admin@phapluatdansu.edu.vn

KINH NGHIỆM HỌC TẬP VÀ ĐÀO TẠO LUẬT

   
cropped-logo-1

 

CHUYÊN TRANG TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO, HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÁP LÝ NÓI CHUNG, KHOA HỌC PHÁP LUẬT DÂN SỰ NÓI RIÊNG VÌ MỤC TIÊU CHUNG:

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT .

                                                                                                                                Civillawinfor

485 Responses

  1. 1 môi trường làm việc đầy áp lực với cấp trên, với nhân viên.. cũng là vấn đề lớn nhất thiết phải quan tâm, nếu không có sự điều chỉnh hợp lí, sẽ thấy áp lực vô cùng
    – Và một khi đã được trả lương thì bên cạnh niềm vui nên nhớ đó là “cái nợ phải trả”, trả bằng công sức của mình, cứ nghĩ rằng không ai cho không mình 1 cái gì cả. Và cuối cùng, sau tất cả những cái đó, giờ đây, mình đang suy nghĩ cho mình 2 con đường, 2 sự lựa chọn, không quá bon chen, không quá áp lực, nhưng để có được thì cũng rất khó khăn. Mình muốn được thử sức trong lĩnh vực ngân hàng, hoặc có thể, sẽ thử phấn đấu là 1 giảng viên của chính trường mình, hay trường ở quê mình. Và rốt cục 4 năm nhìn lại, suy nghĩ của mình đã thay đổi rất nhiều. Mình mún share những điều trên trong chuyên mục này để có thể giúp được ai đó sẽ có những dự định tốt cho riêng mình
    Chúc may mắn và thành công!

  2. Chào thầy, e đã twunfg là sinh viên ngành luật, sau khi ra trường, em đã chuyển mình tới 1 nghề rất là lạ với xã hội, đó à nghề thu mua lông vịt, em mở công ty thu mua vải tồn kho Nam Hải. Thầy cho em hỏi mau lông vịt có cần giấy tờ pháp lý gì không thầy nhỉ

  3. . Bố tôi mất năm 1999, năm 2003 mẹ tôi cũng mất. Ông bà để lại 1 căn nhà và 2 thửa đất tại Quận 1 và Quận 3. Chúng tôi có 3 anh em 2 gái 1 trai, trước đó chị em tôi thỏa thuận tài sản đó cho em trai út là tôi. Đến nay chị cả kinh doanh thua lỗ nên quay lại đòi chia di sản của bố mẹ. Vậy cho tôi hỏi chị cả kiện đòi chia có được không? Tôi muốn chuyển quyền sở hữu các tài sản trên cho mình đứng tên thì có cần các chị đồng ý hay không? Thủ tục như thế nào? xin cho e chút ý kiến để giải quyết ạ

  4. Em chào thầy, thầy cho em hỏi hợp đồng bảo lãnh là gì và khi nào bắt buộc phải kí hợp đồng bảo lãnh ? em cảm ơn thầy ạ

  5. A,B,C,D cùng sở hữu chung ngôi nhà, hàng năm liên quan đến đóng thuế đất chỉ có A,B,C thực hiện còn D không thực hiện. A,B nhất định không đóng phần thuế đó cho D với lý do D ko nhờ, và không phải nghĩa vụ của mình. C đứng ra đóng thuế đất và các loại thuế liên quan cho D và sau đó yêu cầu A, B chi trả cho mình phần tương ứng nhưng A,B cũng từ chối. C vẫn tiếp tục đóng thuế như vậy 5 năm và một ngày D quay lại yêu cầu bán phần sở hữu của mình.
    a. B không đồng ý vì cho rằng D không thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản thì anh ta không có quyền đối với tài sản nữa.
    b. Sau 5 năm nhận được tin D chết mà không có người thừa kế. A, B, C quyết định đem bán để chia tài sản chung. Khối tài sản chung sẽ được phân chia thế nào khi có tranh chấp ? (Giải pháp đưa ra trong trường hợp các em làm luật sư bảo vệ cho quyền lợi của C)
    mọi người giải quyết giúp e với ạ , e xin cảm ơn!!!

    • Vấn đề này, quan điểm của mình như sau:
      1. Quyền sở hữu và nghĩa vụ thuế:
      .
      A, B, C, D cùng sở hữu chung ngôi nhà (giả sử tỷ lệ bằng nhau) thì mỗi người đều phải chịu nghĩa vụ tiền thuế của với tài sản do mình sở hữu đối với nhà nước.
      .
      Việc D không nộp thuế cho nhà nước vì lý do nào đó là vi phạm nghĩa vụ thuế với nhà nước, D phải chịu trách nhiệm hành chính về việc này. Tuy nhiên, C đứng ra thanh toán thay cho D thì D phải là người nợ C chứ không phải A, B.
      2. Trả lời câu hỏi đặt ra:
      b. Việc D đề nghị bái tài sản do mình làm chủ sở hữu là hợp pháp, B không có quyền ngăn cản D thực hiện quyền của mình. Sau khi D bán tài sản thì phải thanh toán khoản tiền thuế do C thanh toán hộ (C, D thỏa thuận về lãi suất của khoản này).
      c. Do D chết nhưng không có người thừa kế nên trường hợp này LS phải xác định được người quản lý di sản:

      Do khi phát sinh nghĩa vụ nộp thuế A và B không nộp thay, C đứng ra nộp hộ và đề nghị chia nghĩa vụ nộp thuế của D cho A, B nhưng A, B từ chối. Như vậy, có thể suy luận, A, B không có quyền là người được quản lý di sản, người quản lý di sản của D phải là C.
      Do đó, khi A, B, C bán tài sản chung thì khối tài sản này phải chia làm 4 phần (A, B, C, D).
      Do D chết, C là người quản lý di sản và D không có người thừa kế nên C cũng là người thừa kế phần di sản của D.
      Trên đây là ý kiến của tôi về nội dung đề bài, có thế mình chưa nghiên cứu hết các điều luật (mới học được được học kỳ 1 VB2) nên mong các anh/chị chỉ bảo thêm ạ.
      Trân trọng!

  6. Thưa thầy! em đang là sinh viên năm 2, em thực sự rất thất vọng vì kết quả học năm nhất của mình. Sang năm nay em quyết tâm cải thiện lại việc học của mình, nhưng em vẫn chưa xác định được phương pháp học cho sinh viên luật. Cách học hiện tại của em là tập trung nghe thầy cô giảng bài và em cũng hiểu bài, về nhà em co đọc sách và xem lại bài giảng vừa học nhưng kết quả là em không nhớ được bài lâu và chính xác lý thuyết, em đã thử học thuộc nhưng không được. Em có hiểu bài nhưng không hiểu tại sao em không thể vận dụng lý thuyết để giải quyết bài tập và thi cử? Thầy có thể cho em biết vấn đề của em là gì ạ? và em phải làm như thế nào ạ?
    Dạ thưa thầy! em còn một vấn đề nữa ạ! Hiện tại em chưa xác định được con đường đi của mình, em đang phân vân giữa 2 lựa chọn vì em vẫn chưa hiểu rõ, hiện tại e đang học luật chung nhưng muốn chú tâm vào luật kinh tế thì bắt đầu học như thế nào ạ, vì năm nhất và học kì 1 năm 2 em lỡ đăng kí tín chỉ những môn không liên quan đến luật kinh tế. Mong thần tư vấn cho em! e xin cám ơn

  7. THầy ơi cho em hỏi muốn phân tích về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết cần có những ý nào ạ

  8. Ai có thể trả lời giúp e về câu hỏi này được không ạ :
    Nêu và phân tích mối liên hệ của quy phạm pháp luật hành chính với quan hệ pháp luật hành chính
    Em cám ơn nhiều ạ

  9. Ai có thể trả lời giúp e câu hỏi này được k ạ.
    Trong chính phủ và các bộ có những vị trí việc làm nào liên quan đến pháp luật và yêu cầu chuẩn chuyên môn , năng lực cho vị trí việc làm đó?

  10. Cho em hỏi với ạ! Thứ 6 tuần này e có một bài kiểm tra về luật giáo dục! Nhưng e không biết cách trả lời câu hỏi của luật như thế nào vì e không phải sv trường luật ạ! E mong nhận đc sự tư vấn về cách làm bài sớm nhất ạ! E xin cảm ơn!!!

  11. mọi người ai cũng học giỏi hết, có thể cho mình cách học với được không?

  12. Sao các bạn giỏi thế @@ mình học ở nước ngoài mà thấy ù ù cạc cạc @@ Nhìn cái đề cương các bạn học mà phát ớn … Bên mình chỉ có giải bài tập thôi, chả có lí thuyết lí thiếc gì cả @@

  13. Xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký việc kết hôn giữa anh Minh và chị Tú biết rằng anh Minh là chủ tịch Ủy ban nhân dân xã H, huyện K, thường trú tại xã H, huyện K, còn chị Tú là phó chủ tịch ủy ban nhân dân phường LC, thành phố ĐN, thường trú tại phường LC, thành phố ĐN. Em là sv Luật mong thầy giúp dùm em. Em cảm ơn nhiều.

  14. http://ibla.org.vn/?cate=d&id=33971

    Nhằm đáp ứng nhu cầu cần trang bị và tăng cường khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong đàm phán thương mại cho Doanh nhân và Luật gia; Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh Quốc tế IBLA thiết lập chương trình đào tạo “Tiếng Anh & Luật Thương mại”.
    Chương trình có 2 cấp độ: Trình độ Trung cấp (Intermediate level – Certificate) Trình độ cao cấp (Advanced Certificate).

    Qua khoá học, học viên được nghiên cứu các tài liệu, giáo trình của luật thương mại và các luật về kinh doanh quốc tế, nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Luật, trao đổi bằng tiếng Anh các kiến thức Luật, các án lệ trực tiếp với các giảng viên Luật, Luật gia của Viện IBLA.

    I. CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP. (Intermediate level- Certificate)
    English in Business Law – Part 1
    · Legal Vocabulary
    · The International Legal System.
    · Introduction to Global business.
    · International contracts.
    · Dispute resolution.
    · Building Legal Vocabulary (1)

    Học phí: 5.000.000VNĐ/ khoá 2 tháng

    II. CHƯƠNG TRÌNH CAO CẤP. (High level – Advanced Certificate)
    English in Business Law – Part 2
    · Legal Vocabulary.
    · English Common Law.
    · Competition Law.
    · Customs Law.
    · International Criminal Law.
    · Building Legal Vocabulary (2)

    Học phí: 6.000.000VNĐ/ khoá 2 tháng
    Thời gian học: Thứ Hai & thứ Tư hàng tuần, Lớp buổi sáng: 9:30 – 11:00
    Lớp buổi tối: 17:00 – 18:30

    Chương trinh ưu đãi:
    Hỗ trợ đối với sinh viên ngành Luật: 5% học phí

    Địa điểmhọc: Empress Tower (17th Floor) 138-142 Hai Ba Trung St, District 1, HCMC.
    Chứng chỉ hoàn thành khóa học:do Viện Khoa Học Pháp Lý và Kinh Doanh Quốc tế IBLA cấp.

    Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Email: info@ibla.org.vn
    ĐT: 3 827 2098

  15. em chào tất cả các thầy cô và các bạn cho em hỏi, bây jờ em đang học lớp trung cấp luật ,các bạn cho mình hỏi học xong trung cấp thì mình có xin đc việc vào các cơ quan ủy ban nhân dân xã ko , và với điều kiện ra sao

  16. Thầy ơi ! em đang ôn khóa học để thi văn bằng 2 ngành Luật, nhưng học môn Hiến Pháp em được thầy dạy nhiều quá.. đôi khi không có trong sách , Cuối bài giảng cũng không có câu hỏi tổng kết gì cả nên em không nắm được hêt ý của thầy giáo giáo. Em hoang mang không biết cách ra đề của môn này như thế nào. Em mong thầy hỗ trợ cho em hướng để biết cách ra đề môn này là thế nào. Em cám ơn thầy ah

  17. em chào thầy ạ!
    thưa thầy và các a/c giải đáp giúp em. gia đình nhà cô A cho chị B vay 100 triệu có giấy ghi nợ và chữ ký của 2 bên , gia đình chị B có quen thân với nhà C và chuyển khoản nợ của B sang cho nhà C trả giúp.nhà C đồng ý.tuy nhiên đến hạn đòi nợ gia đình A sang đòi nhà C thì họ không trả , đòi nhà B cũng cãi là chuyển cho nhà C trả rồi. và giấy báo nợ bị nhà C xé.nhà A phải làm sao ạ.

  18. Xin giới thiệu đến các bạn trang web chuyên về pháp luật, rất có ích cho các bạn sinh viên và những người muốn tìm hiều pháp luật:
    http://trangtinphapluat.tk

  19. hoc mon luat kho that do. a c co the giup e xem co cach nao hoc thuoc nom luat nhanh nhat ko

  20. Thầy ơi em muốn thi cao học luật, nhưng trường mình không học được ngoài giờ hành chính, nên em muốn dự thi vào Quốc gia, mong thầy cho em một vài lời khuyên. Em cảm ơn thầy nhiều ạ.

  21. cho em hỏi về cách trình bày một bài làm về luật dân sự như thế nào ạ

  22. thầy ơi cho em hỏi sự khác nhau giữa hiến chương và hiệp ước, công ước và hiệp định là gì ạ?

  23. Em chào thầy!
    em không có học ở trường đại học luật, nhưng em cũng học chuyên ngành về luật kinh tế ở trường đại học khác và sắp tới em tới đây em thi tốt nghiệp và em đang trong quá trình ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi. Em có một vấn đề em muốn tham khảo ý kiến của thầy.
    Luật thương mại 2005 không đưa ra quy định về việc hợp đồng bị vô hiệu, nên chúng ta lại phải quay lại Bộ Luật Dân Sự 2005 để xác định. Tại Điều 410 BLDS 2005 có quy định nhưng lại không nói rõ về trường hơp hợp đồng bị vô hiệu do chủ thể tham gia ký kết. Luật chỉ nói tại Điều 128 BLDS 2005 rằng không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định, vậy những hành vi nhất định là những hành vi nào? thì Luật lại không nói rõ. Em xin giả thuyết rằng nếu hai người là phó giám đốc của hai công thi cùng tham gia ký kết hợp đồng mà không có giấy ủy quyền, Hay ngay cả người đại diện theo pháp luật là Giám Đốc đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên mà tham gia ký kết HĐ có giá trị HĐ trên 50% giá trị tài sản của công ty (so với bản báo cáo tài chính năm gần nhất) mà không được sự chấp thuận của hội đồng thành viên thì có bị coi là vô hiệu không?
    Em xin chân thành cảm ơn thầy!
    Mong nhận được sự phản hồi của thầy trong thời gian sớm nhất.

  24. Cho e hoi nhung cau hoi lien quan den chinh sach tien te cua viet nam doi voi khung hoang kinh te tu 2008 den nay ?

    • Chào bạn!
      Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới được bắt đầu bằng sự sụp đổ của một cường quốc kinh tế mang tên “Nước mỹ”, do quả bóng bất động sản bỗng nhiên phình to và vỡ ra khiến một loạt các Ngân hàng trên toàn nước mỹ phải đệ đơn lên chính phủ cầu cứu, các khoản nợ xấu tăng đến mức mà các ngân hàng không còn khả năng tri trả. chẳng mấy chốc Cuộc khủng hoảng này đã nhanh chóng lan sang tất cả các nước trên thế giới trong đó có việt nam. ở trong nước tình hình kinh tế ngày một xấu đi, các doanh nghiệp trong nước không xuất khẩu được nữa do thi trường thế giới đang rơi vào cảnh đóng băng trong khi đó nguồn cầu trong nước thì lại đang gặp vấn đề do rất nhiều yếu tố như lãi suất tăng cao khiến doanh nghiệp không thể tiếp cận với nguồn vốn, và sự biến động khiến người dân ít chi tiêu mà chủ yếu dùng tiền để mua hóa kim dự trữ. lúc này chính phủ việt nam bắt đầu gói kích cầu để nâng cầu tăng cao do cung hàng hóa ngày càng tăng. Tuy nhiên, một bài toán đạt ra cho các nhà lãnh đạo đó là yếu tố văn hóa và do lối suy nghĩ của người dân việt nam ta hoàn toàn khác so với các nước khác nên nếu hỗ trợ về thuế GTGT nghĩa là giảm thếu để từ đó giảm giá là không khả thi do người dân không chịu mua hàng và lúc này chính phủ đã tung ra gói kích cầu bằng cách hỗ trợ lãi suất là 4% cho doanh nghiệp để doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, tiềm kiếm thị trường do trước đây chúng ta chỉ thị trường châu âu và mỹ thì nay phải tìm thị trường cho đầu ra sản phẩm và cơ bản chính sách này đã tác động tích cực tới nền kinh tế. đến những năm tiếp theo nền kinh tế tiếp tục rơi vào suy thoái và chúng ta đã không lường trước được những hệ lụy của những gói giải pháp trước mắt đó khiến tình trạng lạm phát thì ngày một gia tăng điển hình là năm 2011 lạm phát đã lên tới hai con số so với gần 8% của năm 2010, lúc này chính phủ mà điển hình là ngân hàng Nhà Nước bất đầu thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kìm hãm lạm phát tức là nâng lãi suất lên cao đồng thời dự trữ bất buộc đối với các ngân hàng nhưng theo sau đó là chính sách tài khóa của chúng ta vẫn còn nới lỏng sữ đầu tư công dàn trải khiến chính sách tiền tệ ngày rơi vào ngũ cụt nghĩa là lãi suất cao các doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận được vốn để tái sản xuất GDP xuống thấp (do tăng trưởng tín dụng là âm) mà lạm phát vẫn không có chiếu hướng đi xuống, các ngân hàng trong nước cũng lâm vào cảnh nợ sấu ngày cáng tăng cao và lúc này chính phủ đã đưa ra giải pháp là phải tái cơ cấu nền kinh tế : tái cấu trúc đầu tư công, ngân hàng và mới đây bộ tài chính có đưa thêm đó chính là tái cấu trúc thị trường chứng khoán tuy nhiên việc tái cấu trúc này vẫn còn đang trong quá trình triển khai nên chưa thể nói gì thêm nhiều. cho đến năm 2012 về cơ bản giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã có tiếng nói chung khiến tình hình lạm phát bước đầu đã chuyển biến một cách tích cực lãi suất cho vay ở các ngân hàng ngày càng xuống thấp các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu tiếp cận được vốn và chính phủ cũng đã tung ra gói kích cầu là 29.000 tỷ đồng và đã giải ngân được gần một nửa để hỗ trô các doanh nghiệp tiếp tục tái đầu tư.
      do thời gian có hạn nên tôi chỉ nói những ý chính thôi, chúc bạn vui!

    • còn đối với câu hỏi thì khỏi cần bạn chỉ cần học theo sườn như thế là được rồi khỏi cần câu hỏi.

  25. Gửi Gina Rolan.

    Do bạn quá hàn lâm đấy thôi. Thực tế thế này:
    1/ Cơ quan pháp luật chỉ công nhận nam và nữ theo luat mà không còn cách nào khác.
    2/Cơ quan Việt nam sẽ yêu cầu trưng cầu giám định giới tính tại cơ quan chuyên môn nếu người này có khiếu nại về giới tính khi đăng ký, căn cứ trên giám định đó họ sẽ ghi trên quốc tịch là Nam hay Nữ (buộc người này phải đồng ý, vì đó là Luật).
    3/ Úc họ công nhận thì kệ họ, tại VN thì phải tuân theo Luật Việt Nam (trừ trường hợp Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc Điều ước Quốc tế quy định khác mà VN phải ưu tiên áp dụng).

  26. Em chào thầy ạ! Em không học đại học Luật Hà Nội mà đang học đại học Đại học Kinh tế – Luật chuyên ngành Luật Kinh doanh. Học kỳ này em đang học môn Những vấn đề chung về Luật Dân sự và phải làm đề tài thuyết trình. Em đã đăng ký đề tài “Nhập quốc tịch cho người thuộc giới tính thứ ba”. Em muốn đặt ra vấn đề là trong trường hợp một người đồng tính đã được công nhận tại nước họ sống(ví dụ Úc), nếu họ muốn nhập sang quốc tịch Việt Nam (đủ điều kiện theo Luật Quốc tịch) thì Chính phủ sẽ nhập quốc tịch cho họ theo giới tính gì? Vì VN mới chỉ công nhận tồn tại 2giới tính là nam và nữ.
    Thưa thầy, thầy có thể đưa ra quan điểm của thầy cho đề tài này không ạ? Với đề tài này thì em nên tham khảo những tài liệu nào ạ? Vì đã đký đề tài và không thể đổi nữa nên em đang rất cố gắng hoàn thành nhưng lại thiếu tài liệu và search trên mạng thì lại không biết nên search cái gì. Em mong thầy giúp em, em cám ơn thầy rất nhiều ạ!

  27. em chào thầy ạ. Thầy ơi, hiện nay em đang học lớp văn bằng 2 Luật chính quy của Đại học Luật Hà Nội. Nhưng nghe các bạn nói học Văn bằng 2 này ra trường khó được chấp nhận lắm, đi xin việc cũng rất vất vả vì bằng không có giá trị. Vậy em muốn hỏi, sự thật về tấm bằng văn bằng 2 luật sau này có thể làm việc ở những cơ quan nào ạ? em xin cảm ơn thầy!

  28. Em chào thầy!
    Em học văn bằng 2 chính qui nhưng mà hình như chúng em cũng thiệt thòi quá cơ.Muốn đi học để thêm hiểu biết thì thỉnh thoảng lại bị thầy cô bảo là sau này ra phá hoại. Hàng ngày sau công việc và việc gia đình lại cấp tập đến lớp học, học thì rất hay nhưng có lẽ văn bằng hai bọn em bị thiếu tự tin dù là đã qua một văn bằng một ngon lành, thậm chí có kinh nghiệm làm việc. Hi vọng việc xã hội hóa giáo dục được một số thầy cô nhìn nhận khách quan hơn. Đừng chỉ nhìn vào mặt thiếu tích cực để chì chiết mắng mỏ bọn em :((

  29. Gia đình em có một mảnh đất. Do bố em tin người lên đã cho bà A mượn bìa đỏ. Bà A nói mượn bìa đỏ để làm gì em cũng không biết nữa. Nhưng ba A không biết dùng cách nào mà vay được tiền của ngân hàng. Đến hạn Ngân hàng đòi nợ thì bà A biến mất. Ngân hàng xuống nhà em hỏi thì mới tá hỏa ra là bà A mượn bìa đỏ đi thế chấp Ngân hàng. Ngân hàng đòi tiền lãi và tiền gốc. trong khi đó gia đình em không ai biết gì về chuện đó. Gia đình em không ký bất kỳ một loại giấy tờ nao. Mong các anh, các chị cho em lời khuyên. Em cảm ơn!

    • Chào bạn điều 342 BLDS 2005 quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp…”
      Vì vậy điều kiện của tài sản thế chấp là phải thuộc sở hữu của bên thế chấp. vì vậy người thế chấp không thể sử dụng tài sản thuộc sở hữu của người khác để thế chấp dù họ đang chiếm hữu hợp pháp tài sản đó.
      Trong trường hợp này ngân hàng đã sai sót khi thế chấp sổ hồng của nhà bạn để cho bà A vay. vì thế nhà bạn không chịu trách nhiệm vấn đề trên.

  30. thưa các thầy cô, em là sinh viên k36.
    có một điều em cảm thấy không được thoải mái lắm khi học ở nhà trường đó là việc làm bài tập nhóm.
    nổi lên là việc kẻ làm người chơi, không ai dám lên án ai lười nhác. Công việc do nhóm trưởng giao và rồi cuối cùng chính nhóm trưởng làm.
    Em nghĩ một phần do nhóm trưởng không đủ khả năng quản thúc các bạn, nhưng phần to tát hơn là thực sự sinh viên Việt Nam không phù hợp với hình thức làm việc nhóm hay sao ý ạ.
    Người nước ngoài cũng đánh giá tinh thần hợp tác của sinh viên Việt Nam kém.
    Em nghĩ vậy thì có lẽ nên bỏ hình thức này có được không ạ?
    Điểm của một người lại thành của nhiều người thì cũng chán, vì một hai lần thì không sao chứ lâu lâu cũng ấm ức lắm ạ.
    Hoặc nếu không loại bỏ thì các thầy cô có thể siết chặt việc này hợn đc không ạ? Vì em hiểu mục đích của các thầy cô là tăng kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên, nhưng trên thực tế mục đích này không đc đảm bảo.
    em rất mong có được phản hồi sớm

  31. em có câu hỏi rất cần câu trả lời ạ
    CÂU HỎI VỀ CHỦ ĐỀ: TRANH CHẤP VỀ VIỆC BẦU VÀ BÃI NHIỆM THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, GIÁM ĐỐC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
    Công ty Cổ phần XYZ được thành lập ngày 20-07-2006 hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Bảy doanh nghiệp góp cổ phần và tổng số cổ phần của 7 doanh nghiệp đó chiếm 80% tổng số vốn điều lệ của Công ty Cổ phần XYZ. 20% vốn điều lệ còn lại do người lao động trong Công ty nắm giữ. Tổng công ty A là doanh nghiệp Nhà nước có số vốn cổ phần lớn nhất, nắm 51% tổng số cổ phần của Công ty Cổ phần XYZ.
    Hội đồng quản trị của Công ty XYZ có 7 thành viên, trong đó Tổng công ty A có 2 đại diện thành viên trong Hội đồng quản trị. Một trong 2 người trực tiếp quản lý phần vốn của Tổng công ty A, ông B giữ chức Giám đốc Công ty. Người còn lại là bà C giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty. Điều lệ Công ty Cổ phần XYZ quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty và Giám đốc Công ty phải là thành viên Hội đồng quản trị.
    1-Quy định trên của Điều lệ công ty XYZ có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
    Ngày 15-12-2006, Hội đồng quản trị Tổng công ty A ra quyết định về việc ông B không còn là người trực tiếp quản lý phần vốn cho Tổng công ty A tại Công ty Cổ phần XYZ và không còn giữ các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần XYZ nữa. Trong quyết định này, Hội đồng quản trị Tổng công ty A quyết định điều động ông E đang làm việc tại Tổng Công ty A (không phải trong lĩnh vực bảo hiểm) sang giữ chức Giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị thay cho ông B.
    2- Các quyết định trên của HĐQT Tổng công ty A có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
    Một số thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần XYZ không nhất trí với quyết định này mà yêu cầu tổ chức cuộc họp Hội đồng quan trị của Công ty Cổ phần XYZ để bầu chọn. Do thấy khả năng chỉ có được ý kiến ủng hộ của 3 thành viên trong Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần XYZ nên Hội đồng quản trị của Tổng công ty A ra quyết định cử thêm ông H (thuộc Tổng Công ty A) tham gia Hội đồng quản trị, đại diện phần vốn của Tổng Công ty A tại Công ty Cổ phần XYZ vì cho rằng Tổng công ty A nắm đến 51% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần XYZ , do vậy cần phải có số phiếu biểu quyết tương ứng trong Hội đồng quản trị.
    3-Quyết định cử ông H của HĐQT Tổng công ty A có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
    Bà C, Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ra quyết định triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần XYZ vào ngày 26-01-2007 để chính thức hóa các quyết định trên và chuẩn bị triệu tập cuộc họp Đại Hội cổ đông bất thường. Do bất đồng ý kiến nên chỉ 5 thành viên Hội đồng quản trị cũ, ông E và ông H tham dự cuộc họp ngày 26-01-2007 do bà C chủ tọa.
    4-Việc ông….không tham dự cuộc họp có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
    Ba trên năm thành viên Hội đồng quản trị dự họp đã đồng ý thông qua quyết định chính thức bãi miễn chức Giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị của ông B. Các thành viên Hội đồng quản trị ra quyết định bổ nhiệm ông E giữ chức giám đốc và là thành viên Hội đồng quản trị thay cho ông B, kết nạp thêm một thành viên Hội đồng quản trị mới là ông H. Hội đồng quản trị cũng ra quyết định triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngày 10-05-2002 để thông qua Điều lệ Công ty sửa đổi.
    5- Các quyết định trên của HĐQT công ty XYZ có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
    Cho rằng các quyết định trên là không hợp pháp, ông B đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân về quyết định của Hội đồng quản trị Tổng công ty A, quyết định của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần XYZ ngày 26-03-2007.
    6- Việc khởi kiện của ông B có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?

  32. Lớp tiếng anh còn mở không thầy, khóa mới nhất sắp tới là bao giờ ạ?
    Liên hệ với thầy theo số điện thoại nào, hay account yahoo, skype nào ạ.

  33. chào thầy và các bạn!!
    mình đang học luật trọng tài thương mại 2010. Có 2 điểm mình chưa giải quyết được. Mọi người giúp mình ngen. Cảm ơn mọi người nhiều.
    1/ Vì sao ” thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên chấp hành viên……” ko được làm trọng tài viên?
    2/ Vì sao tranh chấp giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp ko phải là tranh chấp kinh doanh thương mại?
    Xin cảm ơn mọi người nhiều!!!

  34. Chào thầy, hiện nay em đang thực hiện một đề tài khoa học về việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn pháp luật (học phần pháp luật). Thầy có thể cho em một số ý kiến góp ý cũng như hướng dẫn cho em một số tài liệu được không ah. Rất cảm ơn thầy!
    YH: aothienthanh174@gmail.com

  35. Em chào Thầy và các bạn ạ!
    Em muốn nhờ thầy và các bạn chỉ giúp nguyên tắc áp dụng pháp luật được không ạ?
    Nếu có nguồn tham khảo mong thầy và các bạn gửi giúp nếu có đường link trên các trang web càng tốt ạ.
    Cảm ơn thầy và các bạn nhiều1

  36. Em chào thầy ạ
    Em vs bạn đang làm nghiên cứu khoa học về đề tài áp dụng pháp luật vào thực tế.thầy có thể giới thiệu e biết 1 vài tư liệu cần thiết để viết đề tài này ko ạ

  37. Chào tung,
    Mình không thấy quy định nào trong Bộ luật dân sự đối với trường hợp hợp đồng dân sự bao nhiêu tiền thì phải công chứng chứng thực.
    Ở đây hình như bạn đã có sự nhầm lẫn về công chứng và chứng thực đấy? chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính hoặc chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực
    Thân chào,

  38. thay cho em hoi? hop dong dan su bao nhieu tien thi can co chung thuc

    • chào Tùng: mình xin trả lời câu hỏi của bạn. việc chứng thực của ủy ban nhân dân không phụ thuộc vào giá trị của hợp đồng. mình cũng nghĩ là bạn đang nhầm lẫn với việc công chứng. Những hợp đồng và giao dịch dân sự mà luật bắt buộc phải công chứng thì phải công chứng, phí công chứng được tính theo tỉ lệ % với giá trị hợp đồng của những giao dịch mua, bán, tặng, cho… còn phí công chứng đối với các giao dịch như công chứng di chúc, ủy quyền… thì không theo giá trị của giao dịch mà theo mức thu phí luật đã quy định sẵn. bạn có thể tham khảo Luật công chứng và thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP giữa bộ tài chính và bộ tư pháp Hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng.

  39. Em chào thầy ạ!
    Em có một câu hỏi muốn nhờ thầy và các bạn giải đáp hộ. Đó là hợp đồng dân sự có bị vô hiệu do thiếu những điều khoản cơ bản không? cụ thể điều khoản cơ bản đó là gì? và được quy định ở văn bản nào!
    Em cảm ơn thầy ạ

  40. tai sao hoc phi tung nam lai khác nhau, hoc phi cung tăng theo khi đồng tiền trượt giá phải ko? việc thu học phí dựa vào những yếu tố nào?

  41. Ngày 1/4, ông Hà – giám đốc kinh doanh công ty A (có trụ sở tại quận Hải Châu) thỏa thuận mua của công ty B một lô hàng trị giá 500 triệu, giao hàng trước ngày 20/7. Tiếp đó ngày 3/4, ông Hà gửi bản đề nghị bán lô hàng nói trên cho công ty C với giá 530 triệu, giao hàng ngày 20/7. C chấp nhận toàn bộ. Ngày 20/7, A nhận hàng của B và giao cho C theo hợp đồng. C nhận hàng nhưng không chịu thanh toán với lý do là lô hàng có 50% bị ẩm mốc. A khởi kiện C tại tòa án quận Hải Châu.
    Nhận xét về hành vi của A,B,C

  42. thầy ơi em có câu hỏi muôn nhơ thầy giúp đỡ.thầy giúp em nhé.câu hỏi là:những bất cập trong hợp đồng dân sự.em cảm ơn thầy nhiều ạ

  43. hoc luat de biet lach luat,biet lach luat de biet luat con thieu,yeu ma hoan thien

  44. Thầy ơi.em có một câu hỏi về pháp luật mà em không trả lời được Thầy ạ.Thầy giúp em với nhé: Bằng những ví dụ thực tế ở việt nam khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế,gia nhập wto để làm rõ mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế

  45. thưa thầy và các anh chị, em có một tình huống dưới đây, mọi người có thể cho ý kiến để em tham khỏa không ạ
    Năm 2005 theo quyết định cấp đất giãn dân hộ ông A được cấp 200m2 đất ở theo sơ đồ kèm theo là ô số 18. UBND cấp huyện cấp luôn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa giao đất trên thực tế.
    Năm 2007 UBND cấp xã mời hộ ông A đến để nhận đất tại thực địa thì không phải là ô 18 mà là ô 19 trong sơ đồ, ô 18 đã có người nhận là của họ vì có giấy tờ trước khi huyện cấp đất. Ô A không đồng ý và khiếu nại tới xã, UBND xã yêu cầu ông A phải nhận ô 19 nếu không thì không giao đất nữa.
    1. UBND xã làm như vậy có đúng khôg? Vì sao?
    2.UBND huyện có hành vi sai trước khi cấp đất cho hộ ông A k?
    3.Nếu vụ việc k được giải quyết đúng pháp luật thì ông A có quyền khiếu nại các hành vi j of UBND
    4.ông A và ông nhận ô 18 (có giấy tờ) nếu xảy ra tranh chấp thì giải quyết theo quan hệ pl nào (quan hệ tranh chấp đất đai hay quan hệ hành chính) nên giúp ông A lựa chọn trình tự giải quyết tranh chấp theo quan hệ nào nhanh nhất, hiệu quả nhất.

  46. em chào thầy ạ
    em đang làm bài tập nhóm đầu tiên của môn dân sự 1. Đề bài yêu cầu chúng em lấy một án dân sự có thực trong thực tế và nhận xét kết luận của tòa án (phần nhận xét dài khoảng 2 trang). Em muốn hỏi mình nên nhận xét theo những tiêu chí nào ạ?
    Thẩy và các anh chị có kinh nghiệm giúp em nhé!

  47. diễn đàn lập ra rất thú vị,mình là cựu sv luật HN,giờ là học viên của luật TPHCM.Mình cũng thường xuyên tìm tài liệu để học tập, theo mình các bạn sinh viên muốn học tập tốt cần phải tự ý thức về việc học, học nhóm cũng rất tốt và đặc biệt tôi khuyên các bạn nên tham gia các hoạt động ngoại khóa, các bạn có thể đến các văn phòng luật, các công ty luật, tìm đọc các bản án, các loại hợp đồng.nói chung là dân luật cần phải đọc, đọc và đọc……..chúc các bạn thành công!

  48. LEGAL ENGLISH
    English For Legal Profession
    Understand And Master The Language Of Law

    ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH LUẬT
    Hiểu và Nắm Vững Ngôn Ngữ Của Luật Pháp
    Về Khóa Học
    Nhu Cầu:
    Tiếng Anh là ngôn ngữ Quốc tế nhất là trong quan hệ luật pháp. Điều này lại vô cùng quan trọng đối với luật sư và các tổ chức có liên quan đến việc thi hành pháp luật.
    Hơn thế nữa, khả năng Anh Ngữ trong lãnh vực luật pháp, không chỉ đơn thuần là khả năng sử dụng Tiếng Anh tốt mà là một phương tiện đánh giá sự chuyên nghiệp của ngành luật và ảnh hương đến sự thành công của nghề Luật.
    Đối Tượng:

    Sinh viên đang theo học và tốt nghiệp ngành luật có nguyện vọng làm việc cho các tổ chức mang yếu tố nước ngoài có sử dụng Tiếng Anh như là ngôn ngữ chính.
    Các chuyên gia luật: Thẩm phán, giảng viên luật, luật sư, luật gia, các chuyên viên đang làm việc với các công ty luật hoặc các tổ chức nước ngoài có sử dụng Tiếng Anh.
    Mục Tiêu Khóa Học:

    SAU KHI HOÀN TẤT KHÓA HỌC, HỌC VIÊN SẼ:
    Có được kiến thức về các đặc tính pháp lý và bản chất của pháp luật
    Có khả năng trao đổi, thương thuyết để ký hợp đồng với đối tác nước ngoài
    Có được một sự đánh giá của các từ vựng và ngữ pháp liên quan đến pháp luật
    Trở nên tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh trong bối cảnh pháp lý quốc tế.
    Được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khoa học.
    Phương Pháp đào Tạo:

    Khả năng Nghe-Nói-Đọc-Viết tiếng Anh chuyên ngành Luật sẽ được phát triển trong chương trình đào tạo bằng nhiều hình thức:
    Đóng vai luật sư đại diện thân chủ trước Tòa.
    Phỏng vấn và Tư vấn thân chủ,
    Thương thảo hợp đồng với đối tác;
    Soạn thảo văn bản và hợp đồng, đơn khởi kiện …
    Ban giảng huấn

    Các luật sư và chuyên viên luật, tốt nghiệp, công tác và giảng dạy trong ngành luật nhiều năm tại Hoa Kỳ và các quốc gia sử dụng tiếng Anh.
    Khóa Học:

    Gồm 3 cấp độ : Căn Bản – Trung Cấp – Nâng cao.
    Mỗi cấp độ : Học 8 tuần – Học 2 Buổi/ Tuần – 2 giờ = 3 tiết / buổi.
    Lịch học : Các tối thứ 3 – 4 – 5 – 6 hàng tuần
    Đặc biệt học viên sẽ được tham dự lớp luyện phát âm “Chuẩn Giọng Mỹ” miễn phí vào các sáng thứ 7 hàng tuần.
    Chế Độ Ưu Đải

    Giảm Học Phí : 05% Học Phí cho Giảng Viên Luật
    20% Học Phí cho Sinh Viên Luật

    • tôi muốn tìm hiểu khóa học mà sao tôi chẳng thấy có địa chỉ để liên hệ vậy bạn. khi bạn đăng lên thì phải chú ý đến điều này chứ, sao lại đánh trống bỏ dùi vậy,

  49. nho thay tra loi dum e ,tui khong thuoc linh vuc ve phap luat nhung e van mong nhan duoc su tra loi cau thay em xin cam on thay nhieu

  50. cho e hoi wto la gi?,nhung thuan loi va kho khan khi nuoc ta da nhap to chuc nay
    nho thay tra loi nhah giiup e
    e xin tran trong cam on

  51. em chào thầy!!!em là sinh viên khóa 33 khoa pháp luật kinh tế. trang Web của thầy thật sự rất bổ ích, đã giúp em rất nhiều trong quá trình học tập. em cám ơn thầy rất nhiều

  52. Thay oi. Hien nay VN ky hiep dinh tuong tro tu phap voi bao nhieu nuoc vay? em cam on thay

  53. “HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT”
    như vậy không chỉ luật sư mà mọi người cũng nên tìm hiểu về luật

    Công ty Luật Đại Việt- Văn phòng Công chứng Đại Việt
    Địa chỉ : Số 335 Phố Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội
    Tel: (04)37478888;
    Hotline: 0933668166
    Fax: (04)37473966—Email: info@luatdaiviet.vn
    http://luatdaiviet.vn
    http://tuvanphapluat.org.vn/

  54. chào thầy và các bạn. Em đang tìm hiểu về vấn đề đại diện ngoài tố tung. nhưng không có kinh nghiệm.Em có 1 câu hỏi , mong thầy và các bạn giải đáp vướng mắc của em. em xin chân thành cảm ơn. Câu hỏi của em là :” những khó khăn trong hoạt động đại diện ngoài tố tụng, nguyên nhân của khó khăn đó? Có giải pháp nào nhằm hạn chế những khó khăn đó hay không?”

  55. Chào thầy và các bạn!!!
    “Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Khoản 5- Điều 144.
    Trong trường hợp mà người được ủy quyền theo Hợp đồng ủy quyền để thế chấp, bảo lãnh cho Bên thứ 3 vay vốn tại các tổ chức tín dụng, nếu Bên thứ 3 là 1pháp nhân, mà pháp nhân này lại do chính người đại diện theo ủy quyền làm đại diện thì có được hay không? Nếu như pháp nhân là Công ty cổ phần? Trong trường hợp đó, nếu HĐQT họp và cử người khác đứng ra ký Hợp đồng thế chấp, và Hợp đồng tín dụng thì có được không và điều kiện của người đó thế nào?
    Và 1 TH nữa, đó là, nếu như bên được ủy quyền (ủy quyền quản lý, thuê, bán nhà đất) thì người được ủy quyền đó có được bán tài sản này cho vợ hoặc chồng mình không?
    Vấn đề này em mong nhận được sự chia sẻ của thầy và các bạn.
    Thân cảm ơn!

  56. Em chào thầy ạ!
    Thưa thầy em muốn hỏi thầy một vấn đề, đó là nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự. Thầy cho em ý kiến về vấn đề này được không ạ.em cảm ơn thầy rất nhiều.

    • chào thầy. diễn đàn này thật bổ ích và thầy nhietj tình quá. xin cám ơn 1 tấm lòng. chúc thầy và GĐ bình an, hạnh phúc và sức khỏe!!!!!!! ah thầy dạy trường nào vậy?

  57. Em chào thầy!
    Em mong thay co thể cho em một số ý kien về vấn đề người không được quyền hưởng di sản theo bộ luật dân sự năm 2005. Thầy có thể nêu thêm một so ý kiến về vấn đề này theo quy định của một số bộ luật dân nước ngoài được không ạ?.
    Em xin ám ơn thầy!

  58. trang phap li nay rat hay va bo ich,mong ban quan tri co gang lam cho trang mang ngay cang hoan thien hon nua ,cam on nhieu

  59. Tôi vô cùng cảm phục trước việc anh lập blogweb này để chia sẻ với cộng đồng , diều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội phát triển như hiện nay ,cộng đồng sẽ được thủ đắc những lợi ích nhất định từ việc làm của anh.
    Tôi tin có nhiều người cũng nghĩ về ý tưởng này , tuy nhiên, để làm được là điều không hề đơn giản . Chúng tôi – giới luật sư sẽ cố gắng chia sẻ cùng anh ,cùng cộng đồng những kinh nghiệm từ thực tiễn công việc , hy vọng những đóng góp đã ,đang và sẽ thực hiện trong tương lai sẽ mang lại cho trang này nhiều thông tin hơn ,bổ ích hơn.
    Chúc Anh luôn sức khỏe va hạnh phúc.
    Thân kính!

  60. thân chào thầy và các ban!co lẽ đây là trang của trương đại học luật hà nội mở ra.em là sinh viên năm đầu của trưiừng đh luật tp hcm(cũng là trường luật đó.hihi). với sự nỗ lưc va 1 chút măy mắn,em đã được học trong một môi trường đào tạo luật.được tim hiêư va biết về luât.biết những cai mà khi em chưa học luật em chưa từng biết tới.va nữa là em la sinh viên khoa đan sự.có rất nhiều thăc măc.người ta hay nói đân sự xử thé nào cũng đúng.em thấy hình như điều này cũng có phần đúng thì phai.ai lập luận chặt chẽ,thuyết phuc thì người đóa sẽ thắng.em có mọt thăc măc nhân tiện đây cho em hỏi.pháp luật quy định thưa kế thế vị theo quy định tại điều 677 chỉ ap dung đối với thừa kế theo phap luật.vậy nếu người được hưởng di sản chêt cung thời điểm với người đẻ lại di chuc(người đươc hương di sản la con ruột cua nguòi đẻ lại di chuc) thi con cua nguời này co được hưởng thế vị theo quy định của pl ko ạ?em xin cam ơn va chuc thay cung cac ban khỏe.chuc trang nay ngay cang hay hơn

  61. Chào anh, thông tin của anh thật hữu ích. Tuy nhiên, một sản phẩm tốt cần có một nơi trưng bày phù hợp. Nếu cần anh liên hệ, em sẽ giúp anh làm một giao diện thật tốt và phù hợp

  62. Chào thầy giáo Nguyễn Hồng Hải. Em là sinh viên khóa 32 khoa Pháp luật kinh tế. Sau đây em xin có đôi lời suy tư từ cảm nhận của mình về môi trường giáo dục và một vài suy nghĩ về nghề luật ( Đây không phải là quan điểm cá nhân em mà là trăn trở, suy tư của nhiều sinh viên mà em biết em chỉ thay họ nói tiếng nói chung):

    – Em không dám và không đủ tư để nhận xét hay phàn nàn bất cứ điều gì ở các thầy và nói điều đó càng không có nghĩa là đổ lỗi cho nhà trường, đổ lỗi cho giảng viên và đổ lỗi cho chế độ giáo dục luật ở nước ta nhưng một thực trạng sẽ không ai có thể phủ nhận là giáo dục luật vẫn còn nhiều khiếm khuyết và thị trường pháp lý (tư vấn, tranh tụng…) sẽ và đang còn không biết đi về đâu. Vị thế trường luật sẽ như thế nào khi mà đầu vào sinh viên cực thấp, sẽ như thế nào khi mà thương hiệu trường luật so với các trường khác trong nước bị xem nhẹ, địa vị luật sư sẽ đi tới đâu khi mà công lý vẫn còn là thứ quá xa xỉ đối với người dân thấp cổ bé họng… Không ai phủ nhận “đại học” là “tự học” nhưng cũng không ai nói “không thầy mày vẫn làm nên”. Có lẽ điều này ra thật là nực cười khi không tự xét lại bản thân, xét lại chính người học khi suy xét vấn đề. Hay nói điều này sẽ chẳng giải quyết được điều gì vì đây là công việc của Nhà nước, của lãnh đạo mà không phải phận sự của mình, nhiệm vụ của mình là cắm cố học cho thật tốt.

    Em đã dự không biết bao nhiêu buổi giao lưu nói chuyện của lãnh đạo trong nhà trường, luật sư thành đạt, thẩm phán có, chuyên gia kinh tế có… đã từng đi dự nhiều phiên tòa, đến một số văn phòng luật sư… nhưng không tìm ra hướng đi cho nghề nghiệp mà mình đang theo đuổi. Trong buổi giao lưu với chủ tịch hội đồng quản trị của ngân hàng X, ông ấy có nói: “luật nước ngoài là để làm còn luật việt nam là để lách”. Một doanh nhân thành đạt, một thế hệ được coi là đứng mũi chịu sào trong việc đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên tầm cao mới, một thế hệ được ví là “anh hùng trong thời kỳ đổi mới” mà phát biểu như vậy thì thật ra luật sẽ đi về đâu? Các doanh nghiệp thì đua nhau vi phạm phạm các chế độ như bảo hiểm, tiền lương, kế toán, thuế… vậy luật sư nội bộ làm gì trong đấy? Những người kinh doanh bỏ ra đồng tiền để kinh doanh lại chi chăm chăm đèn xanh đèn đỏ hơn là nghiên cứu kỹ pháp luật trước khi giao dịch? Nhiều luật sư, văn phòng chỉ thực hiện vấn đề thủ tục hành chính rườm rà hộ doanh nghiệp để kiếm tiền. Thậm chí một giáo viên (em xin phép không nói tên) đã từng nói: pháp luật việt nam như một trò hề. Pháp luật việt nam là trò hề thì ai là thằng hề đóng vai trong gánh xiếc đó? Sinh viên chăng?

    Đi ra ngoài thực tiễn mới hiểu tại sao một số văn phòng luật sư lại được nhiều người thuê và nổi tiếng trong các vụ án hình sự phải chăng họ là thầy cãi xuất sắc hay tại vì thẩm phán phụ trách mà vụ việc liên quan chủ trì là học trò của luật sư đó nên họ nhờ vả, và càng ai có nhiều học trò làm việc trong các cơ quan công quyền lại càng được nhiều người thuê? sinh viên trường luật nói riêng và các trường nói chung nếu không tham gia sinh hoạt Đoàn trường, không tích cực tham gia vào các câu lạc bộ thì đều bị quy chụp là thiếu tính năng động và kém năng lực. Trong khi hiệu quả hoạt động của mấy câu lạc bộ của trường mình như thế nào thì đã quá rõ, nhìn sang Đại học Ngoại thương thì đúng là một trời một vực. Em tự hiểu mỗi người phải tự cố gắng cho mình, tự xem xét lại mình cho tốt rồi hãy tính chuyện xã hội cũng giống như việc ai cũng tự biết làm giàu cho mình thì tự nhiên đất nước sẽ mạnh. Nhưng thưa thầy, môi trường có ảnh hưởng sâu sắc và ai đi chăng nữa cũng là công dân đều có trách nhiệm nói lên sự thật? Tuy nhiên ở Việt Nam như vậy rất có thể bị quy là có thành kiến!

    Những lời nói trên đây có thể thầy tin, có thể thầy không tin nhưng đó là cảm nhận thật sự. Tất cả điều đề cập đến đều là do em quan sát được, nghe được và nhận thức được, nó có thể đúng cũng có thể sai nhưng không phải là e có ý tìm kiếm, bởi móc sai sót khuyết tật, không có ý chỉ trích hay lên án bất kỳ điều gì mà chỉ chỉ ra những điều còn chưa phù hợp trên tinh thần xây dựng. Em không xem xét vấn đề dựa trên trực quan cảm tính và định kiến có sẵn.

    Em xin nhấn mạnh lại: đấy không phải là suy nghĩ hay bất kỳ một đánh giá chủ quan nào của em mà đó là trăn trở suy tư của nhiều sinh viên mà em biết, em chỉ thay họ nói lên tiếng nói chung. Về phần mình, em chỉ có hai mong muốn:
    – Một là, làm sao cho sinh viên có thể được tự chọn giảng viên: những giảng viên giỏi sẽ chật kín sinh viên trong giảng đường còn những giảng viên yếu kém sẽ ít và thậm chí không có ai đăng ký, họ sẽ tự xấu hổ mà rút lui khỏi ngành sư phạm. Làm được như vậy, không chỉ tự đào thải những người yếu kém mà còn đánh giá đúng những người có năng lực thực sự mặt khác còn tiếp thêm hứng thú học tập cho sinh viên, không thể biến giảng đường thành phòng ngủ, nơi biểu diễn thời trang, hay bất kỳ một biến tướng nào khác. “Hãy để sinh viên tự trả lương cho họ” hãy để “sự hài lòng của sinh viên là thước đo cho chất lượng giảng dạy”. Làm điều này là điều hết sức khó nhưng không có nghĩa là không làm được.
    – Hai là, phải mở rộng dân chủ để sinh viên được phát biểu công khai mọi ý kiến của mình về tất cả các vấn đề (chất lượng giảng dạy của giảng viện, hoạt động thư viện, đoàn trường, phòng công tác sinh viên, phương pháp giảng dạy và học tập…) miễn là ý kiến đó luận cứ chính xác và có tính xây dựng, phải giao lưu thoại một cách bình đẳng chứ không thể để trường luật bị đánh giá là cục bộ và cứng nhắc, để thầy giáo dạy giáo dục thể chất của trường Công Đoàn nhận xét là “vào trường luật như vào nhà chùa, thầy cô như vị sư”, để sinh viên trường luật không còn bị mang tiếng là thiếu năng động. Nói điều này có vẻ hơi cải lương và hô hào nhưng sự thật là một nền giáo dục mà ngay cả ý kiến của mình không thể phát biểu thì nền giáo dục đó sẽ đi xuống vực thẳm.
    Chốt lại vấn đề này em muốn dẫn lời của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa:”Xã hội nào nó cũng có những nhu cầu nhìn nhận một vấn đề đa chiều. Tự thân xã hội nó là đa chiều”. Giáo dục cũng vậy, có quá nhiều điều để nói nhưng cũng có những điều nói cũng chỉ để mà nói. Những điều em nói trên đây cũng tương tự như vậy. Em không mong thầy update những ý kiến này lên trang thongtinphapluatdansu vì nó sẽ chẳng đi đến đâu và cũng không giải quyết được vấn đề gì trái lại sẽ làm cho sinh viên hoàn nghi hơn về lý tưởng cao đẹp của nghề luật mà thôi. Thực tiễn sẽ tự kiểm nghiệm tất cả những gì mà giáo dục truyền cho họ.

    • Chào thầy và các bạn, em cũng đang là sinh viên năm 2 khoa luật dân sự. Mặc dù đã học xong 2 năm nhưng thực sự đến bây h em vẫn không biết là kiến thức em tiếp thu được đã đủ để em có thể hành được nghề luật chưa. Giống như bạn Đuc Tan đã nói, đúng là môi trường đại học không giống như những gì một đứa học sinh cấp 3 tưởng tượng. Cố gắng 12 năm trời, trải qua kỳ thi đại học căng thẳng, tranh đua nhau để vào được đại học, nhưng khi vào được rồi ta lại thấy một cảm giác hụt hẫng. Đúng là từ khi làm sinh viên suy nghĩ của em đã thay đổi rất nhiều. Có thể chúng em chưa giỏi nhưng ý kiến của chúng em hình như không được các thầy cô để ý đến. Nhiều thầy cô thường muốn rập khuôn cách nghĩ của mình cho sinh viên mà không để sinh viên được quyền phát biểu ý kiến. Điều này nhiều khi làm chúng e cảm thấy chán nản. Các anh chị đi trước thường khuyên em là học luật là để lách luật hay luật Việt Nam là luật bỏ túi, chỉ để đọc mà thôi? Thật sự bây h e không còn biết sự lựa chọn của e khi đăng ký vào trường Luật có chính xác không nữa ? Mong thầy và các bạn cho e 1 vài lời khuyên.

  63. Lâu lắm rùi mình mới comment trên diễn đàn này. Trưa nay, tranh thủ ngồi đọc lại những cm của tất cả mọi người, những cm của mình cách đây 2 năm.. Thời gian trôi nhanh quá mọi người à. Mới hôm nào còn tranh cãi nhau về vấn đề đi thực tế, mới ngày nào còn nói về học tín chỉ, về hình thức kiểm tra, đánh giá…rồi tranh luận với nhau về các tình huống dân sự. giờ đây ngồi nhìn lại- 2 năm không dài, cũng không có quá nhiều thành công mới mẻ, nhưng là 2 năm của những thay đổi về suy nghĩ.
    Cách đây 4 năm, mình nghĩ, mình hình dung sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc trog 1 công ty nào đó ở HN, mình không thích làm ơ Tòa án, không thích làm Nhà nước. Rồi thì năm 2, mình lăng xăng đi thực tập ở Gia Phạm 1 thời gian.. không dài nhưng cũng đủ cho mình bít thế nào là mệt, thế nào là công việc và nhìu cái khác trong cuộc sống. Còn hơn 1 năm cuối, vừa học vừa chơi, không đi làm vì mình chợt thấy: điều quan trọng lúc đó là tiếng anh. Mình lấy mục tiêu phải có 1 chứng chỉ tiếng anh để xin việc và nói được tiếng anh đủ để ng ta hỉu mình và mình bít người ta nói cái gì. Những môn học ở trường,mình không quá chăm chỉ để quyết tâm lấy điểm giỏi( đây là nhược điểm lớn nhất,hì), chỉ phấn đấu để đc viết luận văn. Rồi những tháng ôn thi, nhưng tháng vít luân văn cũng không quá vất vả.. Mình lại xin thực tập ở Invest consult- Là công ty mà mình mong muốn đc làm việc từ năm 2. Vào được đó, thực sự làm mình rất may mắn. Người ta làm việc chuyên nghiệp hơn, công việc nhiều, và toàn là những cái đòi hỏi mình phải nắm chắc kiến thức ở trường mới có thể tự tin 1 phần để hoàn thành. Mình rất sợ, nhưng mỗi lẫn được giao việc, không bao giờ mình nói” không bít làm”, vẫn nhận lấy nhiệm vụ, hỏi hoặc mày mò hết sức có thể. Công việc nhieuf, cũng không kém áp lực. Sau khi xin nghỉ ở đó, mình nộp đơn vào 1 công ty nhỏ của Hàn Quốc- là công ty mình đang làm hiện giờ. Hôm nay, sau khi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp thành công , tự dưng lại muốn vào đây share chút cảm xúc và suy nghĩ với mọi người. Sau khi đã có chút hỉu bít về 1 số công việc, 1 số vị trí: nhân viên văn phòng luật, nhân viên luật của 1 công ty, và 1 số công việc khác nữa ( ví dụ, hiện tại, mình đang bị sếp chiếu tướng vì kiêm luôn vị trí trợ lí mà mỗi lần hỏi sếp to hỏi sếp nhỏ là mình không bít ở đâu..híc híc), sau từng đó, không phải là nhiều( quá ít là đằng khác) nhưng cái suy nghĩ của mình cũng bắt đầu thay đổi theo:
    – ý nghĩ quyết tâm vào làm 1 công ty lớn, có tiếng là điều ai cũng mong muốn, nhưng cũng nên xem xét lại khi vị trí của mình ở 1 công ty nhỏ khác xem trọng hơn.
    – 1 môi trường làm việc đầy áp lực với cấp trên, với nhân viên.. cũng là vấn đề lớn nhất thiết phải quan tâm, nếu không có sự điều chỉnh hợp lí, sẽ thấy áp lực vô cùng
    – Và một khi đã được trả lương thì bên cạnh niềm vui nên nhớ đó là “cái nợ phải trả”, trả bằng công sức của mình, cứ nghĩ rằng không ai cho không mình 1 cái gì cả. Và cuối cùng, sau tất cả những cái đó, giờ đây, mình đang suy nghĩ cho mình 2 con đường, 2 sự lựa chọn, không quá bon chen, không quá áp lực, nhưng để có được thì cũng rất khó khăn. Mình muốn được thử sức trong lĩnh vực ngân hàng, hoặc có thể, sẽ thử phấn đấu là 1 giảng viên của chính trường mình, hay trường ở quê mình. Và rốt cục 4 năm nhìn lại, suy nghĩ của mình đã thay đổi rất nhiều. Mình mún share những điều trên trong chuyên mục này để có thể giúp được ai đó sẽ có những dự định tốt cho riêng mình
    Chúc may mắn và thành công!

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn