng ta chưa được đào tạo bài bản thì chúng ta buộc phải tự học và tự tích luỹ.
    3-Về ý kiến của bạn Quynh Hoa, tôi thấy thật sự lo lắng. theo tôi bạn nên thay đổi cách học nếu bạn muốn làm tư vấn luật hay muốn trở thành “In-house counsel”. Đọc và update văn bản pháp luật chỉ là rất nhỏ trong yêu cầu và năng lực của một tư vấn luật. Theo tôi bạn nên học theo cách như thế này: bạn tự nghĩ ra một tình huống hoặc một ví dụ nào đó để xác lập một quan hệ dân sự cụ thể chẳng hạn, hay có thể là một giao dịch thương mại nào đó, sau đó bạn tìm hiểu về tất cả những nguyên nhân dẫn đến quan hệ đó, hình thức và cách thức xác lập quan hệ đó, những hậu quả sẽ và có thể phát sinh từ quan hệ đó, và cách thức giải quyết nếu các hậu quả đó phát sinh. Nếu bạn biết vận dụng tốt pháp luật vào từng giai đoạn của một mối quan hệ và dần dần qua nhiều giao dịch hay nhiều ví dụ, bạn sẽ trở nên tự tin hơn. Đừng bao giờ mong muốn nhớ luật, đến người viết luật còn không nhớ nổi luật, làm sao các bạn có thể nhớ nổi nếu chỉ học vẹt. Luật chỉ thấm vào đầu bạn khi bạn vận dụng nó nhiều, khi dùng nhiều thì tự nhiên nó sẽ ở trong đầu bạn.

    Mong được trao đổi thêm

  40. Rất thú vị khi đọc những chia sẻ của các bạn. Những ý kiến phân tích của các bạn sẽ cho chúng ta nhìn nhận vấn đề sâu sắc và toàn diện. Đồng tình với nhiều ý kiến của các bạn nhưng tôi nhận thấy nếu chúng ta tập trung bàn sâu các vấn đề thiết thực, gắn bó với việc ra trường của sinh viên luật thì sẽ thú vị hơn nưa. Ví dụ để thành một “in-house counsel” chúng ta phải trang bị gì? Chuyên ngành luật nào thì phù hợp nhất với một “in-house counsel”? Kỹ năng nào cần trang bị ngay từ bây giờ? làm sao biết được nhà tuyển dụng đang tìm “in-house counsel”?Theo các bạn nhưng câu hỏi trên giải quyết thế nào? Chúng ta hãy cùng bàn luận nhé!

  41. Xin chào luật sư Việt Hà, các luật sư khác và các bạn trong diễn đàn. Tôi hiện đang theo học tại trường luật HN. Thuật ngữ “in-house counsel” hay ” in-house lawyer” tôi đã được biết cũng khá lâu do tình cờ đọc được bài báo viết về ls Lê Đình Bửu Trí- người được bình chọn là luật sư công ty xuất sắc năm 2005 và 2006. Trở thành một luật sư công ty cũng chính là mơ ước của tôi.

  42. Chào civillawinfor, các luật sư và các bạn,
    Thật vui khi có một diễn đàn thú vị thế này. Nhu cầu cần nhân viên pháp chế hoặc luật sư nội bộ luôn là nhu cầu có thực. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo luật hầu như mới chỉ tập trung giới thiệu kiến thức luật thuần túy mà không chú ý đến các kỹ năng thực hành. kết quả đã tạo ra sản phẩm đào tạo không phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, điều đó là đáng buồn. Công ty tôi có hai nhân viên pháp chế tốt nghiệp Đại học Luật họ chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình sau gần 3 năm đào tạo và tự đào tạo các kỹ năng cần thiết.
    Thực tế, một nhân viên pháp chế giỏi thì có rất nhiều đất để sống, nhưng để trở thành một nhân viên pháp chế giỏi tất yếu họ phải là con người của kỹ nănặ hiểu biết chuyên sâu lĩnh vực họ hành nghề, như luật sư đăng khoa đã đề cập. Những điều này đã được các bạn đề cập nhiều lần, thậm chí đã cũ, nhưng dường như đối với các cơ sở đào tạo luật, yếu tố quyết định trong cung cấp nguồn nhân lực pháp lý về pháp chế doanh nghiệp là vấn đề hoàn toàn mơi.
    Sức cạnh tranh trong đào luật là rất cần thiết để người học có quyền lựa chon cơ sở đào tạo nào đem lại tốt nhất kỹ năng cho mình…
    Còn nhiều vấn đề khác, hy vọng sẽ trao đổi trong dịp khác, xin cám ơn các bạn rất nhiều.

  43. Chào các bạn !
    Tôi thật vui khi được biết đến diễn đàn này và thấy được nhiều điều bổ ích từ ý kiến của tất cả các bạn. Tôi thật sự ấn tượng bởi những chia sẻ của bạn hadung và phatlam quả là lời “vàng ngọc” như civillawinfo đã viết.
    Theo tôi thì thực tế ở Việt Nam đã đề cập vấn đề luật sư hành nghề tại các công ty rồi nhưng còn rất mờ nhạt và rất chung chung đó là hình thức hành nghề cá nhân và theo hợp đồng lao động với Công ty. (Luật luật sư – 2006, mục 3).
    Thực tế hiện nay các công ty tại Việt Nam đang tuyển dụng nhiều cử nhân luật hoặc luật sư với các chức danh sau: chuyên viên pháp chế, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, trợ lý pháp lý, Trưởng phòng pháp chế, Trưởng Phòng pháp lý đối với những công ty lớn có phòng pháp lý. Tất cả các chức danh này đều chung một nhiệm là phụ trách những vấn đề pháp lý của công ty như: tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, văn bản, quyết định quan trọng của công ty, giải quyết tranh chấp….
    Đối với các bạn sinh viên nếu muốn theo đuổi nghề này theo tôi ngay từ bây giờ các bạn hãy quan tâm đến thực tiễn và rèn luyện các kỹ năng:
    – kỹ năng đọc hiểu văn bản pháp luật;
    – kỹ năng vận dụng pháp luật;
    – kỹ năng thuyết trình, lập luận;
    – kỹ năng soạn thảo hợp đồng, văn bản.
    Thời tôi còn là sv thì nhà trường không dạy những kỹ năng này mà chỉ dạy luật nội dung, không biết giờ các bạn đã được học chưa ? Thưa các bạn ra trường đi làm thực tế thì kỹ năng trên vô cùng quan trọng chứ không phải là những bộ luật mà các bạn đã được đọc, được học. Sinh viên luật ra trường thất nghiệp nhiều bởi thiếu những kỹ năng cần thiết, điều này tôi cũng đã phải trả giá lúc mới ra trường. Mục tiêu của việc học luật là để vận dụng luật vào cuộc sống đem lại quyền lợi cho mình, công ty mình, cơ quan mình, thân chủ của mình và người khác. Nên các bạn phải hướng tới thực tế cuộc sống, đừng hàn lâm.
    Các bạn đã học môn luật tố tụng dân sự, tố tụng hình sự nhưng các bạn đã đến Tòa án để tham dự (xem)một buổi xét xử chưa ? Các bạn đã học về hợp đồng trong môn luật dân sư, môn luật thương mại, nhưng các bạn đã đọc một hợp đồng thực tế hay soạn thảo một hợp đồng nào chưa ? Các bạn đã học luật hành chính, luật khiếu nại tố cáo, nhưng các bạn đã bao giờ đến phòng tiếp dân của các cơ quan Hành chính để nghe, để xem chưa ? Các bạn có thường đọc báo Pháp luật TP. HCM để theo dõi những vụ án phức tạp, sai sót có nhiều tranh cãi sau đó về vận dụng kiến thức của mình đã học rồi đưa ra quan điểm của mình không ? Các bạn có hay giơ tay phát biểu trong giờ thảo luận để tranh cãi về một ví dụ thực tế được ra không ? Có xung phong viết một tiểu luận về một vấn đề thực tiễn mà pháp luật thì chưa rõ ràng không ?
    Nếu các bạn muốn phát triển kỹ năng, không bỡ ngỡ khi ra trường, xóa bỏ khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành các bạn hãy hướng vào thực hành ngay từ khi còn là sinh viên năm thứ 1, bạn hãy tận dụng những cơ hội để dấn thân vào thực tế….
    Nếu các bạn vừa học, vừa hành được thì thú vị lắm và sau này ra trường bạn có giá lắm. Bạn có thể trả lời Nhà tuyển dụng trong buổi phóng vấn rằng: “thưa ông/bà tôi tuy vừa mới tốt nghiệp nhưng tôi đã có thực tế từ những năm còn là sinh viên tôi đã làm……….và tôi tin rằng những việc của Công ty giao cho tôi sẽ làm được”. Tôi tin rằng bạn sẽ được nhận vào làm việc trong khi nhiều người phải ra về…
    Chúc các bạn thành công.

  44. Chào Luật sư Việt Hà và các anh chị!
    Em là cử nhân Luật mới tốt nghiệp, em đang làm việc cho một công ty nhà nước, công ty em không có phòng Pháp chế, những công việc cần đến luật công ty đều giao cho phòng hành chính tổ chức, trưởng phòng lại giao cho em tìm hiểu rồi tư vấn,cả phòng chỉ có một mình em tốt nghiệp từ trường Luật, em chưa có kinh nghiệm gì mà các vấn đề ở công ty lại ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên thực sự khó khăn cho em. Tuy nhiên em rất thích công việc này, khi tìm hiểu một vấn đề nào đó, em phải tìm hiểu nhiều nên kiến thức cũng được mở rộng.Đây là một diễn đàn rất hay, em rất mong sẽ nhận được những kinh nghiệm mà các anh chị chia sẽ ở diễn đàn này cho công việc của mình.

  45. Chào Luật sư Việt Hà và các bạn!
    Tôi là một cử nhân luật và đang công tác tại một doanh
    nghiệp. Công việc của tôi không nhiều nhưng cũng có thể
    nói là có tư vấn, tạo nền tảng để trở thành “In-house counsel”
    Tôi đã theo dõi diễn đàn này từ đầu và xin có một vài ý kiến
    như sau.
    – Chúng ta bàn nhiều về mặt tích cực của nghề này nhưng cũng phải chuẩn bị tâm lý cho cả những khó khăn mà bạn gặp phải khi làm việc tại doanh nghiệp. Với một số trường hợp cụ thể ý kiến của bạn sẽ không được tôn trọng mặc dù nó “rất đúng luật”. Người quản lý có thể sẽ đặt lợi ích kinh tế (cá nhân hoặc tập thể) lên hàng đầu. Những người khác thì thích làm theo thói quen hơn là phải thay đổi cho đúng luật. Trong con mắt của họ, bạn là người soi mói, thích thể hiện, luôn đòi hỏi mọi thứ phải hoàn hảo. Họ không thấy ngay hoặc không bao giờ nhìn thấy những hậu quả pháp lý sẽ xảy ra vì thực tế có thể nó cũng không xảy ra nhưng vì trách nhiệm của chúng ta là phải tiên lượng được mọi hậu quả xấu để hạn chế đến mức thấp nhất mọi thiệt hại. Vấn đề là văn hoá pháp lý của thành viên trong doanh nghiệp rất hạn chế. Mà thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp có Phòng pháp chế chỉ vì chạy theo mốt, như một cái “mũ bảo hiểm” khi đi giao dịch chứ thực tế họ không hoạt động hiệu quả.
    – Một khó khăn đáng kể là từ phía các văn bản pháp quy. Có thể trong lĩnh vực hạn hẹp của tôi, có rất nhiều mẫu các văn bản hành được ban hành. Bản thân bạn là người làm thực tế, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực của mình, có kiến thức cơ bản về pháp luật, bạn sẽ làm gì khi thấy các mẫu đó rất bất cập, có thể gây thiệt hại nhìn thấy cho doanh nghiệp của bạn.
    – Khi đi vào giải quyết một vấn đề thực tế chỉ để trả lời câu hỏi “Đúng” hay “Sai ” rất đơn giản nhưng bạn phải trả lời được câu hỏi “Làm” hay “Không làm” vì sao, nếu hậu quả gì xảy ra thì sẽ giải quyết như thế nào
    Tóm lại là không phải lúc nào ý kiến chuyên môn của bạn cũng được tôn trọng và đây là một trở ngại tâm lý mà bạn phải vượt qua.

    • Bạn doan duy có vể có rất nhiều áp lực trong công việc, tất nhiên là công việc nào cũng vậy, nhất là làm nghề luật, nhưng cái nhìn của bạn tôi thấy cũng hơi áp đặt quá.
      Tôi rất đồng quan điểm với bạn hadung, in-house counsel hay luật sư riêng, là người rất quan trọng trong đời sống của những nước phát triển, họ là những người giỏi, rất giỏi, bởi đào tạo Luật ở nước ngoài rất khắt khe chứ không phải đơn giản như nước ta, những người học Luật rất được coi trọng.
      Tôi cũng rất hy vọng các bạn sinh viên cũng như hệ thống đào tạo Luật gia nước ta có thể hướng nghiệp và đào tạo được những Luật sư riêng như vậy, đây là một nghề rất mới mẻ và đầy tiềm năng.

  46. xin chào các bạn và luật sư Hà
    Tình cờ khi nghiên cứu về tính minh bạch của hệ thống pháp luật trên internet, tôi có đọc trang điện tử này.
    Theo tôi có một số vấn đề cần chốt lại để chúng ta có thể thảo luận được tập trung và sâu hơn. Vì nhiều vấn đề tôi thấy nhiều người nhắc đi nhắc lại mà không mang một nội dung mới, mang tính trao đổi.
    Vấn đề thứ nhất: “In-house counsel” là gì?-> đây là một thuật ngữ nước ngoài, do đó chúng ta không thể cứ dịch theo kiểu word by word, mà theo tôi, mà cả lý luận dịch văn bản cũng yêu cầu bám vào ngữ cảnh mà từ đó mang nội dung

    Vấn đề thứ hai: thực trạng của nghề này tại nước ngoài và tại việt nam như thế nào?muốn biết cần phải hiểu rõ vấn đề thứ nhất? nếu không hiểu rõ thì chỉ bàn mất công mà thôi nếu không có một nội hàm thống nhất, hoàn chỉnh.

    Vấn đề thứ ba: tương lai của nghề này tại Việt nam như thế nào để mọi người, nhất là những sinh viên, người công tác ngành luật có được định hướng cho mình.

    Trên đây chỉ là một số ý kiến mà tôi nghĩ đến khi đọc qua trang này. mong các bạn tham gia đông đảo. Aristot đã từng có câu “chân lý xuất phát từ những lần tranh cãi”. tuy mang tính duy tâm nhưng vẫn đúng trong chừng mực nào đấy.

  47. Chào các luật sư và chào các bạn,
    Tôi là người đã từng trải qua vị trí nhân viên pháp chế của một số cơ quan công ty, không biết thuật ngữ nhân viên pháp chế với thuạt ngữ “in-house counsel” có cùng một nội hàm với nhau hay không? nhưng tôi xin chia sẻ thế này:
    + Cùng với quan điểm của ls Việt Hà và một số LS khác, tôi cho rằng “in-house counsel” là một nghề hấp dẫn, rất có triển vọng trong tương lại, các em sinh viên nên có định hướng nghề nghiệp theo hướng này;
    + “in-house counsel” phải là người có cá tính mạnh trong quyết định các vấn đề pháp lý. Cá tính ở đây tôi muốn nói đến là người luôn có niềm tin nội tâm đủ khả năng quyết đoán trong xác những rủi ro, những lợi ích có thể thụ đắc mà công ty có thể có trong xác lập giao dịch. Muốn được điều này thì “in-house counsel” phải là người có kinh nghiệm sống và kinh nghiệm nghề nghiệp
    + “in-house counsel” phải là người có tư duy phản biện tốt. Ở các nước có ngành luật phát triển, luật sư có được tư duy này, ngoài năng khiếu còn có sự hỗ trợ rất lớn từ hệ thống, phương pháp giáo dục của xã hội, cơ sở đào tạo. Ở Việt Nam, tư duy phản biện “bản năng” trong nhiều người là rất tốt, tuy nhiên hệ thống, phương pháp giáo dục của chúng ta lại chưa cho phép họ phát triển thành kỹ năng. Rất mong các cơ sở đào tạo luật ngoài kiến thức lý thuyết nên có cõ những cải cách cụ thể để từng bước hỗ trợ phát triển kỹ năng này cho sinh viên;
    + “in-house counsel” chắc chắn phải là người có kiến thức pháp lý tốt rồi. ở đây tôi không muốn “in-house counsel” phải là người thuộc luật (Luật luôn có qui định mới và có sự thay đổi…) mà là người có tư duy pháp lý tốt, biết nhận diện quan hệ, biết vận dụng văn bản pháp luật, biết lựa chọn qui định pháp luật và đưa ra phương thức xử lý hiệu quả nhất. Về vấn đề này, có lẽ sự hỗ trợ của các cơ sở đào tạo là quan trọng và quyết định. Nhiều môn học hiện này vẫn giảng theo nội dung luật hiện hành, điều đó là tốt cho sinh viên trả kiến thức và lấy điểm từ các thầy cô. Nhưng thực tế với cách học như vậy “lấy điểm” từ cuộc sống là rất khó. Vì luật hiện hành khi sinh viên học không có nghĩa nó hiện hành khi họ trở thành các chuyên gia pháp lý trên lĩnh vực thực tiễn.
    + “in-house counsel” là người biết lắng nghe và biết chia xẻ thông tin. Tức là người phải có tư duy làm việc nhóm. Ví dụ, như ở yêu cầu kiến thức pháp lý tốt ở trên nếu “cá nhân hóa” công việc của mình thì sẽ rất vất vả, trong nhiều trường hợp không thể giải quyết được nếu không có làm việc nhóm. Nếu bạn chỉ thích tư duy và làm việc một mình hoặc công ty chỉ tuyển một “in-house counsel” (khá phổ biến ở Việt nam có thể để tiết kiệm chi phí, yêu cầu công việc chỉ cần một chuyên viên) tức là chúng ta đã chấp nhận hiệu quả công việc (đặc biệt đối với những công việc đòi hỏi làm việc nhóm) ở mức cao nhất chấp nhận được???
    + “in-house counsel” phải là người có quan hệ tốt và có được niềm tin từ ban lãnh đạo và các bộ phận và nhân viên khác của công ty. Từ đó các kiến thức tư vấn của bạn sẽ được họ chấp nhận và triển khai trên thực tế.
    Rất mong nhận được sư trao đổi thêm của các bạn

  48. Luat su Viet Ha co the cho xin cai dia chi email duoc khong nhi? Rat muon duoc lam quen voi luat su

  49. Trước tiên, xin được chia xẻ quan điểm với Luật sư Việt Hà. Tôi rất tâm đắc với In-house counselor, nhất là trong lĩnh vực tài chính. Theo tôi được biết, ở Mỹ, In-house counselor trong lĩnh vực tài chính là 1 trong những vị trí rất “hot” và ko phải luật sư nào cũng có cơ hội. Các luật sư phải thực sự có chất lượng mới được tuyển dụng. Với khả năng tài chính hùng mạnh, các tập đoàn tài chính đã tuyển dụng, đào tạo và xây dựng 1 đội ngũ In-house counselor thật sự có chất lượng. In-house counselor có 1 thế mạnh là nắm rất chắc về chuyên môn (lĩnh vực mà họ hoạt động), thường đây là hạn chế của các Luật sư chuyên nghiệp, họ chỉ được cung cấp thông tin và nghiên cứu lĩnh vực trong 1 thời gian ngắn, khó đảm bảo sự am hiểu sâu sắc.
    Hiện tôi đang phụ trách Bộ phận Luật của 1 Cty, yêu cầu đối với In-house counselor khá khắt khe và thật sự “đa năng”. Kinh nghiệm để thành công trong lĩnh vực này là phải tạo ra hiệu quả và thuyết phục được lãnh đạo Cty cần đến những kiến thức, kinh nghiệm và “dịch vụ” mà mình cung cấp. Hiện nay, ở VN, người ta quen dùng khái niệm “Phòng Pháp chế” trong các Cty, đây là 1 sai lầm dưới góc độ khoa học pháp lý, đồng thời, thực tế, chất lượng của “pháp chế” tại doanh nghiệp là rất hạn chế. Các In-house counselor cần phải khắc phục nhược điểm này để phát huy năng lực và thay đổi phương pháp và phong cách làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.
    Trên đây là 1 vài suy nghĩ của tôi về vấn đề này. DO thời gian có hạn, chưa có điều kiện đi sâu phân tích. Rất mong có sự trao đổi với các đồng nghiệp.
    Trân trọng!

  50. Chào admin, chao luật sự Việt Hà, cùng tất cả luật sư và các bạn,
    Vì lý do công việc tôi phải dạy sớm để online, thật tình cờ tôi biết được địa chỉ này, càng click tôi càng thấy thú vị và thời gian 2 tiếng trôi vèo. Đặc biệt ở chuyên mục này, tôi đã đọc rất kỹ những ý kiến trên chuyên mục. Phải nói tôi rất mừng khi quan niệm về học luật và tư duy về hành nghề luật cũng như những đòi hỏi về nó đã ngày càng theo hướng tích cực hơn, mở hơn và thực tiễn hơn.
    Tôi không phải là người nghiên cứu luật học, nhưng những công việc của tôi, từng ngày, từng vấn đề đều động chạm đến pháp luật. Thực tế đó đã đặt tôi ở hai khuynh hướng: xin tư vấn bởi các chuyên gia luật hoặc tôi tự đào tạo chính mình về luật.
    Ở lựa chọn thứ nhất: qua 5 năm tôi áp dụng nó thì có một nhận xét sơ bộ là. Hiệu quả trong một số trường hợp, còn thực tế nhiều khi rất bị động. Mặt khác, trong kinh doanh nhiều lĩnh vực phải là người trong cuộc mới hiểu hết được những khía cạnh của nó (ở đây tôi muốn nói mỗi lĩnh vực có một đặc thù riêng, mà các chuyên gia pháp lý chuyên về từng vấn đề còn rất thiếu).Từ đó, tôi cũng rất tâm đắc với câu nói mà bạn Trần Hà Trang đưa ra:“nghệ thuật kinh doanh là mềm dẻo, nghệ thuật pháp chế là nguyên tắc, nhưng để làm pháp chế cho kinh doanh và kinh doanh theo pháp chế, thì kinh doanh cần mềm dẻo một cách có nguyên tắc và pháp chế cần nguyên tắc một cách linh hoạt”
    Ở lựa chọn thứ hai: tôi luôn có nhu cầu nâng cao kiến thức luật cho mình theo loại hình học cái gì mình cần. Nhưng phải nói rằng, ở Việt Nam tìm được các lớp tập huán về pháp lý theo từng vấn đề cụ thể là vô cùng khó khăn hoặc không có hoặc là có nhưng lại theo một khuôn mẫu giới thiệu qui định của pháp luật mà cái tôi cần tìm hiểu là cách vận dụng luật và phương pháp xử lý từng vấn đề pháp lý.
    Từ đó tôi thấy rằng, cách giải quyết ở đây là mỗi tổ chức phải tự xây dựng cho mình một đội ngũ “in-house counsel” vì những lợi thế thì các anh chị trong diễn đàn này đã thảo luận nhiều. Đặc biệt, tôi đồng thuận với quan điểm của bạn phatlam, thời điều kiện hiện nay có một hoặc nhiều “in-house counsel” giỏi đồng nghĩa chúng ta có năng lực cạnh tranh tốt.
    Và tôi cũng nghĩ rằng các bạn sinh viên luật nên nắm lấy xu thế này mà định hướng nghề nghiệp của mình một cách quyết đoán đề lựa chọn hướng nghiên cứu và trau dòi kiến thức cho mình. Ở đây, cũng nhue nhiều bạn đã nói, vai trò của các cơ sở đào tạo là đông lực quan trọng nhất.
    Xin hẹn trao đổi thêm vào lần sau. Rất mong có thêm ý kiến của các luật sư và các bạn.

  51. Xin chào admin, các luật sư cùng tất cả các bạn,
    Tôi là một nguời làm kinh doanh, đã từng học ở Luật khoa Đại học Sài gòn cũ, thực sự ấn tượng về blog này. Xin cám ơn admin đã dày công tạo nên trang thông tin rất hữu ích về lý luận và thực tiễn.
    Về vấn đề “in-house counsel”, tôi xin có một số trao đổi như sau:
    Đối với tôi, “in-house counsel” là “chiếc áp giáp” rất quan trọng trong việc hạn chế các rủi ro trong tổ chức, hoạt động, và xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch của một tổ chức kinh tế. Hiện nay, bên cạnh sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì có được một in-house counsel giỏi cũng là một phương thức cạnh tranh hiệu quả. Và ở một mức độ nào đó, giúp cho khách hàng, các cơ quan công quyền có niềm tin ở chúng ta khi chúng ta tổ chức, hoạt động kinh doanh trên nền tảng pháp lý vững chắc. Đồng thời đó cũng là “Barie” cho các khách hàng có mục đích không “trong sáng” khi giao dịch với chúng ta… Với vai trò như vậy, “in-house counsel” là một nghề hấp dẫn về mức độ tôn trọng của chủ sở hữu tổ chức kinh tế, của khách hàng của tất cả các bộ phận khác của công ty, của cả cơ quan công quyền đối với họ. Từ đó, tôi có thể khẳng định “in-house counsel” là một nghề hấp dẫn về thu nhấp và vị thế xã hội.
    Vậy tại sao “in-house counsel” ở Việt nam chưa phát triển, có nhiều nguyên nhân mà các luật sư và các bạn đã trao đổi ở trên, theo tôi có những nguyên nhân cơ bản sau:
    – Thứ nhất, Các tổ chức kinh tế ở Việt Nam còn chưa thực sự coi trong bộ phận “in-house counsel” như là một trong những mắt xích quyết định trong toàn bộ dây chuyền tổ chức, hoạt động kinh doanh của mình. Ý thức của chủ doanh nghiệp về hạn chế rủi ro pháp lý trong các giao dịch đã có, nhưng lại mang tính “thời vụ”, nhất thời (khi nào thấy cần thì trưng cầu ý của một luật sư hay công ty luật độc lập). Điều này là không hay về các thông tin kinh doanh, các doanh nghiệp bị động và nhiều khi đấy cũng chính là rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Bạn nên nhớ: Luật sư độc lập A là nhân viên tư vấn cho bạn, thì rất có thể anh ta cũng là nhân viên tư vấn cho chính đối thủ cạnh tranh của bạn. Ở một chừng mục nào đó tư duy “tự cung, tư cấp” tư vấn pháp lý trong giao dịch thông qua “in-house counsel” lại là đúng
    – Thứ hai, bản thân nguời học luật cũng chưa coi “in-house counsel” là một nghề mình vươn tới sau khi ra trường và gắn bó chặt chẽ với nghề nghiệp của mình. Hầu hết nguời học luật vẫn có tư duy học luật phải làm việc trong các cơ quan công quyền, làm luật sư theo nghĩa tranh tụng và vì vậy họ tập trung học các kiến thức luật hàn lâm. Điều đó không sai, nhưng nó lại quá “hạn hẹp” đối với các yêu cầu thực tế tổ chức, hoạt động của các tổ chức kinh tế. Nhiều nguời học, khi ra trường không xin được ở các cơ quan công quyền mới quay sang xin vào các tổ chức kinh tế, thì họ lại thiếu kiến thức cơ bản cho linh vực mang tính cạnh tranh tranh rất cao này. Tôi rất tâm đắc với câu nói của bạn Tran Ha Trang đưa ra “nghệ thuật kinh doanh là mềm dẻo, nghệ thuật pháp chế là nguyên tắc, nhưng để làm pháp chế cho kinh doanh và kinh doanh theo pháp chế, thì kinh doanh cần mềm dẻo một cách có nguyên tắc và pháp chế cần nguyên tắc một cách linh hoạt”. Bạn nên nhớ, rất thiếu chuyên gia pháp chế nội bộ trong công ty, nhưng cũng không phải vì thiếu mà các ông chủ công ty sẵn sàng nhận sinh viên luật mà không có đòi hỏi gì bạn. Họ “thực dụng” họ cần nguời làm được việc và sẵn sàng trả thu lao cao về một công việc hiệu quả mà họ thu được từ nguời làm công của mình;
    – Thứ ba, các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam (kể cả cơ sở đào tạo mà admin công tác???) hầu như chưa coi đào tạo “in-house counsel” là một trong các chiến lược của mình trong công tác đào tào. Bạn nên biết, “in-house counsel” mới là nguồn đầu ra phổ biến và quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo luật nào trên thế giới cho sinh viên của mình. Tính hàn lâm xa rời thực tiễn còn quá cao trong nội dung, chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo. Thiết nghị, các cơ sở đào tạo nên khuyến khích sinh viên trả kiến thức bằng nhứng trải nghiệm thực tế của mình về thực tiễn pháp lý rất sinh động trong cuộc sống. Cần nâng cao thời gian thực tập cho sinh viên lên ít nhất 6 tháng, cần cho sinh viên tự tìm nơi thực tập, đặc biệt ở các tổ chức kinh tế. TRong giới thiệu các vấn đề lý thuyết nên dành thời lượng nhất định mời các chuyên gia thực tiễn (luật sư, thẩm phán, nhà kinh doanh….)đến trao đổi cùng sinh viên, giúp họ có cái nhìn thực tế hơn về mối điều luật họ đã đọc và học. Ở đây, có le tư duy đại học của chúng ta, mời những nguời đó thì họ có học vị, học hàm gì đâu? họ có nói hay đâu? nhưng tôi lưu ý, họ là một ngân hàng kiến thức thức tế mà mọi giáo trình không thể có được.
    – Chính phủ và VCCI chưa có sự hỗ trợ hiệu quả về vấn đề này. Hầu hết các cơ sở đào tạo luật thuộc NHà nước, nhưng bản thân các cơ quan quản lý chưa địnhvà có yêu cầu cụ thể cho các cơ sở đào tạo này đào tạo và cung cấp “in-house counsel” cho các tổ chức kinh tế. Xét về mọi khía cạnh làm được điều này có ý nghĩa cả tầm quản lý vĩ mô và đối với từng cơ sở đào tạo, tổ chức kinh tế…
    Nhưng vấn đề khác tôi xin trao đổi thêm vào những lần sau. Xin trân trọng với những ý kiến trao đổi của các bạn

  52. Xin chào các bạn,
    Tôi hiện đang là “in-house counsel” theo định nghĩa mà Luật sư Việt Hà cùng các anh chị và các bạn phân tích ở trên, xin được chia sẻ với các bạn một trong những kinh nghiệm làm in-house counsel trong lĩnh vực tài chính của mình (tuy nhiên tôi thấy các luật sư ở Hà Nội thường sử dụng thuật ngữ “in-house lawyer” chứ không gọi là counsel, tôi xin không bàn đến điều kiện để được cấp thẻ và chứng chỉ hành nghề luật sư ở đây :).
    Trong bất kỳ một giao dịch nào của công ty chúng tôi, ban giám đốc sẽ chỉ xem xét đề án kinh doanh của bộ phận kinh doanh sau khi được bộ phận pháp chế đồng ý về mặt pháp lý của giao dịch. Mâu thuẫn sẽ xuất hiện khi mà bộ phận kinh doanh mong muốn sử dụng phương án có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, còn bộ phận pháp chế siết lại phương án an toàn nhất về mặt pháp lý. Khi mới hành nghề, tôi thường rất bảo thủ trong việc đưa ra và bảo vệ quyết định của mình mà ít khi suy nghĩ “liệu có phương án nào tốt hơn, dung hoà cả yêu cầu của bộ phận kinh doanh và bộ phận pháp chế hay không”.
    Chính PGĐ của tôi, người không học luật hay hành nghề luật một ngày nào, đã dạy tôi bài học này: “nghệ thuật kinh doanh là mềm dẻo, nghệ thuật pháp chế là nguyên tắc, nhưng để làm pháp chế cho kinh doanh và kinh doanh theo pháp chế, thì kinh doanh cần mềm dẻo một cách có nguyên tắc và pháp chế cần nguyên tắc một cách linh hoạt”. Bài học này giúp tôi trụ vững và đạt được những thành công nhất định trong nghề in-house lawyer. Xin được chia sẻ cùng các bạn.

  53. Xin chào luật sư Việt Hà, Trần Ngọc, Trần Thị Ngọc Sa cùng tất cả các bạn,
    Tôi xin trân trọng cám ơn các luật sư và các bạn rất nhiều vì đã tạo ra một cuộc trao đổi bàn tròn vô cùng lý thú và thực tiễn về một nghề mà sinh viên luật cần và phải quan tâm cho sự nghiệp trong tương lai và lâu dài của mình. Rất mong các luật sư tiếp tục cống hiến những kiến thức tiễn mà khi tôi đọc tham khảo thực sự là “hạt vàng” “hạt ngọc” cho các bạn sinh viên định hướng nghề nghiệp của mình.
    Tôi xin góp bằng một bài viết của Luật sư Trương Thanh Đức trên Tạp chí Ngân hàng số 5/2008 với tiêu đề: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN PHÁP CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG. Xin mời các bạn tham khảo theo đường link sau:
    http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/05/17/4561/
    Xin trân trọng cám ơn!

  54. Xin chào mọi người,

    Tôi xin phép được trao đổi về 3 câu hỏi của bạn PhuongTan nêu trên.

    1. Các kiến thức, kỹ năng, và tâm lý:

    – Về kiến thức chuyên môn: Theo tôi, đã gọi là “kiến thức” thì hiểu biết được càng nhiều càng tốt, không cần phải giới hạn, quan trọng là phải biết “link” kiến thức mà bạn tiếp thu được với nhau, đừng để chúng rời rạc, bạn sẽ bị “bội thực” kiến thức đấy! Mặc dù vậy, yêu cầu tiên quyết đối với sinh viên là “giải quyết” hết khối kiến thức của các thầy cô đã truyền đạt cho bạn. Hãy mạnh dạn trao đổi với các thầy, cô về vấn đề bạn chưa rõ. Cần nắm vững các quy định cơ bản của Bộ Luật Dân Sự, Bộ Luật Lao Động, Thương mại, và các luật khác.

    – Kỹ năng cần thiết: cũng như kiến thức thôi, càng nhiều càng tốt! Nếu không được vậy thì hãy ưu tiên trang bị các kỹ năng sau: sử dụng ngoại ngữ; vi tính văn phòng (kể cả đánh máy nhanh và cách sử dụng email trong giao tiếp công sở); biết cách giao tiếp và đàm phán; biết cách phân tích và tổng hợp, v.v.. cách ăn mặc nơi công sở cũng là một kỹ năng đấy bạn nhé!

    – Chuẩn bị tâm lý: chịu áp lực công việc (đó là sự dung hòa giữa mong đợi của thân chủ, tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác, kể việc hỗ trợ các phòng/ban trong công ty khi cần thiết, v.v..); hãy quen với phương châm “làm hết việc chứ không phải hết giờ” nhé! Cho dù áp lực công việc cao, bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái nếu bạn thực sự yêu nghề nghiệp.

    2. Về độ tuổi: thông thường là từ 27 tuổi trở lên, với các điều kiện kèm theo như: Tốt nghiệp đại học luật hoặc có chứng chỉ hành nghề luật sư, có kinh nghiệm trong lĩnh vực XYZ, giao tiếp tiếng Anh lưu loát…

    3. In-House Counsel không nhất thiết phải soạn thảo hợp đồng đâu bạn PhuongTan ạ! Họ chỉ “review” và “revise” hợp đồng thôi! In-House Counsel cũng không cần phải đứng ra “giải quyết vấn đề nội bộ của công ty” như bạn nghĩ-chỉ cần cho ý kiến pháp lý về vấn đề đó là được rồi. Nói tóm lại, cơ cấu tổ chức của công ty và ý thức pháp luật của giám đốc điều hành doanh nghiệp sẽ quyết định phạm vi công việc của In-house Counsel của công ty đó.

    Chúc bạn và các bạn sinh viên thích làm In-house Counsel sớm tìm được “đất dụng võ” nhé! mến chào.

    • Em rất cám ơn những giải đáp của luật sư Ngọc Sa cho thắc mắc của em, cũng như các ý kiến trên diễn đàn rất bổ ích này mà các luật sư và các bạn đã trình bày, chắc chắn rằng đó sẽ là những lời khuyên hết sức hữu ích cho sinh viên bọn em trước ngưỡng cửa nghề nghiệp tương lai.
      Em tin rằng với đam mê theo đuổi nghề nghiệp một cách nghiêm túc và lâu dài,không chỉ quan tâm nghề in-house counsel như một trào lưu thời thượng, lòng kiên nhẫn và tinh thần ham học hỏi sẽ giúp các bạn thực hiện được công việc của mình, vượt qua tất cả khó khăn và áp lực .
      Một lần nữa xin cám ơn luật sư Việt Hà đã mở ra một diễn đàn hết sức cần thiết cho chúng em thảo luận.
      Chúc các luật sư và các bạn sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống!

  55. Xin chào luật sư Việt Hà, các luật sư cũng như các bạn!
    Em hiện là sinh viên năm thứ 3 của Khoa Kinh tế(ĐHQG-tpHCM) chuyên ngàng Luật Thương Mại quốc tế.
    Trong suốt thời gian qua kể từ khi đề tài được mở ra thì em đã theo dõi , tìm hiểu cũng như tham khảo ý kiến của mọi người về nghề In-house Counsel. Ngay trên ghế giảng đường, bọn em cũng đã được khá nhiều thầy cô giới thiệu, khuyến khích hướng theo nghề nghiệp này như một công việc rất có triển vọng trong tương lai.
    Không cần bàn nhiều đến tầm quan trọng nghề này nữa vì đã quá rõ ràng. Nhưng có một vài vấn đề mà em thật sự quan tâm:
    1. Nếu muốn đeo đuổi nghề nghiệp này thì ngay khi còn ở ghế nhà trường, sinh viên cần thu thập cho mình những kỹ năng, kiến thức gì,chuẩn bị tâm lý như thế để tiếp cận công việc đó?
    2. Sau khi ra trường, thông thường phải mất khoảng thời gian là bao nhiêu lâu và nên làm những công việc như thế nào để tích lũy được đủ vốn kinh nghiệm đáp ứng cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp cho vị trí trên?
    Như ý kiến của các luật sư, luật sư in-house cần có kiến thức pháp luật và thực tiển rộng lớn và thường xuyên cập nhật. Như vậy công việc của một in-house counsel không chỉ là soạn thảo hợp đồng cho công ty, cố vấn về thủ tục pháp lý khi ký kết hợp đồng với đối tác mà còn phải giải quyết những vấn đề nội bộ của công ty?
    Vài thắc mắc mong được sự trả lời cũng như thảo luận của luật sư và các bạn. Em xin cám ơn.
    Xin chào!

  56. Chào luật sư Việt Hà và các bạn sinh viên,

    Trước tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các anh/chị đã lập và quản lý trang thông tin này-một “sân chơi” thật bổ ích!

    Với tư cách là một In-house Counsel của một tập đoàn đầu tư và kinh doanh bất động sản, tôi muốn chia sẻ chút kinh nghiệm nghề nghiệp với các bạn sinh viên luật, đặc biệt là các bạn có mộng tưởng trở thành một Luật sư giống như tôi mấy năm về trước 🙂

    Theo tôi, khái niệm Luật sư tư, Luật sư công ty, Luật sư nội bộ tuy có thể “ám chỉ” từ In-house Counsel nhưng không diễn đạt hết vai trò của nó. Tôi thấy ở Việt Nam có khái niệm “Cố vấn pháp luật” rất gần nghĩa với “In-house Counsel”.

    Tất nhiên, In-house Counsel cũng được xem là một nghề luật. Vì theo Luật luật sư của Việt Nam, một luật sư có thể hành nghề bằng cách hoạt động trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân-In-house Counsel thuộc loại này. Tuy nhiên, cũng có một số công ty không bắt buộc Cố vấn pháp lý (In-house Counsel) của họ phải có chứng chỉ hành nghề luật sư mà chỉ yêu cầu tốt nghiệp đại học luật, có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực pháp lý, giao tiếp tiếng Anh lưu loát, có quan hệ giao tế tốt với các cơ quan, tổ chức, v.v…. Nhìn chung, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, công ty sẽ yêu cầu Cố vấn pháp lý của họ cần phải thỏa mãn những tiêu chí nào. Song hoạt động của một công ty có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực-phần lớn những lĩnh vực đó đều có pháp luật điều chỉnh cho nên Cố vấn pháp lý cần phải cập nhật các quy định pháp luật để tư vấn trong những trường hợp … “đùng một cái” 🙂

    Nói về triển vọng của nghề luật sư nói chung và In-house Counsel nói riêng, tôi tin rằng nhu cầu thị trường lao động còn cần nhiều lắm những In-house Counsel chuyên nghiệp. Vì xét về phạm vi trong nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền. Theo đó, cá nhân và tổ chức phải hành xử theo chuẩn mực nhất định do pháp luật quy định-nếu “chệch hướng” gây thiệt hại sẽ bị kiện, bị phạt hành chính, hoặc bị xử lý hình sự, v.v… Xét về phạm vi quốc tế, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO có rất nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam để đầu tư, kinh doanh, ngược lại cũng có những doanh nghiệp Việt Nam ra đầu tư ra nước ngoài, v.v… Trong các trường hợp nêu trên, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều nếu họ có sẵn một vị Cố vấn pháp lý (In-house Counsel).

    Còn một vài điểm nữa muốn chia sẻ với các bạn nhưng thời gian không cho phép, có lẽ tôi sẽ trao đổi theo về In-house Counsel vào lúc khác.

    Cảm ơn Luật sư Việt Hà đã set up đề tài này.

  57. toi la mot sinh vien khoa luat thuoc truong dai hoc khoa hoc hue.Toi rat rat quan tam den van de nay .day la lan dau tien toi doc duoc van de moi me nay nen toi thay rat thu hut.toi cung sap ra truong roi,va uoc mo cua toi la duoc tro thanh mot luat su gioi.khai niem “in house counsel ” nhu cac ban da noi cung rat trung hop voi suy nghi cua toi.
    co 3 dieu ma toi quan tam:
    -thu nhat,do la su thinh hanh cua luat su rieng.toi thay pho bien la cac cong ty ,to chuc rat can den luat su rieng de co van cho cong ty trong cac moi quan he lam an,ki hop dong , phap ly……con cac gia dinh thi rat hiem,chi khi nao ho co tranh chap hay vi pham phap luat xay ra thi moi nghi den viec thue luat su…..hoac la nhung nguoi thuong xuyen lam an phi phap thi can co luat su rieng cho minh,hoac la nhung gia dinh kha gia(tuy nhien thuong thi ho rat it nghi den luat su vi ho ko bao gio nghi rang minh se dinh den viec vi pham phap luat(hinh su) hoac la tranh chap ve dan su,,,,,ma phai dua nhau ra toa ).
    -thu 2,toi quan tam den thu nhap cua nhung nguoi luat su cong va luat su rieng.chac chan se co mot su chenh lech dang ke so voi luet su cong.vi the xu huong day se la mot nghe “hot” day
    -thu3,toi quan tam den chat luong dao tao luat su cua cac truong dai hoc viet nam.co du de canh tranh voi trinh do cua luat su nuoc ngoai hay ko?thuong thi rat nhieu nguoi nghi rang:de tro thanh mot luat su gioi thi phai di du hoc o nuoc ngoai moi co the hanh nghe mot cach tu tin va co uy tin cao hon,lam viec hieu qua hon.
    do do,de co the tro thanh luat su gioi thuc thu,toi nghi rang,chuong trinh dao tao cua cac truong dai hoc can phai khoa hoc va nang cao trinh do hon nua cho sinh vien de sanh vai voi luat su cac nuoc tren the gioi
    Do la tat ca suy nghi cua toi.cam on tat ca moi nguoi.

  58. Tôi đồng ý với quan điểm của bạn Dulongcong tu (Tên bạn là gì, tôi có thể gọi tên bạn được ko), đúng là số lượng luật sư công ty hiện nay rất ít. Điều này các bạn quá hiểu. Để có được lực lượng luật sư như hiện nay, chúng tôi đã phải phấn đấu rất nhiều, vậy mà còn chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như yêu cầu của xã hội, vậy thì số lượng luật sư chuyên về in-house chưa thể lớn mạnh được.
    Tuy vậy, cá nhân tôi chỉ mong được nhiều người, nhất là các sinh viên luật, những luật sư tương lai, biết, hiểu và mong muốn trở thành luật sư công ty.
    Tôi thừa nhận luật sư công ty lương cao. Tôi biết nhiều luật sư của công ty về đầu tư hay ngân hàng, lương của luật sư cao gấp 2 đến 3 lần thậm chí còn nhiều lần hơn lương của luật sư làm tại văn phòng luật sư. Có nhiều công ty, vị trí của general counsel tương đương với CFO, và khi đó ngoài lương, vị luật sư đó còn được hưởng các phúc lợi rất cao khác trong công ty.
    Nhưng để đạt được mức lương cao như vậy, thì tất nhiên các bạn thừa hiểu là công ty đó đánh giá luật sư thế nào và sự cống hiến của luật sư với công ty như thế nào.

  59. Xin chào các bạn
    Qua thư trao đổi của các bạn, tôi thấy thật sự vui mừng vì có rất nhiều người quan tâm và mong muốn trở thành luật sư công ty.
    Xin được làm quen và chia sẻ với luật sư Trần Ngọc. Thật sự, theo xu hướng phát triển hiện nay, nghề luật sư nội bộ -luật sư công ty là rất cần thiết. Tôi cũng là luật sư riêng cho một công ty của nước ngoài tại Việt Nam. Trong thời gian gần đây tôi thấy rất nhiều công ty, kể cả các công ty Việt Nam đều có nhu cầu tuyển dụng luật sư nội bộ. Tôi rất muốn các luật sư của các công ty nhóm lại thành nhóm để trao đổi và hoc tập kinh nghiệm lẫn nhau. Tôi cũng đã định đưa vấn đề này lên một diễn đàn của riêng giới luật sư, nhưng chưa có điều kiện.
    Làm luật sư nội bộ cho công ty, có thể bạn chưa được đào tạo bài bản, tất nhiên, vì ở Việt Nam chưa có trường lớp nào đào tạo, ngay cả trường Các chức danh tư pháp. Vì vậy theo tôi, mỗi người đều phải tự học, tự tích luỹ kinh nghiệm. Mà làm luật sư công ty thì kinh nghiệm chiếm 60% năng lực.
    Tôi sẽ nói một cách cụ thể, mong các bạn bổ sung, muốn trở thành luật sư công ty, trước tiên bạn phải nắm rõ về pháp luật. Không phải là pháp luật chuyên ngành, mà gần hết mọi ngành luật. Điều này có nghĩa là công ty bạn hoạt động trong lĩnh vực nào thì trước hết bạn phải hiểu về lĩnh vực đó, sau đó đến pháp luật của lĩnh vực đó rồi đến pháp luật liên quan. Và kèm theo kiến thức là thực tiễn. Thực tiễn trong áp dụng và thi hành luật, thực tiễn trong cách thức giải quyết và xử lý vụ việc liên quan.
    Và vấn đề cần nữa là ngoại ngữ. Chắc tôi không cần phải nói thềm về vấn đề ngoại ngữ trong xu thế hội nhập hiện nay .
    (còn tiếp)

  60. Xin chào Luật sư Việt Hà và Các bạn sinh viên,

    Thật tình cờ là tôi đã vào trang này khi đang tra cứu một thông tin pháp lý liên quan đến hoạt động của chúng tôi. Xin tự giới thiệu với Luật sư và các bạn tôi là một trong số ít các Luật sư nội bộ tại Việt Nam hiện nay ( in house counsel ) . Cảm ơn Luật sư Việt Hà đã cho tôi cơ hội được bầy tỏ về nghề nghiệp còn nhiều mới mẻ và đầy thách thức tại Việt Nam. Tôi không đề cập mhiêu đến khái niệm bởi tôi không phải là nhà nghiên cứu, tôi là người thực tế và hành động. Trải qua các công việc khác nhau : cán bộ toà án; tư vấn tài chính, phát triển kinh doanh, Tôi rất tự hào với những trải nghiệm của mình , để làm tốt công tác Legal advisor cho Công ty cổ phần đại siêu thị Mê Linh những trải nghiệm của tôi là rất cần thiết. Tôi cho rằng để có thể làm tốt vai trò của một Luật sư nội bộ các bạn cần phải có đam mê thực sự với nghề nghiệp đầy thách thức này, tiếng nói hành vi của luật sư nội bộ rất được xem trọng, mỗi văn bản hợp đồng giao dịch nội bộ Công ty hay với bên ngoài đều phải có sự thông qua của Tư vấn pháp lý. Mọi người vẫn gọi đó là ngững người canh cổng pháp lý của Công ty, tuỳ khả năng trình độ của Luật sư nội bộ họ có hài lòng không với cách ví von đó, riêng với cá nhân tôi thì không như vậy đó chỉ là những công việc chiếm một phần rất nhỏ đối với vai trò của một Luật sư nội bộ. Nếu muốn có tiếng nói và giá trị Luật sư nội bộ cần phải làm hơn như vậy họ phải chủ động nghiên cứu thực tiến pháp lý, các xu thế biến động của pháp luật, nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống rủi ro trong kinh doanh, tư duy phải sáng tạo sử dụng luật như một phương tiện cạnh tranh…
    Tóm lại : Trong sự biến động không ngừng của xã hội, khài niệm của bất cứ tổ chức nào,cá nhân nào
    về nghề nghiệp này cũng không thể bao quát hết được thực tế nghề nghiệp. Chỉ có một điều tôi đề nghị các bạn hãy bước vào nghề nếu cảm thấy mình yêu thích nó, mình có khả năng.
    Hành trang của nghề này theo tôi cần những tố chất sau:
    1, Tư duy phải mạnh mẽ và sắc bén ( độc lập-không lệ thuộc)
    2, Sáng tạo trong suy nghĩ và hành động;
    3, Nhìn vấn đề đa diện và thiên về hành động thực tiễn
    4, Kiệm lời và biết sử dụng trí khôn của người khác;
    5, Sử dụng tốt ngoại ngữ ( Đối với những bạn có điều kiện- Không có điều kiện hãy phát huy điểm mạnh của mình đừng chạy theo ngưòi khác)
    ….
    còn rất nhiều, với thời gian có hạn nên tôi xin chia sẻ cùng mọi người những thông tin trên, hy vọng nó cung cấp cho các bạn những thông tin có giá trị.
    Nếu bạn nào có nhu cầu thảo luận, tranh luận về vấn đề này, rất sẵn lòng thảo luận cùng các bạn, xin liên hệ với tôi : luatsungoc@yahoo.com -098475493-042944285.
    Cảm ơn Luật sư Việt Hà và các bạn

  61. xin chao luat su viet ha va cac ban
    minh la sinh vien nam 2 khoa luat DHKH HUE. tinh co hom nay doc duoc nhung gi luat su va cac ban trao doi minh cung muon duoc dong gop y kien. thuc te la bay gio o vn nganh luat van dang chua phat trien. noi den luat nguoi ta van con nghi den tinh trang that nghiep nhieu.nhieu gia dinh van ko muon con cai di nganh nay vi co hoi dau ra hoi kho.nen kinh te nuoc ta dang tung buoc tien dan len di cung voi no la su bien dong ve moi mat cua dat nuoc. de co the tro thanh mot luat su rieng hay luat su cong ty… co le moi sinh vien hoc luat can fai chuan bi cho minh rat nhieu kien thuc ma hoi do la rat rat nhieu nguoi hoc luat trong chung ta chua biet nen lam gi va bat dau tu dau. tham chi ngay ca toi cung vay. khi doc duoc nhung trao doi tren toi cung cam thay hoi hoang vi toi da du dinh se di theo chuyen nganh luat kinh te nhung thuc te nhung gi ma toi biet van con qua it so voi doi hoi thuc te cua xa hoi va nhat la qua thieu de co the lam tot cong viec sau nay chu chua noi den la lam gioi. neu co the xin fep duoc xin y kien cua nhung nguoi hieu biet va quan tam ve van de nay de giup sinh vien luat do bo ngo khi tiep can voi thuc te cung nhu chuan bi cho minh mot hanh trang khong toi
    xin cam on

  62. Ý quên, còn vấn đề chuẩn bị như thế nào trên giảng đường đại học?
    Đây là vấn đề khó nói đối với các bạn sinh viên. Vì điều kiện học tập của Sinh viên luật bây giờ còn quá thiếu thốn. Thiếu thốn cả về kiến thức cả về kỹ năng đặc biệt là các kỹ năng nghề nghiệp.
    Và có một điều mình phải khẳng định chắc chắn là từ giảng đường bước ra thì các cử nhân Luật khó mà có đủ các kỹ năng để có thể làm việc được ngay.Muốn thành thạo các kỹ năng ấy nên tập trung vào giai đoạn tập sự sau này.
    Còn bây giờ, lúc còn đang trên giảng đường ĐH, tất cả chúng ta nên ra sức trau dồi kiến thức cả về lý luận và thực tiễn + kiến thức xã hội thật vững thật dồi dào. Đảm bảo sau này ta “thắng lớn”.

  63. Xin chào Luật sư Hà và các bạn !
    Mình đang là sinh viên năm thứ 2, ĐH Luật Hà Nội.
    Chủ đề mà Luật sư và các bạn đưa ra rất thú vị. Mình xin có một số ý kiến như thế này.
    Khái niệm In-house Counsel thì Luật sư Hà cùng các bạn đã thống nhất rồi. Theo mình In-house Counsel thiên về dùng để chỉ Luật sư cho công ty hay còn gọi là Luật sư nội bộ.
    Luật sư công ty là luật sư chuyên về vấn đề pháp lý trong một công ty, một tập đoàn. Luật sư công ty khác với Luật sư tư, không bán dịch vụ cho một thị trường mở mà dành toàn bộ công sức và thời gian của mình cho một “ông chủ” duy nhất, đó là công ty tuyển dụng họ.
    Trong xã hội chuyên môn hóa cao như hiện nay, việc các công ty tuyển dụng Luật sư riêng cho mình mang lại cho họ nhiều lợi ích. Luật sư riêng có thể giải quyết hoặc tư vấn để công ty tránh khỏi những vấn đề pháp lý trong giao dịch, ký hợp đồng, tranh chấp với người lao động, tư vấn về chiến lược phát triển…..Xin chú ý là nghề này kiếm được rất nhiều tiền. Và mơ ước của mình sau này cũng là được trở thành 1 Luật sư cho riêng 1 công ty nào đó.
    Nghề này đòi hỏi người Luật sư phải có kiến thức pháp lý và am hiểu tương đối sâu về nhiều lĩnh vực như kinh doanh, chứng khoán, ngân hàng, thuế, đầu tư, lao động, môi trường….cũng như hiểu biết xã hội phải rộng lớn. Nói như vậy thì có lẽ hơi quá, chính mình cũng thấy nản. Điều quan trọng là phải có các kỹ năng khai thác thông tin, đàm phán, giao dịch….. và làm việc một cách chuyên nghiệp.
    Luật sư công ty theo mình nghĩ hiện nay ở Việt Nam vẫn còn ít thậm chí là rất ít. Điều này dẫn đến sự thua thiệt trong các vụ kiện mang tính chất quốc tế đơn giản chỉ vì không hiểu biết mà điển hình như vụ LĐBĐ Việt Nam thua kiện HLV người Pháp, Letard. Cũng chính vì tình trạng không hiểu biết này cộng thêm việc Việt Nam đã là thành viên của WTO mà theo mình nghề Luật sư công ty này sẽ nhanh chóng phát triển tại Việt Nam, khoảng 5 – 10 năm nữa.

  64. xin chao luat su!
    chau la sinh vien LUAT nam thu 3 cua truong DHKH HUE.dieu ma lsu dua ra de ban luan o day chau nghi do thuc su la dieu ma chung chau, nhung nguoi dang, se lam luat va hoc luat quan tam.trong tinh hinh phat trien hien nay cua dat nuoc, da mo ra hang loat co hoi va thach thuc cho nganh DICH VU PHAP LY, lam gi va can gi de dap ung yeu cau cua hoan canh?tiep thu kien thuc ve luat ap dung vao thuc te, nap cho minh nhung hanh trang nhu gi?chau nghi do la 1 cau hoi chung? inhouse counsel la mot muc tieu cung la mot xu the.chau lo mo hieu rang “luat su rieng” se dam nhiem vai tro cua 1 lsu 1 tro ly 1chuyen gia tu van
    …..va de lam duoc dieu do moi nguoi di theo con duong do phai chuan bi cho minh: kien thuc luat, ngoai ngu, kien thuc xa hoi, ban linh tu cach…va moi sv luat chi voi von kien thuc dc trang bi thi chua du.can rat nhieu cai nua.cach tot nhat theo chau do la phai “TU MINH”. tu hoc hoi tu trau doi…..qua day chau mong lsu hay chi cho nhung sv luat nhu chau biet can phai lam gi? lam nhu the nao de chuan bi cho con duong tien den “in-house counsel”?

  65. Xin chào LS Việt Hà!
    Em là sv năm 2,ngành luật Thương mại quốc tế,Khoa Kinh Tế_ĐHQG TP.HCM.Từ khi quyết định đi theo con đường nghiên cứu về luật,em đã định hướng cho mình sẽ trở thành LS tư vấn cho công ty.Vì vậy mà vấn đề LS đưa ra khiến em vô cùng quan tâm.Theo em,LS công ty có vai trò hết sức quan trọng chứ không chỉ đơn thuần là trợ giúp pháp lý cho công ty.LS công ty sẽ giúp cho những chiến lược kinh doanh của công ty đi đúng hướng bằng những hiểu biết về pháp luật của mình,trợ thủ đắc lực trong công tác tìm kiếm thị trường,trong việc kí kết hợp đồng.Vì thế,ngoài điều cơ bản cần phải có của mỗi LS là nắm chắc luật thì LS công ty cần phải có kiến thức vững chắc về kinh tế.Điều quan trọng nữa là phải thông thạo ngoại ngữ chuyên ngành luật và kinh tế.
    Tuy nhiên,điều khiến em lo lắng ,băn khoăn là hiện giờ em chưa có một kinh nghiệm thực tế nào về nghề nghiệp của mình,biết là sẽ tư vấn pháp lý cho công ty nhưng không biết sẽ làm như thế nào,liệu thời gian thực tập có đủ để làm quen với công việc?Em và có lẽ rất nhiều bạn đang rất mong muốn được cọ xát thực tế để biết mình thiếu gì để bổ sung kịp thời trong thời gian còn đi học.
    Trên đây là ý kiến của em về vấn đề mà LS đưa ra,em hy vọng nó sẽ làm phong phú hơn cho diễn đàn này.Cám ơn LS đã đưa ra một vấn đề rất thú vị và hấp dẫn để sv chúng em cùng tranh luận.

  66. Xin chào LS,
    em hiểu theo nghĩa “luật sư gia đình”, “luật sư riêng”
    nhưng như vậy thì cũng là luật sư hành nghề cá nhân??
    có khác gì ko nhỉ??
    nhưng mà với nguồn nhân lực LS còn quá ít như hiện nay, có lẽ rất khó để có được In-house counsel ở VN

  67. Kinh chao Ls Viet Ha.
    Co the thay van de ma luat su dat ra ve cong viec cua mot luat su rieng trong thoi buoi kinh te thi truong nang dong nhu hien nay tai Viet Nam,la mot dieu het suc can thiet va no that su hap dan doi voi gioi sinh vien Luat nhu chung em.Hien tai,em dang la sv nam 3_Khoa Thuong Mai_truong dai hoc Luat Tp.HCM,em thay rang,xa hoi ngay nay can co nhung luat su rieng nham nang dong hoa trong cac van de se phat sinh trong doi song hien nay.Co the se la hoi muon,khi den tan thoi diem nay,khai nien ve luat su o Vn moi chi bat dau manh nha,song du sao di nua,thi chung ta van phai nen thich nghi de theo kip voi xu huong chung cua the gioi hien nay,boi co nhu vay thi moi mong dat nuoc ta hoi nhap voi the gioi ngay mot nhanh chong,va cung de chung ta dung qua bi tut hau qua xa so voi cac nuoc trong khu vuc va tren the gioi. Con van de em ban khoan o day do la mot sinh vien Luat,se phai chuan bi cho minh nhung gi de co the tro thanh mot Luat su rieng ”pro” theo dung nghia cua no’.cam on Luat su.

  68. Xin chào LS Việt Hà!
    Em đồng ý với ý kiến của LS về khái niệm, định nghĩa của thuật ngữ in-house counsel. Với đặc điểm nghề nghiệp của một luật sư công ty, và kinh nghiệm thực tế, xin LS hãy cho sinh viên Luật chúng em những lời khuyên để có thể chuẩn bị những hàng trang để theo đuổi và thành công trên con đường này.Là một luật sư của công ty, chắc hẳn kiến thức kinh doanh là không thể thiếu bên cạnh kiến thức pháp lý mà chúng em đã được học trên trường, bên cạnh đó là những kiến thức xã hội… Vậy để có được kiến thức Kinh doanh, sinh viên Luật chúng em chắc hẳn khi mới ra trường không thể kiếm luôn được một việc làm với vai trò là một in-house counsel.Do đó sinh viên Luật cần tiếp tục theo học về kinh doanh.
    Liệu suy nghĩ đó của en có đúng không ạ?
    Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của LS cũng như của mọi người!

  69. Thật sự là nhiều người, ngay cả tôi cũng chưa thật hiểu đầy đủ khái niệm cũng như nghĩa Việt Nam chính xác của thuật ngữ này. Nhưng theo tôi có thể hiểu “in-house counsel” là luật sư riêng. Luật sư riêng thì có thể là luật sư gia đình, luật sư riêng của hiệp hội, luật sư riêng của công ty, v.v. Nhưng “In-house counsel” được dùng để gọi Luật sư công ty được sử dụng rộng rãi nhất. Theo định nghĩa của Association of Corporate Counsel, thì luật sư công ty là nhân viên được tuyển dụng vào công ty để làm các công việc luật sư. Tuy nhiên theo pháp luật một số Bang của Mỹ thì Luật sư công ty bị hạn chế một số nghiệp vụ, trong đó có việc tranh tụng trước toà với tư cách là người đại diện cho công ty mà mình đang là nhân viên trực thuộc.
    Thực tế, theo tôi luật sư công ty là người do công ty tuyển dụng làm các công việc về pháp luật như: tư vấn cho công ty các vấn đề pháp luật liên quan đến hoạt động của công ty, xây dựng và giám sát việc thực hiện các qui chế nội bộ của công ty. Chi tiết hơn, luật sư công ty phải có đủ khả năng để dự phòng và ngăn chặn những rui ro pháp lý có thể có đối với hoạt động của công ty. Ở một số nước, hay một số ngân hàng lớn, luật sư công ty lại có chức năng như kiểm soát nội bộ.
    Luật sư hoạt động ở các công ty luật có thể hoạt động chuyên nghiệp một lĩnh vực như hình sự, dân sự hay thương mại. Nhưng trong công ty, luật sư được phân chuyên ngành không nhiều. Có chăng chỉ được phân thành luật sư chuyên mảng tranh tụng, mảng IP hoặc mảng thương mại, hay đầu tư.

  70. Kính chào Luật sư Việt Hà,
    Tôi là sinh viên văn bằng 2 đại học Luật TPHCM , nếu như weblog này là một trang thông tin thú vị, thì chủ đề này là chủ đề “hot”. Thực ra, ở Sài Gòn nghề luật sư riêng đã bắt đầu xuất hiện vài năm này, nhưng đúng như luật sư nói nó chưa phổ biến và thực tế nhiều người còn chưa biết nghề này. Tuy nhiên, em nghĩ chắc chắn trong tương lai gần đây sẽ là một trong những nghề “hot”. Vì luật sư riêng, bác sĩ riêng, gia sư riêng là những nghề của xã hội dân sự, xã hội hiện đại của quyền tự do cá nhân, tự do kinh doanh nhưng cần loại trừ những rủi ro. Chính vì thế, tôi đang công tác ở ngành quản trị kinh doanh, nhưng tôi muốn học luật để trở thành một in-house lawyer cho chính lĩnh vực mình có kinh nghiệm. Bằng thực tiễn công tác của mình, tôi cho rằng sinh viên luật muốn theo nghề này rõ ràng cần trang bị cho mình một kiến thức xã hội rất tốt trên nên tảng kiến thức pháp lý. Vì đây là nghề tiếp xúc khách hàng không qua một thủ tục mà bằng một quan hệ xã hội mang tính cộng đồng. Phải chẳng một in-house lawyer phải là người có kiến thức về kinh doanh về xã hội hoạc và tâm lý?
    Rất cần có sự trao đổi thêm từ luật sư và từ các bạn sinh viên, cung tất các bạn.
    Huanhuu từ Saigon

  71. Cháu xin chào LS. Việt Hà.
    Cháu xin phép được gọi “cô” xưng “cháu”
    cháu rất quan tâm tới khái niệm mà cô đưa ra. Nếu theo cháu nghĩ không nhầm thì “in-house counsel” có lẽ là luật sư riêng.( 1 điều thật tình cờ là khi tìm thuật ngữ này trên mạng thì cháu lại tìm thấy bài viết ở đây có giải thích về nó).
    Thú thực với cô, khi định hướng nghề nghiệp cho cháu thì luật sư riêng là vấn đề mà ba cháu đã nói. Cháu xin được trả lời 2 vấn đề mà cô đã đặt ra.
    -Hiện tại ở VN nghề này chưa phát triển lắm, cũng có nhưng không phải ai cũng biết tới. Theo cháu được biết một số công ty có thuê văn phòng luật sư với các dịch vụ hỗ trợ về pháp lý dài hạn nhưng đó chưa phải là công việc mà một luật sư riêng của công ty phải làm. Các công ty thì như vậy, còn gia đình thuê luật sư riêng ỏ Vn thì cháu chưa được biết đến. Không biết cháu nghĩ thế này có đúng không: thường chỉ có các gia đình có tiềm lực mói có LS riêng (chắc do cháu đọc và xem nhiều truyện trinh thám nước ngoài quá ạ)
    -Vấn đề chuẩn bị kiến thức trên giảng đường ĐH, theo cháu nghĩ ngoài những kiến thức chuyên ngành thì quan trọng nhất vẫn là ngoại ngữ sau đó cần phải có thêm cả kiến thức về xã hội nữa.
    Những điều cháu nói trên đây nếu có gì không đúng mong cô đừng cười chê ạ.Hy vọng cô sớm có ý kiến để chúng ta tiếp tục trao đổi ạ.
    cháu chào cô.

  72. Oh, một chủ đề rất hay, nhưng tôi cũng rất lúng túng không biết in-house counsel nghĩa đầy đủ là gì? phải chăng nó mang hai nghĩa: Luật sư gia đình hay luật sư riêng của công ty?
    Theo luật sư Việt Hà để trở thành người tư vấn pháp luật bọn em là sinh viên thì cần chuẩn bị điều gì?
    Rất mong luật sư và các bạn cùng trao đổi.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn