admin@phapluatdansu.edu.vn

Ý KIẾN CỦA BẠN VỀ HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG ĐÀO TẠO LUẬT HỌC

1THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN THÂN MẾN, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN LÀ MỘT CÔNG TÁC VÔ CÙNG QUAN TRỌNG TRONG TOÀN BỘ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH VÀ QUI TRÌNH GIÁO DỤC NÓI CHUNG, ĐÀO TẠO LUẬT HỌC NÓI RIÊNG. TUY NHIÊN TRONG THỜI GIAN QUA VÌ NHIỀU LÝ DO KHÁC NHAU, CÔNG TÁC NÀY CÒN GẶP NHIỀU LÚNG TÚNG, CHƯA GÓP PHẦN ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN SẢN PHẨM GIÁO DỤC CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NÓI CHUNG VÀ ĐÀO TẠO LUẬT NÓI RIÊNG. VẬY HÌNH THỨC, PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NÀO PHÙ HỢP VÀ HIỆU QUẢ NHẤT TRONG ĐÀO TẠO LUẬT HỌC? CIVILLAWINFOR MỞ CHUYÊN TRANG NÀY ĐỂ THẦY CÔ, CÁC BẠN CÙNG THẢO LUẬN, ĐƯA RA NHỮNG QUAN ĐIỂM RIÊNG CỦA MÌNH VỀ VẤN ĐỀ ĐƯỢC RẤT NHIỀU NGUỜI QUAN TÂM HIỆN NAY.

THĂM DÒ DƯ LUẬN

Kết quả thăm dò dư luận trên trang Thông tin pháp luật dân sự về Hình thức kiểm tra, đánh giá hiệu quả nhất cho thi cuối kỳ các môn học trong Đào tạo Luật hệ đại học chính qui dựa trên 2617 bầu chọn tính đến ngày 20/02/2010:

 

Nội dung bầu chọn

Bầu chọn

Tỷ lệ

Thi vấn đáp

915

34%

Bán trắc nghiệm (Lựa chọn đúng hoặc sai có giải thích)

623

23%

Trắc nghiệm khách quan (Lựa chọn đúng hoặc sai)

489

18%

Làm tiểu luận

380

14%

Tự luận (Thi viết)

210

8%

Ý kiến khác

81

3%

Ý kiến khác:

Ý kiến

Bầu chọn

Tùy môn học

6

Cho tình huống thực tế và giải quyết

2

Kết hợp bán trắc nghiệm và tự luận

2

Kết hợp thi vấn đáp và tự luận

2

Làm tiểu luận và báo cáo

2

Khác

69

XIN MỜI CÁC BẠN TIẾP TỤC BẦU CHỌN:

CHÂN THÀNH CÁM ƠN BẠN ĐÃ THAM GIA BẦU CHỌN
VIỆC THĂM DÒ DƯ LUẬN VÀ KẾT QUẢ THĂM DÒ DƯ LUẬN TRÊN TRANG THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO KHÔNG MANG TÍNH CHẤT KẾT LUẬN CỦA BẤT KỲ CƠ QUAN, TỔ CHỨC NÀO – CIVILLAWINFOR

Chuyên trang mở từ ý tưởng thảo luận của bạn youkhanga và một số thành viên khác. Những ý kiến thảo luận trên chuyên trang không mang tính đại diện quan điểm chính thức của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.

21 Responses

  1. TIÊU ĐỀ:
    Tuyển cộng tác viên đăng tin quảng cáo làm việc tại nhà

    NỘI DUNG ĐĂNG:
    CÔNG TY TNHH MT – DV ISIO VIỆT NAM
    Tuyển Gấp Đăng Tin Online Tại Nhà 3.500.000VNĐ/ Tháng

    Mô tả việc làm:
    Cộng Tác Viên Đăng Tin Online Tại Nhà.

    + Ngành/nghề cần tuyển : Bán Hàng – Đăng Tin Online .

    + Loại hình công việc: 2giờ /ngày tại Nhà hoặc Cơ Quan đang làm Việc ko cần có mặt tại cty.tự thu sếp thời gian tại nhà.

    + Địa điểm làm việc: Toàn Quốc
    + Số lượng cần tuyển: 50 người.

    + Mức lương : từ 3tr đến 5tr + nhiều chính sách hoa hồng và thưởng.

    + Chính sách hỗ trợ : được trợ cấp 500k tiền internet. Được chỉ dạy và đào tạo miễn phí

    + Công việc :
    .Tạo account, password, mail trên mỗi diễn đàn (sẽ được hướng dẫn cụ thể)
    .Đăng tin lên các website cộng đồng hoặc các diễn đàn nội dung và hình thức trình bày đã có sẵn
    + Nam/nữ Tuổi từ 17- 50.

    + Các ứng viên chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo và chỉ dạy luôn ngay khi nhận việc ( Không yêu cầu kinh nghiệm )

    + Hồ sơ bao gồm : Có CMND bản gốc ,2 bản photo

    Đăng kí: gửi email đến trieudopeso.vn@gmail.com với tiêu đề “Đăng Kí CTV đăng tin quảng cáo”
    * Họ tên:
    * Ngày tháng năm sinh, giớitính:
    * Đang công tác, học tập tại: Chức vụ:
    * Số điện thoại:
    * Mail :
    * Giới thiệu bản thân:
    Địa chỉ : Tòa nhà số 334 Lầu 3, Bạch Đằng, F.2, Q.Tân Bình, HCM
    LƯU Ý: ĐÂY LÀ HÌNH THỨC MARKETING ONLINE CTY ÁP DỤNG KIẾM THÊM THU NHẬP. HOÀN TOÀN KO PHẢI ĐA CẤP. AI DỊ ỨNG ĐA CẤP MIỄN BÌNH NHA
    Bằng cấp: không yêu cầu
    Kinh nghiệm: không yêu cầu
    Ưu tiên: sinh viên
    Hình thức làm việc: part-time, thời gian tự do nhưng phải hoàn thành khối lượng công việc yêu cầu.
    Thời gian thử việc: tối đa 2 ngày.

  2. Tôi nghĩ là nên làm bài theo cách thức, chia bài thi làm 2 phần

    -Phần đầu: bốc thăm đề và làm bài trên giấy, 1 nửa trắc nghiệm – lý thuyết, 1 nửa tự luận – bài tập => thu bài
    -Phần hai: Giảng viên hỏi vấn đáp dựa vào bài viết ở phần đầu của sinh viên và chấm điểm.

  3. Mình đống ý với qt33d_ttt, lúc mình học luât ở trường, học thì lý thuyết và các luật kinh doanh, nhung khi đến thi, thì mình cũng nhờ sự may rủi nên mới đậu. Mình thấy hình thức nào cũng có hạn chế, làm sao mà giảm bớt hạn chế là ok rồi

  4. em đồng ý với hình thức thi vấn đáp o tr luật hiện nay. Tuy nhiên không phải môn học nào cũng áp dụng hình thức này.

  5. @khánh ly: thật ra ý của bạn cũng rất hay. tuy nhiên nếu thi vấn đáp sẽ mất nhiều thời gian hơn, và dễ xảy ra tiêu cực. nên mình thấy hình thức nào cũng có những điểm yếu và điểm mạnh. với luật mình thấy tự luận cũng có cái hay.

  6. Xin chào thầy và các bạn!
    Mình là sv năm nhất mới thi vấn đáp 2 môn thôi nhưng mình thấy hình thức thi vấn đáp là phù hợp mà đặc biệt là với sv Luật. Sv sẽ tự tin hơn, nâng cao khả năng giao tiếp… Tuy nhiên trong các giờ thảo luận đối với các môn 5 tuần, 1 lớp rất đông sv hơn 130 sv đc chia làm 11 nhóm. Với lớp đông như vậy thì việc thảo luận là khá khó khăn, vấn đề thuyết trình cũng vậy. Đặc biệt là các bạn sv lại mất trật tự và sự chuẩn bị bài ở nhà là rất thấp nên hiệu quả thảo luận của các môn 5 tuần là khá thấp.

  7. em thấy ở hình thức thi nào cũng có yếu tố may – rủi, hãy nhìn một cách tổng quan vào kết quả của từng hình thức thi, và đặt ra câu hỏi: tại sao kết quả lại thấp? tại sao kết quả lại cao? em ủng hộ với quan điểm cho rằng: tuỳ môn mà chọn hình thức thi cho phù hợp, để có thể đánh giá được thực chất năng lực sinh viên. thường thi vấn đáp điểm thấp hơn trắc nghiệm và thi viết, nhưng hãy nhìn rộng hơn ở những tác dụng khác từ hình thức thi này mang lại (như khả năng trình bày, phản ứng, đối mặt…)

  8. Xin chào,
    Hình thức đánh giá hiện nay trong đào tạo tín chỉ đâu còn gọi là thi (gọi là phương thức kiểm tra đánh giá). Ở trên lớp chiếm 40-50%, còn cuối kỳ chiếm 50-60%. Theo tôi, thi cuối kỳ nên tổ chức thi vấn đáp là hay nhất để luyện kỹ năng nói và học chăm chỉ hơn, còn kỹ năng viết nên để rèn luyeenowr trên lớp (giao bài tập tình huống, viết bài tập lớn,…), sau đó giáo viên sửa, hướng dẫn phương pháp cho sinh viên.
    Hình thức thi cuối kỳ tự luận, chỉ công bố đáp án nên sinh viên chưa tâm phục, khẩu phục về kết quả thi.
    Nếu có kiến thwucs cơ bản thì luôn luôn có kết quả cao, không vì vài % may rỉu mà sợ chất lượng không tốt (sợ tai nạn giao thông thì không ai dám ra đường”. Đây là ý kiến cá nhân.

  9. Xin chào,
    Tôi đã vào xem thôngtin trên trang web này rất nhiều lần, cũng đã từng là sv luật và sau khi tôi di làm thực tế thì nhận thất một sồ điểm bất cập, không hợp lý trong các thi kiểm tra cuối kỳ hiện nay. Tất nhiên mỗi loại hình thi kiểm tra đều có ưu và khuyết điểm của mình. Nhưng tôi thiết nghĩ đối với ngành luật thì nên kết hợp cả hai cách thi vấn đáp và tự luận. vì sao tôi lai nói như vậy. Vì thứ nhất ngành luật đòi hỏi khả năng diễn đạt các ý kiến, sự hiểu biết của một cá nhân đối với một vấn đề về pháp luật mà cách tốt nhất để những khác có thể hiểu được một cáh nhanh nhất và tốt nhất là bằng lời nói. Do đó, buộc người nói phải sử dung từ ngữ sao cho thật đơn giản và có một nghĩa, một cách hiểu duy nhất để tránh hiểu nhầm, hiều không đúng. Bên cạnh việc sử dung từ ngử chính xác thì người nói còn phải biết cách điều khiển giọng nói của mình sao cho khi nói ra âm điệu của gọng nói không quá khô cứng và cũng không “ướt”. Đây là một điều rất khó và thiếu đối với sinh viên luật hiện nay. Mặc dù có rất nhiều lớp dạy kỹ năng nói chuyện trước công chúng được mở thường xuyên nhưng không phải bạn sinh viên nào cũng đủ điều kiện để theo học và cách thực hành tốt nhất không gì bắng là thực tập trước các thấy cô giảng dạy mình. Tại sao lại kết hợp với tự luận, nhu đã nói ở trên do tính đặc thù của ngành luật thì để có thể nói một cách rõ ràng, mạch lạc thì sinh viên phải có khả năng lập luận và trình bày ngôn ngữ trên giấy. Vì bài luận trên giấy chính là cở sở để sinh viên có thể diễn giải bằng lời nói. Hai hính thức này nó bổ trợ và bổ sung những khuyết điểm của nhau. Do đó nếu sinh viên nào có được hai khả năng này, tôi tin chắc một điều là bạn ấy sẽ rất thành công trong nghề luật.

  10. Mỗi phương pháp có ưu, khuyết điểm riêng. Tuy nhiên, còn một thực tế đáng buồn khi mỗi khi bước vào kì thi đó là việc giáo viên coi thi vẫn còn tương đối lỏng lẻo. Trước đây, khi chưa vào học luật T luôn nghĩ kì thi của tr Luật sẽ rất nghiêm, tuy nhiên trải qua 3 kì thì với nhiều hình thức khác nhau nhưng hầu hết đều không đảm bảo được sự nghiêm túc cần thiết. Thi vấn đáp thì sv sử dụng điện thoại, thi viết thì dùng tài liệu, thi trắc nhiệm thì hỏi bài (cùng mã đề),… Đáng buồn đây lại là kì thi của trường Luật.

  11. toi la mot sinh vien ngan hang ma sao hoc luat kho wa hoc nhiu nho nhiu

  12. xin chàn thầy và các bạn!
    đã từng trải qua các kì thi với những hình thức thi khác nhau, em thấy không một hình thức nào phát huy được hiệu quả cao cả, với bản thân em thì em vẫn thích thi vấn đàp hơn bởi em thi thường điểm rất cao. em đã từng phản ánh là thi viết thi xong là xong. bọn em ko biết mình sai ở chỗ nào mà sửa. thi vấn dấp có thể dc thầy cô sửa ngay. với người học luật cả kĩ năng viết và nói đều rất quan trọng. theo em nên hạn chế tối đa các môn thi trắc nghiệm hoàn toàn. bài kiểm tra thường xuyên nên cho làm tiểu luận, thi cuối kì nên thi vấn đáp. Khi học tín chỉ thì tất cả các bài kiểm tra đã viết, do vậy thi cuối kì nên thi vấn đáp. Không một hình thức thi nào phát huy tối đa hiệu quả do đó nên kết hợp nhiều hình thức và phù hợp với noọi dung của từng môn học. Hi vọng rằng năm học tới ngoài những nỗi lo về học phí tăng, giá nhà trọ thay đổi… sinh viên trường Luật Hn được yên tâm học vì có phương pháp học và thi thực sự hiệu quả!

  13. Mình nghĩ rằng, ở trình độ đại học thì sinh viên không chỉ biết, suy nghĩ mà còn phải tự mình tiến hành các nghiên cứu về một vấn đề cụ thể nào đó. Việc viết tiểu luận sẽ thể hiện việc tìm tòi, hiểu biết, tự nghiên cứu của sinh viên về lý luận và gắn với thực tế bằng chính các suy nghĩa của mình. Vấn đề ở đây chính là yêu cầu, phương pháp và lương tâm của thày cô khi đánh giá chất lượng của các bài tiểu luận này. (Lưu ý các bài tiểu luận có thể dưới nhiều hình thức khác nhau).

  14. Chào PH, youkhanga, lantu, thuytb…
    Thật vui khi chị PH và các bạn đã ủng hộ chuyên mục này. Những ý kiến trao đổi của chị và các bạn rất xác đáng, vì đó là những ý kiến của những người đã và đang trực tiếp “thụ hưởng” các hình thức đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của sinh viên hiện hành. Sẽ thật hữu ích khi có nhiều ý kiến hơn nữa để cùng góp phần nhỏ vì mục tiêu đào tạo Luật học thực chất hơn.
    Để rộng đường hơn, trong việc tìm hiểu dư luận về hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên luật, Civillawinfor dự định mở VOTE về vấn đề này trong thời gian tới. Rất mong các bạn cùng tham gia.
    Trân trọng

  15. toi rat tán thành hình thức thi bán trắc nghiệm và vấn đáp. thi tự luận hoàn toàn không phù hợp cho việc thi khi thòi gian thi là quá ngắn. chúng ta hãy để việc rèn kĩ năng này cho việc làm bài tập cá nhân. có thời gian, tư liệu sẽ viết tốt hơn. khi thi trắc nghiêm độ may rủi còn cao hơn vấn đáp nhiều. rất nhiều bạn tích theo cảm tính hoặc đợi hỏi người khác.thi kiểu này hỏi nhau rất dễ. tôi tháy thi vd cũng có sự may rủi nhưng thực sự nhưng ai tự tin bao giờ cũng có cơ hội đạt điểm cao hơn. chỉ có thi vd sv mới biết mình đúng hay sai ở đâu (thầy cô sẽ chỉ ngay cho sv biết).những kiểu thi kia xong là thoi, sv chỉ đợi kết quả mà không dc biết sai-dúng như thế nào, nhất là thi tự luận hoàn toàn.thi kiểu gì thì cũng cần phải có những thầy, co công tâm.Thầy Trần vũ hải khoa KT là vd: gặp thầy dù có điểm thấp sv cũng ko sợ bởi đó là điểm thực của bản thân, rất công tâm trong việc hỏi và cho điểm

  16. Chào thầy Hải, youkhanga, lantu
    Là người ở trong cuộc (ở cả 2 phía nhưng trong những thời điểm khác nhau), tôi xin phép nêu ý kiến cá nhân về hình thức thi vấn đáp như sau.
    1/. Về việc giáo viên chỉ hỏi 1-2 câu rồi cho ra: có thể lý giải theo 2 hướng như sau. 1. giáo viên thấy SV đã trả lời đạt yêu cầu, không cần phải hỏi thêm nữa. Thông thường nếu thấy trình bày của SV còn thiếu, giáo viên sẽ hỏi gợi ý để SV trình bày bổ sung phần còn thiếu, hoặc thấy muốn cho điểm cao thì cũng hỏi thêm để cộng điểm. Nói chung, tuỳ vào việc gặp SV tạo cho giáo viên cảm thấy hứng thú và muốn hỏi thêm để đánh giá trình độ. 2. do nhận thấy SV trình bày không đạt yêu cầu, đã hỏi 1-2 câu để đánh giá (và cố gắng nâng điểm) nhưng không “cứu vãn” được thì đành phải cho ra. Theo kinh nghiệm cá nhân, 1 số bạn SV luật thích lấp lỗ hổng kiến thức bằng cách trình bày “tràng giang đại hải” và như thế cách tốt nhất để không làm mất thời gian của giáo viên, của chính SV đó và các bạn SV khác thì nên kết thúc ngay phần hỏi.
    2/. Cần có sự chuẩn bị về nhân sự cho thi vấn đáp: tôi đồng ý với bạn lantu là để khắc phục nhược điểm (tôi không dùng từ khuyết điểm) của hình thức thi vấn đáp cần phải có sự phối hợp giữa giáo viên và SV, chính xác hơn là bộ môn, khoa và SV. Cụ thể khi đã xác định môn học nào sẽ thi vấn đáp thì bộ môn cần phải sắp xếp thời điểm thích hợp (giáo viên bộ môn không đi công tác, vắng mặt nhiều) để làm việc với Giáo vụ xếp lịch thi, nếu lực lượng bộ môn đó mỏng thì cần nhờ giáo viên của bộ môn tương đồng hỏi thi phụ (điều này thì phải do khoa bố trí),… Tôi đồng ý với bạn youkhanga là các giờ thảo luận thì SV có thể phát huy kỹ năng thuyết trình và có cơ hội phản biện hơn là khi thi vấn đáp. Tuy nhiên, nếu bạn để ý thì sẽ thấy các giờ thảo luận chỉ có những SV năng động như bạn tham gia xây dựng giờ học thôi, trong khi đó ở thi vấn đáp thì SV năng động hay thụ động gì cũng bắt buộc phải tham gia. Đối với 1 tập thể đông như vậy, hình thức thi vấn đáp là điều kiện tốt nhất giúp cho các SV có cơ hội tập trình bày, tuy chỉ là trình bày những vấn đề cơ bản nhưng đôi khi là cả 1 sự thử thách đối với 1 số bạn. Tôi từng chứng kiến 1 số bạn SV, nhất là nữ, khi thi viết thì điểm cao (vì rất chăm) nhưng thi vấn đáp thì “lắp ba lắp bắp”, nói 1 câu ngắn không ra hơi! Mặc dù biết là không phải bạn lười, nhưng bắt buộc không thể cho điểm đạt (vì nghề luật rất cần sự tự tin và khả năng ăn nói, bất kể là sau khi ra trường bạn sẽ chọn cho mình 1 hướng làm việc cụ thể nào). Vả lại, khi hỏi vấn đáp, giáo viên cũng không đặt những câu hỏi mang tính đánh đố mà chỉ mang tính kiểm tra những vấn đề cơ bản, mang tính lý luận hơn là những câu hỏi hàm chứa những vấn đề cần thảo luận hay tranh luận.
    Theo tôi, ở các môn khoa học tự nhiên, vẫn có thể tổ chức thi vấn đáp được thì đối ngành luật, thuộc khoa học xã hội thì việc tổ chức thi vấn đáp là tương đối phù hợp cho các môn. Dĩ nhiên, các bạn SV phải làm quen với hình thức thi vấn đáp nhiều hơn, chứ không thể chỉ có 1 vài môn trong suốt 4 năm học. Việc tổ chức thi vấn đáp không liên quan gì đến các giờ thảo luận trên lớp hay hình thức tín chỉ (vì 1 cái là đánh giá kết quả học tập và cái kia là hình thức học tập), cái cần quan tâm là giữa các hình thức kiểm tra: vấn đáp và viết (bao gồm cả trắc nghiệm), cái nào đánh giá hiệu quả hơn chất lượng học tập của SV (tôi không nói đến chất lượng đào tạo ở đây vì thi vấn đáp thể hiện dấu ấn của SV mạnh hơn là giáo viên, vì có thể SV học giáo viên này nhưng sẽ thi với giáo viên khác nên SV đóng vai trò trung tâm hơn), phát huy được kỹ năng đặc trưng của ngành nghề đào tạo. Nếu đặt lên bàn cân thì chắc là rõ rồi, chỉ vì chưa quen hoặc do khâu tổ chức không tốt nên các bạn cảm thấy nó có quá nhiều khuyết điểm.
    Tôi không tán thành lắm cách thi trắc nghiệm dành cho các môn luật, vì với các bạn SV thì dù có cho 3-4 đề trắc nghiệm khác nhau/một phòng thi thì cuối cùng các bạn đều đạt điểm cao (chẳng hiểu sao mà các bạn SV “đặc biệt” giỏi với hình thức này không biết!). Vì vậy hình thức thi viết, nói chung, tiềm ẩn nhiều khả năng tiêu cực, cả về 2 phía, vì không dễ đạt đến 2 chữ khách quan đâu. Dù cho không bao giờ chúng ta đạt đến tỉ lệ 100% cho 1 hình thức thi, nhưng dù sao chúng ta vẫn thích lựa chọn cái ít có khả năng tiêu cực nhất, đúng không.

  17. Chào thầy hải và các bạn sinh viên luật hà nội!
    em là sv đến từ khoa luật DHKH Huế.ở trường em hiện tại chưa áp dụng hình thức thi vấn đáp cho môn nào cả. hình thức thi chủ yếu của bọn em là thi viết trong đó cấu trúc đề thi thường là 50% phần trắc nghiệm đúng sai và sv faỉ giải thích vì sao đúng vì sao sai. 50% còn lại là một câu tự luận. thực tế học em cũng thấy hình thức thi tự luận như trường em còn bộc lộ nhiều điểm yếu như sv sẽ ko có được khả năng thuyết trình tốt, ko rèn luyện được tính tự tin khi đứng trước mọi nguowif để trình bày ý kiến của mình…hầu như bọn em ren luyện kĩ năng nói qua các giờ thảo luận trên lớp.thầy cô em dành khá nhiều time học cho những phần này và giờ thảo luận tiến hành dưới sự hướng dẫn và giám sát của thầy cô. tuy nhiên nếu nói nhuư bạn youkhanga là áp dụng thi trắc nghiệm thì em thấy khó có thể đánh giá được trình độ sv một cách chuẩn xác. thi trác nghiệm sv có thể trao đổi bài với nhau để biết kết quả đúng sai hay la đáp án nào. theo em nghĩ giữa thi tiếng anh và thi môn ngành luật có sự khác nhau nên việc áp dụng thi trắc nghiệm theo kiểu như đề t.anh thì cũng nên xem xét lại. chắc bạn youkhanga cũng biết sv là chúa lắm trò và việc ngồi cùng phòng mà ko trao đổi dù đề khác nhau là ít.mặt khác thi trắc nghiệm theo kiểu đó sv fair học nhiều hơn nắm kĩ kiến thức hơn tuy nhiên sv lại ko thể hiện được khả năng tự luận và những suy nghĩ của mình về vấn đề đó.
    còn về thi vấn đáp như ý kiến của cô PH và thầy thì cũng như bạn youkhanga em cũng thấy có một số nhược điểm như thế. tuy nhiên theo em những nhược điểm đó có ttheer khắc phục được nếu có sự phối hợp cả 2 phia thầy cô và sv.và đây có thể là hình thức thi khá hay khi chúng ta biết hạn chế nhược điểm thì những ưu điểm của nó sẽ được phat huy rất có hiệu quả.
    thưa thầy, thầy có nhận thấy thực tiễn đào tạo của việt nam còn rất nhiều điều lúng tungs ko ạ. ngay như việc áp dụng hình thức học tín chỉ mới đây ở một số trường cũng vậy. chúng ta thường áp dụng một cách máy móc mà ko chú ý đến việc áp dụng cho phù hợp. nên chăng phải chọn lựa hình thức thi cho phù hợp với từng môn học để đánh giá được đúng nhất tốt nhất?

  18. Chao` thầy Hải !

    Vấn đáp đem lại cho svieen kĩ năng thuyết trình và phản biện nhưng vấn đề đặt ra là ưu điểm này có ddc phát huy tốt ko? Theo em thấy, đúng là phương pháp này chịu ảnh hưởng từ phía giáo viên nhiều hơn so với các pp khác, có những người chỉ nghe trả lời đúng 2 câu hỏi chính rui` cho sv ra ngoài, với thời gian hạn chế lại quá đông svieen thì việc rèn luyện kĩ năng thuyết trinhf, phản biện cho sv sẽ ko có hiệu quả cao. Thêm vào đó, mỗi kì cũng chỉ co’ 1 vài môn là thi vấn đáp- nó ko đáp ứng việc yêu cầu sv thường xuyên phải làm công việc này. Trong khi đó, em thấy rằng các giờ thảo luận trên lớp là thời didenhaa thich hợp nhất đễ rèn luyện lĩ năng này: có khối lượng thời gian vừa đủ cho 1 số lượng sv nhất định.Mặt khác lại thường xuyên diễn ra ít nhất 1 tuần 1 lần cho 1 môn học. Thực tế e đã tham gia giờ thảo luận 1 số môn học tín chỉ và thấy rất có hiệu quả. Thầy cô đặt tình huống, cho các bạn nhập vai vào tình huống trong thực tế để phản biện lại bên kia và bảo vệ quyền lợi, ý kiến của mình- 1 giò học cực kì sôi nổi và quả thật là rất hiệu quả.
    Vậy theo em nghĩ, dù ưu diểm của hình thức thi vấn đáp là đem lại kĩ năng thuyết trình, phản biện, nhưng uuw điểm nayu có ddc phát huy cao trong thức tế ko? thì còn phải xem xét- cần phải so sánh với hạn chế mà vấn đáp đem lại, xem cái nào cao hơn, phát huy hiệu quả hơn.

  19. Chào youkhanga,
    Lâu rồi mới thấy em quay trở lại diễn đàn. Ý kiến đóng góp của em về hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là rất hay. Thực tế, đây là vấn đề còn rất nhiều lúng túng khi triển khai trong thực tiễn đào tạo. Tự luận, trắc nghiệm khách quan, bán trắc nghiệm, vấn đáp… hình thức và phương pháp nào phù hợp hơn sẽ khó có những kết luận xác đáng vì mỗi cái có những ưu và nhược điểm riêng. Với thái độ còn thụ động, ỷ lại vào sự may rủi của nhiều bạn sinh viên thì vấn đáp là phao cứu cánh, khi đó trắc nghiệm sẽ là bài học đối với nhóm sinh viên có thái độ học tập này. Tuy nhiên, trắc nghiệm có thể phản ánh kết quả học thực chất và giúp sinh viên có tư duy logic hơn, nhưng sẽ không giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng thuyết trình và kỹ năng tự luận là những kỹ năng rất quan trọng đối với nguời hành nghề luật….??? tôi nhất trí ý kiến của chị PH khi bình luận về vấn đề này.
    Thi vấn đáp giúp sinh viên có kỹ năng thuyết trình và phản biện qua đó giúp sinh viên luật có bản lĩnh hơn khi hành nghề luật. Tuy nhiên, vấn đáp phụ thuộc vào rất nhiều kỹ năng, phương pháp hỏi thi của giáo viên mà cái này nhiều khi chịu ảnh hưởng chủ quan từ phái giáo viên. Bạn youkhanga nêu ra thực trạng hỏi thi vấn đáp đã phản ánh phần nào thực tế hỏi thi hiện nay. Tuy nhiên, nếu là tôi, tôi thích nguời giảng viên thẳng thắn chỉ ra thực chất học của sinh viên, bên cạnh cũng có thái độ tích cực tiếp nhận quan điểm của sinh viên về vấn đề sinh viên đang phải trả lời….
    Như vậy, lựa chọn hình thức, phương pháp đánh giả kết quả học tập của sinh viên là cả một khoa học. Khi lựa chọn hình thức, phương pháp nào đều phải đáp ứng tốt các tiêu chí:
    – Phản ánh đúng chất lựợng giảng dạy, học tập;
    – Khách quan, phát huy được tư duy sáng tạo của nguời học.
    – Một trong những khâu quyết định tạo ra sản phẩm giáo dục từ đào tạo luật đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, chứ không phải có mối quan tâm duy nhất sinh viên ra trường có một học bạ đẹp (điểm tốt) và giới thiệu những gì mà cơ sở đào tạo, sinh viên của cơ sở đào tạo đó có.
    RẤT MONG NHẬN THÊM SỰ TRAO ĐỔI TỪ CÁC BẠN VỀ VẤN ĐỀ NÀY.

  20. Ngày xưa tôi học ở khối trường đại học TC, 2/3 môn học là thi vấn đáp, kể cả các môn không chuyên ngành (chúng tôi gọi nôm na là môn phụ) như Toán cao cấp, vận trù học, …Nhờ như thế mà tôi bỏ được sự nhút nhát và trở nên tự tin khi trình bày một vấn đề. Thiết nghĩ mỗi một hình thức thi đều có ưu và khuyết điểm, nhưng quan điểm của tôi thì sv Luật nên tập làm quen với cách thi vấn đáp thì tốt hơn. Chẳng phải ở trang web này, ở một vài mục có bạn băn khoăn vì không được rèn luyện kỹ năng nói hay sao? Còn thầy cô thì bao giờ mà chẳng có người được sv mệnh danh là “dũng sĩ diệt sinh viên”! Tại vì bạn ở miền Bắc chứ nếu ở trong Nam, không chừng tôi cũng nằm trong danh sách “dũng sĩ “của bạn.

  21. Vừa kết thúc xong kì thi học kì thứ 5! Qua kì thi lần này thấy rằng thiết nghĩ hình thức vấn đáp là mục đích cho svien cách diễn giải ý kiến, cách nói năng.. nhưng xét kĩ thì với hình thức này sự may rủi chiếm quá nhiều so với 2 hình thức còn lại( viết luận, trắc nghiệm). Học hành chăm chỉ là cái thiết yếu, nhưng điểm số thì còn phụ thuộc vào ai sẽ vào thầy cô nào, thầy cô nào dễ tính, thầy cô nào khó tính, thầy cô nào thoáng hơn…Chứng kiến cảnh tượng đùn đẩy nhau lên cô này, tranh nhau lên thầy kia ma đâm chán!!rùi lo ko bít số phận mình thế nào? vẫn biết rằng kiến thức là cái quyết định nhưng 1 người học giỏi, học chăm đc vấn đáp với 1 thầy cô dễ tính thì sẽ cao điểm hơn khi người đó vào thầy cô khác.còn chưa nói đến 1 bên là người lười học và 1 bên là kẻ chăm học.
    Thế nên thiết nghĩ, tại sao hình thức thi trắc nghiệm lại không đc phổ biến ở trường ta. Các thầy cô chỉ phải soạn 1 số đề khác nhau để tránh sv dễ trao đổi là có vẻ khách quan nhât, hình thức này sẽ loại trừ khẳ năng thuộc vẹt của sv, loại trừ phần lớn khả năng giở tlieu( vì ko có thời gian) và loại trừ khả năng may rủi, mà nó bắt buộc sv phải đọc kĩ và hiểu những gì minh đọc. Thật sự mong thầy cô sẽ xem xét lại vấn đề này hơn nữa!

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn